Luận văn tốt nghiệp "Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam"
lượt xem 275
download
Có thể nói hiện nay các nền kinh tế của các nước trên thế giới cũng như các khu vực khác nhau có trình độ phát triển chênh lệch khá lớn. Phần lớn các nước khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á có nền kinh tế phát triển mạnh với mức thu nhập GDP trên đầu người lên tới hàng chục nghìn USD. Một số nước khu vực Nam Mỹ, Đông Âu, Bắc Phi, Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển ở mức trung bình, với mức thu nhập GDP trên đầu người ở khoảng từ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp "Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam"
- LUẬN VĂN Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt Nam
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam CHƯƠNG I CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG VÀ HỆ THỐNG THUẾ QUAN CÁC NƯỚC -1 -
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY: Có thể nói hiện nay các nền kinh tế của các nước trên thế giới cũng như các khu vực khác nhau có trình độ phát triển chênh lệch khá lớn. Phần lớn các nước khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á có nền kinh tế phát triển mạnh với mức thu nhập GDP trên đầu người lên tới hàng chục nghìn USD. Một số nước khu vực Nam Mỹ, Đông Âu, Bắc Phi, Đông Nam Á có nền kinh tế phát triển ở mức trung bình, với mức thu nhập GDP trên đầu người ở khoảng từ 1.000 tới 10.000 USD/năm. Một số quốc gia còn lại tập trung ở Châu Phi, Nam Á....có nền kinh tế kém phát triển với mức thu nhập GDP trên đầu người dưới 1.000 USD. Bức tranh phát triển không đồng đều của nền kinh tế các nước trên thế giới là một thực trạng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân mang tính lịch sử từ hình thành và phát triển của mỗi quốc gia từ hệ thống quan hệ sản xuất cho tới lực lượng sản xuất. Như chúng ta đã biết, mỗi quốc gia có những lợi thế so sánh riêng xuất phát từ những nét đặc thù của vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người và cả mức độ phát triển của nền kinh tế như đã đề cập ở trên... Chính những lợi thế so sánh khác nhau của các quốc gia đã tạo nên nhu cầu phân công lao động quốc tế nhằm thu được hiệu quả cao nhất cho mỗi quốc gia. Quá trình phân công lao động quốc tế phát triển sâu sắc sẽ làm cho các nền kinh tế của các quốc gia khác nhau ngày càng phụ thuộc vào nhau, dòng vốn đầu tư, dòng hàng hoá trao đổi giữa các quốc gia tăng lên mạnh mẽ. Chính những yêu cầu xuất phát từ thực tế này đã dẫn tới khái niệm mới thường được sử dụng hiện nay là Toàn cầu hoá, một mức độ phát triển rất cao của phân công lao động quốc tế. Toàn cầu hoá là quá trình tăng cường hợp tác phát triển giữa các quốc gia cả song phương và đa phương trong lĩnh vực kinh tế cũng như trong các lĩnh vực khác như xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hoá, an ninh....Xu hướng toàn cầu hoá đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các định chế quốc tế mang tính toàn cầu, tính khu vực hoặc song phương. Điển hình nhất là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có nhiệm vụ điều tiết các mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia là thành viên của tổ chức này. Xu thế chung hiện nay sau quá trình đấu tranh thông qua các diễn đàn quốc tế, các vòng đàm phán đa phương và song phương là các quốc gia chậm phát triển đang yêu cầu các quốc gia phát triển tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để hàng hoá của họ có thể xuất khẩu được nhiều sang các nước Phát triển và -2 -
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam các nước phát triển cũng đòi hỏi các nước còn lại mở cửa hơn nữa để dòng vốn đầu tư và dòng hàng hoá, dịch vụ công nghệ cao của họ thâm nhập mạnh mẽ thị trường các nước này. Hệ thống Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) được nghiên cứu ở bản luận văn này là những ưu đãi mà các nước phát triển giành cho các nước đang phát triển để các nước này có thể tăng cường việc xuất khẩu vào các nước phát triển. II. CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA CÁC NƯỚC NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH BUÔN BÁN QUỐC TẾ 1.1 Nguyên tắc tương hỗ: Trên nguyên tắc này các bên giành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhau trong quan hệ buôn bán với nhau. Mức độ ưu đãi và điều kiện nhân nhượng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của các bên tham gia. Bên yếu hơn thường bị lép vế và thường bị buộc chấp nhận những điều kiện do bên có thế lực kinh tế mạnh hơn đưa ra. Ngày nay các nước ít áp dụng nguyên tắc này trong quan hệ buôn bán với nhau. Nguyên tắc “Đãi ngộ tối huệ quốc - MFN” Most Favoured Nation Treatment Đây là nguyên tắc không phân biệt đối xử “Non Discrimination”. Nghĩa là các bên tham gia trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ giành cho các nước khác. Nguyên tắc này được hiểu theo hai cách: + Cách 1: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong các quan hệ kinh tế thương mại quốc tế đã hoặc sẽ giành cho bất kỳ một nước thứ ba nào thì cũng giành cho bên tham gia kia được hưởng một cách vô điều kiện. + Cách 2: Hàng hoá di chuyển từ một bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức thuế và các phí tổn cao hơn những thuế quan và những thủ tục phiền toái hơn những thuế quan và thủ tục đang hoặc sẽ được áp dụng đối với hàng nhập vào từ nước thứ ba nào khác. Theo luật quốc tế thì đây là một nguyên tắc điều chỉnh các mối quan hệ thương mại và kinh tế giưã các nước trên cơ sở các hiệp định, hiệp ước ký kết giữa các nước một cách bình đẳng -3 -
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam và có đi có lại đôi bên cùng có lợi. Do đó xét theo góc độ luật quốc tế thì điều chủ yếu của quy chế tối huệ quốc (MFN) là không phải cho nhau hưởng các đặc quyền mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về các cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế. Mục đích chính của việc sử dụng nguyên tắc MFN trong buôn bán quốc tế là nhằm chống phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, làm cho điều kiện cạnh tranh giữa các bạn hàng ngang bằng nhau nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển. Mức độ và phạm vi áp dụng của nguyên tắc MFN phụ thuộc vào mức độ quan hệ thân thiện giữa các nước áp dụng với nhau. Lịch sử hình thành và phát triển chế độ MFN đã có trên 200 năm. Năm 1948 qui chế này chính thức đựơc GATT (Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch) đưa vào điều một của GATT và coi đây là cơ sở quan trọng kêu gọi các nước hội viên cho nhau hưởng chế MFN nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước hội viên. Hội nghị Thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) từ năm 1968 cũng đã thành lập hệ thống ưu đãi chung (GSP) dành cho các nước đang phát triển, tuy nhiên hệ thống chung này không mang tính cam kết và phạm vi áp dụng chỉ hạn chế ở một số mặt hàng xuất khẩu thành phẩm và ban thành phẩm có xuất xứ từ các nước đang phát triển. Nguyên tắc MFN được các nước áp dụng dưới các hình thức khác nhau, nhưng nhìn chung có hai cách áp dụng như sau: + Áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện: Quốc gia được hưởng tối huệ quốc phải chấp nhận thực hiện những điều kiện mà quốc gia và chính phủ quốc gia cho hưởng đòi. + Áp dụng chế độ tối huệ quốc vô điều kiện. Nguyên tắc MFN là nguyên tắc “không phân biệt đối xử “ nhưng thực tế nó chính là nguyên tắc phân biệt đối sử giữa các nước trong quan hệ buôn bán. Sự phận biệt đối sử này được thể hiện trên những mặt sau: +Trình độ phát triển kinh tế của các nước có sự chênh lệch lớn, áp dụng chế độ ưu đãi chung trong quan hệ buôn bán với nước giàu và nghèo, sẽ dẫn tới lợi ích kinh tế thu được của các nước này rất chênh lệch nhau, các nước nghèo hơn sẽ bất lợi trong thương mại khi được sử dụng chế độ MFN như các nước giàu khác. -4 -
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam + Nguyên tắc MFN là công cụ để phân biệt đối xử giữa các nước được hưởng MFN và các nước không được hưởng. + Nguyên tắc này được áp dụng nhằm gây áp lực kinh tế và chính trị đối với các nước muốn được hưởng MFN. Hiện nay nguyên tác MNF được rất nhiều nước áp dụng ví dụ Mỹ là một điển hình. Chế độ tối huệ quốc (MNF) được Mỹ áp dụng đầu tiên năm 1778 trong buôn bán với Pháp, sau đó là Anh, Nhật, Đức. Trong suốt hơn một thế kỷ Mỹ áp dụng MFN có điều kiện. Từ năm 1923 Mỹ áp dụng thêm chế độ MFN không điều kiện, nhằm khuyến khích đẩy mạnh thương mại, hỗ trợ cho sự bùng nổ về kinh tế của Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Những nước áp dụng MFN bình quân thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá là 9%, trong khi đó thuế nhập khẩu bình thường không được hưởng MFN bị đánh cao gấp 7 lần. Tính đến năm 1992 Mỹ đã cho 160 nước được hưởng qui chế MFN trong quan hệ buôn bán với Mỹ, và thường Mỹ áp dụng chế độ MFN có điều kiện để gây sức ép về kinh tế chính trị đối với các bạn hàng như từ tháng 2/1980 Mỹ cho Trung quốc hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN) nhưng phải gia hạn hàng năm để kiềm chế Trung quốc phải nhượng bộ trong vần đề nhân quyền ở Tây tạng, vấn đề bán và phổ biến các vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân cho các nứơc ở thế giới thứ 3, vấn đề Đài loan v.v… Năm 1994 Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt nam, nhưng việc buôn bán trực tiếp với Mỹ chưa thể thực hiện được ngay cho đến khi Mỹ cho Việt nam hưởng qui chế MFN. Vì nếu không được hưởng qui chế tối huệ quốc (MFN) thì mức thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa nhập vào Mỹ rất cao trong khi đó hàng hoá Việt nam với chất lượng chưa cao rất khó cạnh tranh với các bạn hàng khác trên thị trường Mỹ. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Parity - NP) Các công dân của các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau (trừ quyền bầu cử, ứng cử và tham gia nghĩa vụ quân sự). Điều này có nghĩa là mọi công dân, công ty nước A khi sống và đặt trụ sở tại nước B thì được hưởng các quyền lợi và nghĩa vụ như công dân và công ty của nước B và ngược lại trong trường hợp nước A và B ký kết hiệp định thương mại - kinh tế dựa trên nguyên tắc ngang bằng dân tộc (NP). CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CÁC NƯỚC TƯ BẢN PHÁT TRIỂN -5 -
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam Mỗi nước đều có chính sách ngoại thương riêng của mình, phù hợp với đường hướng phát triển kinh tế của mình. Những chính sách ngoại thương này thuộc hai xu hướng như sau: - Chính sách mậu dịch tư do - Chính sách bảo hộ mậu dịch 2.1 Chính sách mậu dịch tư do Là chính sách ngoại thương mà trong đó nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết ngoại thương, mà mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hoá được tự do lưu thông giữa trong và ngoài nước tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển trên cơ sở nguyên tắc tự do cạnh tranh. Đặc điểm chủ yếu của chính sách mậu dịch tự do là: + Nhà nước không sử dụng các công cụ để điều tiết xuất nhập khẩu. + Quá trình xuất nhập khẩu được tiến hành một cách tự do. + Quy luật tự do cạnh tranh điều tiết sự hoạt động của sản xuất, tài chính và thương mại trong nước. Ưu điểm của chính sách mậu dịch tự do + Mọi trở ngại thương mại quốc tế bị huỷ bỏ giúp thúc đẩy sự tự do lưu thông thương mại trong nước. + Làm thị trường nội địa phong phú hàng hoá hơn, người tiêu dùng có điều kiện thoả mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất. + Tạo môi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa, kích thích nhà sản xuất phát triển và hoàn thiện. + Nếu các nhà sản xuất trong nước đã đủ sức mạnh cạnh tranh với các nhà tư bản nước ngoài thì chính sách mậu dịch tự do giúp các nhà kinh doanh nước nhà bành trướng ra nước ngoài. Thật vậy, chính sách mậu dịch tự do lần đầu tiên xuất hiện ở nước Anh “cái nôi” của chủ nghĩa tư bản. Nước Anh lúc bấy giờ là cường quốc công nghiệp, sản xuất bằng máy thay thế lao động thủ công đã khiến chi phí sản xuất thấp, hàng hoá dồi dào so với các nước láng giềng chậm phát triển hơn như Pháp, Đức, Nga. Chính nhờ thực hiện chính sách mậu dịch tự do đã giúp cho các nhà tư bản Anh xâm chiếm nhanh chóng thị trường thế giới, khiến các nước này phải thi hành chế độ bảo hộ mậu dịch để chống lại sự xâm lăng hàng hóa ồ ạt từ nước Anh. Nhưng sau -6 -
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam này nền kinh tế các nước phát triển mạnh thì chính sách mậu dịch tự do thay thế cho chính sách bảo hộ mậu dịch. + Thực hiện chính sách mậu dịch tự do không đồng nghĩa với việc làm suy yếu vai trò của nhà nước trong quan hệ thương mại quốc tế. Nguợc lại việc tạo điều kiện tự do phát triển thương mại trên thị trường nội địa nhằm làm suy yếu hoặc xoá bỏ chính sách bảo hộ mậu dịch ở các nước khác tạo cơ sở để các nhà kinh doanh nội địa dễ dàng xâm nhập và phát triển thị trường mới. Tuy nhiên thực hiện chính sách mậu dịch tự do cung có nhiều nhược điểm điển hình như sau: + Thị trường trong nước điều tiết chủ yếu bởi qui luật tự do cạnh tranh cho nên nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng khủng khoảng, phát triển mất ổn định. + Những nhà kinh doanh sản xuất trong nước phát triển chưa đủ mạnh thì dễ dàng bị phá sản trước sự tấn công của hàng hoá nước ngoài. Chính bởi những nhược điểm này mà ngày nay trên thế giới ngay cả những nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nhât…đều không thực hiện chính sách mậu dịch tự do đối với tất cả các ngành hàng, mà chỉ thực hiện sự tự do mậu dịch trong một số ngành hàng đủ mạnh cạnh tranh đựơc với hàng hoá nước ngoài và cũng chỉ thực hiện trong một thời gian nhất định. 2.2. Chính sách bảo hộ mậu dịch Là chính sách ngoại thương của các nước nhằm một mặt sử dụng các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa trước sự canh tranh dữ dội của hàng hoá nước ngòai nhập khẩu, mặt khác Nhà nước nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nứơc bành trướng ra thị trường nước ngoài. Đặc điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch là: + Nhà nước sử dụng những biện pháp thuế quan và phi thuế quan như: Thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật v.v.. để hạn chế hàng hoá nhập khẩu. + Nhà nước nâng đỡ các nhà xuất khẩu nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ giá tiền tệ nội địa, trợ cấp xuất khẩu.. để họ dễ dàng bành trướng ra thị trường nước ngoài. Ưu điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch: -7 -
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam + Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu với hàng hoá sản xuất trong nước. + Bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, giúp họ tăng cường sức mạnh trên thị trường nội địa. + Giúp các nhà xuất khẩu tăng cường sức mạnh để cạnh tranh xâm chiếm thị trường nước ngoài. + Giúp điều tiết thanh toán quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ thanh toán của mỗi nước. Nhược điểm: Nếu bảo hộ mậu dịch quá chặt thì: + Làm tổn thương tới sự phát triển thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cô lập kinh tế của một nước đi ngựơc lại xu thế của thời đại ngày nay là: Quốc tế hoá đời sống kinh tế toàn cầu. + Bảo hộ quá chặt dẫn tới điều kiện để phát triển sự bảo thủ và trì trệ trong các nhà kinh doanh nội địa, kết quả là thiếu động lực để thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện kinh tế trong nước. + Nhiều nước bảo hộ quá chặt dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng trong nội địa bởi thị trường hàng hoá kém đa dạng, mẫu mã kiểu dáng chất lượng hàng hoá kém cải tiến, giá cả hàng hoá đắt hơn giá trị thực của chúng v.v.. Tóm lại, chính vì chính sách tự do mậu dịch và chính sách bảo hộ mậu dịch đều có những ưu điểm và nhược điểm cho nên không một quốc gia nào trên thế giới thi hành chính sách này hay chính sách kia một cách tuyệt đối, mà sẽ duy trì chính sách mậu dịch tự do trong một số ngành hàng đối với một số thị trường và trong một thời gian nhất định, còn một số ngành hàng khác thì thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch (với mức độ khác nhau) trên những thị trường khác nhau. Đôi khi người ta còn áp dụng cả hai chính sách cho cùng một ngành hàng, cùng một thị trường như đối với chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP trong ngành hàng dệt may của EU đối với hàng hoá của Việt nam người ta vừa giảm thuế nhập khẩu với những hàng hoá được sản xuất trọng nội địa Việt nam vừa cấp hạng ngạch nhập khẩu hàng này nhằm đảm bảo thị trường trong nước không có sự cạnh tranh gay gắt quá mức cho phép. CÁC HÌNH THỨC CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC NƯỚC CHẬM VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN. -8 -
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam 3.1 “Đóng cửa kinh tế” chiến lược kiểu cũ Trong thập niên 50 và đầu những năm 60 hầu hết các nước chậm phát triển ở Châu á, Châu Mỹ la tinh đều xây dựng chế độ đóng cửa kinh tế mà nội dung chủ yếu của nó là thi hành chính sách tự lực cánh sinh để phát triển kinh tế. Thi hành chính sách thay thế nhập khẩu tức là kinh tế chủ yếu theo hướng tự đáp ứng nhu cầu trong nước. Chính sách đóng cửa kinh tế có những đặc điểm như sau: + Nền kinh tế phát triển theo hướng tự đáp ứng nhu cầu trong nước. +Về ngoại thương, các nước chủ chương chỉ xuất khẩu những gì sau khi đã thoả mãn những nhu cầu trong nước. +Không khuyến khích nước ngoài đầu tư vốn, chủ yếu sử dụng hình thức vay vốn để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu. Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng nhiều nước chậm và đang phát triển lựa chọn chiến lược đóng của kinh tế: +Khi được giải phóng khỏi chế độ thuộc địa, nhiều nước chậm và đang phát triển cắt đứt mối quan hệ kinh tế với các nước thực dân đế quốc chưa kịp thiết lập mối quan hệ kinh tế mới với các nước khác trên thế giới. Do đó để duy trì sự phát triển kinh tế của đất nước họ đã lựa chọn con đường tự lực cánh sinh để thoả mãn nhu cầu trong nước. + Một số nước sau khi được trao trả độc lập vẫn tiếp tục nhận được những khoản viện trợ của những nước khác, nhưng những hàng viện trợ này chủ yếu là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, thuốc men và phần lớn là vũ khí đạn khí tài. Cho nên muốn thoát khỏi đói nghèo thì các nước đã chọn con đường tự lực cánh sinh. + Một số nước bị ràng buộc bởi tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi từ chỗ bị thống trị bóc lột, sau khi giành được độc lập sợ bị lệ thuộc vào nước ngoài nên thực hiện một chính sách tự cung tự cấp cực đoan. Tuy vậy đầu những năm 70 chính sách đóng cửa kinh tế bắt đầu bị phá sản ở một loạt nước ngoài trước tiên là ở các nước Châu Mỹ la tinh sau đó lan rộng ra một số nước Châu á nên nhiều nước đã bắt đầu thay đổi chính sách đóng cửa kinh tế của mình bằng chính sách mở cửa kinh tế. “Mở của kinh tế” xu hướng phát triển của các nước đang phát triển. -9 -
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam Nội dung của chiến lược mở cửa kinh tế là mở rộng quan hệ đối ngoại trọng tâm là ngoại thương mà ưu tiên hàng đầu là xuất khẩu, thu hút vốn và kỹ thuật của các nước có nền kinh tế tiên tiến nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của đất nước mình. Chính sách mở cửa kinh tế có những ưu thế sau: + Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu nhập ngoại tệ góp phần tăng khả năng nhập khẩu máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu và công nghiệp tiên tiến thực hiện cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hoá ở các nước chậm và đang phát triển. + Cải thiện tình trạng mất cân đối về thu chi tài chính quốc tế nhờ đẩy mạnh xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ, giảm bớt vay nợ nuớc ngoài. + Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) khi nghiên cứu một nhóm nước có nền kinh tế đang phát triển theo 2 khuynh hướng đóng cửa và mở cửa đã đưa ra kết luận: Nhóm hướng ngoại có tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh hơn 5% so với các nước đi theo chiến lược nội. +Thu hút đầu tư nước ngòai tạo điều kiện cho các nước chậm và đang phát triển không nhưng gia tăng tốc độ phát triển mà còn tăng khả năng tiếp thu trình độ khoa hoc và kinh nghiệm phát triển kinh doanh của các nước có nền kinh tế phát triển. +Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của các ngành xuất khẩu, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn tăng khả năng thu hút lao động giải quyết công ăn việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp. + Nhờ phát triển xuất khẩu mà số lượng hàng hoá sản xuất không ngừng tăng lên (do thị trường được mở rộng) mà chất lượng hàng hoá tăng (do phải đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng nước ngòai đối với chất lượng sản phẩm). + Nhờ tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế mà các lợi thế của một đất nước được khai thác có hiệu quả và kinh tế hơn. Công ty tài trợ Công nghiệp Thái lan đã tính rằng, để tiết kiệm một đô la trong sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đòi hỏi phải chi phí tài nguyên trong nước gấp 2-3 lần chi phí cho việc thu được một đô la trong sản xuất hướng về xuất khẩu tiêu thụ nhiều lao động. Tuy nhiên chính sách mở cửa kinh tế hướng vào xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng có những hạn chế nhất định mà kinh nghiệm của các - - 10
