Luận văn: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP THƯƠNG MẠI MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
lượt xem 18
download
Hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khoá VIII) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng bộ thành phố đã xác định mục tiêu chiến lược đến năm 2010 là: Bảo đảm ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế- khoa học công nghệ - văn hoá - xã hội toàn diện, bền vững; xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật và xã hội của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP THƯƠNG MẠI MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY
- Luận văn THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP THƯƠNG MẠI MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY 1
- LỜI MỞ ĐẦU Hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khoá VIII) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng bộ thành phố đã xác định mục tiêu chiến lược đến năm 2010 là: Bảo đảm ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế- khoa học công nghệ - văn hoá - xã hội toàn diện, bền vững; xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật và xã hội của Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phấn đấu trở th ành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực, xứng đáng với danh hiệu " Thủ đô anh hùng". Để thực hiện mục tiêu trên, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển mọi mặt về kinh tế, x ã hội; phát triển mạnh về lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ, H à Nội phải “hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị một cách đ ồng bộ, có trọng điểm, đi trước một bước so với yêu cầu phát triển của Thủ đô... Đẩy mạnh việc quy hoạch và xây dựng nhà ở, xây dựng các khu đô thị mới. Nghiên cứu việc chỉnh trị sông Hồng và quy hoạch khai thác hai bên sông Hồng. Xây dựng mạng lưới đô thị vệ tinh xung quanh Thủ đô theo quy hoạch thống nhất” * Yêu cầu đặt ra đối với ngành xây dựng cơ bản của thủ đô Hà Nội là rất lớn và rất to àn diện. Các công ty xây dựng vừa phải tăng cường đầu tư về vốn, về phương tiện thiết bị kỹ thuật và tổ chức đội ngũ chuyên gia cũng như lực lượng lao động lành nghề nhằm thích ứng những yêu cầu trong xây dựng hiện đại, vừa phải hoạch định được chiến lược phát triển của đơn vị phù hợp với chiến lược chung của ngành và sự phát triển của địa phương. Trong bối cảnh chung đó, Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội (ICT.Co) đã có những đổi mới căn bản, ho àn thành tốt những mục tiêu, 2
- nhiệm vụ đề ra, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển của thủ đô Hà Nội. * Nguyễn Phú Trọng -UV Bộ Chính trị-Bí thư Thành u ỷ Hà Nội (Tạp chí Cộng sản - Số 2 Xuân Nhâm ngọ) 3
- CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP THƯƠNG MẠI HÀ NỘI I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 1- Quá trình hình thành: Công ty Đ ầu tư Xây lắp Thương mại H à nội tiền thân trước đây là Công ty Sửa chữa nhà cửa Thương nghiệp được thành lập theo Quyết định số 569/QĐ-UB ngày 30/9/1970 của Ủy ban nhân dân Thành phố H à nội, trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị: Xí nghiệp sửa chữa nhà cửa của Sở Lương thực, Đội xây dựng ăn uống và Đội công trình 12 của Sở Thương nghiệp. Sau nhiều lần đổi tên: Công ty Sửa chữa nhà cửa và trang thiết bị Thương nghiệp- Công ty Xây lắp Thương nghiệp- nay đổi tên là Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà nội theo Quyết định số 2863/QĐ-UB ngày 07/8/1995 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội. Tên công ty: Công ty Đầu tư - Xây lắp - Thương mại Hà Nội. Tên tiếng Anh: Hanoi 's investment - construction - trade company. Viết tắt: ICT.Co Vốn điều lệ: 6.866 triệu đồng Trong đó: Vốn cố định: 3.373 triệu đồng Vốn lưu động: 3.493 triệu đồng 2- Quá trình phát triển của Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội: 4
