Luận văn tốt nghiệp: Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
lượt xem 6
download
Luận văn: Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang, có cấu trúc nội dung gồm 5 chương. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm rõ nội dung kiến thức cụ thể trong luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp: Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -------- NGUYỄN THỊ KIỀU LAM HÀNH VI ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN AN GIANG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tháng 06 - 2008
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HÀNH VI ĐẦU TƯ VÀ TIẾT KIỆM CỦA HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN AN GIANG CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kiều Lam Lớp DH5TC – MSSV: DTC041747 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tri Khiêm Tháng 06 - 2008
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Tri Khiêm Người chấm, nhận xét 1:………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1:………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày…..tháng…..năm…..
- LỜI CẢM ƠN Thắm thoát 4 năm học cũng trôi qua, tôi sắp phải xa mái trường Đại học nơi có những kỷ niệm vui buồn, những người bạn thân cùng với thầy cô những người mà tôi luôn yêu mến và kính trọng. Đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô trường Đại Học An Giang. Đặc biệt là thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị kinh Doanh những người đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong những năm Đại học. Cảm ơn ba mẹ những người đã sinh và nuôi tôi khôn lớn, những người luôn tạo cho tôi niềm tin và nghị lực trong cuộc sống. Tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến thầy Nguyễn Tri Khiêm người đã hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này với sự nhiệt tình, động viên và khuyến khích. Cảm ơn chân thành đến những hộ nông dân ở 2 Xã Vĩnh Khánh và Vĩnh Chánh đã hổ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình phỏng vấn, thu thập số liệu. Và sau cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi. Đặc biệt là t ập thể lớp DH5TC những người đã cùng tôi song hành trong 4 năm Đại học, luôn sẵn sàng giúp đỡ, động viên tôi những lúc khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Cảm ơn sự đóng góp ý kiến chân thành của các bạn để tôi có thể hoàn thành khóa luận này. Xin chúc tất cả mọi người sức khỏe - hạnh phúc - thành công trong cuộc sống! Sinh viên Nguyễn Thị Kiều Lam
- TÓM TẮT Với hơn 2 triệu dân số sống ở khu vực nông thôn, việc phát triển kinh t ế c ải thi ện đời sống của các hộ gia đình là điều mà các cấp chính quyền địa phương luôn đặt lên hàng đầu. Do đó việc chuyển dịch cơ cấu, phát triển các ngành nghề m ới, các ngành nghề truyền thống cần được quan tâm đẩy mạnh. Hệ quả của các chính sách đó có tác động trực tiếp đến các hộ gia đình nông thôn, vì vậy quá trình tích lũy đ ể tái đầu t ư cho sản xuất là rất cần thiết để nâng cao thu nhập. Với các mức thu nhập khác nhau các h ộ gia đình cũng có các hình thức tiết kiệm và quy mô đầu tư cũng khác nhau. Đề tài tập trung nghiên cứu Hành vi đầu tư và tiết kiệm hộ gia đình khu v ực nông thôn An Giang. Với mục tiêu: - Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư và tiết ki ệm c ủa người dân ở địa bàn nông thôn An Giang. - Ước lượng xu hướng chi tiêu khi thu nhập thay đổi. - Tìm hiểu các hình thức tín dụng và tiết kiệm mà hộ gia đình sử dụng khi thi ếu vốn và thừa vốn. Bố cục của đề tài được chia thành 5 chương: - Chương 1: Giới thiệu. Chương này giới thiệu về lý do chọn đ ề tài, m ục tiêu và phạm vi nghiên cứu. - Chương 2: Cơ sở lý luận. Chủ yếu giải thích những khái niệm liên quan đ ến đ ề tài, mối quan hệ giữa các khái niệm với nhau. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Giới thiệu về các phương pháp thực hi ện đề tài. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu đưa ra nhận xét, đánh giá, thực trạng thu nhập, chi tiêu, đầu tư, tiết kiệm và các yếu tố ảnh hưởng. Ước lượng chi tiêu khi thu nhập thay đổi. Tìm hiểu các hình thức tín dụng và ti ết ki ệm mà h ộ gia đình sử dụng khi thiếu vốn và thừa vốn. - Chương 5: Kết luận, kiến nghị và đề xuất giải pháp.
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................3 2.1. Khái niệm tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu ....................................................3 2.1.1. Tiết kiệm.............................................................................................................3 2.1.2. Đầu tư.................................................................................................................3 2.1.3. Chi tiêu ................................................................................................................3 2.1.4. Thu nhập..............................................................................................................3 2.2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu........................................ 4 3.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................................................5 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................................ 5 3.1.2. Nghiên cứu chính thức......................................................................................... 5 3.1.3. Xử lý dữ liệu........................................................................................................6 3.2. Mẫu..............................................................................................................................6 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu......................................................................................6 3.2.2. Cỡ mẫu................................................................................................................. 6 3.3. Thang đo.......................................................................................................................6 3.3.1. Thang đo biểu danh (danh xưng)......................................................................... 7 3.3.2. Thang đo tỷ lệ.......................................................................................................7 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................. 8 4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn............................................................................................8 4.2. Hiện trạng và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nông thôn An Giang...................... 9 4.2.1. Thu nhập phân theo hoạt động sản xuất.............................................................9 4.2.2. Thu nhập phân theo trình độ học vấn................................................................12 4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập................................................................ 15 4.2.4. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng nhóm hộ........................................................................................................................ 16 4.2.5. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí ................................................................17 4.3. Các hình thức chi tiêu................................................................................................ 18 4.5. Các hình thức tiết kiệm.............................................................................................25 4.7. Các hình thức tín dụng ở nông thôn..........................................................................28 4.7.1. Các hình thức tín dụng phân theo thu nhập....................................................... 30 4.7.2. Các hình thức tín dụng phân theo trình độ học vấn..........................................32 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT....................................................37 GIẢI PHÁP...........................................................................................................................37 5.1. Kết luận ....................................................................................................................37 5.2. Kiến nghị................................................................................................................... 38 5.2.1. Đối với hộ gia đình nông dân.............................................................................38 5.2.2. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương................................................. 39 5.2.3. Đối với các tổ chức tín dụng nông thôn............................................................39
- 5.3. Giải pháp................................................................................................................... 39 5.3.1. Các giải pháp tăng thu nhập cho hộ gia đình ở nông thôn................................39 5.3.2. Giải pháp thúc đẩy các hình thức tín dụng chính thức ở nông dân..................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................43 PHỤC LỤC 1........................................................................................................................44 PHỤC LỤC 2........................................................................................................................49
- DANH MỤC BẢNG Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu.................................4 Bảng 3.1. Các bước nghiên cứu............................................................................................ 5 Bảng 4.1. Thu nhập phân theo hoạt động sản xuất............................................................. 9 Bảng 4.2. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của hộ nông dân và hệ quả đối với từng nhóm hộ....................................................................................................................... 16 ..............................................................................................................................................25 Bảng 4.3. Những lý do mà hộ gia đình tích lũy...................................................................26 Bảng 4.4. Kết quả ước lượng hồi quy............................................................................... 28 Bảng 4.5. Lý do chọn và không chọn các hình thức tín dụng............................................ 34 Bảng 4.6. Tỷ lệ các hộ sử dụng các dịch vụ chính thức....................................................35 Bảng 4.7. Các dịch vụ hộ gia đình sử dụng........................................................................35 Bảng 4.8. Mức độ giao dịch................................................................................................ 36 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn (% trên tổng số hộ điều tra)..................................8 Biểu đồ 4.2. Thu nhập phân theo trình độ học vấn............................................................12 Biểu đồ 4.3. Những khó khăn gặp phải trong quá trình sản suất......................................13 Biểu đồ 4.4. Sử dụng thu nhập sau khi trừ chi phí.............................................................17 Biểu đồ 4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu..................................................19 Biểu đồ 4.7. Các yếu tố ảnh hướng đến hành vi đầu tư...................................................22 Biểu đồ 4.8. Các hình thức tiết kiệm..................................................................................25 Biểu đồ 4.9. Các hình thức tín dụng phân theo thu nhập...................................................30 Biểu đồ 4.10. Các hình thức tín dụng phân theo trình độ học vấn.................................... 32 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu........Error: Reference source not found
- Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua nhờ áp dụng các thành tựu ti ến bộ c ủa khoa h ọc - k ỹ thu ật trong lĩnh vực nông nghiệp nên An Giang luôn dẫn đầu c ả nước về sản l ượng lúa, năm 2007 tỉnh ta đã xuất khẩu trên 502 ngàn tấn tương đương kim ngạch 147,6 tri ệu USD. Bên cạnh đó với hệ thống sông ngòi, kênh gạch chằng chịt vùng Châu th ổ sông C ửu Long và điều kiện thiên nhiên ưu đãi ngành nuôi trồng và ch ế bi ến th ủy s ản c ủa An Giang cũng rất phát triển (hiện có 26 nhà máy chế biến thủy sản, đạt kim ngạch xu ất khẩu năm 2007 với con số 330 triệu USD). Nhờ đó mà hàng năm An Giang có h ơn tri ệu tấn nông thủy sản tham gia vào thị trường trong nước và ngoài nước góp phần chung vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đạt được những thành tựu trên nhờ sự quan tâm, đầu tư đúng mức c ủa Đ ảng, chính quyền địa phương về: cải tạo hệ thống điện, đường ,trường, tr ạm, xây d ựng và hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đê bao, đồng thời khuyến khích nông dân th ực thi ện thâm canh tăng năng suất trên diện tích hiện có, chuyển dịch diện tích tr ồng lúa năng su ất thấp sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hoa màu. Do đó tình hình kinh t ế xã h ội An Giang đã có bước phát triển mới, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu qu ả xu ất hiện và được nhân rộng góp phần gia tăng thu nhập cho người nông dân. Tuy nhiên, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân An Giang cũng còn nh ững t ồn tại, hạn chế. Đời sống ở nông thôn tuy đã được cải thi ện nhưng nông dân ở m ột s ố xã vùng nông thôn, vùng dân tộc mức sống hiện còn rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trình độ thấp. Sản xuất nông nghiệp tuy có phát triển nhưng thiếu tính ổn định và bền v ững. Nhiều nông dân còn sản xuất theo truyền thống, ứng dụng khoa học công ngh ệ vào s ản xuất còn hạn chế, ngoài sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng th ủy sản cũng là th ế m ạnh của An Giang. Hoạt động sản xuất của các hộ gia đình nông dân nông thôn An Giang thường gắn liền với chăn nuôi và trồng trọt. Dó đó thu nhập cũng mang tính th ời v ụ, không ổn định, chịu tác động của diễn biến thị trường…. Thu nhập c ủa nông dân sau khi trừ chi phí, thuế và các khoản khác… một phần sẽ được dành cho ti ết ki ệm, ph ần còn lại để đầu tư tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất. Ti ết ki ệm và đầu t ư ở khu v ực nông thôn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố trong đó việc tăng giá c ủa các y ếu t ố sản xuất đầu vào như: giá cả vật tư, phân bón, xăng d ầu… trên th ị tr ường hi ện đang tăng mạnh. Khu vực nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn An Giang nói riêng đang ngày một phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hi ện đại, nhưng th ực tr ạng hiện nay vẫn dựa vào nông nghiệp là chính, thị trường nông thôn còn bỏ ngỏ, ti ềm năng về vốn dồi dào trong thời gian qua chưa được khai thác đúng m ức, nhất là m ấy năm g ần đây nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhiều trang trại, các hộ nuôi th ủy sản, trồng cây ăn trái đặc sản, chăn nuôi... mỗi năm thu nh ập hàng trăm tri ệu đ ồng và th ậm chí cả tỷ đồng có dư để tích lũy. Một tập quán lâu đời và đã trở thành thói quen c ủa đại đa số người dân nông thôn là thích giữ tiền, vàng… ở nhà thay vì gửi ngân hàng đã làm SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 1
- Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang cho một lượng lớn tiền mặt nhàn rỗi. Bên cạnh đó m ột số hộ gia đình trong quá trình canh tác sản xuất do thiếu vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất thì lại vay m ượn người thân, bạn bè, hàng xóm, vay nóng…với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng. Xuất phát từ những thực tiễn trên nên tôi chọn đề tài “ Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang” làm mục tiêu nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư và ti ết ki ệm của người dân ở địa bàn nông thôn An Giang. Ước lượng xu hướng chi tiêu khi thu nhập thay đổi. Tìm hiểu các hình thức tín dụng và tiết kiệm mà hộ gia đình sử dụng khi thi ếu vốn và thừa vốn. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chọn 100 mẫu để quan sát về “Hành vi đầu tư và tiết ki ệm c ủa hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang”. Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ 30/01/2008 – 19/5/2008. Địa điểm Xã Vĩnh Khánh, Xã Vĩnh Chánh – Huyện Thoại Sơn – Tỉnh An Giang. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 2
- Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu 2.1.1. Tiết kiệm Tiết kiệm của hộ nông dân được hiểu là phần thu nhập còn lại sau khi đã tr ừ chi phí sản xuất, nộp thuế cho chính phủ, chi tiêu tiêu dùng, đầu tư m ở r ộng sản xuất, tiền thuê đất…. Tiết kiệm thường tích lũy dưới nhiều hình thức: tiền mặt, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ…. Trong những điều ki ện nhất đ ịnh ti ết ki ệm còn có th ể xem như là khoản dự phòng khi có chuyện cần thiết lấy ra sử dụng: ốm đau, c ưới xin… Tiết kiệm là khoản tiền nhàn rỗi của hộ nông dân nếu khoản ti ền đó không được đem đi đầu tư hoặc sử dụng thì nó được coi như kho ản tài chính chết, tài chính chết là khoản tài chính không đem lại giá trị gia tăng cho người chủ sở hữu nó, nhưng nếu khoản tài chính đó được đem đi đầu tư, sử dụng m ột cách h ợp lý thì nó s ẽ góp phần gia tăng thu nhập. Do đó những biến động trong tỷ lệ ti ết ki ệm của h ộ nông dân theo thời gian cũng được sử dụng để giải thích và dự báo thái độ chi tiêu và đ ầu tư của hộ nông dân. Tiết kiệm là một hàm số theo thu nhập, lãi suất, chi phí dành cho sản xuất, tập quán sinh hoạt, đầu tư mở rộng sản xuất, lạm phát… 2.1.2. Đầu tư Đầu tư của hộ nông dân là việc bỏ vốn, nhân công lao đ ộng, qu ản lý vào quá trình canh tác, sản xuất kinh doanh trên cơ sở tính toán kinh t ế, xã h ội. M ột h ộ nông dân có mức đầu tư hợp lý sẽ tiết kiệm chi phí sản xuất gia tăng thu nhập. Do đó đ ầu tư đóng một vai trò quan trọng nó quyết định đến thu nhập và tiết kiệm hiện tại cũng như trong tương lai của hộ gia đình khu vực nông thôn. Đầu tư là một hàm số theo quy mô sản xuất, thu nhập, tài sản dành cho sản xuất, tiết kiệm, khấu hao, tập quán sinh hoạt, thuế, trình độ học vấn… 2.1.3. Chi tiêu Chi tiêu của hộ nông dân là hành vi nhằm thỏa mãn đ ời s ống v ật ch ất và tinh thần. Chi tiêu là một khoản chi bắt buộc tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của nông hộ và khả năng của từng hộ mà mức chi tiêu nhiều hay ít. Hộ giàu th ường có xu h ướng chi tiêu nhiều hơn những hộ trung bình và nghèo. Chi tiêu của hộ nông dân ph ụ thu ộc vào nhiều yếu tố như: thu nhập, của cải hay tài sản, t ập quán sinh s ống… trong đó thu nhập đóng vai trò quan trọng nó quyết định đến mức chi tiêu nhiều hay ít c ủa h ộ gia đình. Chi tiêu là một hàm số theo thu nhập, tiết kiệm, tập quán sinh ho ạt, đầu t ư m ở rộng sản xuất, giá cả hàng hóa, lạm phát…. 1 2.1.4. Thu nhập Thu nhập của một nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động c ủa gia đình, cho tích lũy và tái s ản xuất mở rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả c ủa các ho ạt động SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 3
- Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang sản xuất kinh doanh mà họ thực hiện. Có thể phân thu nhập của h ộ nông dân thành 2 loại: - Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp như: Trồng trọt (lúa, màu, rau, quả…); từ chăn nuôi (gia súc, gia c ầm…) và nuôi trồng thủy sản (tôm, cá…). - Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các ho ạt đ ộng ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí…. Ngoài ra thu nh ập phi nông nghi ệp còn được tạo ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán… Thu nhập là một hàm số theo quy mô sản xuất, chi phí dành cho sản xuất, tiết kiệm, đầu tư mở rộng sản xuất, số người lao động trong gia đình, trình độ học vấn… 2.2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu Diện tích cach tác, (2) nuôi trồng Thu nhập danh nghĩa (3) (1) Thu nhập thuần (4a) (4c) (4b) (5a) (5b) (5.a) Tiết kiệm Chi tiêu, Đầu tư (6a) chi khác (6b) Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư, thu nhập và chi tiêu (1) Chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thi ết bị… đầu t ư vào di ện tích canh tác, nuôi trồng. (2) Khi đến mùa vụ thu hoạch bán tạo ra thu nhập danh nghĩa. (4a),(4b), (4c) Một phần thu nhập thuần sẽ được đem đi ti ếp tục đầu tư sản xuất, một phần được giữ lại chi tiêu hàng ngày, nếu có dư sẽ được tiết kiệm. (5a), (5b) Trong quá trình đầu tư hoặc chi tiêu nếu thiếu tiền hộ nông dân có thể bổ sung bằng nguồn tiết kiệm. (6a), (6b) Trong quá trình đầu tư sản xuất n ếu thừa ti ền một ph ần h ộ nông dân có thể bổ sung thêm nguồn tiết kiệm hoặc bổ sung thêm cho chi tiêu. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 4
- Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang 1 Nguồn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập c ủa hộ nông dân do thay đ ổi hệ thống canh tác ở Đồng bằng Sông Hồng. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu Bảng 3.1. Các bước nghiên cứu Bước Dạng nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật phỏng vấn Phỏng vấn sâu 1 Sơ bộ Định tính n=3 Phỏng vấn trực tiếp 2 Sơ bộ Định lượng n=5 Phỏng vấn trực tiếp 3 Chính thức Định lượng n = 100 Xử lý thông tin 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ Phỏng vấn sâu với 3 hộ nông dân được chọn thuận tiện vi ệc phỏng vấn, ý kiến của các nông dân đưa ra được ghi lại để làm c ơ sở cho vi ệc thi ết k ế bảng câu hỏi. Phỏng vấn trực tiếp 5 hộ nông dân dựa trên bảng câu h ỏi đã đ ược thi ết k ế sẵn, mục đích của việc phỏng vấn này là phát hiện ra những sai sót: - Người được phỏng vấn có hiểu và trả lời được câu hỏi của mình hay không? - Câu hỏi đưa ra có đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin cần thiết hay không? - Những câu hỏi có gây khó khăn cho quá trình trả lời c ủa người đ ược ph ỏng vấn hay không? Từ đó chỉnh sửa cho phù hợp để bước vào phỏng vấn chính thức. Chưa chỉnh Chỉnh lại Thu nhập/tháng của gia đình cô, chú chủ Thu nhập của gia đình cô, chú chủ yếu từ yếu từ những nguồn nào và cụ thể là bao những nguồn nào và cụ thể là bao nhiêu nhiêu? trong năm qua? 3.1.2. Nghiên cứu chính thức Dựa trên bảng câu hỏi chính thức tiến hành thu thập d ữ li ệu sơ c ấp thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp đến từng nhà 100 hộ tại khu v ực Xã Vĩnh Khánh, Vĩnh Chánh kết hợp với việc quan sát, đồng thời giải thích những từ ngữ còn khá xa lạ với SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 5
- Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang hộ nông dân như: khấu hao, lạm phát… để từ đó các hộ có th ể đ ưa ra đáp án chính xác, việc này giúp cho nguồn thông tin thu thập được có độ tin cậy cao. Ngoài ra những ý kiến, đề nghị của người dân đưa ra cũng được ghi lại trong bảng câu hỏi để làm cơ sở cho quá trình phân tích, kết luận sau này mà nh ững d ữ liệu định lượng chưa giải thích được. Số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ sách, internet, những ki ến th ức đã h ọc ở trường và hiểu biết của bản thân trong quá trình sinh sống tại nông thôn. Tham khảo những tài liệu có liên quan, tài liệu gi ảng dạy các c ủa giáo viên, tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn. 3.1.3. Xử lý dữ liệu Phương pháp thống kê mô tả nhằm đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp mà trong đó nhấn mạnh đến tình hình kinh tế của nông hộ: tình hình đầu tư, tiết kiệm của nông hộ, kết quả thu nhập, các yếu t ố ph ục v ụ s ản xuất; các hình thức tín dụng ở nông thôn. Phương pháp hồi quy được áp dụng để xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu và thu nhập. Mục đích nhằm xem xét việc thu nhập thay đổi thì chi tiêu s ẽ thay đ ổi nh ư thế nào. Ta có phương trình hàm chi tiêu: Y = b + aX Với: Y: Chi tiêu (biến phụ thuộc). X: Thu nhập (biến độc lập). b: Hằng số a: Hệ số của X. Sau khi phỏng vấn 100 mẫu dữ liệu được mã hóa, làm sạch, nhập li ệu trên máy tính và xử lý. Dữ liệu sau khi được xử lý cần phải xem xét tính hợp lý, phù hợp với mục tiêu cần nghiên cứu để tiến hành phân tích, đánh giá, nhận xét. 3.2. Mẫu 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu Sau khi lựa chọn địa điểm nghiên cứu tại 2 Xã Vĩnh Khánh và Vĩnh Chánh. Việc chọn hộ điều tra được thực hiện với 20 mẫu được chọn ngẫu nhiên ở khu vực chợ Vĩnh Khánh, 80 mẫu được chọn thuận tiện những nông hộ ở 2 Xã. Mục đích của việc lựa chọn này nhằm xem xét coi việc ngành nghề tạo ra thu nhập gi ữa nhóm nông hộ và nhóm hộ sống ở khu vực chợ có khác nhau không. 3.2.2. Cỡ mẫu Cỡ mẫu càng lớn thì ước lượng càng tin cậy nhưng do gi ới hạn về thời gian, kinh phí nên tôi chỉ chọn 100 mẫu để nghiên cứu và kết luận cho một tổng thể là tỉnh An Giang. 3.3. Thang đo Có 2 loại thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi chính th ức: Thang đo bi ểu danh và thang đo tỷ lệ. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 6
- Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang 3.3.1. Thang đo biểu danh (danh xưng) Thang đo biểu danh là loại thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, nó không có ý nghĩa về lượng, bao gồm câu hỏi một lựa chọn và nhiều lựa chọn: - Câu hỏi một lựa chọn Câu 19: Trình độ học vấn cô (chú) cấp mấy? Cấp I trở xuống. Cấp II. Cấp III. Trên phổ thông. - Câu hỏi nhiều lựa chọn Câu 5: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của cô (chú) là gì? Thu nhập Đầu tư Lạm phát Tiết kiệm Giá cả hàng hóa Học hành Tập quán sinh hoạt Khác…… 3.3.2. Thang đo tỷ lệ Thang đo tỷ lệ là loại thang đo trong đó dùng để đo đ ộ l ớn và gốc O có ý nghĩa. Dạng thông thường nhất của thang đo tỷ lệ là hỏi trực tiếp thông tin đã ở dạng tỷ lệ. Ví dụ câu hỏi sau: Câu 1: Thu nhập của gia đình cô (chú) chủ yếu từ những ngu ồn nào và c ụ th ể là bao nhiêu trong năm qua? Đồng /năm Trồng lúa Trồng hoa màu Chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản Buôn bán Tiểu thủ công nghiệp Dịch vụ Làm thuê Khác…………………………………… SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 7
- Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn Biểu đồ 4.1. Cơ cấu kinh tế nông thôn (% trên tổng số hộ điều tra) Khác 15 Tiểu thủ công nghiệp 6 Nuôi trồn thủy sản 9 Dịch vụ 9 Trồng hoa màu 15 Chăn nuôi 19 Buôn bán 22 Làm thuê 34 Trồng lúa 80 0 20 40 60 80 100 % Đa số hộ gia đình khu vực nông thôn sống bằng nghề tr ồng lúa chi ếm đ ến 80%, làm thuê 34 %, buôn bán 22 %, chăn nuôi 19 %, trồng hoa màu 15 %, nuôi tr ồng thủy sản 9%, dịch vụ 9 %, tiểu thủ công nghiệp 6 %, khác chi ếm 15% nh ư: ki ều h ối, phụ cấp, làm công ăn lương… trên tổng số hộ điều tra. Ta th ấy sự phân công lao động khu vực nông thôn vẫn nặng về nông nghiệp và cụ thể là trồng lúa. Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát tri ển đáng k ể nhờ chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp và tận d ụng nh ững ph ế phẩm từ trồng trọt và đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó hệ thống thủy điện, giao thông nông thôn được phủ khắp các ấp, xã trong tỉnh. Vì vậy hầu hết các hộ gia đình đều có tivi, xe gắn máy… tạo đi ều ki ện thuận lợi cho việc đi lại cũng như phát triển kinh tế nông thôn được dễ dàng. Đặc biệt là người dân có điều kiện tiếp thu tiến bộ khoa học – kỹ thu ật, nh ững mô hình chăn nuôi, trồng trọt đạt hiệu quả từ những hộ nông dân khác thông qua chương trình làm bạn với nhà nông, nông thôn An Giang trên tivi và h ọc h ỏi kinh nghi ệm t ừ nh ững hộ nông dân sản xuất giỏi, nhờ vậy mà sản xuất ngày càng đạt hi ệu qu ả h ơn góp phần gia tăng thu nhập cho kinh tế hộ. Trong lĩnh vực trồng trọt và đặc biệt là trồng lúa hiện nay với giá cả dao đ ộng 4.400 đồng/kg – 6.000 đồng/kg từ đầu mùa vụ đến nay làm cho nông dân rất ph ấn khởi thay vì trong những năm trước lợi nhuận thu được cho m ột công t ừ v ụ đông xuân từ 1 triệu – 2 triệu thì vụ mùa năm nay hộ đạt lợi nhuận th ấp nh ất cũng là 2,5 triệu/công và cao nhất có thể đạt 5 triệu/công. Ông Nguyễn Văn Dự m ột h ộ nông dân cho biết: “Những năm trước khi giá lúa cao nhất cũng chỉ đạt được 3.500 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 8
- Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang đồng/kg gia đình ông sản xuất chỉ đủ ăn nhi ều khi chỉ dư đ ược chút đ ỉnh. Do v ậy món nợ ông vay ngân hàng 50 triệu để mở rộng sản xuất vẫn chưa tr ả đ ược nh ưng năm nay với giá lúa như vậy khi bán ông không những trả được n ợ mà có d ư n ữa. Nhưng hiện nay với giá cả vật tư nông nghiệp tăng chóng mặt gấp 2 – 3 lần mà n ếu giá lúa không giữ ở mức này thì có lẽ vụ tới sẽ lỗ nặng”. Chăn nuôi chủ yếu tập trung vào các loại gia súc và gia cầm phổ biến như: gà, vịt, heo, bò… nhưng thời gian qua do dịch cúm gia c ầm những nhóm h ộ có thu nh ập chủ yếu từ chăn nuôi bị ảnh hưởng đáng kể, làm cho thu nhập không những đã th ấp mà còn phải lâm vào cảnh nợ nần. Buôn bán, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp tập trung ở những khu v ực đông dân cư, khu vự chợ trong thời gian qua cũng phát phát triển mạnh vì đây là ngành mang lợi nhuận cao, do vậy rất được người dân ưa chuộng và số lượng không ngừng tăng lên. Bên cạnh hộ có nguồn thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán… thì làm thuê tập trung ở những số hộ không có đất canh tác hoặc diện tích đất canh tác thấp (thu nhập thấp thường tập trung vào nhóm hộ này), những hộ có máy móc ph ục v ụ s ản xuất nông nghiệp: máy cày, máy tuốt lúa, máy bơm nước…. Ngoài ra m ột số hộ còn có nguồn thu khác từ kiều hối, trợ cấp xã hội, làm công ăn lương. 4.2. Hiện trạng và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nông thôn An Giang Sắp xếp thu nhập của 100 hộ quan sát theo thứ tự từ thấp đến cao và phân thành 4 nhóm bằng nhau: Thu nhập nhóm cao nhất từ 3 triệu đồng/người/tháng tr ở lên, thu nhập nhóm khá từ 1,5 triệu đồng/người/tháng – 3 triệu đồng/người/tháng, thu nhập nhóm trung bình từ 700 ngàn đồng/người/tháng – 1,5 triệu đ ồng/người/tháng, thu nhập nhóm thấp nhất từ 700 ngàn đồng/người/tháng trở xuống. Cuối cùng, trong khoảng hộ đều nhau đó tính thu nhập trung bình c ủa mỗi nhóm. M ục đích c ủa vi ệc phân nhóm hộ theo mức thu nhập này để xác định được các yếu t ố ảnh h ưởng đ ến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư của từng nhóm hộ sẽ như thế nào. 4.2.1. Thu nhập phân theo hoạt động sản xuất Bảng 4.1. Thu nhập phân theo hoạt động sản xuất Nhóm hộ Nhóm hộ Nhóm hộ Nhóm hộ khá Thu nhập cao nhất trung bình thấp nhất Ngđồng % Ngđồng % Ngđồng % Ngđồng % Trồng lúa 3.711 71,9 1.149 60,1 712 65,7 211 43,8 Trồng hoa màu 10 0,2 44 2,3 46 4,2 7 1,5 Chăn nuôi 0 0 50 2,6 91 8,4 53 11 NTTSản 1.044 20,2 51 2,7 0 0 0 0 Buôn bán 265 5,1 386 20,2 64 5,9 44 9,1 TTCNghiệp 0 0 48 2,5 42 3,9 0 0 Dịch vụ 15 0,3 63 3,3 47 4,3 15 3,1 Làm thuê 52 1 24 1,3 65 6 134 27,8 Khác 65 1,3 96 5 16 1,5 18 3,7 Tổng 5.162 100 1.911 100 1.083 100 482 100 SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 9
- Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang Mặc dù kinh tế hộ nông dân ở khu vực nông thôn An Giang rất phong phú và đa dạng. Nhưng cho đến nay, nông nghiệp vẫn là nền tảng và là th ế m ạnh c ủa kinh t ế hộ. Đại đa số cư dân nông thôn An Giang đều coi sản xuất nông nghi ệp là ho ạt đ ộng đem lại thu nhập chính lâu dài cho hộ gia đình. Bên c ạnh đó nó còn đ ảm b ảo ngu ồn lương thực tại chỗ cho gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy: - Nhóm hộ thu nhập cao có nguồn thu chính chủ yếu từ trồng lúa 3,711 tri ệu đồng/người/tháng (chiếm 71,9%), nuôi trồng thủy sản là 1,044 tri ệu đồng/người/tháng chiếm (20,2%). - Nhóm hộ thu nhập khá có nguồn thu chủ yếu là từ trồng lúa 1,149 tri ệu đồng/người/tháng (chiếm 60,1%), buôn bán 386 ngàn đồng/người/tháng (chi ếm 20,2%). - Nhóm hộ trung bình có nguồn thu chủ yếu là từ trồng lúa 712 tri ệu đồng/người/tháng (chiếm 65,7%) chăn nuôi 91 ngàn đồng/người/tháng (chiếm 8,4%). - Nhóm hộ thu nhập thấp nhất thì nguồn thu chủ yếu từ trồng lúa 211 ngàn đồng/người/tháng (chiếm 43,8%), làm thuê 134 ngàn đồng/người/tháng (chi ếm 27,8%), chăn nuôi 53 ngàn đồng/người/tháng (chiếm 11%). Hầu hết các nhóm hộ có mức thu nhập chênh lệch khác nhau khá xa, thu nh ập nhóm hộ cao nhất đạt 5,162 triệu đồng/người/tháng cao gấp 2,7 lần so v ới nhóm h ộ khá là 1,911 triệu đồng/người/tháng, gấp 4,8 lần so với nhóm h ộ trung bình là 1,083 triệu đồng/người/tháng và gấp 10,7 lần so với nhóm hộ thu nhập thấp là 482 ngàn đồng/người/tháng. Trong thời gian qua nhờ việc áp dụng tiến bộ khoa học - k ỹ thu ật vào s ản xu ất nên năng suất lúa không ngừng tăng lên cùng với việc đa canh, đa dạng hóa ho ạt động sản xuất trong nông nghiệp được phát triển rộng khắp trong vài năm gần đây. Vì vậy thu nhập hộ nông dân ngày càng tăng. Trong lĩnh vực trồng lúa có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm quan sát trong đó: - Thu nhập nhóm hộ cao nhất từ trồng lúa đạt 3,711 triệu đồng/người/tháng - Thu nhập nhóm hộ khá đạt 1,149 triệu đồng/người/tháng. - Thu nhập nhóm hộ trung bình từ trồng lúa đạt 712 ngàn đồng/người/tháng. - Thu nhập nhóm hộ thấp nhất từ trồng lúa đạt 211 ngàn đồng/người/tháng. Như vậy, nhóm hộ cao nhất có thu nhập từ trồng lúa cao gấp 3,2 l ần nhóm h ộ thu nhập khá, cao gấp 5,2 lần so với nhóm hộ có thu nhập trung bình và cao g ấp 17,6 lần so với nhóm hộ thấp nhất, sở dĩ có sự chênh lệch về thu nhập này là do s ự cách biệt về diện tích đất canh tác giữa các nhóm hộ: - Nhóm có diện tích đất canh tác cao nhất đạt 180 công. - Nhóm có diện tích đất canh tác thấp nhất là 1,5 công. Ngoài ra để bù đắp những thiếu hụt từ trồng lúa, nhi ều hộ nông dân còn có thêm thu nhập từ hoạt động sản xuất khác như: nuôi trồng thủy sản, buôn bán, ti ểu thủ công nghiệp, dịch vụ… và xu hướng này ngày càng mở rộng. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 10
- Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang Tổng giá trị nuôi trồng thủy sản của các nhóm là 1,095 tri ệu đồng/người/tháng trong đó: - Nhóm thu nhập cao là 1,044 triệu đồng/người/tháng. - Nhóm hộ khá là 51 ngàn đồng/người/tháng. Sở dĩ nuôi trồng thủy sản chỉ tập trung ở nhóm hộ có thu nhập cao nhất là vì: - Đòi hỏi phải có nhiều vốn, trình độ hiểu biết, kỹ thuật nuôi trồng. - Có khả năng gặp nhiều rủi ro vì chịu sự tác động c ủa nhiều yếu tố nh ư: d ịch bệnh, chất lượng con giống, giá cả đầu ra… Vì vậy, một số hộ từ con cá, tôm mà làm giàu thì cũng có m ột số h ộ vì nó ph ải phá sản lâm vào cảnh nợ nần từ hộ giàu trở thành hộ nghèo. Buôn bán tập trung những khu vực đông dân cư, chợ thu nhập trung bình c ủa từng nhóm quan sát cụ thể như sau: - Nhóm thu nhập cao 265 ngàn đồng/người/tháng. - Nhóm thu nhập khá 386 ngàn đồng/người/tháng. - Nhóm thu nhập trung bình 64 ngàn đồng/người/tháng. - Nhóm thu nhập thấp 44 ngàn đồng/người/tháng. Buôn bán ở nhóm hộ thu nhập cao nhất và khá chủ yếu bán vật tư nông nghiệp, tạp hóa, thuốc tây… còn nhóm hộ thu nhập trung bình và nhóm th ấp nhất ch ủ yếu là buôn bán nhỏ: bán bún, rau cải, bán cá… Chăn nuôi chủ yếu tập trung ở nhóm hộ trung bình chiếm 8,4% và hộ thấp nhất là 11%. Bên cạnh các nhóm hộ có thu nhập chính t ừ tr ồng lúa, nuôi tr ồng th ủy s ản, buôn bán… thì ở nhóm hộ thấp nhất có nguồn thu nhập chính khác cũng r ất quan trọng đó là làm thuê 134 ngàn đồng/người/tháng. Đây là nhóm th ường t ập trung những hộ không có đất canh tác hoặc có diện tích đất canh tác thấp, vì vậy làm thuê được coi như là hoạt động chính nhằm mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, tuy nhiên thu nhập của nhóm hộ này thường không ổn định, bấp bênh vì ch ỉ mang tính thời vụ. Ngoài ra, các nhóm hộ còn có nguồn thu khác từ hoa màu, ti ểu th ủ công nghi ệp, dịch vụ, kiều hối, phụ cấp… mặc dù đây là m ột kho ản thu không l ớn ch ỉ t ập trung ở một số hộ nhưng nó cũng rất quan trọng đối với vi ệc đầu t ư nông nghi ệp c ủa h ộ nông dân đặc biệt là nhóm hộ có thu nhập thấp, thường thì nhóm h ộ này ch ỉ c ần 100 – 500 ngàn đồng là có thể đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt góp ph ần gia tăng thu nhập. Nhìn chung, nguồn thu nhập chính của hộ gia đình khu v ực nông thôn An Giang chủ yếu từ các nguồn trồng lúa, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, buôn bán, làm thuê. Ngoài ra một số hộ còn có nguồn thu từ trồng hoa màu, dịch vụ, ti ểu th ủ công nghiệp, kiều hối và phụ cấp…. Việc chênh lệch về diện tích đất canh tác, nuôi trồng càng tạo khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm hộ ngày càng rõ r ệt ảnh h ưởng chung đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vi ệc gi ảm s ự cách bi ệt v ề giàu nghèo ở nông thôn ngày càng khó khăn. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 11
- Hành vi đầu tư và tiết kiệm của hộ gia đình khu vực nông thôn An Giang 4.2.2. Thu nhập phân theo trình độ học vấn Biểu đồ 4.2. Thu nhập phân theo trình độ học vấn % % 80 80 67 67 70 70 60 53 60 50 50 40 33 40 33 30 30 25 22 20 8 20 10 10 0 0 Cấp I tr ở Cấp II Cấp III Trên phổ Cấp I trở Cấp II Cấp III Trên phổ xuống thông xu ống thông Nhóm hộ cao nhất Nhóm hộ khá % % 30 28 40 38 25 35 19 30 20 25 15 20 15 10 10 6 5 5 0 0 Cấp I trở xuống Cấp II Cấp I trở xuống Cấp II Nhóm hộ trung bình Nhóm hộ thấp nhất Từ kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn có tác động lớn đến thu nhập của các hộ gia đình với quy mô và tính chất khác nhau: - Trình độ cấp I trở xuống nhóm hộ thu nhập cao chỉ chiếm 8%, thu nhập khá là 25%, trong khi đó nhóm hộ có thu nhập trung bình 28% và nhóm thu nh ập th ấp 38% số hộ. - Trình độ cấp II nhóm hộ thu nhập cao lại chi ếm tỷ lệ lớn đ ến 53%, thu nh ập khá là 22%, còn lại nhóm hộ có thu nhập trung bình 19% và nhóm thu nhập thấp 6%. - Trình độ cấp III chỉ còn lại nhóm hộ thu nhập cao 67% và thu nhập khá 33%. - Trái ngược lại, ở trình độ trên phổ thông thì nhóm thu nhập khá chi ếm đa s ố với tỷ lệ 67% còn lại là 33% là các hộ có thu nhập cao. Qua đó chúng ta thấy rằng trình độ học vấn cũng là m ột yếu t ố quy ết đ ịnh đ ến thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn. Đa phần các hộ có thu nhập cao, khá có trình độ học vấn từ cấp II trở lên, còn ngược lại các h ộ gia đình có thu nh ập th ấp, trung bình chỉ tập trung ở trình độ cấp I. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Lam Trang 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp : Chiến lược Marketing của Công ty Vật Tư Bưu Điện I trong thời gian tới
114 p | 3425 | 1647
-
Đề tài luận văn tốt nghiệp "Kế toán nguyên vật liệu"
53 p | 2927 | 1599
-
Luận văn tốt nghiệp: “Ngăn ngừa và xử lí nợ quá hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hà Nội”
61 p | 1480 | 916
-
Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hà Tây”
29 p | 1355 | 822
-
Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng công thương Ba Đình”
73 p | 1163 | 743
-
Luận văn tốt nghiệp "Hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Phát hành sách Hải Phòng"
69 p | 1755 | 713
-
Luận văn tốt nghiệp "Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm gạch ốp lát Granit tại Công ty Thạch Bàn."
87 p | 1094 | 540
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý ở Công ty Điện lực Hà Nội”
119 p | 679 | 454
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hành vi tiêu dùng của khách hàng quốc tế và ảnh hưởng của nó tới các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập
113 p | 500 | 59
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống tra cứu khách sạn trên hệ điều hành Android
15 p | 214 | 46
-
Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu cấu trúc hạt nhân
61 p | 208 | 32
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Kinh tế xây dựng: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình Trường tiểu học Đa Thiện hạng mục phần thô (Móng-Đà kiềng-Sàn Tầng hầm &Tầng trệt)
163 p | 60 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam chi nhánh Cần Thơ - Phòng giao dịch Ninh Kiều giai đoạn 2020-2022
103 p | 34 | 20
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho công ty tuyển than Hòn Gai - Vinacomin, Quảng Ninh
62 p | 153 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee của người dân Thành phố Cần Thơ
90 p | 27 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mạng di động Vinaphone của khách hàng tại huyện An Biên tỉnh Kiên Giang
98 p | 25 | 12
-
Tóm tắt Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng game “Điểm kết thúc của hành tinh khỉ” trên WindowsPhone
17 p | 87 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn