intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Khai thác vận tải: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Kho Vận Miền Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

54
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Kho Vận Miền Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cp Kho Vận Miền Nam năm 2019, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh của Công ty CP Kho Vận Miền Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Khai thác vận tải: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Kho Vận Miền Nam

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM NGÀNH: KHAI THÁC VẬN TẢI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Giảng viên hướng dẫn : TS. PHẠM THỊ NGA Sinh viên thực hiện : TRẦN QUỐC DŨNG MSSV: 1654030005 Lớp: QL16CLCA Khoá: 2016 TP. Hồ Chí Mình, 10/2020
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Giao Thông Vận Tải thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu suốt năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Thi Nga đã tận tình chỉ dẫn để em hoàn thành luân văn này. Xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị và các bạn tại công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc thu thập số liệu thực tế phục cho quá trình hoàn thành luận văn. Cuối cũng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ trong suốt quá trình cũng như trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài:” Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Kho Vận Miền Nam” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn về mặt khoa học của giáo viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Nga. Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác. Đề tài, nội dung luận văn tốt nghiệp là sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường cũng như trong quá trình làm luận văn. Các số liệu kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực, em xin chịu trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu có vấn đề xảy ra.
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................1 DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................4 DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................6 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................7 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................7 2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................8 4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................8 5. Nội dung trong bài luận ....................................................................................9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM ...................................................................................... 10 1.1 Cơ sở lí luận phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. ........................................................................................................................................ 10 1.1.1 Một số khái niệm về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ..........10 1.1.2 Ý nghĩa, mục đích phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ...........................................................................................................13 1.1.2.1 Ý nghĩa ........................................................................................................13 1.1.2.2. Mục đích .................................................................................................... 14 1.1.3 Nội dung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .................................................................................................................................... 14 1.1.4 Các phương pháp kỹ thuật dùng để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................................. 16 1.1.4.1. Phương pháp so sánh ................................................................................ 16 1.1.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn .............................................................17 1
  5. 1.1.4.2. Phương pháp số chênh lệch ..................................................................... 19 1.2 Giới thiệu tổng quan công ty CP Kho Vận Miền Nam. .............................20 1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. ..................................... 20 1.2.2 Chức năng kinh doanh của công ty ...................................................... 22 1.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Kho Vận Miền Nam .......24 1.2.4 Số lượng và cơ cấu nhân sự của công ty (Thời điểm 31/12/2019) ...... 27 1.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của công ty .......................................31 1.2.6 Khách hàng và thị trường của công ty .................................................33 1.2.7 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2019 ....................................................................................34 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẨ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM ........................................................... 36 2.1 Đánh giá chung kết quả sản xuất kinh doanh của công ty CP Kho Vận Miền Nam ..................................................................................................................... 36 2.2 Phân tích chi tiết kết quả thực hiện chi phí của công ty CP Kho Vận Miền Nam năm 2019 .................................................................................................... 41 2.2.1 Phân tích kết quả thực hiện tổng chi phí kinh doanh ......................... 41 2.2.2 Phân tích kết quả thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp ................46 2.2.3 Phân tích kết quả thực hiện chi phí bán hàng ..................................... 49 2.3 Phân tích chi tiết kết quả thực hiện Doanh Thu của công ty CP Kho Vận Miền Nam năm 2019 .................................................................................................... 52 2.4 Phân tích chi tiết kết quả thực hiện Lợi Nhuận và tỷ suất Lợi Nhuận của công ty CP Kho Vận Miền Nam năm 2019. ............................................................... 56 2.5 Phân tích chi tiết kết quả thực hiện thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của công ty CP Kho Vận Miền Nam năm 2019 ............................................... 59 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM ........................................................... 62 2
  6. 3.1 Định hướng hoạt động và kế hoạch kinh doanh của công ty cổ phần Kho Vận Miền Nam .............................................................................................................62 3.1.1 Định hướng hoạt động của công ty Kho Vận Miền Nam trong năm 2020............................................................................................................................ 62 3.1.2 Kế hoạch kinh doanh của công ty trong năm 2020 ............................. 63 3.2 Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Kho Vận Miền Nam .........................................................................64 3.2.1 Biện pháp làm tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh .................. 64 3.2.2 Biện pháp tiết kiệm chi phí.................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 68 3
  7. DANH MỤC BẢNG STT Bàng số Tên bảng Trang 1 1.1 Số lượng và cơ cấu nhân sự của Công ty CP Sotrans 28 (31/12/2019) 2 1.2 Cơ sở vật chất của công ty SOTRANS (31/12/2019) 32 3 2.1 Đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty 37 CP Kho Vận Miền Nam 2019 4 2.2 Phân tích kết quả thực hiện tổng chi phí theo yếu tố của công 40 ty CP Kho Vận Miền Nam 2019 5 2.3 Phân tích chi tiêt kết quả thực hiện chi phí quản lý doanh 45 nghiệp 2019 6 2.4 Phân tích kết quả thực hiện chi phí bán hàng 2019 48 7 2.5 Phân tích kết quả thực hiện doanh theo bộ phận của công ty 50 CP Kho Vận Miền Nam 2019 8 2.6 Phân tích chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty 55 CP Kho Vân Miền Nam 2019 9 2.7 Đánh giá kết quả thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước 58 của doanh nghiệp Sotrans 2019 4
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH STT Hình số Tên hình Trang 1 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Kho Vận Miền 24 Nam 2 2.1 Biểu đồ biểu diễn kết quả kinh doanh của công ty CP 36 Kho Vận Miền Nam năm 2019 3 2.2 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng chi phí của công ty CP Kho 41 Vận Miền Nam qua 2 năm 2018 và 2019 4 2.3 Biểu đồ sự biến động chi phí quản lý doanh nghiệp 44 doanh nghiệp công ty Sotrans 2018 - 2019 5 2.4 Cơ cấu doanh thu của SOTRANS năm 2018 -2019 51 6 2.5 Biểu đồ sự biến động tỷ suất lợi nhuận công ty CP 54 Kho Vận Miền Nam năm 2019 7 2.6 Biểu đồ thể hiện tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân 57 sách nhà nước của công ty Sotran 2018 - 2019 5
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ Viết Nghĩa Tiếng Việt Nghĩa tiếng Anh Tắt 1 CPTPP Hiệp định đối tác xuyên Thai Bình Trans-Pacific Dương Partnership Agreement 2 CP Cổ phần 3 EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU-VN Free Trading Area EU 4 GTGT Giá trị gia tăng 5 SKKD Sản xuất kinh doanh 6 TNCN Thu nhập cá nhân 7 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 6
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cánh cửa hội nhập đã mở rộng, Việt Nam bước vào thời kỳ kinh tế mới – thời kỳ kinh tế hội nhập sâu và rộng. CPTPP và EVFTA vừa là cơ hội vừa là thách thưc đối với nền kinh tế Việt Nam. Gia nhập CPTPP và EVFTA chúng ta sẽ hưởng được những ưu đãi về thuế quan, mở rộng thị trường, khách hàng nhiều hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức lớn. Do đó, điều tất yếu ta phải đổi mới rất nhiều để phù hợp từ cơ cấu quản lý, thay đổi hình thức kinh doanh rồi đến những quy định thoáng hơn cho việc thành lập doanh nghiệp. Việt Nam với đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu, trình độ quản lý còn non trẻ, tự bản thân các doanh nghiệp phải đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, tự mình phải trang bị cho mình những khả năng để chống lại với sự khắc nghiệt của thị trường. Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước không thể là tấm màn bao bọc các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải tự thân vận động thay đổi từ cơ cấu nội bộ đến phương án kinh doanh một cách linh động phù hợp với môi trường kinh tế hiện đại luôn thay đổi từng ngày. Nhà nước đã và đang có những thay đổi thoáng hơn tạo ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh và phát triển qui mô cho các doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu được các nhà quản lý doanh nghiệp. Thông qua phân tích, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân tác động đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh. Nhà quản trị phải tìm hiểu phân tích thông tin thị trường để có định hướng phát triển trong tương lai, qua phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà quản trị hiểu rõ về chính doanh nghiệp của mình và dự đoán về đối thủ cạnh tranh của mình. Từ đó, nhà quản trị đưa ra quyết định nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là những quyết định liên quan đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Xuất phát từ những thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Kho Vận Miền Nam” nhằm đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tích 7
  11. cực và tiêu cực đến họat động kinh doanh của doanh nghiệp và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được hiệu quả hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu chung Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cp Kho Vận Miền Nam năm 2019, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh của Công ty CP Kho Vận Miền Nam trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể - Tập hợp cơ sở lý luận phân tích kết quả Sản Xuất – Kinh Doanh của donh nghiệp. - Phân tích thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP Kho Vận Miền Nam năm 2019. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Công ty CP Kho Vận Miền Nam. - Phạm vi về thời gian: Năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu - Sử dụng thông tin từ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính của công ty cổ phần Kho Vận Miền Nam năm 2019. Phương pháp kỹ thuật - Phương pháp so sánh - Phương pháp thay thế liên hoàn - Phương pháp số chênh lệch 8
  12. 5. Nội dung trong bài luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn chia làm 3 chương  Chương 1: Cơ sở lý luận phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và giới thiệu tổng quan công ty CP Kho Vận Miền Nam  Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty CP Kho Vận Miền Nam  Chương 3: Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CP Kho Vận Miền Nam 9
  13. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM 1.1 Cơ sở lí luận phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. 1.1.1 Một số khái niệm về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Trong hoạt động kinh doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn đầy đủ và toàn diện các hiện tượng, các quá trình và các yếu tố xảy ra trong hoạt động. Để làm được những vấn đề đó không thể không sử dụng những công cụ phân tích. Phân tích theo nghĩa chung nhất thường được hiểu là chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận và hiện tượng cấu thành sự vật, hiện tượng đó. Sự vật được hiểu ở đây là các hiện tượng tự nhiên. Để chia nhỏ hiện tượng tự nhiên phải có các dụng cụ để phân tích. Chẳng hạn như phân tích vi sinh phải dùng kính hiển vi, phân tích hoá học phải sử dụng các phản ứng hoá học, phân tích ô nhiễm môi trường phải sử dụng các công cụ nhất định … Phân tích các sự vật hiện tượng thường được nghiên cứu trong các môn khoa hoc tự nhiên. [1, trang 6]. Hiện tượng kinh tế được hiểu là các hiện tượng kinh tế gắn liền với xã hội. Phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội phải sử dụng các công cụ khác với các công cụ phân tích các hiện tượng tự nhiên. Các công cụ phân tích ở đây chính là các “Khái niệm trừu tượng”. Đó là hệ thống các tiêu chí, tri thức, các phương pháp … Chẳng hạn muốn định giá tình hình thu nhập của một quốc gia, một vùng, một địa phương, phải căn cứ vào tiêu chí thu nhập bình quân … Hoặc, muốn đánh giá hiệu quả và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải sử dụng các chỉ tiêu phản ánh về kết quả và hiệu quả kinh doanh … Phân tích các hiện tượng kinh tế thường được sử dụng để nghiên cứu trong các môn khoa học kinh tế và xã hội. [1, tr. 7] Phân tích kinh tế. Theo Các Mác, “Nghiên cứu kinh tế phải nắm đầy đủ tài liệu với tất cả chi tiết của nó, phải phân tích các hình thái phát triển khác nhau và tìm ra được mối liên hệ bên trong và bên ngoài của hình thái kinh tế đó”. [1, tr. 7] 10
  14. Như vậy, muốn phân tích trước hết phải nắm đầy đủ các tài liệu với tất cả các chi tiết của tài liệu, tức phải nắm đầy đủ các nguồn thông tin liên quan đến các vấn đề phân tích. Từ các thông tin đó, phải nghiên cứu các hình thái vận động và phát triển, trong điều kiện thời gian và không gian khác nhau. Để làm rõ các nguyên nhân dẫn đến kết quả của các hiện tượng kinh tế - xã hội, phải đi sâu nghiên cứu tìm ra được mối liên hệ ở bên trong và bên ngoài các hiện tượng kinh tế xã hội đó. Phân tích hoạt động kinh doanh: Phân tích kinh tế trong phạm vi doanh nghiệp được gọi là phân tích hoạt động kinh doanh hay nói tắt là phân tích kinh doanh. Phân tich hoạt động kinh doanh mang nhiều tính chất khác nhau và phụ thuộc vào đối tượng cũng như các giải pháp quản lý áp dụng. Có nhiều loai hình phân tích kinh tế nhưng chúng đều có một cơ sở chung và phụ thuộc vào đối tượng phân tích. Các phương pháp phân tích kinh tế quốc dân, phân tích lãnh thổ … được nghiên cứu ở các môn học khác, phân tích kinh doanh doanh nghiệp, được gọi là môn học riêng và được giảng dạy trong các trường đại học, thường được gọi là phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để phân tích toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. [1, tr.8] Trước đây, trong điều kiện hoạt động kinh doanh đơn giản với quy mô nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích cũng được tiến hành đơn giản, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi hoạt động kinh doanh càng phát triển, thì nhu cầu đòi hỏi thông tin cho nhà quản trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị. Người ta phân biệt phân tích, như là một hoạt động thực tiễn, vì phân tích hoạt động kinh doanh luôn đi trước quyết đinh và là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là một ngành khoa học, nghiên cứu các phương pháp phân tích có hệ thống và tìm ra những giải pháp áp dụng các phương pháp đó của mỗi doanh nghiệp. 11
  15. Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể và với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, đối chiếu, so sánh và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. Phân tích hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như những hoạt động tự giác và có ý thức cao của con người. Tuy nhiên tron điều kiện kinh doanh với quy mô và trình độ khác nhau, công việc phân tích cũng được tiến hành khác nhau. [1, tr.9] Phân tích hoạt động kinh doanh có đồng thời các hoạt động kinh doanh của con người. Nhưng lúc ban đầu nó chỉ là những phép cộng trừ đơn giản và được tiến hành ngay trong công tác hạch toán. Khi hoạt động kinh doanh phát triển, yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp thì hoạt động phân tích kinh doanh cũng ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu đó. Từ chỗ đơn giản chỉ là phân tích lỗ lãi từng thương vụ, sau phát triển thành phân tích các yếu tố hoạt động kinh doanh và lãi lỗ từng đơn vị, bộ phân hoạt động kinh doanh, đến nay việc phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ được thực hiện trong phạm vi doanh nghiệp, mà đã mở rộng đến vùng kinh tế, toàn bộ nền kinh tế … Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh đã hình thành như một môn hoạt động độc lập với hệ thống lý luận độc lập và trở thành một môn khoa học độc lập. Hoạt động kinh doanh luôn được tiến hành thường xuyên liên tục rất phong phú và phức tạp. Muốn thấy được một cách đầy đủ sự phát triển của các hiện tượng, quá trình kinh doanh, từ đó thấy được thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phải đi sâu nghiên cứu kết quả và mối quan hệ qua lại của các số liệu, tài liệu bằng những phương pháp khoa học. Đó là những phương pháp nhận biết các hoạt động thực tế, các hiện tượng, các quá trình trong mối liên hệ tực tiếp với nhận thức và sự tiếp nhận chủ động của con người, trên cơ sở đó đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tìm nguyên nhân, đề ra những giải pháp và biện pháp khai thác có hiệu quả mọi năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 12
  16. 1.1.2 Ý nghĩa, mục đích phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.1 Ý nghĩa Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không những là công cụ để phát triển những khả năng tiềm tang trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ để cải tiến quản lý trong kinh doanh. Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể phát hiện và khai thác được chúng để mang lại hiệu quả cao hơn. Thông qua phân tích mới có thể thấy rõ nguyên nhân cũng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và từ đó có những giải pháp thích hợp để cải tiến hoạt động quản lý có hiệu quả hơn. Phân tích hoạt động là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết định kinh doanh. Thông qua tài liệu phân tích cho phép các nhà quản lý nhận thức đúng đắn về khả năng, những hạn chế cũng như thế mạnh của doanh nghiệp mình. Chính trên cơ sở này, nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn để đạt được những mục tiêu, chiến lược kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa tủi ro trong kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả mong muốn, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Dựa trên các tài liệu có được, thông qua phân tích, doanh nghiệp có thể dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới để đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện kinh doanh bên trong doanh nghiệp như tài chính, lao động, vật tư …, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh … Doanh nghiệp sẽ dự đoán các rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và có phương án phòng ngừa trước khi chúng xảy ra. [6, tr.3] Tóm lại, với các ý nghĩa trên, phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các cấp độ quản lý khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài là những người không trực tiếp điều hành doanh nghiệp, khi họ có mối quan hệ về quyền lợi với doanh nghiệp. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2