- 2.1. Từ khi thành lập đến 1975: Công ty hoạt động theo cơ chế thời chiến tranh, sản phẩm chủ yếu là sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng, quét vôi, sơn cửa cho ngành Thương nghiệp. 2.2. Từ năm 1976 đến năm 1985: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch hàng năm của Sở Thương nghiệp ở quy mô nhỏ, kết quả duy trì ở mức bình thường, các mặt không phát triển, sản lượng xây dựng, sửa chữa chiếm khoảng 20% yêu cầu của toàn ngành. Tổ chức nhân sự ít có biến động, thay đổi. 2.3. Từ năm 1986 đến năm 1987: Chủ trương của Sở Thương nghiệp nâng cao năng lực, mở rộng quy mô hoạt động đáp ứng với nhu cầu phát triển mạng lưới thương nghiệp. Đến hết năm 1986 cán bộ công nhân viên Công ty tăng vọt từ 200 người lên 700 người. Sản lượng có tăng lên đáp ứng khoảng 30% yêu cầu kế hoạch của ngành là xây dựng mạng lưới tiểu khu, ki ốt bán hàng, tham gia nâng cấp cải tạo mạng lưới bán lẻ. Nhưng do yếu kém về mặt tổ chức sản xuất, gần 300 cán bộ công nhân viên mới tuyển dụng, thành phần phức tạp như trái nghề, không nghề hoặc tay nghề quá kém nên nảy sinh tiêu cực. Công ty lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, mất tín nhiệm với khách hàng. Vốn không còn, công nhân nhiều, không có việc làm dẫn đến nguy cơ phá sản. Đến cuối năm 1987, lãnh đạo Sở Thương mại Hà Nội và ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã có quyết định tăng cường cán bộ lãnh đạo, sắp xếp tổ chức Công ty. Từ tháng 10/1987 đến tháng 12/1987 Công ty đ ã thực hiện một số biện pháp đặc biệt nhằm tạo ra việc làm, đưa sản xuất kinh doanh trở lại hoạt động như: Ký hợp đồng với các Công ty trong ngành để nhận được việc; Đề nghị một số đ ơn vị Công ty còn nợ giao việc để trả nợ bằng phần lãi của mình...v..v.. Nhờ vậy sau 1 tháng Công ty 5
- đã có đủ việc làm và sau 3 tháng sản xuất kinh doanh bắt đầu trở lại hoạt động, đảm bảo cán bộ công nhân viên có lương và trả đ ược nợ quá hạn cho ngân hàng, được vay vốn bình thường. Đồng thời Công ty ho àn thành kế hoạch Nhà nước năm 1987, sản lượng 3 tháng cuối năm bằng sản lượng 9 tháng đầu năm đã làm. Từ tình hình đó được Sở Thương nghiệp duyệt cấp cho 12 triệu đồng vốn để Công ty tồn tại và phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. 2.4. Giai đoạn 1988 đến năm 1990: Ổn định tổ chức, khôi phục sản xuất kinh doanh để tồn tại, với mục tiêu: Việc làm và đ ời sống cán bộ công nhân viên. Thời kỳ này Công ty đã được Ủy ban nhân dân Thành phố bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tiếp bước vào cơ chế thị trường, nhằm mục tiêu của thời kỳ 1991- 1995. 2.5. Giai đoạn 1991-1995: Đứng lên vững chắc, tạo tiền đề để phát triển vươn lên trong cơ chế mới. Mục tiêu của thời kỳ phát triển là đảm bảo sự tăng trưởng của Công ty, thích ứng với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước. 2.6. Giai đoạn 1996- 2001: Phát huy các kết quả đã đạt được, mở rộng ngành nghề tạo b ước đột biến đưa Công ty vào thế vững chắc lâu dài. Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội được thành lập rất sớm ( 1970) nhưng để thực sự đi vào sản xuất và phát triển phải đến năm 1991 mới thực sự ổn định. Trải qua bao thăng trầm đến nay ( năm 2001) Công ty đ ã đạt được những kết quả khả quan đảm bảo sự phát triển và tồn tại sau này. 6
- II. CH ỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 1- Chức năng: Trong cơ chế trước đây, Công ty là đơn vị kinh doanh thực hiện các chức năng theo đúng kế hoạch của Sở Thương nghiệp H à Nội giao, kinh doanh đúng pháp luật, đúng phương hướng đ ường lối của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, Công ty phải phát huy ưu thế, tiếp tục mở rộng và phát triển quan hệ trên thương trường để từ đó có thể nhận thêm nhiều công trình, sửa chữa lắp đặt các dịch vụ, tạo công ăn việc làm nhằm tăng thu nhập cho người lao động. Trong cơ chế mới, Công ty đã được trao quyền chủ động kinh doanh, tự hạch toán kinh doanh và bảo đảm kinh doanh có lãi, ngoài những chức năng trên Công ty cần phải bảo đảm tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu Sở Thương mại H à Nội giao cho, bảo đảm tăng trưởng vốn và tiếp tục nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty. 2- Nhiệm vụ: Thời kỳ mới thành lập nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sửa chữa, duy tu, quét vôi sơn cửa mạng lưới kho tàng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Sở Thương nghiệp H à Nội giao. Sau khi đổi tên, Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại H à Nội đã xác định lại nhiệm vụ cho mình như sau: - Đầu tư và xây dựng các công trình: Thương mại, công nghiệp, dân dụng, văn hoá phúc lợi và công trình xây dựng hạ tầng, nông thôn mới. - Kinh doanh b ất động sản, khách sạn, du lịch, thương mại phục vụ mọi yêu cầu khách trong và ngoài nước. - Sản xuất, chế biến các hàng lâm sản, đồ mộc, vật liệu xây lắp.... - Làm nhiệm vụ sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị, dịch vụ tư vấn, dự án, luận chứng kinh tế kỹ thuật. 7
- - Được xuất khẩu các sản phẩm, hàng hoá của Công ty và sản phẩm hàng hoá liên doanh liên kết, nhập khẩu các thiết bị, nguyên liệu vật tư, hàng hoá phục vụ xây lắp và tiêu dùng. - Liên doanh liên kết các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng các hoạt động đầu tư, xây lắp và thương mại của Công ty. Tiếp đó, trong Quyết định số 5538/QĐ - UB (ngày 21 tháng 9 năm 2001) của Ủy ban nhân dân Thành phố đã bổ sung nhiệm vụ cho Công ty Đầu tư xây lắp thương mại Hà Nội thuộc Sở Thương mại Hà nội được: - Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, nội ngoại thất, giám sát thi công và dịch vụ quảng cáo. - Thi công xây dựng các công trình cầu giao thông nông thôn, cấp thoát nước, tưới tiêu, trạm thuỷ nông. - Kinh doanh xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng được Nhà nước cho phép. - Kinh doanh các dịch vụ nhà hàng ăn uống, khách sạn, vận chuyển hành khách và vận tải phục vụ mọi nhu cầu của xã hội. III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 1- Cơ cấu tổ chức của Công ty: Cũng giống như các Công ty xây dựng khác, Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại H à Nội có cơ cấu tổ chức khoa học và hợp lý. Bộ máy cơ cấu tổ chức của đơn vị chủ yếu đ ược chia thành 2 khối lớn: - Khối văn phòng - Khối trực tiếp sản xuất 1.1. Khối văn phòng Công ty: Gồm có 4 phòng chính: - Phòng Tổ chức H ành chính - Phòng Tài chính Kế toán 8
- - Phòng Nghiệp vụ kỹ thuật xây lắp - Trung tâm kinh doanh nhà Đây là 4 phòng ban nằm trong khối văn phòng của Công ty, mỗi phòng đều có chức năng nhiệm vụ riêng. Nhưng mục tiêu hàng đầu của cả khối là " xây dựng" sao cho Công ty ngày càng phát triển. Để thực hiện được mục tiêu đó các phòng phải chịu sự giám sát trực tiếp của lãnh đạo, đóng vai trò là người giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức quản lý ở Công ty. 1.2. Khối trực tiếp sản xuất: Bao gồm: - Xí nghiệp xây lắp Trung tâm do 2 đ/c P.giám đốc Công ty trực tiếp - Xí nghiệp xây lắp số 9 làm giám đốc Xí nghiệp - Xí nghiệp xây lắp số 4 - Xí nghiệp xây lắp Thương mại số 10 - Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và xây lắp hoàn thiện - Đội xây lắp số 1 - Đội xây lắp số 5 - Đội xây lắp số 6 - Đội xây lắp số 7 - Đội xây lắp số 8 - Đội sơn, quét vôi - Đội điện nước. Với cơ cấu được tổ chức bố trí tương đ ối hợp lý, từ khi thành lập đến nay số cán bộ công nhân viên của Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà nội luôn có sự thay đổi, phát triển ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn đáp ứng quy mô của Công ty. Đến nay ( theo số liệu báo cáo ngày 22/2/2001) tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty hiện còn 185 người với trình độ 9
- học vấn tương đối cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đưa Công ty ngày càng vững chắc đi lên chiếm một vị trí xứng đáng trong cơ chế thị trường. 10
