intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Đại học: Cái bi trong thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975

Chia sẻ: Mr Ham Hoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

263
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người viết nghiên cứu đề tài này với mong muốn hiểu biết thêm và có cái nhìn khách quan hơn về hoàn cảnh lịch sử và xã hội của đất nước trong thời kì 1945-1975. Đồng thời cũng muốn tìm hiểu thêm tâm tư, thái độ, tình cảm của cả dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các nhà thơ trước hoàn cảnh ấy. Hơn nữa góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào quá trình nghiên cứu thơ ca cách mạng của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Đại học: Cái bi trong thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975

Luận văn tốt nghiệp Đại học<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br /> KHOA SƯ PHẠM<br /> <br /> BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN<br /> ------o0o-----<br /> <br /> NGUYỄN HOÀNG THIÊN<br /> <br /> CÁI BI<br /> TRONG THƠ CA CÁCH MẠNG VIỆT NAM GIAI<br /> ĐOẠN 1945 – 1975<br /> Luận văn tốt nghiệp Đại học<br /> Ngành Sư phạm Ngữ Văn<br /> <br /> Cán bộ hướng dẫn: ThS TRẦN VĂN MINH<br /> <br /> Cần Thơ, tháng 5/ 2010<br /> <br /> Trang 1<br /> <br /> Luận văn tốt nghiệp Đại học<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> Chặng đường dài bốn năm Đại học đã dần lui về phía cuối. Việc thực hiện một<br /> đề tài luận văn tốt nghiệp là một trong các học phần bắt buộc trong chương trình đào<br /> tạo tại bậc học Đại học. Hơn thế nữa, đó còn là một ước mơ, một vinh dự của biết bao<br /> sinh viên trong suốt thời gian ở giảng đường Đại học. Cá nhân tôi cũng rất vui khi<br /> được nghiên cứu đúng đề tài mà mình yêu thích, đó là thực hiện nghiên cứu đề tài<br /> “Cái bi trong thơ ca cách mạng Việt Nam 1945 – 1975”.<br /> Vì đây là lần đầu tiên tôi độc lập thực hiện nghiên cứu một công trình có quy<br /> mô lớn nên việc gặp khó khăn và thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Trở ngại đầu tiên<br /> phải kể đến là do hạn chế về năng lực bản thân (kiến thức và khả năng độc lập nghiên<br /> cứu còn kém cỏi). Nhưng nhờ sự hỗ trợ của các bạn, sự tìm tòi khám phá của bản thân<br /> và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Văn Minh, tôi dần vượt qua những<br /> vướng mắc để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.<br /> Bốn năm trên giảng đường Đại học tôi đã tích lũy được nhiều điều bổ ích từ<br /> kiến thức đến nhân cách. Luận văn tốt nghiệp được coi như là kết quả đánh giá cuối<br /> cùng về những gì mà tôi làm được ở Đại học. Thông qua luận văn này, tôi xin chân<br /> thành gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô trong trường Đại học Cần Thơ nói<br /> chung và quý thầy cô ở bộ môn Sư phạm Ngữ Văn nói riêng đã nhiệt tình dìu dắt và<br /> truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin chân thành<br /> biết ơn thầy Trần Văn Minh – người trực tiếp ra đề tài và hướng dẫn tôi hoàn thành<br /> luận văn này.<br /> Chân thành cám ơn!<br /> Cần thơ, tháng 5/2010.<br /> Sinh viên thực hiện<br /> <br /> Nguyễn Hoàng Thiên<br /> <br /> Trang 2<br /> <br /> Luận văn tốt nghiệp Đại học<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên<br /> <br /> ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT<br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br /> 3. Mục đích, yêu cầu<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> PHẦN NỘI DUNG<br /> Chương 1: Cái bi – Những vấn đề lí luận<br /> 1.1 Cái bi – Một phạm trù Mĩ học<br /> 1.1.1 Khái niệm cái bi<br /> 1.1.2 Bản chất thẩm mĩ của cái bi<br /> 1.1.3 Các dạng thức khác nhau của cái bi<br /> 1.2 Cảm hứng về cái bi trong văn chương<br /> 1.3 Mâu thuẫn, xung đột của cái bi trong nghệ thuật<br /> 1.4 Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của cái bi<br /> 1.4.1 Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam những năm 1945 – 1975<br /> 1.4.2 Những chặng đường phát triển của thơ ca cách mạng<br /> Chương 2: Cái bi trong thơ ca cách mạng Việt Nam về đề tài chiến tranh<br /> giai đoạn 1945 – 1975<br /> 2.1 Cảm nhận về sự khốc liệt của chiến tranh<br /> 2.2 Nỗi đau về sự hi sinh mất mát<br /> 2.2.1 Nỗi đau về sự hi sinh mất mát của đồng chí, đồng đội<br /> 2.2.2 Nỗi đau về sự hi sinh mất mát của đồng bào, người thân<br /> 2.3 Nỗi nhớ nhung của người lính trận<br /> 2.3.1 Nỗi nhớ quê hương, gia đình, người yêu<br /> 2.3.2 Tình đồng chí, đồng đội<br /> Chương 3: Cái bi trong thơ ca cách mạng về đề tài hậu phương<br /> giai đoạn 1945 – 1975<br /> <br /> Trang 3<br /> <br /> Luận văn tốt nghiệp Đại học<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên<br /> <br /> 3.1 Nỗi lòng của người mẹ trông con<br /> 3.2 Sự mỏi mòn chờ đợi của người yêu, người vợ<br /> 3.3 Nỗi đau khi đất nước bị chia cắt<br /> PHẦN KẾT LUẬN<br /> Tài liệu tham khảo<br /> Mục lục<br /> Nhận xét của cán bộ hướng dẫn<br /> <br /> Trang 4<br /> <br /> Luận văn tốt nghiệp Đại học<br /> <br /> SVTH: Nguyễn Hoàng Thiên<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> …..…<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> Ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh đã<br /> đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra một kỉ<br /> nguyên mới cho dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên độc lập, tự do. Từ đó cho đến ngày độc<br /> lập thống nhất tổ quốc (ngày 30/4/1975) là ba mươi năm dân tộc ta phải trường kì<br /> kháng chiến. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp rồi đến hơn hai mươi năm<br /> kháng chiến chống Mĩ – Ngụy, hết kẻ thù này đến kẻ thù khác luôn muốn thôn tín và<br /> cướp nước ta bằng mọi giá. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là mốc son chói lọi khép lại<br /> chặng đường ba mươi năm chiến đấu và chiến thắng một cách anh hùng của cả dân tộc<br /> ta. Tuy có nhiều đau thương mất mát nhưng hết sức vẻ vang và đáng tự hào.<br /> Ba mươi năm đã trôi qua, ba mươi năm chỉ là cái chớp mắt của lịch sử nhưng<br /> đủ để một thế hệ trưởng thành, một thế hệ không biết đến chiến tranh nhìn nhận đánh<br /> giá nền văn học chiến tranh và cũng đủ để các thế hệ trưởng thành trong chiến tranh<br /> nhìn nhận lại, đánh giá lại nền văn học cách mạng trong giai đoạn vừa qua – giai đoạn<br /> 1945 – 1975, đặc biệt là thơ ca cách mạng.<br /> Tội ác của kẻ thù xâm lược trong suốt ba mươi năm đau thương ấy đã gây ra<br /> không biết bao nhiêu cảnh tang thương chết chóc. Biết bao nhiêu máu, nước mắt và<br /> tính mạng của đồng bào, chiến sĩ ta đã ngã xuống dưới gót giày xâm lược. Nên dù<br /> muốn hay không thì hiện thực chiến tranh với bao mất mát kèm theo đã, đang và sẽ<br /> hằn sâu trong tâm hồn mỗi con người, mỗi trang viết của các thi sĩ Việt Nam. Theo<br /> bước đi của lịch sử, văn học nói chung và thơ ca nói riêng đã phản ánh chân thực và vô<br /> cùng xúc động về nỗi đau của một thời mất nước này. Đề tài Cái bi trong thơ ca cách<br /> mạng Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã gây cho người viết rất nhiều suy nghĩ và<br /> cảm xúc. Vì thế người viết muốn tìm hiểu sâu và rộng hơn để có cái nhìn khách quan<br /> và hiểu biết thêm về lịch sử, về tâm tư tình cảm con người Việt Nam trong cuộc chiến<br /> không cân sức với của kẻ thù xâm lược.<br /> <br /> Trang 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2