intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Khai thác vận tải: Đánh giá hoạt động gia công xuất khẩu mặt hàng máy may gia đình tại Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial năm 2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

26
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Đánh giá hoạt động gia công xuất khẩu mặt hàng máy may gia đình tại Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial năm 2021" được thực hiện dựa trên cơ sở lí luận về thực tế hoạt động xuất khẩu mặt hàng máy may gia đình và phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Zeng Hsing Industrial năm 2021.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Khai thác vận tải: Đánh giá hoạt động gia công xuất khẩu mặt hàng máy may gia đình tại Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial năm 2021

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÁY MAY GIA ĐÌNH TẠI CÔNG TY TNHH ZENG HSING INDUSTRIAL NĂM 2021 NGÀNH: KHAI THÁC VẬN TẢI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Văn Trung Sinh viên thực hiện :Lê Hà Minh Thư MSSV : 1854030158 Lớp : QL18B Khóa : 2018 – 2022 Thành phố Hồ Chí Minh, 08/2022
  2. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÁY MAY GIA ĐÌNH TẠI CÔNG TY TNHH ZENG HSING INDUSTRIAL NĂM 2021 NGÀNH: KHAI THÁC VẬN TẢI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Văn Trung Sinh viên thực hiện :Lê Hà Minh Thư MSSV : 1854030158 Lớp : QL18B Khóa : 2018 – 2022 Thành phố Hồ Chí Minh, 08/2022
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin phép bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô Khoa Kinh tế vận tải Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM đã truyền đạt cho em các kiến thức chuyên ngành; tạo điều kiện tốt nhất để chúng em được học tập và trải nghiệm tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics và Xuất – nhập khẩu. Mang đến cho chúng em những cái nhìn thiết thực và toàn diện về ngành học; trang bị thêm cho chúng em những kiến thức, kỹ năng cũng như những kinh nghiệm quý báu khác giúp chúng em có thêm hành trang vững chắc cho quãng hành trình sắp tới. Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn đến Chị Đặng Thị Hương – Trưởng Bộ phận Xuất – nhập khẩu công ty TNHH Zeng Hsing Industrial cũng như các Chị trong Bộ phận Xuất – nhập khẩu đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em được tìm hiểu, chỉ bảo em tận tình về các vấn đề trong hoạt động xuất khẩu của công ty, giúp em hoàn thành tốt bài luận văn này. Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy Vũ Văn Trung – người đã dìu dắt, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc cũng như chỉnh sửa, góp ý giúp em về các vấn đề còn thiếu sót và chưa đúng để em có thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp một cách hoàn thiện nhất. Cuối cùng, em xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể quý Thầy/Cô, các bạn sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM và xin kính chúc Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial ngày càng thành công và phát triển. Trân trọng cảm ơn!
  4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài luận văn tốt nghiệp này được thực hiện dựa trên những kiến thức mà em được học và những tìm hiểu, nghiên cứu do tự bản thân em tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của ThS.Vũ Văn Trung. Em xin chịu mọi trách nhiệm trước những lời cam đoan trên.
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. iii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ iv CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA ................................................................................................................................ 1 1.1. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa, các hình thức xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa............................................................................... 1 1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa .............................................................. 1 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa ............................................................. 1 1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa ................................................ 5 1.2. Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu hàng hóa ........................................ 8 1.2.1. Nghiên cứu thị trường và xác định mặt hàng xuất khẩu .......................... 8 1.2.2. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu ....................................................... 8 1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu ...................................................... 9 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa ........................ 12 1.3.1. Các nhân tố quốc tế .................................................................................... 12 1.3.2. Các nhân tố quốc gia .................................................................................. 13 1.3.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ....................................................... 15 1.4. Thúc đẩy xuất khẩu và mục tiêu của thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa............ 15 Tóm tắt chương 1: ........................................................................................................ 16 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÁY MAY GIA ĐÌNH TẠI CÔNG TY TNHH ZENG HSING INDUSTRIAL TRONG NĂM 2021 ..................................................................................................... 17 2.1. Giới thiệu chung về công ty .............................................................................. 17 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ............................................. 17
  6. 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động và quy mô sản xuất .................................................. 19 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 20 2.1.4. Cơ sở vật chất.............................................................................................. 24 2.1.5. Một số sản phẩm của công ty và các giấy chứng nhận ........................... 24 2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây ...... 26 2.1.7. Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển ....................................... 29 2.2. Đánh giá hoạt động gia công xuất khẩu mặt hàng máy may gia đình tại công ty TNHH Zeng Hsing Industrial năm 2021 ............................................................... 31 2.2.1. Đánh giá chung về thị trường tiêu thụ và nhu cầu tiêu thụ của khách hàng về mặt hàng máy may gia đình.................................................................. 31 2.2.2. Quy trình xuất khẩu mặt hàng máy may gia đình tại công ty TNHH Zeng Hsing Industrial .......................................................................................... 32 2.2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu mặt hàng máy may gia đình tại công ty TNHH Zeng Hsing Industrial năm 2021 .................................................. 43 2.2.4. Nhận xét chung ........................................................................................... 67 Tóm tắt chương 2: ........................................................................................................ 71 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 72 3.1. Kết luận .............................................................................................................. 72 3.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 73 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... viii
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải từ tiếng Anh Diễn giải từ tiếng Việt B/L Bill of Lading Vận đơn đường biển C/O Certificate of Origin Chứng nhận xuất xứ hàng hóa CI Commercial Invoice Hóa đơn thương mại ETA Estimated Time of Arrival Ngày khởi hành dự kiến của lô hàng FOB Free On Board Điều kiện giao hàng trong Incoterm QA Quality Assurance Bộ phận đảm bảo chất lượng sản phẩm QC Quality Control Bộ phận kiểm soát chất lượng sản phẩm RO Release Order Giấy xác nhận được phép lấy container RVC Regional Value Content Hàm lượng giá trị khu vực SI Shipping Instruction Hướng dẫn giao nhận hàng hóa T/T Telegraphic Transfer Điện chuyển tiền TQM Total Quality Managenment Phương pháp quản lí chất lượng toàn diện VGM Verified Gross Mass Phiếu xác định khối lượng hàng hóa XK Xuất khẩu i
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021 26 2 Bảng 2.2: Tình hình thực hiện sản lượng XK mặt hàng máy may gia đình 43 theo thời gian năm 2021 3 Bảng 2.3: Tình hình thực hiện sản lượng XK mặt hàng máy may gia đình 46 theo chủng loại năm 2021 4 Bảng 2.4: Tình hình thực hiện sản lượng XK mặt hàng máy may gia đình 49 theo thị trường năm 2021 5 Bảng 2.5: Tình hình thực hiện sản lượng XK mặt hàng máy may gia đình 52 theo nhóm khách hàng năm 2021 6 Bảng 2.6: Tình hình thực hiện kim ngạch XK mặt hàng máy may gia 55 đình theo thời gian năm 2021 7 Bảng 2.7: Tình hình thực hiện kim ngạch XK mặt hàng máy may gia 57 đình theo chủng loại năm 2021 8 Bảng 2.8: Tình hình thực hiện kim ngạch XK mặt hàng máy may gia 60 đình theo thị trường năm 2021 9 Bảng 2.9: Tình hình thực hiện kim ngạch XK mặt hàng máy may gia 63 đình theo nhóm khách hàng năm 2021 ii
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 1.1: Sơ đồ quy trình chung về thực hiện hợp đồng xuất khẩu 10 2 Hình 2.1: Logo Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial 17 3 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial 20 4 Hình 2.3: Một số sản phẩm của công ty 25 5 Hình 2.4: Một số giấy chứng nhận của công ty 25 6 Hình 2.5: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021 26 7 Hình 2.6: Các bước tổ chức thực hiện hợp đồng sản xuất xuất khẩu mặt 34 hàng máy may gia đình tại Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial 8 Hình 2.7: Đơn đặt hàng từ Tổng Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial tại 35 Đài Loan 9 Hình 2.8: Quy trình sản xuất mặt hàng máy may gia đình tại công ty 38 TNHH Zeng Hsing Industrial 10 Hình 2.9: Sản phẩm máy may Singer model 1306 (MA 10B) sau khi 39 thành phẩm 11 Hình 2.10: Các bước xuất khẩu lô hàng theo chỉ định 40 12 Hình 2.11: Biểu đồ sản lượng XK mặt hàng máy may gia đình theo thời 44 gian năm 2021 13 Hình 2.12: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng XK mặt hàng máy may gia 50 đình theo thị trường năm 2021 14 Hình 2.13: Biểu đồ kim ngạch XK mặt hàng máy may gia đình theo thời 55 gian năm 2021 15 Hình 2.14: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kim ngạch XK mặt hàng máy may gia 61 đình theo thị trường năm 2021 iii
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, Việt Nam đã trở thành điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài do ổn định về chính trị, nguồn nhân lực dồi dào với giá lao động rẻ. Sau khi nước ta gia nhập WTO vào năm 2007, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đã gia tăng mạnh mẽ kéo theo đó là những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam như: tác động đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tác động đến thị trường lao động và vấn đề việc làm, tác động đến cải tiến khoa học – công nghệ,… Nền kinh tế bước sang một trang mới – kinh tế mở cửa, giao lưu hàng hóa, thông thương với các nước. Theo sau đó, hoạt động Xuất – nhập khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng. Một trong những đối tác nước ngoài đầu tư trực tiếp vào thị trường Việt Nam với quy mô lớn không thể không nhắc tới đó là thị trường Đài Loan (đứng thứ 4 trong các đối tác có vốn đầu tư lớn vào Việt Nam, chỉ sau Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore). Theo đó, Đài Loan đã rót vào Việt Nam hơn 35 tỷ USD, với tổng số dự án là hơn 2.800 dự án. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm hơn 90% tổng vốn đầu tư. Được biết, riêng tỉnh Bình Dương, Đài Loan đã đầu tư 859 dự án có tổng vốn đăng ký trên 6,3 tỷ USD, đứng đầu trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại địa phương này, đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngay cả khi đối mặt với tác động của dịch bệnh Covid19, tiến độ đầu tư vào Bình Dương của Đài Loan cũng không hề chậm lại. Một trong những lĩnh vực đầu tư phổ biến của thị trường này vào Việt Nam đó là lĩnh vực công nghiệp chế tạo và gia công; tiêu biểu trong số đó có mảng chế tạo máy may gia đình. Nhắc đến đây, ta không thể không nhắc đến sự góp mặt của Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial, một công ty chuyên sản xuất máy may gia đình tại Đài Loan, nay có tới hai cơ sở sản xuất tại Bình Dương, Việt Nam dưới hình thức kinh doanh là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, việc thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá hoạt động gia công xuất khẩu mặt hàng máy may gia đình tại Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial năm iv
  11. 2021” sẽ giúp em hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất xuất khẩu của mặt hàng này ở một công ty nước ngoài tại Việt Nam. Giúp em vừa củng cố được những kiến thức chuyên ngành liên quan đến quy trình xuất khẩu một mặt hàng, biết được hoạt động cung ứng đầu máy may gia đình của công ty; vừa nắm được vai trò của một công ty con được thành lập ở một quốc gia khác đối với công ty mẹ, được đặt tại trụ sở của nước đầu tư. Đồng thời, hiểu được phần nào những thuận lợi, bất cập trong quá trình công ty hoạt động tại Việt Nam, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu máy may gia đình tại công ty. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lí luận về thực tế hoạt động xuất khẩu mặt hàng máy may gia đình và phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Zeng Hsing Industrial năm 2021. Qua đó, việc nghiên cứu đề tài giúp em: - Củng cố lại kiến thức chuyên ngành; hiểu rõ được thực trạng công tác tổ chức thực hiện quy trình xuất khẩu hàng hóa tại công ty. - Tổng hợp và vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn. - Đưa ra nhận xét, đánh giá về hoạt động xuất khẩu mặt hàng máy may gia đình của công ty. Từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu mặt hàng máy may gia đình tại Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial. - Phạm vi nghiên cứu: công ty TNHH Zeng Hsing Industrial, dựa vào các số liệu kinh doanh của công ty và các báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty trong hai năm gần đây (2020 – 2021) để đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu v
  12. Vận dụng các phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu; quan sát và tìm hiểu thực tế: - Sử dụng các số liệu, báo cáo công ty cung cấp để tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá các số liệu liên quan. - Kết hợp quan sát và thực tập thực tế tại công ty. - Tìm hiểu các tư liệu, đầu sách về lĩnh vực xuất nhập khẩu, logistics, chuỗi cung ứng,… 5. Kết cấu đề tài Đề tài bao gồm 3 chương:  Chương 1: Cơ sở lí luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa  Chương 2: Đánh giá hoạt động xuất khẩu mặt hàng máy may gia đình tại Công ty TNHH Zeng Hsing Industrial năm 2021  Chương 3: Kết luận và kiến nghị vi
  13. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 1.1. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa, các hình thức xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa 1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau: “xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”. 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa 1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu mà trong đó các nhà sản xuất, công ty, xí nghiệp và các nhà xuất khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán trao đổi hàng hoá với các đối tác nước ngoài. Hình thức này không qua một tổ chức trung gian nào, có thể trực tiếp gặp nhau cùng bàn bạc thảo luận để đưa đến một hợp động hoặc không cần gặp nhau trực tiếp mà thông qua thư chào hàng, thư điện tử, fax, điện thoại... cũng có thể tạo thành một hợp đồng mua bán kinh doanh thương mại quốc tế. Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại không tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai công đoạn: + Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước. 1
  14. + Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng với đơn vị xuất khẩu. Ưu điểm của hoạt động xuất khẩu trực tiếp: thông qua thảo luận trực tiếp sẽ dễ dàng dẫn đến thống nhất, ít xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc. Giảm được chi phí trung gian, nhiều khi chi phí này rất lớn, phải chia sẻ lợi nhuận. Hoạt động giao dịch trực tiếp sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý kiến của khách hàng, khắc phục thiếu sót. Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng, phương tiện vận tải để thực hiện hoạt động xuất khẩu và kịp thời điều chỉnh thị trường tiêu thụ, nhất là trong điều kiện thị trường nhiều biến động. Hạn chế của hoạt động xuất khẩu trực tiếp: đối với thị trường mới chưa từng giao dịch thường gặp nhiều bỡ ngỡ, dễ gặp sai lầm, bị ép giá trong mua bán. Đòi hỏi nhân viên làm công tác kinh doanh xuất khẩu phải có năng lực hiểu biết về nghiệp vụ ngoại thương, ngoại ngữ, văn hoá của thị trường nước ngoài, phải có nhiều thời gian tích luỹ. Khối lượng mặt hàng giao dịch phải lớn mới có thể bù đắp được các chi phí trong giao dịch. 1.1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu gián tiếp (hay xuất khẩu ủy thác) là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng ra với vai trò trung gian thực hiện xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị uỷ thác. Xuất khẩu uỷ thác gồm ba bên: bên uỷ thác xuất khẩu, bên nhận uỷ thác xuất khẩu và bên nhập khẩu. Bên uỷ thác không được quyền thực hiện các điều kiện về giao dịch mua bán hàng hoá, giá cả, phương thức thanh toán... mà phải thông qua bên thứ ba – bên nhận uỷ thác. Xuất khẩu uỷ thác được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không được phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu làm đơn vị xuất khẩu hàng hoá cho mình, bên nhận uỷ thác được nhận một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác. Ưu điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp: giúp cho hàng hoá của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào một thị trường mới, tránh được rủi ro khi kinh doanh trên thị trường đó. Tận dụng sự hiểu biết của bên nhận uỷ thác trong nghiệp vụ kinh doanh xuất 2
  15. khẩu từ khâu đóng gói, vận chuyển, thuê tàu mua bảo hiểm… sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tiền của, thời gian đầu tư cho quy trình thực hiện xuất khẩu. Nhược điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp: mối liên hệ trực tiếp của doanh nghiệp với thị trường (khách hàng) không cao; phải chia sẻ lợi nhuận. Đôi khi đầu ra phụ thuộc vào phía uỷ thác trung gian làm ảnh hưởng đến sản xuất. 1.1.2.3. Buôn bán đối lưu Buôn bán đối lưu (hay mậu dịch đối lưu, thương mại đối lưu) là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua. Khối lượng hàng hoá được trao đổi có giá trị tương đương. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một khối lượng hàng hoá với giá trị tương đương. Tuy tiền tệ không được thanh toán trực tiếp nhưng nó được làm vật ngang giá chung cho giao dịch này. Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm mục đích tránh được các rủi ro về sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối. Đồng thời có lời khi các bên không đủ ngoại tệ thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. Thêm vào đó, đối với một quốc gia buôn bán đối lưu có thể làm cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thanh toán quốc tế. 1.1.2.4. Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là để gán nợ) được ký kết theo nghị định thư giữa hai chính phủ. Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường: tìm kiến bạn hàng, mặt khác không có sự rủi ro trong thanh toán. Trên thực tế hình thức xuất khẩu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Thông thường hình thức xuất khẩu này chỉ diễn ra trong các nước xã hội chủ nghĩa trước đây; trong một số các quốc gia có quan hệ mật thiết và trong một số doanh nghiệp nhà nước. 1.1.2.5. Xuất khẩu tại chỗ Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu mới đang có xu hướng phát triển và phổ biến rộng rãi do ưu điểm của nó đem lại. Đặc điểm của loại hình này là hàng hoá không 3
  16. cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà khách hàng vẫn có thể đàm phán trực tiếp với người mua mà chính người mua lại đến với nhà xuất khẩu. Mặt khác, doanh nghiệp tránh được một số thủ tục rắc rối của hải quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá. Do đó, giảm được một lượng chi phí khá lớn. Hình thức xuất khẩu tại chỗ đang được các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều đơn vị kinh doanh, các tổ chức nước ngoài đóng tại quốc gia đó khai thác tối đa và đã thu được những kết quả to lớn, không thua kém so với xuất khẩu trực tiếp qua biên giới quốc gia, đồng thời có cơ hội thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận cao. 1.1.2.6. Gia công quốc tế Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên nhập nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm (bên nhập gia công) của bên khác (bên đặt gia công) để chế biến thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được phí gia công. Đây cũng là một hình thức xuất khẩu đang được phát triển mạnh mẽ và được nhiều quốc gia trong đó đặc biệt là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tài nguyên phong phú áp dụng rộng rãi vì thông qua hình thức gia công, ngoài việc tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, họ còn có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc kỹ thuật công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Đối với bên đặt gia công, họ được lợi nhuận từ chỗ lợi dụng được giá nhân công và nguyên phụ liệu tương đối rẻ của nước nhận gia công. Hình thức xuất khẩu này chủ yếu được áp dụng trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như dệt may, giày da… 1.1.2.7. Tạm nhập tái xuất Đây là một hình thức xuất khẩu trở ngược ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu. Hợp đồng này luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Vì vậy người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác (Triangirlar transaction). Tái xuất có thể thực hiện bằng một trong hai hình thức sau: 4
  17. + Tái xuất theo đúng nghĩa: hàng hoá đi từ nước xuất khẩu tới nước tái xuất khẩu rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất tới nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền từ nước nhập khẩu. + Chuyển khẩu: được hiểu là việc mua hàng hoá của một nước (nước xuất khẩu) để bán hàng hoá cho một nước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục nhập khẩu vào nước tái xuất. Nước tái xuất trả tiền cho nước cho nước xuất khẩu và thu tiền về từ nước nhập khẩu. Ưu điểm của hình thức này là tạo ra một thị trường rộng lớn, quay vòng vốn và đáp ứng nhu cầu bằng những hàng hoá mà trong nước không thể đáp ứng được, tạo ra thu nhập. Nhược điểm của hình thức này là các doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều nước xuất khẩu về giá cả, thời gian giao hàng. Ngoài ra nó còn đòi hỏi người làm công tác xuất khẩu phải giỏi về nghiệp vụ kinh doanh tái xuất, phải nhạy bén với tình hình thị trường và giá cả thế giới, sự chính xác chặt chẽ trong các hợp đồng mua bán. 1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hóa 1.1.3.1. Đối với nền kinh tế thế giới Xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như toàn thế giới. Do chịu tác động bởi những yếu tố khác nhau nên mỗi quốc gia sẽ có thế mạnh hoặc bất lợi về từng lĩnh vực. Để có thể khai thác được lợi thế và giảm bất lợi, tạo ra sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phát triển phải tiến hành trao đổi với nhau, mua những sản phẩm mà mình sản xuất khó khăn, bán những sản phẩm mà việc sản xuất nó là có lợi thế tại quốc gia của mình. Hoạt động xuất khẩu nhất thiết phải được diễn ra giữa những nước có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Một quốc gia thua thiệt về tất cả các lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, nhân công, tiềm năng kinh tế... thông qua hoạt động xuất khẩu cũng có điều kiện phát triển kinh tế nội địa. Sự chuyên môn hoá trong sản xuất sẽ giúp cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế tương đối của mình một cách tốt nhất để tiết kiệm nguồn lực như: vốn, lao động, tài 5
  18. nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất hàng hoá. Vậy nên trên quy mô toàn thế giới thì tổng sản phẩm cũng sẽ được gia tăng. 1.1.3.2. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Xuất khẩu là một trong những nhân tố cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong thương mại quốc tế xuất khẩu không chỉ để thu ngoại tệ về mà còn là với mục đích bảo đảm cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu, tích luỹ ngoại tệ. Xuất khẩu với nhập khẩu trong thương mại quốc tế vừa là tiền đề của nhau, xuất khẩu để nhập khẩu và nhập khẩu để phát triển xuất khẩu. Đặc biệt ở các nước kém phát triển, một trong những vật cản chính đối với sự phát triển kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì vậy nguồn huy động cho nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu cho quá trình phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ nước ngoài chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư hoặc người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của quốc gia đó. Vì đây là nguồn bảo đảm chính cho nước đó có thể trả nợ được. Thực tiễn cho thấy, mỗi một nước đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có thể sử dụng các nguồn vốn huy động chính như: đầu tư nước ngoài, vay nợ viện trợ, thu từ nguồn xuất khẩu. Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận đuợc, song việc huy động nguồn vốn này không phải là một điều dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này thì các nước đi vay phải chịu mất một số thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này hay cách khác thì cũng phải hoàn lại vốn cho nước ngoài. Điều này vô cùng khó khăn bởi đang thiếu vốn lại càng thiếu vốn hơn Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước: để xuất khẩu được, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn các mặt hàng có tổng chi phí nhỏ hơn giá trị trung bình trên thị trường thế giới. Họ sẽ phải dựa vào những ngành hàng, những mặt hàng có lợi thế của đất nước cả về tương đối và tuyệt đối. Hoạt động xuất khẩu thúc đẩy khai thác có hiệu quả hơn vì khi xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị tiên tiến đưa năng suất lao động lên cao. 6
  19. Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển; xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế nhờ quy mô. Ngoài ra xuất khẩu giúp tạo vốn và thu hút công nghệ từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nội địa, tạo năng lực cho sản xuất mới. Hơn thế nữa, còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì phân công lao động ngày càng sâu sắc. Đơn cử như việc chế tạo từng bộ phận của nhiều sản phẩm được thực hiện ở các quốc gia khác nhau. Để hoàn thiện được những sản phẩm này, người ta phải tiến hành xuất khẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Như vậy, mỗi nước họ có thể tập trung vào sản xuất một vài sản phẩm mà họ có lợi thế, sau đó tiến hành trao đổi lấy hàng hoá mà mình cần. Xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Về ngắn hạn, để tập trung phát triển các ngành hàng xuất khẩu thì cần phải thêm lao động, muốn xuất khẩu có hiệu quả thì cần tận dụng lợi thế lao động nhiều, giá rẻ ở nước ta. Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tác động của xuất ảnh hưởng rất nhiều đến các lĩnh vực của cuộc sống như tạo ra công việc ổn định, tăng thu nhập... Như vậy có thể nói xuất khẩu tạo ra động lực cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế. 1.1.3.3. Đối với doanh nghiệp Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Về sản xuất hàng hoá, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh. Đồng thời phải có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất. Sản xuất hàng hóa để xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều việc làm, tạo thu nhập ổn định, tạo ra nhiều ngoại tệ để nhập khẩu vật khẩu tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu hút được lợi nhuận. Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu sẽ có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích của hai bên. Như vậy đứng trên bất kỳ góc độ nào ta cũng thấy sự thúc đẩy xuất khẩu là rất quan trọng, cần thiết và mang tính thực tiễn cao. 7
  20. 1.2. Nội dung chính của hoạt động xuất khẩu hàng hóa 1.2.1. Nghiên cứu thị trường và xác định mặt hàng xuất khẩu Nghiên cứu thị trường nhằm có được một hệ thống thông tin về thị trường đầy đủ, chính xác và kịp thời làm cơ sở cho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đồng thời thông tin thu được từ việc nghiên cứu thị trường làm cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn được đối tác thích hợp và còn làm cơ sở cho quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng sau này có hiệu quả. Doanh nghiệp chỉ có thể phản ứng linh hoạt, có những quyết định đúng đắn kịp thời trong quá trình đàm phán giao dịch khi có sự nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin chính xác và tương đối đầy đủ. Ngoài việc nghiên cứu nắm vững tình hình thị trường trong nước, các chính sách, luật pháp quốc gia có liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại thì doanh nghiệp còn phải nắm vững mặt hàng kinh doanh, thị trường nước ngoài. Nghiên cứu thị trường bao gồm cả hoạt động nghiên cứu thị trường trong nước và nghiên cứu thị trường nước ngoài. Trong đó nghiên cứu thị trường trong nước bao gồm các hoạt động: nghiên cứu mặt hàng xuất – nhập khẩu, nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu sự vận động của môi trường kinh doanh. Nghiên cứu thị trường nước ngoài bao gồm các hoạt động: nghiên cứu nguồn cung cấp hàng hoá trên thị trường quốc tế, nghiên cứu giá cả trên thị trường quốc tế,… 1.2.2. Lập phương án kinh doanh xuất khẩu Dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường sau đó tiến hành lập phương án kinh doanh hàng xuất khẩu. Phương án kinh doanh là một kế hoạch hành động cụ thể của một giao dịch mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ. Phương án kinh doanh là cơ sở cho các cán bộ nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ, phân chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ cụ thể để lãnh đạo doanh nghiệp quản lý và điều hành liên tục, chặt chẽ. Lập phương án kinh doanh bao gồm các bước chủ yếu như: nhận định tổng quát về thị trường và tình hình diễn biến thị trường; phác hoạ bức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn. Đánh giá khả năng của doanh nghiệp. Xác định thị trường và khách hàng tiêu thụ. Xác định mặt hàng xuất khẩu, số lượng và giá cả mua bán. Lựa chọn mặt hàng thời cơ điều kiện và phương thức kinh doanh, sự lựa chọn này phải mang tính thuyết 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2