- Ban giám đốc Công ty Đầu tư Xây lắp Thương mại Hà Nội Phòng Phòng Phòng Trung tâm Tài chính kinh doanh Tổ chức Nghiệp vụ nhà kế toán hành chính kỹ thuật xây XN XN XN Xí Đội Đội Đội Đội Đội Đội Đội Xây Xây Xây xây xây xây xây xây nghiệp điện sơn, lắp lắp lắp SXVLXD quét lắp lắp lắp lắp lắp nước TM và XL số số vôi số số số số số hoàn 9 4 số 10 1 5 6 7 8 11
- 2- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban trong trung Xây tâm XN lắp Công ty: Công ty Đ ầu tư Xây lắp Thương mại Hà nội có sự phân cấp quản lý lãnh đạo trực tuyến, quản lý gắn liền với tổ chức sản xuất, thông qua các phó giám đốc kiêm giám đốc các xí nghiệp và sự phân cấp ủy quyền cho Trưởng các đơn vị: kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý tài chính, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh phát triển theo yêu cầu mục tiêu của giám đốc Công ty chỉ đạo. Giám đốc cso trách nhiệm xây dựng mục tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, vạch chủ trương kế hoạch công tác trọng tâm theo thời kỳ kế hoạch năm, quý, tháng. Các phó giám đốc tổ chức chỉ đạo các phòng ban, các đơn vị thực hiện. Với sự phân công này đây là bước thử nghiệm ban đầu yêu cầu mọi thành viên có sự phối hợp chặt chẽ gắn bó nhằm nâng cao hiệu quả điều hành. Hoạt động quản lý hành chính trong Công ty được thực hiện thông qua các mệnh lệnh và qua các văn b ản quản lý hành chính. Hoạt động quảnlý hành chính của Công ty chủ yếu được hoạt động thông qua 4 phòng nghiệp vụ: - Phòng Tổ chức H ành chính - Phòng Tài chính Kế toán - Phòng Nghiệp vụ kỹ thuật xây lắp - Trung tâm kinh doanh nhà 2.1. Phòng Tổ chức Hành chính: Phòng Tổ chức H ành chính là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác tổ chức - chính sách - hành chính quản trị. Nhiệm vụ chung của phòng là xây dựng, tổ chức thực hiện tốt các công tác chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnhvực: 1- Tổ chức, lao động tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật. 12
- 2- Thanh tra, bảo vệ nội bộ 3- Hành chính quản trị, bảo vệ, y tế, tiếp dân, tiếp khách trong Công ty... A) NHIỆM VỤ 2.1.1. Công tác tổ chức, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật: Công tác tổ chức: - Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của lãnh đạo Công ty. - Giải quyết các nghiệp vụ về quản lý nhân lực bao gồm: Bồi dưỡng, đề bạt, phân công công tác, xếp lương, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật... - Phối hợp với các bộ phận có liên quan lập kế hoạch, quy hoạch cán bộ, tổ chức đ ào tạo nâng cao nghiệp vụ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty đáp ứng yêu cầu của phát triển sản xuất kinh doanh. - Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên. Công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách: - Hướng dẫn, thống nhất tổ chức thực hiện Bộ luật lao động và các văn bản của Nhà nước về lao động tiền lương trong toàn Công ty. - Xây dựng đơn giá và kế hoạch quỹ tiền lương trình các cơ quan chức năng của Thành phố phê duyệt. Công tác thi đua khen thưởng: - Nắm bắt kịp thời chủ trương chỉ đạo của Thành phố, Sở Thương mại Hà Nội về phong trào thi đua để triển khai, phát động thi đua trong to àn Công ty. - Phối hợp với Công đoàn và các phòng ban, giúp lãnh đạo Công ty chỉ đạo tốt công tác thi đua, khen thưởng kịp thời, thường xuyên và đột xuất cho đơn vị cá nhân có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.1.2. Công tác thanh tra bảo vệ nội bộ: 13
- - Thanh tra và giải quyết kịp thời, đúng thẩm quyền đơn thư khiếu tố, khiếu nại của cán bộ công nhân viên, đảm bảo đoàn kết nội bộ trong toàn Công ty. - Quản lý chất lượng chính trị cán bộ công nhân viên. 2.1.3. Công tác Hành chính Quản trị: Công tác quản trị, hành chính: - Trợ lý giúp giám đốc công ty hoàn thành biên bản các Cuộc họp được bố trí sắp xếp. - Kiểm tra, quản lý việc mua sắm, sử dụng tài sản, phương tiện, đồ dùng vật chất phục vụ cho công tác của cơ quan Công ty với phương châm tiết kiệm và có hiệu quả. - Giúp giám đốc giải quyết tốt các mối quan hệ của đơn vị với các đơn vị bạn và các