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam nước đang phát triển đã phải trả giá cho việc tập trung qúa cao phát triển ngoại thương. Nền kinh tế các nước đang phát triển bị lệ thuộc vào bên ngòai, đặc biệt là lệ thuộc vào sử phát triển của nền kinh tế các nước phát triển như Mỹ, Nhật, EU có đến 3/4 kim ngạch buôn bán quốc tế của các nứơc mở cửa trong thời kỳ đầu là được thực hiện với các nước tư bản phát triển trong đó chủ yếu là Mỹ, Nhật. EU. Sự lệ thuộc này dẫn đến hậu quả là bất cứ sự phát triển xấu nào của nền kinh tế của các nước phát triển đều tác động trực tiếp lên các nước thi hành chính sách mở cửa, ngoài ra sự lệ thuộc về kinh tế dẫn đến sự lệ thuộc về chính trị. Kinh nghiệm của các nước đã sớm thực hiện chính sách mở cửa cho thấy để giảm bớt sự lệ thuộc bên ngòai cần sớm thi hành chính sách: Đa phương hoá quan hệ buôn bán và đa dạng hoá thị trường, tăng cường buôn bán vơí các nước đang phát triển với nhau. Tậo trung cho chiến lược “hướng vào xuất khẩu” nền kinh tế dễ bị phát triển mất cân đối nghiêm trọng, hay người ta thường gọi là nền kinh tế nhị nguyên một bên là các ngành xuất khẩu và phục vụ xuất khẩu phát triển với tốc độ nhanh nhờ được ưu tiên đầu tư và đổi mới trang thiết bị, còn một bên là các ngành chỉ phục vụ nhu cầu nội địa thị bị coi nhẹ ít đầu tư về vốn, kỹ thuật, năng xuất lao động thấp. Ngoài ra giữa các vùng trong một nước cũng có sự phát triển chênh lệch: vùng thành thị, khu công nghiệp phát triển nhanh theo phương hướng hiện đại, dân cư tập trung đông đúc, trong lúc đó ở những vùng hẻo lánh cuộc sống chậm biến đổi dân cư ngày càng thưa thớt đất đai không ai canh tác do nạn di dân ra thành thị. Do đó kinh nghiệm cho thấy Chính phủ các nước đã sớm có chính sách di dân, phát triển vùng kinh tế lạc hậu bằng các biện pháp ưu đãi cùng thực hiện song song chúng với chính sách mở cửa kinh tế. Chính sách mở cửa kinh tế là ưu tiên phát triển ngoại thương cùng với phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường sẽ làm cho sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp cư dân diễn ra nhanh chóng trong lĩnh vực thu nhập. Tình hình này sẽ làm cho mâu thuẫn về kinh tế gia tăng, xã hội rối ren, tính bình đẳng và dân chủ của xã hội bị giảm sút. III. CÁC BIỆN PHÁP THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN. 1. THUẾ QUAN 1.1 Khái niệm - - 11
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam Trước hết thuế quan là một khoản tiền tệ mà người chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủ nhà. 1.2 Vai trò của thuế quan Thuế quan trước hết là nhằm điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Bởi vì lượng hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu phụ thuộc vào sự tiêu thụ hàng hoá, yếu tố này lại phụ thuộc vào giá cả. Giá cả lên xuống, nó làm giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Một bộ phận quan trọng của giá cả hàng hoá ngoại thương đó là thuế quan. Thuế quan đánh thấp hay đánh cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá, do đó thông qua mức thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu người ta gián tiếp điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Thuế quan có tác dụng bảo hộ thị trường nội địa vì đánh thuế cao vào những hàng hoá nhập khẩu, giúp các nhà sản xuất trong nước bằng giá rẻ có thể cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu. Đặc biệt thuế quan giúp các xí nghiệp sản xuất non trẻ ở trong nứơc có thời gian để phát triển và sinh lời nhằm có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong tương lai. Vì những xí nghiệp non trẻ thường phải chi phí ban đầu cao, chưa có thị trường rộng lớn nên những xí nghiệp này có thể bị bóp chết trong trường hợp thương mại tự do khi bị hàng nhập khẩu cạnh tranh. Thuế quan có tác dụng tăng thu cho ngân sách quốc gia với chi phí rẻ hơn so với nhiều loại thuế tiêu dùng, vì điểm thu thuế nhập khẩu ít hơn nhiều so với các điểm của loại thuế tiêu dùng. Trong lịch sử xa xưa của Đế quốc La Mã đã từng giàu có và hùng mạnh nhờ việc đánh thuế vào hoạt động buôn bán hàng hoá bằng đường biển. Thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vì sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu là do việc đánh thuế cao gây nên sẽ đòi hỏi mở thêm sản xuất tạo thêm công ăn việc làm giải quyết bớt nạn thất nghiệp trong nội địa. Thuế quan là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực đối với các bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán. Thuế quan có thể có mấy loại sau theo quan điểm mục đích đánh thuế: +Thuế quan nhằm tăng thu ngân sách: vai trò của nó nhằm tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước, mức đánh thuế loại hình này thường là thấp. - - 12
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam + Thuế quan bảo hộ nhằm đánh vào hàng xuất nhập khẩu để làm giảm giá bán hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và làm tăng giá hàng nhập khẩu sao cho cao hơn hàng sản xuất trong nội địa. Nó có thể bao gồm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế quá cảnh. 1.3 Hế thống thuế nội địa Bên cạnh thuế, hải quan các nước còn áp dụng hệ thống thuế nội địa để điều tiết hàng hoá xuất nhập khẩu, đó là các loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng tài nguyên v.v… Để khuyến khích xuất khẩu nhiều nước giảm hoặc miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá được xuất khẩu, hoặc nếu tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu sẽ được giảm thuế thu nhập doanh nhiệp, hoặc được miễn giảm thuế nhập khẩu đối với những nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Ngược lại người ta lại tăng thuế giá trị gia tăng đối với những hàng hoá nhập khẩu hoặc đánh thêm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá không khuyến khích nhập khẩu. Thực chất sử dụng hệ thống nội địa là biện pháp sử dụng công cụ giá để điều tiết hoạt động ngoại thương. 1.4 Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) Năm 1963 tại hội nghị của tổ chức GATT lần đầu tiên các nước thuộc EEC đề nghị những chế độ ưu đãi với các thành phẩm và bán thành phẩm của các nước thuộc thế giới thứ ba, khi xuất khẩu sang các nước công nghiệp phát triển. Nhưng mãi đến năm 1968 chế độ ưu đãi về thuế quan chung mới được thông qua tại phiên họp thứ 2 của UNCTAD (Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển). Ngày 01/07/1971 lần đầu tiên EEC áp dụng chính thức chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, còn Nhật bản áp dụng từ tháng 8/1971 và Mỹ bắt đầu áp dụng chế độ GSP vào năm 1976. Nôi dụng chính của chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập là: +Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang hoặc kém phát triển. + GSP áp dụng cho các loại hàng công nghiệp thành phẩm hoặc bán thành phẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến. - - 13
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam + Mục đích của việc áp dụng GSP là tạo điều kiện để các nước đang phát triển thấy được khả năng tiềm tàng về mở rộng buôn bán phát sinh từ chế độ GSP và tăng cường khả năng sử dụng chế độ này. + Tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được hưởng. + Thúc đẩy công nghiệp hoá các nước này. + Đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế của những nước này. + Phổ biến thông tin về các quy định và thủ tục điều chỉnh buôn bán theo chế độ này. + Giúp đỡ các nước được hưởng thiết lập những điểm trọng tâm trong nước để tăng cường sử dụng GSP. + Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại như thuế chống phá giá và chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, và pháp luật thương mại khác quy định các điều kiện thâm nhập thị trường các nước cho hưởng. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập được các cơ quan lập pháp của các nước giành ưu đãi ban hành thành các văn bản pháp luật có hiệu lực trong từng thời kỳ nhất định có thể là 1 năm hay 10 năm hoặc vài ba chục năm sau thời hạn đó họ lại tiếp tục công bố những qui định cho những năm tiếp theo. Ví dụ chế độ ưu đãi thuế quan của EU: đến hết năm 2002 EU đã giành cho 144 nước và 36 vùng lãnh thổ phụ thuộc như Macao, Nga, Việt nam được hưởng chế độ GSP. EU áp dụng chế độ GSP cho 3 nhóm ngành hàng chủ yếu: hàng công nghiệp, hàng dệt may và nông sản chế biến. Đối với hàng công nghiệp và hàng dệt từ các nước đang phát triển nhập khẩu vào EU được miễn thuế nhưng phải tuân thủ theo chế độ hạn ngạch (Quota) theo từng mặt hàng cấp cho từng nước, từng thời gian nhất định hoặc phải tuân thủ theo các hiệp định về tự hạn chế xuất khẩu hàng hoá sang EU. Đối với mặt hàng nông sản chế biến trừ 6 mặt hàng vào EU phải tuân thủ chế độ hạn ngạch như cà fê hoà tan, thuốc lá sợi … thì theo chế độ GSP, EU cho phép gần như 400 mặt hàng nông sản chế biến của các nước thuộc thế giới thứ ba nhập khẩu vào EU được hưởng chế độ ưu đãi nhất và miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn cho 700 mặt hàng nhập khẩu từ các nước nghèo nhất vào EU. Đối với Việt nam kể từ năm 1993 EU đã cho hưởng qui chế GSP đối với mặt hàng dệt. - - 14
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam 2. CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN 2.1 Hạn ngạch (quota) Hạn ngạch là biện pháp quản lý của nhà nước qui định trực tiếp lượng hàng hoá được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu nhằm thực hiện mục tiêu bảo hộ. Hạn ngạch nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng thặng dư của người sản xuất hàng hoá. Tuy vậy nó làm cho lượng hàng nhập khẩu nhỏ hơn lượng hàng nhập trong thương mại tự do đẫn đến tổng phúc lợi xã hội giảm, giá của hàng hoá trong nước tăng nhưng thực tế giá của hàng hoá nhập khẩu không tăng, tiêu dùng trong nước giảm, thăng dư của người tiêu dùng giảm. Cơ chế quản lý bằng hạn ngạch có tác động không giống với thuế quan ở chỗ nó cho biết trước số lượng hàng hoá được nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Điều tiết hệ thống kinh tế ngoại thương thông qua thuế quan sẽ làm tăng thu ngân sách của chính phủ nhưng điều tiết bằng hạn ngạch chỉ làm tăng thu nhập cho cơ quan kinh doanh nhận được hạn ngạch. Tuy vậy do trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay có xu hướng tự do hoá thương mại và xoá bỏ dần hàng rào thuế quan nên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước các chính phủ thường dùng hệ thống hạn ngạch. Hạn ngạch là công cụ quan trọng để can thiệp điều tiết khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của một quốc gia, thông qua hạn ngạch cho phép chính phủ ước đoán tương đối chính xác lượng hàng xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ. Trong khi đó thông qua thuế quan chính phủ không thể dự báo trước được khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu vì nó thay đổi phụ thuộc vào giá cả thị trường quốc tế. Quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu dưới hình thức hạn ngạch có những đặc điểm sau đây khác với hệ thống giấy phép xuất nhập khẩu +Trong hạn mức khống chế mức tối đa lượng hàng (bằng hiện vật hoặc bằng giá trị) được phép xuất khẩu hoặc được phép nhập khẩu. +Qui định thời gian có hiệu lực của hạn mức (năm, tháng, quý). Năm 2002 Việt nam đựơc cấp hạn ngạch xuất khẩu may mặc sang thị trường EU với tổng giá trị gần……. triệu USD. Tuy nhiên vào năm 2005 chế độ hạn ngạch sẽ bị bãi bỏ, tuy không còn hạn chế định lượng, nhưng đồng thời Việt nam cũng không được hưởng ưu đãI GSP. Vì vậy đòi hỏi sản phẩm dệt may của Việt nam phải nâng cao khả năng để duy trì trên thị trường này. - - 15
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam + Dạng theo từng nước: Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng nước mà ta quy định danh sách những hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch. Ngoài ra còn có ca loại hạn ngạch cấp cho các loại hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan. 2.2 Hàng rào kỹ thuật và các biện pháp bảo hộ khác. Hàng rào kỹ thuật: Ngoài các biện pháp điều tiết hoạt động ngoại thương bằng hệ thống thuế quan và quản lý lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng hạn ngạch ngày nay do sức ép của tổ chức thương mại thế giới là phải tự do hoá toàn cầu thì các nước công nghiệp phát triển còn bảo hộ sản xuất hàng hoá trong nước bằng hình thức qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hoá nhập khẩu như bao gồm các quy định về mức độ an toàn kỹ thuật, an toàn về vệ sinh thực phẩm, thuốc men, các quy diịnh về an toàn đối với môi trường sống, các quy định về bao gói, nhãn hiệu… nhằm mục đính hạn chế lượng hàng hoá nhập từ các nước khác tràn vào cạnh tranh gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong nước. Các biện pháp bảo vệ mậu dịch khác: +Hạn chế xuất khẩu tình nguyện (VER- Voluntary Export Restraints) là hình thức bảo hộ thì trường nội địa bằng hình cách nhà nước nhập khẩu đòi hỏi các nước xuất khẩu phải giảm hàng xuất khẩu sang nước mình hoặc phải nâng giá hàng xuất khẩu lên nếu không sẽ áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn (như thuế nhập khẩu, hạn ngạch, hoặc cắt các ưu đãi…) +Biện pháp ký quỹ hay đặt cọc nhập khẩu: Là biện pháp nhà nước quy định chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc trước tại ngân hàng ngoại thương một khoản tiền trước khi được cấp giấy phép nhập khẩu, nó gần như là một loại thuế gián tiếp đánh vào giá hàng nhập khẩu làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu. + Sử dụng cơ chế tỷ giá: thực chất các biện pháp này là nhà nước thông qua việc quản lý tài chính mà tác động tới quá trình xuất nhập khẩu nó được thực hiện dưới ba hình thức thứ nhất là quản lý ngoại hối tức là tất cả các khoản thu chi ngoại tệ phải được thực hiện qua ngân hàng hoặc cơ quan quản lý ngoại hối của nhà nước để nhà nước kiểm soát qua đó điều tiết ngoại thương, thứ hai nâng giá hoặc phá giá đồng nội tệ nhằm hạn chế hoặc khuyến khích hàng xuất nhập khẩu thông qua giá trị đồng tiền của mình, thứ ba thông qua cơ chế lạm phát một số nước thả nổi lạm phát ở mức độ nhất định nào đó để kết quả dẫn tới kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. - - 16
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam + Bán phá giá (Dumping): là biện pháp xuất khẩu hàng hoá với giá bán tại thị trường trong nước. Thường là biện pháp của các tổ chức độc quyền trong nước nhằm thu lợi nhuận cao, đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. + Trợ giá hàng xuất khẩu, đảm bảo tín dụng hàng xuất khẩu hay nhà nước thực hiện tín dụng xuất khẩu: Mục đính là nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nước mình trên thị trường quốc tế. CHƯƠNG II KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP (GSP) - - 17
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP (GSP) Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalized Systems of Prefrences) là kết quả của cuộc đàm phán liên chính phủ được tổ chức dưới sự bảo trợ của hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD). Theo hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), các ưu đãi về thếu quan được áp dụng cho hàng hoá xuát khẩu từ các nước đang phát triển trên cơ sở không cần có di có laị và không phân biệt đối sử. Hệ thống GSP là một hệ thống mà theo đó các nước phát triển, được gọi là các nước cho hưởng, cho các nước đang phát triển, đựơc gọi là các nước được hưởng, hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế, Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt đối sử và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển. Trên cơ sở hệ thống GSP, mỗi quốc gia xây dựng một chế độ GSP cho riêng mình với những nội dung, qui định, mức ưu đãi khác nhau tuy nhiên mục tiêu của GSP vẫn được đảm bảo. Chế độ GSP được các cơ quan lập pháp của các nước cho hưởng ưu đãi ban hành thành các văn bản pháp luật có hiệu lực cho từng thời kỳ nhất định có thể là 1 năm, 10 năm hoặc vài ba chục năm. Thí dụ năm 1971 Nhật bản hành chế độ GSP của mình đến 31/3/2001. Năm 1971 EU và 1976 Mỹ công bố chế độ GSP của họ có hiệu lực trong 10 năm sau và khi hết hạn họ lại công bố cho 10 năm tiếp theo. - - 18
- Khoá luận tốt nghiệp Nguyễn Thanh Hương A2CN9 Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam Thông thường trong các chế độ GSP của các nước cho hưởng ưu đãi thường qui định về các vấn đề sau: Những qui tắc chung về hệ thống GSP mà nước đó giành cho các nước được hưởng ưu đãi Công bố những loại hàng hoá nào được hưởng ưu đãi, hàng hoá nào không được hưởng ưu đãi, hàng hoá nào thuộc diện ưu đãi có điều kiện hạn chế. Những nước được hưởng ưu đãi Mức độ ưu đãi so với thuế xuất trong chế độ tối huệ quốc (MFN). Các tiêu chuẩn xuất xứ phải tuân thủ để được hưởng GSP của nước giành cho ưu đãi. Thông thường trong các biểu thuế nhập khẩu của các nước giành ưu đãi có quy định rõ từng loại thuế xuất áp dụng cho từng mặt hàng có gắm mã số HS. Đây là hệ thống mã và phân loại hàng hóa hài hoà của Uỷ ban hợp tác Hải quan thông qua ngày 14/6/1983 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1988 (hệ số HS: Harmonized Commodity Disciption and Coding System - gọi tắt là hệ thống hài hoà Harmonized System - HS) Thí dụ: trong biểu thuế của Nhật có quy định các loại thuế xuất sau cho mỗi mặt hàng là: + Thuế xuất chung: đánh vào hàng nhập khẩu từ các nước không được hưởng chế độ MFN của Nhật. + Thuế xuất GATT đánh vào hàng của các nước được hưởng MFN của Nhật hay của các nước trong thành viên GATT (WTO). + Thuế xuất GSP đánh vào hàng của các nước hưởng chế độ GSP của Nhật + Thuế xuất tạm thời phục vụ cho chính sách đIều tiết thương mại và đánh vào các mặt hàng do chính phủ Nhật công bố. Hệ thống GSP được thảo thuận trong phạm vi UNCTAD từ những năm 60 tới đầu những năm 70 đã được đưa vào áp dụng. Các nước đi tiên phong trong việc này là Liên xô cũ (áp dụng từ năm 1965) và úc (áp dụng từ năm1966), Nhật, EU, Na uy áp từ năm 1971; Bungary, Hunggary, Séc, áo, Phần lan, Thuỵ sỹ, Thuỵ điển, Newzeland áp dụng từ năm 1972; Mỹ, Ban lan áp dụng từ năm 1976. - - 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Tốt nghiệp: “ Thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông cho ngã tư lập trình bằng vi điều khiển”
51 p | 1160 | 525
-
Luận văn tốt nghiệp: Tổng quan về hệ thống đánh lửa và thực hành đánh lửa trên ôtô
74 p | 1384 | 413
-
Luận văn tốt nghiệp Hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng-thu tiền tại công ty Ajinomoto Việt Nam
5 p | 981 | 273
-
Luận văn tốt nghiệp: Hệ thống chính sách Marketing tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Thực trạng và giải pháp
75 p | 533 | 232
-
Luận văn tốt nghiệp: Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 tại công ty cổ phần chế biến gỗ Đức Long Gia Lai
345 p | 727 | 223
-
Luận văn tốt nghiệp: Hệ thống thông tin di động
116 p | 638 | 200
-
Luận văn tốt nghiệp: Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO - 9000 và việc áp dụng nó vào trong các doanh nghiệp Việt Nam
37 p | 423 | 165
-
Luận văn tốt nghiệp: TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG ERP VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA ERP ĐẾN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
124 p | 821 | 164
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu kỳ bán hàng thu tiền trong các đơn vị vận tải thuộc taxi group
92 p | 537 | 137
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực xây lắp thiết kế tại Tổng công ty Công trình giao thông 5 - Cicenco 5
119 p | 301 | 85
-
Luận văn tốt nghiệp: Hệ thống điều khiển thiết bị điện từ xa và tự động quay số báo động thông qua mạng điện thoại
77 p | 267 | 59
-
Luận văn Tốt nghiệp: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp
90 p | 226 | 30
-
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư: Xây dựng hệ thống trợ giúp ẩm thực trên điện thoại di động
100 p | 102 | 16
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Quản trị hệ thống mạng LAN bằng giải pháp mã nguồn mở
72 p | 31 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý điểm theo hệ thống đào tạo tín chỉ cho một trường đại học
113 p | 26 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Hệ thống quản lý tour du lịch
65 p | 23 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Hệ thống thông tin: Phát triển hệ thống dự đoán điểm thi tốt nghiệp của học sinh trung học phổ thông sử dụng kỹ thuật rừng ngẫu nhiên hồi quy
38 p | 26 | 5
-
Luận văn tốt nghiệp: Hệ thống hỗ trợ và thi bằng lái xe trên Web
0 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn