intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Thực trạng và triển vọng thu hút đầu tư vào Khu Công Nghiệp Dung Quất

Chia sẻ: Nguyenn Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

106
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định CNH – HĐH nền kinh tế nước ta vừa là mục tiêu vừa là chiến lược phát triển đất nươc trong những năm tới, từ chiến lược đó Đảng và Nhà nước đã chủ trương khơi dậy, phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh CNH – HĐH. Để thực hiện thành công cần phải có chiến lược thu hút vốn đầu tư phát triển, một trong những biện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Thực trạng và triển vọng thu hút đầu tư vào Khu Công Nghiệp Dung Quất

  1. LUẬN VĂN: Thực trạng và triển vọng thu hút đầu tư vào Khu Công Nghiệp Dung Quất
  2. Lời nói đầu đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định CNH – HĐH nền kinh tế nước ta vừa là mục tiêu vừa là chiến lược phát triển đất nươc trong nh ững năm tới, từ chiến lược đó Đảng và Nhà nước đã chủ trương khơi dậy, phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để đẩy mạnh CNH – HĐH. Để thực hiện thành công cần phải có chiến lược thu hút vốn đầu tư phát triển, một trong những biện pháp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ trong và ngoài nước là việc thành lập các KCN. Thực tế năm qua đây là một nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước. Trong bối cảnh đó, cuối năm 1996, Chính phủ đã quyết định chọn Dung Quất làm KCN lọc hoá dầu đầu tiên của cả nước, khu tập trung các ngành công nghiệp quy mô lớn, là trung tâm của vùng kinh tế trọng đ iểm miền trung trong chiến lược phát triển cân đối cùng lãnh thổ. Th ời gian từ năm 1996 – 2001 chưa phải là dài nh ưng cũng đủ để cho chúng ta thấy những thành công cũng như không ít những khó khăn thách th ức đối với KCN Dung Quất. Do đó cần có sự nghiên cứu phân tích để rút ra những bài học thành công và thất bại, từ đó đánh giá được triển vọng thu hút đầu tư vào KCN Dung Quất cũng như những giải pháp cần phải thực hiện trong giai đoạn tăng tốc của Dung Quất. Thấy được tầm quan trọng của vấn đề em đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng và triển vọng thu hút đầu tư vào Khu Công Nghiệp Dung Quất ”. Chuyên đề gồm có ba phần chính: Chương I: Nh ững vấn đề lý luận chung về thu hút đầu tư vào KCN. Chương II: Thực trạng và triển vọng thu hút đầu tư vào KCN Dung Quất. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường khẳ năng thu hút vốn đầu tư vào KCN Dung Quất. Chương I: Những vấn dề lý luận chung về thu hút đầu tư vào khu công nghiệp. I. Những vấn đề lý luận chung về đầu tư. 1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư phát triển. 1.1. Khá i niệm đầu tư.
  3. Thuật ngữ đầu tư nói chung có thể được hiểu đồng nghĩa với sự bỏ ra, sự hy sinh. Từ đó có thể coi đầu tư là sự bỏ ra, sự hy sinh những gì đó ở h iện tại (tiền, sức lao động, của cải vật chất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho nhà đ ầu tư trong tương lai. Theo đ ịnh nghĩa này thì tất cả các hành động bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động như xây dựng nhà cửa, phân xưởng, về cơ sở vật chất, về nâng cao trình độ…trong tương lai lớn hơn những chi phí bỏ ra. Vì vậy tất c ả các hành động đó được xem là đầu tư. Tuy nhiên đầu tư có thể được xem xét trên các góc độ khác nhau: - Xét trên góc độ tài chính: đầu tư là một chuỗi hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư nhận về một chuỗi dòng thu nhập nhằm hoàn vốn và sinh lời. - T rên góc độ tiêu dùng: đầu tư là hình thức hạn chế tiêu dùng hiện tại để thu đ ựơc các mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai. - T rên góc độ nền kinh tế: đầu tư là s ự bỏ vốn (chi tiêu vốn) cùng các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó (tạo ra hoặc khai thác một tài sản) nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai. Theo định nghĩa này thì các hoạt động gửi tiền tiết kiệm, mua cổ phần, mua hàng tích trữ không hề làm tăng tài sản cho nền kinh tế mà thực chất chỉ là việc chuyển giao quyền sử dụng tiền và quyền sở hữu cố phần, hàng hoá từ người này sang người khác. giá trị tăng thêm của người đầu tư ở đây chính là giá trị mất đi của quỹ tiết kiệm, của cổ đông bán cổ phần và người mua hàng. Tài sản của nền kinh tế trong trường hợp này không có sự thay đổi một cách trực tiếp. Các hoạt động chi tiêu để xây dựng nhà xưởng, phát hành chứng khoán để mở rộng sản xuất, học tập gắn liền với việc tạo ra tài sản mới mới một cách trực tiếp cho nền kinh tế nên được coi là đầu tư phát triển (hay đầu tư trên góc độ nền kinh tế). 1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển. Hoạt động của đầu tư phát triển có đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư là: - Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và để nằm khê đ ọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Đây là cái giá phải trả khá lớn của đầu tư phát triển. - Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra.
  4. - Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh th ường đ òi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu c ực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế... - Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm tháng có khi đến hàng trăm năm, hàng nghìn năm thậm chí là vĩnh cửu như các công trình nổi tiếng thế giới (Kim tự tháp cổ Ai Cập, nhà thờ La Mã ở thành Rome, Vạn lý Trường Thành ở Trung Quốc...). Điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển. - Các thành quả của đầu tư phát triển là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng lên. Do đó, các điều kiện về đ ịa hình tại đó ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng nh ư tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. - Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện đ ịa lý của không gian. - Để đảm bảo cho công cuộc đầu tư đem lại hiệu qủa kinh tế xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị. Thứ hai: Thời gian tiến hành một hoạt động đầu tư từ khi bắt đầu cho đến khi phát huy tác dụng th ường đòi hỏi nhiều năm tháng th ời gian vận hành để thu hồi vốn cũng kéo dài. Trong suốt thời gian đó tác động của các yếu tố tự nhiên xã hội là không nhỏ. Thứ ba: Công trình đầu tư của ngành dư ợc liệu ở một vị trí cố đ ịnh nên chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội trong vùng. Việc lựa chọn địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất là vô cùng quan trọng để có thể thi công xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ một cách an toàn cần phải quan tâm đến vấn đề đ ịa chất. Ngoài ra, những vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tâp quán có thể ảnh hưởng tới việc hình thành một dự án đầu tư. Thứ tư: Do thời gian kéo dài và vốn đầu tư lớn nên đầu tư phát triển có thể gặp một số rủi ro sau: - Rủi ro về xây dựng và hoàn thành công trình. - Rủi ro về kỹ thuật vận hành. - Rủi ro về thị trường.
  5. 2. Bản chất các loại đầu tư trong phạm vi quốc gia. Xuất phát từ bản chất và lợi ích do đầu tư mang lại, chúng ta có thể phân biệt các loại đầu tư sau đây: - Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá trị để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty phát hành. Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính cho tổ chức, cá nhân đầu tư. Hoạt động đầu tư tài chính không trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế nhưng là một nguồn cung cấp vốn vô cùng quan trọng cho ĐTPT. Bởi vì, với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư đựơc luân chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng. Điều đó khuyến khích người có tiền bỏ ra đầu tư. - Đầu tư thương mại: Là hoạt động đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá sau đó bán lại với giá cao hơn nhằm thu được lợi nhuận do chênh lệch giữa giá khi mua và khi bán. Lo ại đầu tư này cũng tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương) mà ch ỉ làm tăng tài sản của chính nhà đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán và ngư ời đầu tư, giữa người đầu tư và khách hàng của họ. Tuy niên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do ĐTPT tạo ra, từ đó thúc đẩy ĐTPT. - Đầu tư phát triển: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực cho sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác. là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thít bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực. Thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. 3. Vai trò của đầu tư. 3.1. Đầu tư vừa có tác động đến tổng cung vừa có tác động đến tổng cầu.
  6. Tổng cung là toàn bộ khối lượng sản phẩm mà đơn vị sẽ sản xuất và bán ra trong một thời kỳ tương ứng với một mức giá nhất đ ịnh. Tổng cầu là khối lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà đơn vị trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với một mức giá nhất định. Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Theo WB đầu tư thường chiếm 24% - 28% trong tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Tác động của đầu tư đối với tổng cầu là ngắn hạn, do đầu tư có độ trễ nền khi vốn đầu tư, máy móc thiết bị, lao động bỏ ra để hình thành đầu tư nhưng chưa tạo ra thành quả thì tổng cung chưa kịp thay đổi còn tổng cầu lúc đó tăng lên. Về mặt cung: đầu tư sẽ tác động đến tổng cung dài hạn (khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng và năng lực mới đi vào hoạt động). Khi đ ó sản phẩm, hàng hoá tạo ra cho nền kinh tế tăng lên. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. 3.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn đ ịnh kinh tế. Sự tác động đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cung và tổng cầu của nên kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của hoạt động đầu tư dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định kinh tế của mỗi quốc gia. Chẳng hạn, khi đầu tư tăng, cầu của các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá hàng hoá có liên quan tăng đến mức độ nào đó dẫn đến lạm phát. Lạm phát sẽ làm cho sản xuất đình trệ, thâm hụt ngân sách, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn...Mặt khác, tăng đầu tư làm cho c ầu của các yếu có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển thu hút thêm lao động, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội. Tương tự như vậy khi đầu tư giảm cũng gây ra tác động hai mặt (theo chiều hướng ngược lại với tác động trên). Vì vậy các nhà hoạch định cần thấy hết tác động hai mặt này đ ể đưa ra các chính sách phù hợp nhằm hạn chế tác động xấu và phát huy các tác động tích cực duy trì sự ổn đ ịnh của toàn bộ nền kinh tế. 3.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  7. Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy muốn giữ tốc độ tăng trư ởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt đ ược từ 15% - 25% so với GDP tuỳ thuộc vào hệ số ICOR của mỗi nước. ICOR = Vốn đầu tư/Mức tăng GDP. Từ đó suy ra: Mức tăng GDP = Vốn đầu tư/ICOR. Nếu hệ số ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào Vốn đầu tư. Chỉ tiêu ICOR của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thay đổi theo trình đọ phát triển và cơ chế chính sách của mỗi nước. ở Việt Nam hệ số ICOR trong thời gian qua như sau: Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Hệ số ICOR 3 ,1 3,1 3 ,8 4,4 5,5 4 ,0 Nguồn: Kinh tế Việt Nam và thế giới 2000 ... 2001. Hệ số ICOR của Việt Nam tăng dần đã chứng tỏ hiệu quả đầu tư còn thấp tốc độ tăng trưởng kinh tế theo đó cũng thấp tương ứng. Đối với các n ước đang phát triển, phát triển về bản chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến, ở nhiều nước đầu tư đóng vai trò như một cú huých ban đầu tạo đà cho s ự cất cánh nền kinh tế. 3.4. Đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư vừa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật phát triển, chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung của từng thời kỳ, vừa tạo ra một sự cân đối trên phạm vi nền kinh tế, giữa các ngành,vùng và tạo điều kiện phát huy lợi thế so sánh của ngành, vùng về tài nguyên, đ ịa thế, kinh tế, chính trị... Kinh nghiệm của các n ước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để tăng trưởng nhanh với một tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp, bởi vì khu vực nông nghiệp do những hạn chế về khả n ăng sinh học để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5% - 6 % là rất khó khăn. Như vậy, chính sách đầu tư
  8. quyết đ ịnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đ ạt được tốc độ tăng trưởng trên toàn bộ nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam đã dần dần phù hợp hơn theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp. Về cơ cấu vùng kinh tế, đầu tư có tác dụng giải quyết sự mất cân đối về phát triển, đưa vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu bằng cách phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi vùng, phát triển mạnh những vùng có lợi thế để làm bàn đạp thúc đẩy các vùng khác phát triển. Nhìn chung đầu tư chính là yếu tố tác động mạnh nhất đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc tăng giảm vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên cho từng vùng, ngành trong từng thời kỳ. 3.5. Đầu tư v ới việc tăng cường khả năng khoa học công nghệ của đất nước. Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng khoa học công nghệ của đất nước. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Theo UNIDO nếu chia quá trình phát triển khoa học công nghệ thành 7 giai đoạn thì Việt Nam năm 1990 mới ở giai đoạn 1 và 2. Việt Nam là một trong 90 nước kém nhất về khoa học công nghệ hiện nay.Với trình độ khoa học công nghệ như vậy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một số chiến lược phát triển công nghệ nhanh và vững chắc. Chúng ta biết rằng có hai con đường để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh và nua c ủa nước ngoài. Dù là tự nhiên hay nhập khẩu thì đều cần vốn, mọi phương án công nghệ nếu không gắn với nguồn vốn đầu tư đều không có tính khả thi. 4. Nguồn vốn đầu tư. Để thực hiện hoá các dự án đầu tư khả thi, vốn là yếu tố đầu vào quan trọng nhất. Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. Vốn đầu tư bao gồm hai nguồn chính là vốn trong nước và vốn nước ngoài
  9. - Vốn trong nước bao gồm: + Vốn tích luỹ từ ngân sách. + Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp. + Vốn tiết kiệm của dân cư. Đây là nguồn vốn cơ bản cho sự tăng trưởng kinh tế một cách liên tục lâu dài, đưa đất nước đến sự phồn vinh một cách chắc chắn. Khối lượng vốn đầu tư trong nước có thể huy động được phụ thuộc vào các nhân tố sau: + Quy mô và tốc độ tăng GDP + Quan hệ tích luỹ và tiêu dùng của Nhà nước. ở các n ước phát triển tỷ lệ tích luỹ thấp, tỷ lệ tiêu dùng cao. + Tiền tiết kiệm của dân c ư: ở nhiều nước tiền tiết kiệm của dân cư chiếm một bộ phận lớn với tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng các khoản tiết kiệm của cả nước. Mức tiết kiệm của dân một mặt phụ thuộc và thu nhập của dân, mặt khác phụ thuộc vào mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm và chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước. - Vốn nước ngoài: Trong những bước đi ban đầu của các nước đang phát triển để tạo ra được cú huých và có được tích luỹ đầu tiên cho phát triển kinh tế không thể huy động vốn nước ngoài. Không có một nước chậm phát triển nào trên con đường phát triển lại không tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhất là trong đ iều kiện nền kinh tế mở. Vốn nước ngoài bao gồm đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. + Vốn đầu tư gián tiếp: Là nguồn tài chính mang tính chất hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của các chính phủ các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế khác trong đó người có vốn không trực tiếp sử dụng vốn. Đầu tư gián tiếp có thể được thực hiện dưới các hình thức khác nhau là viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời gian dài và lãi suất thấp, kể cả cho vay d ưới hình thức thông thường. Một trong những hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồn tại dưới loại hình ODA – viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển. Vốn đầu tư gián tiếp thường lớn nên có tác dụng mạnh mẽ đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư. ở Việt nam thời gian qua đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các công trình c ơ sở hạ tầng bằng việc hỗ trợ
  10. cùng vốn ngân sách để đầu tư như các nhà máy điện, hay các công trình cầu đường... kể cả tham gia trong các chương trình xoá đ ói giảm nghèo hay các chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, các dự án cung cấ p nước sạch cho miền núi và nông thôn. Tuy nhiên, tiếp nhận vốn đầu tư gián tiếp thường phải gắn với sự trả giá về mặt chính trị và tình trạng nợ chồng chất nếu không sử dụng hiệu quả vốn vay và thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả nợ vay. + Vốn đầu tư trực tiếp: Là vốn của các doanh nghiệp và các cá nhân nước ngoài đầu tư sang nước khác và trực tiếp tham gia quản lý công trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra. Tuy nhiên vốn này không đủ lớn để giải quyết dứt điểm từng vấn đề kinh tế xã hội của các nước nhận đầu tư. Cái mà các nước nhận đầu tư là không phải lo lắng trả nợ mà lại có thể dễ dàng có được công nghệ, học tập được trình độ, kinh nghiệm quản lý và tổ chức sản xuất, gián tiếp có chỗ đứng trên thị trường thế giới, nhanh chóng được thế giới biết đến thông qua quan hệ làm ăn với nhà đầu tư. Nước nhận đầu tư trực tiếp chia sẻ lợi ích kinh tế do đầu tư đem lại theo tỷ lệ góp vốn với nhà đầu tư, vì vậy có quan điểm cho rằng đầu tư trực tiếp sẽ làm cạn kiệt tài nguyên của nước nhận đầu tư. II.Quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam: 1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của khu công nghiệp đ ối với nền kinh tế. 1.1.Khái niệm. Xuất phát từ các quốc gia ở ven bờ Đông và Nam Địa Trung Hải vào đầu thế kỷ 19, quan niệm về KCN lan sang châu á dươí hình thức hải cảng tự do. Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại và đầu tư, KCN dần dần xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau : khu mậu dịch tự do, kho quá cảng, đặc khu kinh tế... Theo nghĩa rộng thì KCN bao gồm tất cả các khu vực được chính phủ nước sở tại cho phép chuyên môn hoá sản xuất công nghiệp, nó là khu biệt lập có chế đ ộ mậu dịch và thuế quan riêng, không phụ thuộc vào chế độ mậu dịch và thuế quan phổ thông của nước đó. Theo quan niêm này KCN bao gồm các cảng tự do, các khu vực mậu dịch tự do, các khu vực phi thuế quan, các khu vực công nghiệp tự do, các khu vực ngoại thương. Theo Nghị định số 36/CP quy định về KCN, KCX của Chính Phủ ban hành ngày 24-4 - 1997 thì “KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
  11. thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nhgiệp, có danh giới địa lý xác đ ịnh, không có dân cư sinh sống. Trong KCN có thể có các doanh nghiệp chế xuất”. 1.2.Đặc điểm KCN: Cho đến nay, các KCN đã được phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Mặc dù có sự khác nhau về quy mô, đ ịa điểm và phương thức xây dựng cơ sỏ hạ tầng, nhưng nói chung các KCN có những đặc đ iểm chủ yếu sau: Về tính chất hoạt động: Là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không có dân cư (gọi chung là doanh nghiệp KCN). KCN là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc các đ ơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp.Theo điều 6 Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm Nghị định 36/CP thì doanh nghiệp KCN có thể là các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên tham gia Hợp đồng h ợp tác kinh doanh. Các doanh nghiệp này đ ược quyền kinh doanh trong các lĩnh vực cụ thể sau: - Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng. - Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu dùng ở trong nước; phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kĩ thuật, quy trình công nghệ. - Nghiên cứu, triển khai khoa học-công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới. - Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá, hệ thống điện nước, điện thoại...Thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN do một công ty xây dựng và phát triển c ơ sơ hạ tầng đảm nhiệm. ở Việt Nam những công ty này là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp trong nước thực hiện. Các công ty phát triển c ơ sở hạ tầng KCN sẽ xây dựng các kết cấu hạ tầng sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại. Về tổ chức quản lý:
  12. Trên thực tế mỗi KCN đều thành lập hệ thống BQL KCN cấp tỉnh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trực tiếp thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN. Ngoài ra tham gia vào quản lý tại các KCN còn có nhiều Bộ như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Th ương mại, Bộ Xây dựng... 1.3.Vai trò của KCN đối với nền kinh tế: 1.3.1.Tăng cường khả năng thu hút đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế: Hầu hết các nước đang ở thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đều gặp phải một bài toán nan giải là tình trạng thiếu vốn. Thông qua những ưu đãi đặc biệt so với sản xuất trong nước các KCN có được môi trường đầu tư hấp dẫn , vì vậy nó có khả năng thu hút được nhiều vốn đầu tư đặc biệt là nguồn vốn FDI. Theo Ngân Hàng thế giới, cho đến 1999 các dự án thực hiện trong KCN do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chiếm tỷ lệ khá cao ( khoảng 43% số dự án do doanh nghiệp trong nước thực hiện, 24% do liên doanh với nước ngoài, và 33% do các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện ).Do vậy KCN đã đóng góp đáng kể trong việc thu hút FDI. Chẳng hạn như Đài Loan và Malaxia, trong nh ững năm đầu phát triển, KCN đã thu hút được 60% số vốn FDI. Đồng thời, các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN phần lớn là các đơn vị có tiềm năng. Do đó hoạt động có hiệu quả góp phần vào các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó dáng kể nhất là việc góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ do việc phát triển sản xuất hàng xuất khẩu thay thế hàng nhập khẩu. ở một số nước, KCN đã góp phần đáng kể cho việc đẩy mạnh xuất khẩu. Ví dụ như Malaixia, hiện nay giá trị xuất khẩu của các KCN chiếm 30% trong tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chế biến, ở Mêhicô là 50%. 1.3.2. Các KCN sẽ có tác động ngược trở lại đối với nền kinh tế: Những hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN sẽ có mối liên hệ với các khu vực khác như cung cấp nguyên liệu và các dịch vụ gia công chế biến sản phẩm cho KCN. Thông qua các hoạt động sản xuất để cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp trong KCN sẽ giúp cho các khu vực xung quanh KCN sẽ có điều kiện phát triển. Tại một số nước tỷ lệ cung cấpmột số đầu vào khá cao, như Hàn Quốc tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu trong nước tăng từ 3% năm 1971 lên 34% năm 1979 và duy trì tỷ lệ này từ đó đến nay.
  13. 1.3.3. KCN là cơ sở để tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ hiện đại, học hỏi phương thức quản lý mới, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động: Các KCN khi đư ợc thành lập đều đặt ra mục tiêu tiếp cận các công nghệ hiện đại. Theo một nhà kinh tế phương Tây nhận định: việc thành lập các KCN còn có ý nghĩa hơn là một sự thay đổi chính sách, bởi sự thay đổi chính sách từ bóp nghẹt sang cởi mở thông thoáng ch ỉ có ý nghĩa tối đa khi chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường. Còn sự thực khi nền kinh tế đã hạn chế bớt đ i các trói buộc phong kiến, hành chính thì đ iều có ý nghĩa hơn lại là một chính sách kỹ thuật và công nghệ khả dĩ đủ hấp dẫn để thu hút được các kỹ thuật và công nghệ mới của nước ngoài vào sự tái thiết nền kinh tế nội đ ịa. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải chú trọng vào công tác dào tạo cán bộ, công nhân cho phù hợp với trình độ của máy móc c ũng như phương thức kinh doanh mới. Do vậy, trình độ của người lao động sẽ được nâng lên phù hợp tác phong lao động công nghiệp. 1.3.4. KCN tạo thêm việc làm cho người lao đ ộng. Hầu hết các nước đang phát triển trong quá trình phát triển kinh tế đều gặp phải tình huống khó xử : nếu theo duổi mục tiêu toàn dụng nhân lực thì khó thực hiện mục tiêu chống lạm phát, đồng thời ước muốn nền sản xuất xã hội đạt hiệu quả cao bằng cách du nhập các công nghệ tinh vi tức là ít sử dụng lao động sống thì sẽ làm gia tăng nạn thất nghiệp. Tuy chưa phải là giải pháp lý tưởng nhưng việc thiết lập các KCN là một cơ hội quan trọng để giải quyết mâu thuẫn này. Theo Ngân hàng Thế giới đến nay số việc làm chỉ tính riêng trong KCN đã lên tới 4-5 triệu chỗ. Trong đó châu á là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất chiếm 76.59% tổng số chỗ. 2. Sự hình thành và phát triển KCN của Việt Nam. 2.1. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành KCN tại Việt Nam. Mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại giữ vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay chúng ta đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các nguồn lực cần thiết cho đầu tư phát triển là rất hạn chế. Chính vì vậy mở rộng hợp tác với nước ngoài tạo cơ hội cho chúng ta sẽ có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần có môi trường đầu tư hấp dẫn để tạo ra động lực thu hút các nhà đầu tư. Trong điều kiện đất nước còn gặp nhiều
  14. khó khăn thì chúng ta không thể cùng một lúc tạo ra môi trường thuận lợi ở trên toàn quốc, nên việc tạo lập ra những khu vực có diện tích nhỏ (KCN) để có điều kiện tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, tạo khả năng thu hút nguồn vốn nước ngoài. Bên cạnh đó việc hình thành các KCN cũng là cơ hội để phát huy cao nhất sức mạnh nội lực của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tế những năm vừa qua cho chúng ta thấy vai trò quan trọng trong việc phát huy nội lực và tận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển nền kinh tế. Vì vậy, sự ra đ ời của các KCN là một bước đi đúng đắn của chúng ta trên con đường xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. 2.2.Quá trình hình thành và phát triển các KCN Việt Nam. Mô hình KCN, KCX đ ược tập trung nghiên cứu lần đầu tien ở n ước ta lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1989 qua các tài liệu thu thập được cũng như khảo sát thực tế ở một số nước và khu vực như Đài Loan, Thái Lan...Tháng 9/1991, việc thành lập KCX Tân Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích 300 ha là cột mốc đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển KCN, KCX tại Việt Nam. Từ đó đến nay số lượng các KCN, KCX phát triển nhanh chóng trên khắp các địa phương. Việc hình thành các KCN được thông qua hai con đường: thành lập trên cơ sở quy hoạch lại các cụm công nghiệp đã có từ trước hoặc thành lập hoàn toàn mới. Bảng: Tình hình phát triển các KCN, KCX tại Việt Nam. (Tính hết ngày 31/12/2001). Chỉ tiêu Số lượng KCN, Tổng diện tích (ha) Diện tích bình quân KCX 1 khu (ha) Năm 1995 12 2370 197,5 1996 25 4569 182,8
  15. 1997 44 7619 162,1 1998 62 10108 163,0 1999 67 10452 156,0 2000 67 11023 164,7 2001 68 11800 173,5 Nguồn: Tạp chí Thông tin Khu Công Nghiệp số1/2000; 1/2001 Qua bảng ta thấy tốc độ phát triển các KCN, KCX ớ Việt Nam là rất nhanh, đặc biệt trong 2 năm 1997, 1998; hơn 40% các KCN đã được thành lập trong thời gian này: năm 1997 có 22 khu và năm 1998 có 15 khu được ra đời. Cũng trong thời gian này với sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực nên thu hút đầu tư nước ngoài giảm sút cùng với việc thành lập ồ ạt các KCN nhưng không gắn với phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ngoài ngoài hàng rào dẫn đến việc thành lập các KCN chỉ là về mặt lượng. Từ năm 1999 trở lại đây, việc xây dựng và phát triển KCN đã đ ược điều chỉnh, tính toán có hợp lý hơn nên các KCN đư ợc chú trọng phát triển về mặt chất. Tính đến hết năm 2001, cả nước đã có 68 KCN (chưa kể Dung Quất) với tổng diện tích là 11800 ha. Như vậy, bình quân diện tích một KCN là trên 170 ha/khu, trong đó KCN có quy mô lớn nhất là KCN Phú Mỹ I tại Bà Rịa-Vũng Tàu có diện tích là 954,4 ha và KCN có quy mô nhỏ nhất là KCN Bình Triệu tại thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 28 ha. Trong tương lai quy mô này có xu hướng giảm xuống để có điều kiện phát triển. Các KCN chủ yếu được thành lập tại 3 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, trong đó vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc có 10 khu với tổng diện tích 1307 ha, chiếm khoảng 12%; vùng kinh tế trọng điểm miền Nam có 33 khu với tổng diện tích là7110 ha chiếm 63%; vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 7 khu với tổng diện tích là 628,6 ha, chiếm 6% tổng diện tích các KCN. Các vùng còn lại có rất ít KCN (vùng núi phía bắc có 2 khu với tổng diện tích 139 ha), thậm chí Tây Nguyên còn chưa có KCN nào. Sự phân bố không đồng đều là do các KCN chỉ được hình thành tại những khu vực có điều kiện phát triển về kinh tế -xã hội. Cùng với sự phát triển cả về số lượng cũng như tổng diện tích các KCN thì việc cho thuê đất trong các KCN cũng ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn, nếu như năm 2000 mới chỉ cho thuê được hơn 2600 ha (chiếm 35% diện tíchđất công nghiệp có thể cho thuê), thì năm 2001
  16. đã cho thuê được gần 3300 ha (tăng 700 ha với năm 2000) nâng tổng số diện tích đã cho thuê chiếm 42% tổng diện tích đất công nghiệp. Trong đó có gần 20 khu đã cho thuê trên 50% diện tích, tiêu biểu như KCN Biên Hoà II (Đồng Nai), KCX Tân Thuận, KCX Linh Trung (TP Hồ Chí Minh), KCN Việt Nam-Singapo (Bình Dương), KCN Sài Đồng (Hà Nội)... Ngoài ra, trong thời gian gần đây, tại vùng kinh tế trọng đ iểm miền Trung, Chính phủ đã quyết đ ịnh thành lập KCN Dung Quất với tổng diện tích 14000 ha có tính chất như một khu kinh tế tổng hợp, và đang nghiên cứu xây dựng mô hình khu kinh tế mở Chu Lai, sẽ làm cho việc phát triển các KCN Việt Nam đa dạng hơn và có thể phát huy tối đa tiềm năng để phát triển kinh tế đất nước. 2.3. Thực trạng hoạt động của các KCN Việt Nam. Sau hơn 10 năm họat động các KCN đã tạo ra nguồn năng lực sản xuất mới, góp phần chuyển dịch c ơ cấu kinh tế, có đóng góp đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, song bên cạnh đó đã bộc lộ những bất cập gây cản trở cho sự phát triển của các KCN. 2.3.1 Những thành tựu đạt được : Sau khi KCX Tân Thuận và Linh Trung được thành lập và đạt được những kết quả đáng khả quan một loạt các khu khác đã dược ra đời. Cùng với sự gia tăng về số lượng các KCN thì số vốn đầu tư thu hút vào các khu c ũng gia tăng nhanh chóng. Hiện nay đã có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN. Tính đến cuối năm 2001 đã có trên 880 dự án FDI với tổng vốn đầu tư còn hiệu lực trên 9 tỷ USD. Trong năm 2001 các KCN, KCX đã thu hút thêm 186 dự án FDI với tổng số vốn đăng kí là 885 triệu USD ( tăng 89% so với năm 2000 ) và 204 triệu USD vốn tăng của các dự án đang hoạt động. Tổng vốn đầu tư FDI vào các KCN, KCX trong năm 2001 chiếm khoảng 33% tổng vốn đầu tư mới vào Việt Nam. Cũng trong năm 2001 vốn đầu tư trong nước của các KCN, KCX cũng tiếp tục tăng (khoảng 2500 tỷ đồng), nâng tổng số vồn đầu tư trong nước lên 33.000tỷ đồng với h ơn 750 dự án. Ngoài việc gia tăng vốn đầu tư vào các KCN, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng đạt đ ược những kết quả khả quan,đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Trong giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp KCN đạt từ 35% đến 50%. Năm 1996 doanh thu của các doanh nghiệp KCN mới đạt 0,4 tỷ USD xuất khẩu đạt 0,32 tỷ USD; đến
  17. năm 2000 đã là 3,5 tỷ USD doanh số (bằng 10% gdp của cả nước) và 2,2 tỷ USD xuất khẩu (chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước). Trong năm 2001doanh thu của các doanh nghiệp đạt khoảng 4,5 tỷ USD (tăng 23% so với năm 2000) và đạt giá trị xuất khẩu là 2,5 tỷ (tăng10%so với năm 2000). Bảng: Doanh thu và xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN. Năm Doanh thu (tr. Xuất khẩu (tr. Tốc độ tăng hàng năm(%) USD) USD) Doanh thu Xuất khẩu 1996 400 320 1997 1.155 848 291 265 1998 1.871 1.300 61 53 1999 2.982 1.761 59 35 2000 3.465 2.250 16 28 2001 4.500 2.500 23 10 Nguồn:Tạp chí Kinh tế Phát triển số 36/2000. Tạp chí Thông tin KCN số 1/2002 Các doanh nghiệp có vốn FDI trong KCN đã góp phần tạo thêm nhiều năng lực sản xuất mới trong các ngành kinh tế then chốt: trên 900 triệu kW điện, 6 triệu quạt điện dân dụng, 40 triệu tấn sợi các loai, trên 100 triệu sản phẩm may mặc,80.000 tấn nguyên liệu nhựa PVC, 1,3 triệu bóng đèn hình TV, 200.000 TV/ năm, 200.000 tủ lạ nh/ năm, 300.000 máy giặt /năm...Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như giày dép, đồ điện, sản phẩm điện tử...có tỷ lệ huy động công suất tương đối cao. Đồng thời, các KCN ở nước ta đã góp phần tích cực quá trình hiện đại hoá thông qua việc ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ mới vào sản xuất. Nếu so sánh trình độ trang thiết bị và quy trình công nghệ giữa các dự án trong KCN với các dự án ngoài KCN và đặc biệt là so với trình độ chung của các doanh nghiệp trong nước thì tính hiện đại của các doanh n ghiệp KCN cao hơn nhiều. Đây cũng là điều tất yếu, bởi vì các sản phẩm được sản xuất tại các KCN đều có mục tiêu chủ yếu là xuất khẩu. Do đó, nó đòi hỏi phải có máy móc, công nghệ hiện đại. Với những kết quả như vậy
  18. các KCN đã góp phần nâng cao giá trị s ản lượng công nghiệp, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng CNH, HĐH. Ngoài việc góp phần nâng cao giá trị sản xuất, và năng lực xuất khẩu , các KCN còn thu hút được một số lượng đáng kể, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phân lớn trong lực lượng lao động quốc gia. Nơi đây chính là những trung tâm đào tạo, sử dụng và nâng cao tay nghề, tạo thêm việc làm (trực tiếp và gián tiếp), tính đến hết năm 2000 số lao động làm việc trong các KCN là 210.000 người. Trong đ iều kiện tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta còn cao và đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở khu vực nông thôn, việc thu hút hàng chục ngàn lao động là một đóng góp to lớn về mặt xã hội. 2.3.2. Những tồn tại, khó khăn trong xây dựng và phát triển các KCN. T ừ những đánh giá tổng quát trên đây về một số kết quả bước đầu của các KCN thời gian qua cho thấy tuy thời gian xây dựng và hoạt động chưa phải là nhiều, nhưng KCN đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế nước ta. Song thực trạng KCN hiện nay cho thấy việc xây dựng và phát triển KCN đang đặt ra nhiều vấn đề cần hết sứ quan tâm. Các vấn đề về luật pháp còn nhiều tồn tại và không theo kịp tiến trình phát triển của các KCN như việc có hai hệ thống khác nhau (Luật đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước) cùng tồn tại điều chỉnh các doanh nghiệp KCN đã tạo nên sự khác biệt về điều kiện kinh doanh giữa doanh nghiệp tong nước và doanh nghiệp FDI. Việc định hướng, quy hoạch phát triển các KCN còn thiếu cân đối, chúng ta đã thành lập quá nhiều KCN trong khi khả năng thu hút đầu tư hạn chế, diện tích đ ất công nghiệp cho thuê còn ít, hệ quả là làm lãng phí vốn đầu tư xây dựng hạ tầng. Phương th ức đầu tư xây d ựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN , cho thuê lại đất không phù h ợp với tình hình thực tế. Đến tháng 8/2001 có trên 60 KCN triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng với vốn đầu tư giải ngân chỉ đạt 30% so với tổng số vốn đầu tư đăng kí hoặc dự toán đ ược duyệt. Ph ương thức Nhà nước cho các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh hạ tầng sau đó cho các doanh nghiệp KCN thuê lại và thu tiền thuê lại đất và phí sử dụng hạ tầng đã dẫn đến tình trạng đầu cơ đất và các ưu đãi của Nhà nước để thu hút đầu tư không có tác dụng.
  19. Ngoài ra, các vấn đề về lao động, về cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào và cơ sở hạ tầng xã hội KCN cũng đang là cản trở đối với sự phát triển của các KCN, đặc biệt là những nơi đã thu hút được một số lượng lớn nhà đầu tư, tập trung cao độ các hoạt động sản xuất công nghiệp trong những địa bàn nhất đ ịnh như Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM. Việc cung cấp lao động cho các doanh nghiệp KCN đang gặp mâu thuẫn lớn, đó là s ự thiếu hụt lao động có tay nghề, trong khi số lao động dư thừa cần phải giải quyết việc làm lại chiếm số lượng lớn. Về cơ bản, lao động được cung cấp cho các KCN gần nh ư được hình thành một cách tư phát thông qua quan hệ cung cầutrên thị trường lao động, dựa vào sự cung cấp số lao động sẵn có trên đ ịa bàn và “thụ hưởng” thành quả đào tạo củav Nhà nước. Các KCN xây dựng không đồng bộvới các công trình phúc lợi để đảm bảo cuộc sống cho người lao động. Tình trạng hàng trăm nghìn công nhân làm việc tại các KCN không có chỗ ở đã trở thành phổ biếnvà đang làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp không những cho bản thân công nhân mà cả với địa phương có KCN. Có thể nói bức tranh toàn cảnh của các KCN Việt Nam có nhiều mảng sáng, tối xen lẫn nhau, điều đó là không thể tránh khỏi trong quá trình xây dựng một mô hình kinh tế mới. Dẫu vậy, đ ã đến lúc chúng ta cần nghiêm túc xem xét và có những bước đi thật sự phù h ợp nhằm phát huy hiệu quả của mô hình này trong những năm tới. 3.Sự cần thiết của việc ra đời và phát triển KCN Dung Quất: 3.1. Vai trò chiến lược của KCN Dung Quất: Với vị trí chiến lược đ ặc biệt và vùng biển dài trên 3200 km, có vùng thềm lục địa rộng lớn nhiều tiềm năng cùng với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng trên đất liền, Việt Nam có đầy đủ điều kiện để thực hiện sự bố trí chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mình trong bối cảnh phát triển chung của thế giới. Vấn đề nói trên đã được nhiều nhà lãnh đạo và tư vấn trong và ngoài nước nhận định: trong các thập kỷ tới của thế kỷ XXI, miền trung có vai trò then chốt trong quá trình đưa đất nước Việt Nam vào thế ổn định và phát triển. đồng thời nó cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giao lưu đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế ASEAN, châu á - Thái Bình Dương và thế giới.
  20. Trong khu vực miền trung thì khu công nghiệp phức hợp Dung Quất hợp cùng với cảng biển nước sâu và sân bay Chu Lai có tầm chiến lược. Đây là nơi nằm ở trung tâm miền Trung Việt Nam (từ Dung Quất đến Hà Nội cũng như thành phố HCM đều cách 860 km). Đây cũng là nơi án ngữ đường hàng hải nội địa và đường hàng hải quốc tế, giao lưu với Hồng Kông, Đài Loan, Viễn Đông, Nhật Bản, Singapo, Philipin...Đồng thời nó cũng chế ngự các đường hàng hải giữa phương Đông và phương Tây. Từ Dung Quất đến trục quốc lộ 1A là 12.5 km. Với khoảng cách tối ưu, dễ dàng tạo cho Dung Quất trở thành cửa ngõ lớn để vận chuyển hàng hoá đến các miền trong nước. Sự ra đời của Dung Quất đã mở ra một cửa ngõ giao lưu giữa Việt Nam và thế giới bên ngoài, với các nước tiểu khu vực sông Mê Kong như Thái Lan, Lào, Campuchia và Mianma. Từ Dung Quất đến các nước này có hai trục đường: Dung Quất - Mộ Đức – Kon Tum - Đắc Lắc - Đắc Tô - Bonhet – Toixen - Xalavan – Pacxé – Kbonzatahathani (trung tâm Đông Bắc Thái Lan) và Dung Quất –Mộ Đức –Kon Tum –Pleiku – Chửpông -Đắc Cơ - Bung Lung – Stungren (Đông bắc Campuchia). Rõ ràng Dung Quất có vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và các nước trong tiểu vùng sông Mê Kong, nó thực sự có khả năng trở thành cửa ngõ lớn đi về phía Đông và phía Tây của Việt Nam và các nước trong khu vực này. 3.2. Dung Quất có vai trò quan trọng trong sự liên kết chiến lược vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực: Thông qua sự phát triển của Dung Quất để khuyến khích và thúc đẩy các ngành sản xuất của n ước ngoài liên kết chặt chẽ và hỗ trợ thích hợp các trung tâm công nghiệp ở miền Trung, dẫn đến sự hình thành KCN tổng hợp dọc theo vùng duyên hải miền từ Đà Nẵng đến Dung Quất theo hướng bố trí các ngành sản xuất xuất nhập khẩu thực sự có khả năngcạnh tranh quốc tế. Trong các giai đoạn tiếp theocùng với sự phát triển của đường 14 và 24, có thể hình thành trục th ương mại Đông – Tây. Như vây, bên cạnh vai trò phát triển công nghiệp, KCN Dung Quất còn có vai trò thương mại.. Việc nối liền Đà Nẵng với Dung Quất đã tạo nên xương sống về công nghiệp và đô thị hoá. Sự phát triển kinh tế xã hội của miền Trung đang tiến tới phía trước để hoà nhập với hai đầu của đất nước và của khu vực Đông Nam á. Bởi vậy sự ra đ ời của KCN Dung Quất sẽ đem lại thế phát triển và nguồn sinh lực
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0