cơ quan chức năng của Thành phố tạo thuận lợi cho việc hoàn thành kế hoạch sản xuất. - Tổ chức thực hiện công tác khánh tiết, trang trí những ngày lễ tết, hội họp, tiếp khách đến làm việc tại cơ quan Công ty đảm bảo yêu cầu trang trọng văn minh, lịch sự. - Thay mặt Công ty tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình cán bộ công nhân viên khi gặp việc buồn như ốm đau, tang lễ, chúc mừng ngày vui theo phân cấp của Công ty. Công tác văn thư lưu trữ: - Tiếp nhận công văn, giấy tờ cho toàn Công ty, trực điện thoại, chuyển giao công văn giấy tờ đi, đến đúng địa chỉ, kịp thời, chính xác. - Tất cả công văn, giấy tờ của Công ty đã được giải quyết phải được sắp xếp phân lo ại để giữ gìn bảo quản lưu trữ một cách khoa học hoặc theo quy định của Nhà nước để tiện cho việc tra cứu, sử dụng khi cần thiết. Đánh máy in ấn: - Thực hiện công tác đánh máy, in ấn tài liệu đầy đủ, kịp thời đảm bảo đúng thể thức và chính tả, ngữ pháp được chuyển giao cho người có trách nhiệm. Bảo quản tốt các máy móc thiết bị được giao. 14
- - Quản lý đóng dấu, gìn giữ con dấu đúng quy định của Nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giữ đóng dấu. Thực hiện tốt quy chế bảo mật. Công tác y tế, phục vụ: + Y tế: Sơ cứu, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ khối cơ quan, tổ chức theo dõi và mua Bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty. + Lái xe: Sẵn sàng phương tiện phục vụ kịp thời và an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện trong các chuyến công tác theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, sửa chữa điện nước thông thường. + Tạp vụ: Thực hiện vệ sinh thường xuyên nơi làm việc đảm bảo yêu cầu : Nơi làm việc khang trang, sạch đẹp. + Nhà ăn : Tổ chức tốt bữa ăn trưa cho CBCNV khối văn phòng cơ quan công ty. Công tác bảo vệ: - Thường trực kiểm tra khách ra vào Công ty, báo cáo lãnh đạo Công ty bố trí thời gian tiếp và làm việc. Nghiêm cấm tình trạng để khách tự tiện lên gặp lãnh đạo Công ty. B) QUYỀN HẠN - Được tổ chức bộ máy cán bộ nhân viên đảm bảo số lượng và chất lượng, được đáp ứng đầy đủ về vật chất để hoàn thành công tác được giao. - Tham mưu giúp lãnh đ ạo trong tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng lực lượng lao động trong toàn Công ty. - Thừa lệnh lãnh đạo Công ty tổ chức thực hiện thanh kiểm tra tất cả các lĩnh vực hoạt động trong toàn Công ty. - Có nhiệm vụ tổng hợp lập báo cáo sơ k ết, tổng kết ( yêu cầu các phòng ban, đơn vị phối hợp cung cấp); báo cáo số liệu về các công việc có liên quan. - Tham gia cùng các phòng ban chức năng giải quyết công tác chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của Công ty.... 15
- 2.2. Phòng Tài chính Kế toán: 2.2.1. Chức năng: Tham mưu giúp việc Giám đốc để điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế, kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, nhằm đảm bảo quyền chủ động sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của Công ty. 2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn: - Tổng hợp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, các kế hoạch biện pháp cho từng kế hoạch tháng, quý, năm và dài hạn. - Chịu trách nhiệm lập kế hoạch nghiên cứu các chính sách tài chính và tổ chức huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, các nhu cầu đầu tư của Công ty. Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết hợp hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng chi phí hợp lý của đơn vị. - Lập báo cáo cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ giám đốc để chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời. Đồng thời phải lập báo cáo thống kê tài chính theo kế hoạch kỳ sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm báo cáo kịp thời giám đốc và cấp trên theo quy đ ịnh của Nhà nước. Chịu trách nhiệm kiểm tra các đơn vị toàn Công ty về thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh phí. Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời vi phạm chính sách chế độ, kỷ luật kinh tế, tài chính của Nhà nước. - Thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn Công ty: hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu, hệ thống tài khoản và sổ sách.... - Quản lý và bảo quản, sử dụng số liệu kế toán thống kê theo chế độ bảo mật của Nhà nước về quản lý kinh tế. 16
- - Cán bộ kế toán được đảm bảo quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ theo đúng quy định trong các chế độ kế toán Nhà nước hiện hành. 2.3. Phòng Nghiệp vụ kỹ thuật xây lắp: 2.3.1. Chức năng: Làm tham mưu giúp việc Giám đốc quản lý, chỉ đạo công tác xây lắp, công tác quản lý kỹ thuật chất lượng và an toàn lao động. 2.3.2. Nhiệm vụ: - Theo dõi tiến độ xây lắp các công trình, làm báo cáo thống kê sản lượng theo từng kỳ kế hoạch để chỉ đạo sản xuất. - Quản lý thiết bị và lập kế hoạch tiến bộ khoa học kỹ thuật - Nghiên cứu, lập phương án xử lý kỹ thuật p hát sinh trong thi công, giúp giám đốc chỉ đạo các đơn vị lập hồ sơ duyệt các phương án tham gia đấu thầu, biện pháp thi công...vv.. - Tham gia hội đồng nghiệm thu kỹ thuật cơ sở - Thực hiện công tác an toàn lao động - Tham mưu xét duyệt sáng kiến, cải tiến kỹ thuật - Phối hợp với phòng tổ chức hành chính giúp giám đốc trong các công tác: Đào tạo kỹ thuật và tổ chức thi nâng bậc lương cho công nhân; Công tác định mức kỹ thuật, định mức tiêu hao vật tư... và hướng dẫn các đơn vị thực hành 2.4. Trung tâm kinh doanh nhà: Trung tâm kinh doanh nhà được thành lập dựa trên cơ sở chuyển toàn bộ phòng K ế hoạch sang; làm dịch vụ tư vấn xin đất mua nhà cửa, làm hồ sơ, thủ tục kinh doanh nhà trong và ngoài ngành theo quy định của Nhà nước. Thực hiện chế độ hạch toán báo sổ của Nhà nước quy định. 2.4.1. Chức năng: 17
- Là đơn vị kinh tế thực hiện nhiệm vụ Trung tâm kinh doanh nhà và làm tư vấn dịch vụ xin cấp đất, mua bán nhà cửa, xây dựng nhà, làm hồ sơ, thủ tục, trước bạ phục vụ trong và ngoài ngành, xã hội. 2.4.2. Nhiệm vụ: - Mở rộng tiếp thị, làm hồ sơ, thủ tục, hồ sơ thiết kế xây dựng, dự toán xây dựng, tổ chức thực hiện, chuyển giao cho Xí nghiệp xây lắp Trung tâm hoặc các đơn vị trong Công ty tổ chức thi công theo Kế hoạch của Công ty, hoặc tự chịu trách nhiệm tổ chức thi công theo đúng quy chế chung của Công ty, làm thủ tục trước bạ cho khách hàng. Doanh thu tính theo đầu người. - Dự thảo giá cả trình Hội đồng mua, bán nhà phê duyệt để thực hiện. - Các công trình xây nhà bán cho khách hàng phải làm đúng thiết kế, đầy đủ thủ tục, giấy phép theo quy định của Nhà nước. 2.4.3. Quyền hạn: - Được ủy quyền của Công ty trong việc ký kết hợp đồng kinh tế và làm thủ tục cho khách hàng. - Được quản lý cán bộ công nhân viên của Trung tâm theo phân cấp quản lý của Công ty, trả lương, thưởng theo quy chế của Công ty. - Thực hiện đầy đủ các quy chế hạch toán và quản lý kinh tế, tài chính theo chế độ Nhà nước và quy định của công ty, thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo đúng chế độ Nhà nước quy định. 18
- CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY LẮP THƯƠNG MẠI MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY I- NĂM 1999: Bước vào kế hoạch năm 1999 Công ty có thuận lợi là đã hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 1998 một cách xuất sắc, tạo điều kiện thực hiện xong các dự án kinh doanh nhà của các năm trước và thu hồi được vốn. Tổ chức quản lý và tổ chức nhân sự đã có những b ước chuyển đổi, tạo được năng lực mới, vượt khỏi sự trì trệ, bảo thủ. Thị trường xây dựng có bước khởi sắc mới, thi công các công trình xây dựng có chất lượng cao đạt tiến độ thi công, đã có uy tín, đem lại lòng tin với khách hàng, tạo được thế và lực mới. Phát huy các kết quả đạt được, mở rộng ngành nghề, tạo bước đột biến đưa Công ty vào thế phát triển vững chắc và lâu dài để làm hành trang bước vào thế kỷ 21. Bên cạnh những thuận lợi trên trong năm 1999 Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn do sự thay đổi chủ trương chính sách của Nhà nước và của Thành phố. Đó là hai luật thuế mới ( thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp) có hiệu lực thi hành. Ngoài ra, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực vẫn tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta. Đặc 19
- biệt là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường xây dựng. Nội tại Công ty cũng có những khó khăn nhất định như năng lực trang thiết bị còn yếu, vốn chưa ngang tầm để cạnh tranh thị trường. Từ những đánh giá thực tế, Đảng ủy và Ban giám đ ốc với quyết tâm cao, vững lòng tin đã vạch ra mục tiêu phương hướng cho năm 1999 đúng đắn sát với tình hình thực tế. Nhờ đó kết thúc năm 1999 Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, đảm bảo nhịp tăng trưởng, giải quyết đủ việc làm và giữ vững thu nhập của cán bộ công nhân viên. 1.Về mặt thị trường: đã có sự chuyển hướng mạnh mẽ, ngoài xây dựng dân dụng còn m ở rộng thi công đường giao thông liên tỉnh, liên huyện và các công trình thuỷ lợi nông thôn, mở ra đ ược công việc mới nhiều triển vọng. Trong năm 1999 nhiều hợp đồng thi công có giá trị sản lượng lớn đã được ký kết như: - Công trình đường Suối Loa (Quảng Ngãi) - Công trình đường Quảng Hà (Quảng Ninh)…… 2. Công tác thi công: K hông ngừng nâng cao công tác quản lý kỹ thuật, đảm bảo chất lượng tiến độ thi công và an toàn tuyệt đối. Năm 1999 hàng loạt công trình lớn đạt chất lượng cao đảm bảo tiến độ thi công được bàn giao như: - Nhà ở 5 tầng Đầm Trấu - Viện chống lao ở Sơn La - Trường tiểu học 130 Thuỵ Khuê….. Trong số các công trình trên một số đã được huy chương vàng chất lượng xây dựng Việt Nam trong năm 1999 tạo cho Công ty có uy tín hầu hết ở các địa phương. 3. Công tác an toàn lao động: Mặc d ù địa b àn thi công rộng khắp các tỉnh phía Bắc và miền Trung nhưng do được sự quan tâm đúng mức và chỉ đạo chặt chẽ của Công ty nên đã bảo đảm được an toàn xã hội và an toàn lao động tuyệt đối. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định
41 p | 441 | 113
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may Lê Trực
88 p | 396 | 101
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội
36 p | 319 | 98
-
Luận văn: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.
44 p | 296 | 69
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh và một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu
61 p | 257 | 68
-
Luận văn" Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng "
105 p | 181 | 54
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động, sản xuất kinh doanh của Công ty kinh doanh nước sạch Hà nội
35 p | 224 | 52
-
LUẬN VĂN: Thực trạng hoạt động môi giới ở công ty Chung Khoan Bảo Việt
51 p | 229 | 51
-
LUẬN VĂN: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long
63 p | 177 | 44
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động đầu tư và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Dệt- may
89 p | 129 | 22
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động và nghiên cứu một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Xí nghiệp kính Long Giang
57 p | 151 | 20
-
LUẬN VĂN: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng
95 p | 107 | 19
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động đầu tư và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng trong những năm tiếp theo
106 p | 110 | 18
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động Phương hướng và giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty cà phê Việt nam
39 p | 155 | 18
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở Việt Nam.
18 p | 149 | 18
-
LUẬN VĂN:Thực trạng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Vinaconex
43 p | 127 | 14
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại NHCT-CN
71 p | 119 | 12
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu ở Công ty XNK Hà Tây
62 p | 86 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn