Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải biển: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Sài Gòn
lượt xem 24
download
Nội dung của luận văn "Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Sài Gòn" gồm có 3 chương chính như sau: Lý luận chung về hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu; thực trạng giao nhận hàng hoá bằng đường biển tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Sài Gòn; một số giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Sài Gòn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải biển: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Sài Gòn
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Sài Gòn Sinh viên thực hiện: Bùi Tấn Khải Lớp: KT18CLCA Ngành: Kinh tế vận tải biển GVHD: Trương Thị Minh Hằng TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 2022 1
- Lời Cảm Ơn Lời đầu tiên, em xin gửi đến ban giám hiệu nhà trường Đại học giao thông vận tải Thành Phố Hồ Chí Minh cũng như toàn bộ thầy cô luôn luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc. Kế đến, em cũng xin gửi lời chúc cũng như lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Trương Thị Minh Hằng một lời chúc vạn sự như ý. Cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn các bạn nói chung và em nói riêng để em có thể hoàn thành thật tốt bài luận văn tốt nghiệp. Em xin kính chúc toàn thể ban giám hiệu, thầy cô của trường Đại học giao thông vận tải Thành Phố Hồ Chí Minh một lời chúc tốt đẹp và trân trọng nhất. Em xin chân thành cảm ơn! 2
- Mục Lục DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... 5 DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ ............................................................. 5 Lời mở đầu ........................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU ................................................................................ 7 1.1. Khái quát chung về giao nhận ................................................................ 7 1.1.1 Định nghĩa giao nhận là gì ................................................................. 7 1.1.2. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận ......................................... 7 1.1.3 Trách nhiệm của người giao nhận .................................................... 8 1.2 Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển ............................ 9 1.2.1 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng biển ..................................................................................................................... 10 1.2.2 Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá XNK .. 11 1.3 Trinh tự giao hàng xuất khẩu.............................................................. 12 1.3.1 Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho, lưu bãi của cảng ............... 12 1.3.2 Đối với hàng xuất khẩu không lưu kho lưu bãi tại cảng .............. 14 1.3.3 Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container ............................... 14 2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN .................... 17 2.1. Giới thiệu về Công ty CP Vận Tải Biển Sài Gòn ................................ 17 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Vận Tải Biển Sài Gòn ....... 17 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Vận Tải Biển Sài Gòn........................................................................................ 18 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ................................................................................. 19 2.1.4 Ngành nghề kinh doanh ................................................................... 21 2.1.5 Tình hình nhân sự: ........................................................................... 22 2.2 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ........... 23 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty ....... 24 2.3.1 Các nhân tố chủ quan ...................................................................... 24 2.3.2 Các nhân tố khách quan .................................................................. 25 2.4 Quy trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển ............... 29 3
- 2.4.1 Quy trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu FCL ............................. 29 2.4.2 Quy trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu LCL ............................. 29 2.4.3 Nhận xét về các bước thực hiện quy trình giao nhận ................... 30 2.5 Thực trạng dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển của công ty...................................................................................................... 31 2.5.1 Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận của công ty ...................... 31 2.5.2 Đánh giá theo chỉ tiêu sản lượng ..................................................... 32 2.5.3 Đánh giá theo chỉ tiêu doanh thu .................................................... 40 2.5.4. Thuận lợi, khó khăn ........................................................................ 47 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN ......................................................................................... 48 3.1 Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển của Việt Nam ......................................... 48 3.2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty............................. 50 3.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động dịch vụ giao nhận của công Ty……………………………………………………………………………50 3.3.1. Đào tạo nhân viên ............................................................................ 50 3.3.2. Tối thiểu hóa các chi phí ................................................................. 52 3.3.3. Thâm nhập và mở rộng thị trường ................................................ 52 3.3.4. Hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ ........................................ 54 3.3.5. Chú trọng chất lượng dịch vụ khách hàng ................................... 56 3.3.6. Nâng cấp cơ sở hạ tầng kho bãi, đầu tư thêm phương tiện vận chuyển…………………………………………………………………….57 3.4. Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước .................................... 58 3.4.1. Đối với Tổng cục Hải quan ......................................................... 58 3.4.2. Đối với cơ quan thuế ................................................................... 58 Kết Luận............................................................................................................. 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 60 4
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên văn Interlog Interlogistics SI Shipping Instruction Cont Container XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu TMQT Thương mại quốc tế DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Bảng 1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của SSC Bảng 1.6 Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận của SSC Hình 1.1 Đồ thị sản lượng theo phương thức vận tải Hình 1.2 Đồ thị sản lượng hàng xuất khẩu Hình 1.3 Đồ thị sản lượng theo thời gian Hình 1.4 Đồ thị sản lượng theo thị trường Hình 1.5 Đồ thị sản lượng theo khách hàng Hình 2.1 Đồ thị doanh thu theo phương thức vận tải Hình 2.2 Đồ thị doanh thu hàng xuất khẩu Hình 2.3 Đồ thị doanh thu theo thời gian Hình 2.4 Đồ thị sản doanh thu theo thị trường Hình 2.5 Đồ thị doanh thu theo khách hàng 5
- Lời mở đầu Trong bức tranh kinh tế toàn cầu, vận tải đóng vai trò cột sống trong hoạt động thương mại quốc tế với đa dạng nhiều hình thức vận tải.Ngoại thương là hoạt động kết nối kinh doanh giữa các nước, các doanh nghiệp nước ngoài với nhau thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Cùng với sự phát triển toàn cầu trong đó có Việt Nam, đang có cơ hội rất lớn trong ngành này.Với điều kiện vị trí địa lý thuận lợi sở hữu bờ biển dài hơn 3000km trải dài từ Bắc đến Nam cùng hàng loạt cảng biển cho thấy tiềm năng phát triển của Việt Nam rất cao. Vì vậy, có thể thấy rằng ngành giao nhận sẽ rất phát triển, hoàn thiện trong thời gian tới hỗ trợ cho ngành Xuất Nhập Khẩu phát triển theo. Mặc dù tình hình về ngành rất khả quan,nhưng kinh doanh là miếng bánh chung nên việc cạnh tranh với nhau là khá gay gắt ,đòi hỏi quy mô hoạt động của doanh nghiệp phải mở rộng và tăng nhanh. Vấn đề về giao nhận hàng hóa quốc tế không đơn thuần như là giao hàng nội địa mà cần phải đòi hỏi doanh nghiệp, công ty phải có một quy trình chỉnh chu.Do đó rất cần đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ Xuất Nhập Khẩu từ giao nhận , thuê tàu,thủ tục hải quan.Rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam còn non trẻ so lịch sử phát triển của ngành nên rất cần những biện pháp nghiên cứu để hoàn thiện hơn cho quy trình giao nhận hàng hóa cụ thể là bằng đường biển. 6
- CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. Khái quát chung về giao nhận 1.1.1 Định nghĩa giao nhận là gì Trong thương mại quốc tế, hàng hóa cần phải được vận chuyển đến nhiều nước khác nhau, từ nước người bán đến nước người mua. Trong trường hợp đó, người giao nhận (Forwarder: Transitaire) là người tổ chức việc di chuyển hàng và thực hiện các thủ tục liên hệ đến việc vận chuyển. [1] Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa. [1] Theo điều 163 của luật thương mại Việt Nam ban hành ngày 23-5-1997 thì dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải và người giao nhận khác. [1] Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác 1.1.2. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận Điều 167 Luật thương mại quy định, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây: - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. 7
- - Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. - Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện hợp đồng không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm. - Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. - Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác. [2] 1.1.3 Trách nhiệm của người giao nhận 1.1.3.1. Khi là đại lý của chủ hàng Tùy theo khả năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về: - Giao nhận không đúng chỉ dẫn. - Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn. - Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan. - Gởi hàng cho nơi đến sai quy định (wrong destination). - Giao hàng không phải là người nhận. - Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng. - Tái xuất không làm đúng những thủ tục cần thiết về việc không hoàn thuế. - Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi hoặc lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cẩn thận. [3] - Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “Điều kiện Kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình. - Khi là người chuyên chở (Principal) - Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. 8
- - Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác... mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. - Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng. - Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không phải trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình (Performing Carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - Contracting Carrier). - Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối…thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy ước do phòng Thương mại quốc tế ban hành. [3] Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau đây: - Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy thác. - Khách hàng đóng gói và ghi kí mã hiệu không phù hợp. - Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa. - Do chiến tranh hoặc đình công. - Do các trường hợp bất khả kháng. Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoảng lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình. 1.2 Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển 9
- 1.2.1 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng biển Cơ sở pháp lý Việc giao nhận hàng hóa XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp luật Quốc tế và của Việt Nam… - Các công ước về vận đơn, vận tải, Các công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa…Ví dụ: Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế . - Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải; Các loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK. Ví dụ: Luật, bộ luật, nghị định, thông tư +Bộ luật hàng hải 1990 +Luật thương mại 1997 + Nghị định 25CP, 200CP, 330CP + Quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải; quyết định số 2106 (23/8/1997) liên quan đến việc xếp dỡ, giao nhận và vận chuyển hàng hóa tại cảng biển Việt Nam… [3] Nguyên tắc Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hóa XNK tại các cảng biển Việt Nam như sau: - Việc giao nhận hàng hóa XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng ủy thác với cảng. - Đối với những hàng hóa không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác giao nhận trực tiếp với người vận tải (tàu) (quy định mới từ năm 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thỏa thuận với cảng về địa điểm thoát dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan. - Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện. Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thỏa thuận với cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng . - Khi được ủy thác giao nhận hàng hóa XNK với tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó. 10
- - Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi bãi, cảng. - Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được ủy thác phải xuất trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hóa ghi trên chứng từ. [3] - Việc giao nhận có thể do cảng làm theo ủy thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm. 1.2.2 Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá XNK 1.2.2.1 Nhiệm vụ của cảng Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa với chủ hàng. Hợp đồng có hai loại: + Hợp đồng ủy thác giao nhận. + Hợp đồng thuê mướn: chủ hàng thuê cảng xếp dỡ vận chuyển, lưu kho, bảo quản hàng hóa. - Giao hàng xuất khẩu cho tàu và nhận hàng nhập khẩu từ tàu nếu được ủy thác. - Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hóa và lập các chứng từ cần thiết khác để bảo vệ quyền lợi của các chủ hàng. - Giao hàng nhập khẩu cho các chủ hàng trong nước theo sự ủy thác của chủ hàng xuất nhập khẩu. - Tiến trình việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho trong khu vực cảng. - Chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hóa do mình gây nên trong quá trình giao nhận vận chuyển xếp dỡ. [3] - Hàng hóa lưu kho bãi của cảng bị hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi. - Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa trong các trường hợp sau: + Không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi kho bãi của cảng. + Không chịu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong nếu bao kiện, dấu xi vẫn nguyên vẹn. + Không chịu trách nhiệm về hư hỏng do ký mã hiệu hàng hóa sai hoặc không rõ (dẫn đến nhầm lẫn mất mát). [3] 1.2.2.2 Nhiệm vụ của các chủ hàng XNK - Ký kết hợp đồng giao nhận với Cảng trong trường hợp hàng qua cảng. 11
- - Tiến hành giao nhận hàng hóa trong trường hợp hàng hóa không qua cảng hoặc tiến hành giao nhận hàng hóa XNK với cảng trong trường hợp hàng qua cảng. - Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển bảo quản, lưu kho hàng hóa với cảng. - Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hóa và tàu. - Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hóa: Đối với hàng xuất khẩu: gồm các chứng từ: + Lược khai hàng hóa (cargo manifest): lập sau vận đơn cho toàn tàu, do đại lý tàu biển làm được cung cấp 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu. + Sơ đồ xếp hàng (cargo plan) do thuyền phó phụ trách hàng hóa lập, được cung cấp 8h trước khi bốc hàng xuống tàu. Đối với hàng nhập khẩu: Gồm các chứng từ: Gồm các chứng từ: + Lược khai hàng hóa. + Sơ đồ xếp hàng. + Chi tiết hầm tàu (hatch lict). + Vận đơn đường biển trong trường hợp ủy thác cho cảng nhận hàng. Các chứng từ này đều phải cung cấp trước 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu. - Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết các vấn đề phát sinh. - Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại các bên có liên quan và thanh toán các chi phí cho cảng. 1.2.2.3 Nhiệm vụ của Hải quan - Tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện các việc kiểm tra, giám sát kiểm soát Hải quan đối với tàu biển và hàng hóa xuất nhập khẩu. -Đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua cảng biển. 1.3 Trình tự giao hàng xuất khẩu 1.3.1 Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho, lưu bãi của cảng 12
- Việc giao hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tàu. Giao hàng XK cho cảng - Giao Danh mục hàng hoá XK (Cargo List) và đăng ký với phòng điều độ để bố trí kho bãi và lên phương án xếp dỡ. -Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác liên hệ với phòng thương vụ để ký kết hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hóa với cảng. - Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng. [3] - Giao hàng vào kho, bãi của cảng. 1.3.1.2. Giao hàng XK cho tàu - Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu. + Kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu cần), làm thủ tục hải quan. + Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận Thông báo sẵn sàng (NOR) của tàu. + Giao cho cảng Danh mục hàng hoá XK để cảng bố trí phương tiện xếp dỡ Trên cơ sở Cargo List này, thuyền phó phụ trách hàng hoá sẽ lên Sơ đồ xếp hàng (Cargo plan, Stowage plan) trên tàu. + Ký hợp đồng xếp dỡ với Cảng. -Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu. + Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho ra Cảng, lấy Lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải (nếu cần). + Tiến hành giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện của hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Phiếu kiểm đếm (Tally report), cuối ngày phải ghi vào bản báo cáo hàng ngày (Dailly Report), và khi cấp xong một tàu, vào báo cáo sau cùng (Final Report). Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Phiếu kiểm đếm (Tally Sheet). [3] + Khi giao nhận một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy Biên lai thuyền phó (Mate's 13
- Receipt) để lập vận đơn đường biển đã xếp hàng (Shipped on board hay On board Bill of Lading). Sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng hàng đã xếp ghi trong Tally Sheet, cảng sẽ lập Bản tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và cùng ký xác nhận với tàu. Ðây cũng là cơ sở để lập B/L. - Lập bộ chứng từ thanh toán. + Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng. + Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường gồm: B/L, Hối phiếu, Hoá đơn thương mại, Giấy chứng nhận phẩm chất, Giấy chứng nhận xuất xứ, Phiếu đóng gói, Giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng. - Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu cần. - Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho. -Tính toán thưởng phạt xếp dỡ, nếu có. 1.3.2 Đối với hàng xuất khẩu không lưu kho lưu bãi tại cảng Ðây là các hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các kho riêng của mình hoặc từ phương tiện vận tải của mình để giao trực tiếp cho tàu. Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. Sau khi đã đăng ký với cảng và ký kết hợp đồng xếp dỡ, hàng cũng sẽ được giao nhận trên cơ sở tay ba (cảng, tàu và chủ hàng). Số lượng hàng hoá sẽ được giao nhận, kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet có chữ ký xác nhận của ba bên. [3] 1.3.3 Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container 1.3.3.1 Nếu gửi hàng nguyên container (FCL/FCL): Full container load - Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào Phiếu lưu khoang tàu (Booking Note) và đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với Danh mục hàng XK (Cargo List). 14
- - Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn và giao phiếu đóng gói (Packing List) và Seal (dấu niêm phong). - Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình. - Chủ hàng mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định (nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. - Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong kẹp chì container. Chủ hàng điều chỉnh lại Packing List và Cargo List, nếu cần. -Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại bãi chứa container (CY:Container Yard) quy định hoặc hải quan cảng, trước khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tàu (thường là 8 tiếng trước khi bắt đầu xếp hàng) và lấy Mate's Receipt. -Sau khi hàng đã được xếp lên tàu thì mang Mate's Receipt để đổi lấy vận đơn. 1.3.3.2 Nếu gởi hàng lẻ (LCL/LCL): Less than container load - Chủ hàng gửi Booking Note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. Sau khi Booking Note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng. - Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý tại trạm hàng lẻ (CFS: Container Freight Station) hoặc ICD. - Các chủ hàng mời đại diện hải quan để kiểm tra, kiểm hoá và giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niêm phong, kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu thuyền trưởng cấp vận đơn. [3] - Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến. - Tập hợp bộ chứng từ để thanh toán. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích: phân tích các số liệu tình hình hoạt động ,kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại Phương pháp thống kê: thống kê các số lượng giao nhận 15
- Phương pháp logic: tổng hợp từ các phương pháp trên đưa ra đánh giá về tình hình hoạt động và đưa gia giải pháp cụ thể. 16
- CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN SÀI GÒN 2.1. Giới thiệu về Công ty CP Vận Tải Biển Sài Gòn 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Vận Tải Biển Sài Gòn Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Vận Tải Biển Sài Gòn Tên quốc tế: SAIGON SHIPPING JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: SSC JSC Mã số thuế: 0300424088 Địa chỉ: 9 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại: 8296316 – 8296320 Ngày hoạt động: 2006-04-14 Công ty Cổ Phần Vận Tải Biển Sài Gòn (SSC) có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và năm chi nhánh tại các cảng biển lớn và quan trọng nằm dọc theo đường bờ biển Việt Nam như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Vũng Tàu và Cần Thơ. SSC là một thương hiệu lớn và là doanh nghiệp chủ chốt của ngành vận tải biển tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế công ty có những lợi thế khá mạnh về thương hiệu riêng của mình, góp phần lớn trong quá trình hình thành những liên doanh với các đối tác vận tải nước ngoài như Hàn Quốc (Korex Saigon Transport), Thụy sĩ (APM – Saigon Shipping Ltd.), Đan Mạch (Sea Saigon Ltd.), và sắp tới là Nhật (Mitsui Co.,Ltd và Mitsui-Soko Co.,Ltd ). Tàu biển của SSC, 6500 DWT "Saigon Queen", hiện nay đang vận hành từ Châu Âu đến Châu Mỹ cùng với giao dịch kinh doanh với chữ tín làm đầu nên thương hiệu cũng như tên tuổi của SSC đã được nhiều hãng tàu, công ty môi giới cũng như đại lý hàng hải, đại lý cung ứng vật tư, nhiên liệu biết đến và cam kết gắn bó hợp tác lâu dài trong giao dịch kinh doanh với SSC. Sắp tới đội tàu của SSC sẽ bổ sung hai tàu sông 1000 DWT Long Phú 1 và Long Phú 2. 17
- SSC là thành viên chính thức của VSA (Hiệp Hội Các Chủ Tàu Việt Nam), VISABA (Hiệp Hội Đại Lý Tàu Biển Việt Nam), VIFFAS (Hiệp Hội Giao Nhận Việt Nam). 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Vận Tải Biển Sài Gòn Ngày 22/09/1981: Công ty Vận tải biển Sài Gòn (SaigonShip) ra đời theo Quyết định số 189/QĐ- UB của Ủy ban Nhân dân Thành Hồ Chí Minh là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 05/12/1992: Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 175/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 và Nghị định 156/HĐBT ngày 07/5/1992), là DNNN thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh do Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý. Ngày 02/06/1999: Công ty được chọn để xây dựng Đề án cổ phần hóa theo Quyết định số 3171/QĐ- UB-KT của Ủy ban Nhân dân Thành Hồ Chí Minh. Ngày 15/7/2004: Công ty là Công ty con trực thuộc Công ty Mẹ - Tổng Công ty cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (SAMCO) là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo Luật DNNN (Quyết định số 172/2004/QĐ-UB của UBND TP.Hồ Chí Minh). Ngày 09/12/2004: Công ty Cổ phần Vận tải biển Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số: 6205/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Vận tải biển Sài Gòn thành Công ty Cổ phần Vận tải biển Sài Gòn. Ngày 22/12/2005: Công ty tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động – Bầu Hội đồng Quản trị và Ban kiểm soát theo qui định. Ngày 14/04/2006: 18
- trăm bốn mươi bốn tỷ hai trăm triệu đồng). Công ty được Phòng Đăng ký Kinh doanh-Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp Công ty Cổ phần lần đầu – Vốn Điều lệ 109 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Tổng Công ty Samco chiếm 51%. Ngày 01/05/2006: Công ty chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Đến nay: Công ty hoạt động theo ngành nghề kinh doanh theo Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp Công ty Cổ phần - thay đổi lần thứ 10 ngày 28/3/2019. Vốn điều lệ 144.200.000.000 đồng (Một 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Về công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp Công ty Cổ Phần Vận Tải Biển Sài Gòn cũng đã nghiên cứu thành lập các phòng ban chuyên trách được bố trí hợp lý, khoa học tạo điều kiện cho công ty quản lý chặt chẽ các mặt kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí để hạ giá thành, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường, đem lại hiệu quả cao. ❖ Sơ đồ cơ cấu tổ chức điều hành của doanh nghiệp Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Vận Tải Biển Sài Gòn 19
- (Nguồn: Website Công ty Cổ Cổ phần Vận Tải Biển Sài Gòn ) Giám đốc là người có quyền cao nhất ra các quyết định, giao công việc cho cấp dưới và chịu trách nhiệm trước ban quản trị. Phó giám đốc là người có quyền cao thứ hai trong công ty nhưng vẫn chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có trách nhiệm về các lĩnh vực và thực hiện các công việc khi giám đốc đi công tác. [4] - Cơ quan chức năng + Phòng kế toán tài vụ : Phụ trách thu chi của công ty, lên sổ sách kế toán , đánh giá tình hình hoạt động của công ty. Cung cấp các số liệu, thông tin thực hiện để phục vụ công tác dự báo và quản lý các mặt nghiệp vụ của các phòng khác. Đứng đầu các phòng là trưởng phòng có nhiệm vụ điều hành phòng mình hoạt động theo chuyên môn . + Phòng hành chính: Phụ trách công việc quản trị, tuyển dụng về quản lý nhân sự trong công ty, tổ chức lao động và an toàn lao động, xem xét đến tình hình thực hiện các quyết định mức lao động và năng suất lao động. [4] + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của công ty, thực hiện hầu hết các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. - Các bộ phận • Bộ phận đại lý tàu biển Theo dõi lịch tàu và thông báo tàu đến, tàu đi cho khách hàng, chịu trách nhiệm liên hệ với hãng tàu trong và ngoài nước, thu cước cho công ty nếu là cước trả sau, làm các chứng từ và thủ tục Hải Quan cho khách. • Bộ phận kho và vận tải Chịu trách nhiệm quản lý hàng hoá trong kho, thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật của từng loại hàng. Quản lý đội xe chở container, hệ thống kho riêng và tổ chức việc chở hàng cho công ty. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiêp “Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một số phương hướng giải pháp”
36 p | 427 | 173
-
Luận văn tốt nghiệp: Kinh tế vận tải biển
70 p | 951 | 115
-
Luận văn tốt nghiệp: Kinh tế hộ sản xuất và tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất tại huyện Thanh Trì
70 p | 187 | 55
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”
22 p | 355 | 44
-
Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng về vai trò của nhà nước trong quá trình CNH-HĐH và những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nhà nước đối với quá trình CNH-HĐH ở nước ta trong thời gian tới
30 p | 365 | 44
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Lập hồ sơ dự thầu gói thầu số 07: tư vấn lập HSMT và đánh giá HSDT các gói thầu 1;2;3;4;5;6 dự án - Xây dựng trung tâm điều trị kỹ thuật cao của Bệnh viện Nhi đồng 2
124 p | 60 | 32
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Logistics Vicem năm 2021
88 p | 142 | 29
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tai Công ty TNHH TMDV giao nhận vận tải Long Phú
82 p | 38 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số bài học kinh nghiệm trong phát triển ngoại thương của Trung Quốc và gợi ý đối với Việt Nam
125 p | 177 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Transimex năm 2021
92 p | 61 | 23
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Một số giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu FCL bằng đường biển của công ty TNHH C.H.Robinson Việt Nam
82 p | 54 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Đánh giá kết quả công tác giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng container tại Công ty TNHH Star Concord VN năm 2021
91 p | 27 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Lập hồ sơ thanh toán và kiểm soát các chi phí phát sinh tại dự án The Opera Residence
160 p | 27 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Nâng cao chất lượng công tác lập Hồ sơ dự toán tại Xí nghiệp Cầu Lớn – Hầm Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam (TEDI SOUTH)
86 p | 28 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần đại lý Giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng năm 2019
73 p | 35 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế xây dựng: Quản lý chất lượng thi công công trình Nhà Dom B Dự án Phân hiệu Trường ĐH FPT tại Bình Định
141 p | 28 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Lựa chọn phương án ký kết hợp đồng vận chuyển của Công ty TNHH Thương mại vận tải quốc tế Hải Tín trong tháng 7/2022
111 p | 27 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn