intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần đại lý Giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng năm 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được để tìm hiểu một cách chính xác về tình hình kinh doanh. Từ đó luận văn "Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần đại lý Giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng năm 2019" đề xuất biện pháp khắc phục, định hướng kinh doanh cho kỳ tới, giúp cải thiện những hạn chế còn tồn đọng và phát huy các tìm lực của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần đại lý Giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng năm 2019

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HCM Khoa Kinh tế Vận Tải  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG NĂM 2019 GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ HOÀNG LAN SVTH: LÊ ĐỨC TRỌNG LỚP: KT15CLC1 MSSV: 15H4010027 Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 9 Năm 2020
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2 5. Kết cấu đề tài............................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ XẾP DỠ VẬN TẢI TÂN CẢNG..................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận về phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh................ 3 1.2. Tổng quan về Công ty cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng...………………………………………………………………………………..12 1.2.1. Thông tin chung………………………………………………………………12 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển...…………….……………………………13 1.2.3. Chức năng nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty..………14 1.2.4. Cơ cấu tổ chức của công ty…………………………………………………..15 1.2.5. Hoạt động kinh của công ty…………………………………………….……18 1.2.6. Cơ sở vật chất của công ty…………………………...……………………....20 1.2.7. Nguồn nhân lực của công ty…………………………………………………21 1.2.8. Chiến lược kinh doanh của công ty trong thời gian tới……………………23 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG NĂM 2019…………………………………………………………….24 2.1. Đánh giá chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2019…………………………………………………………………………………..24 2.2. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng của công ty năm 2019…………….27 2.3. Phân tích tình hình thực hiện chi phí của công ty năm 2019………………..30
  3. 2.3.1. Phân tích tình hình thực hiện tổng chi phí năm 2019……………..……….30 2.3.2. Phân tích tình hình thực hiện giá vốn hàng bán…………..………………..33 2.3.3. Phân tích tình hình thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp..….…………36 2.3.4. Phân tích tình hình thục hiện chi phí tài chính…………………………….39 2.3.5. Phân tích tình hình thực hiện chi phí bán hàng……………………………41 2.3.6. Phân tích tình hình thực hiện chi phí khác…………………………………43 2.3.7. Phân tích tình hình thực hiện chi phí theo yếu tố sản xuất………………..45 2.4. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu năm 2019………………………….47 2.4.1. Phân tích tình hình thực hiện tổng doanh thu……………………………...48 2.4.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ……………………………………………………………………………………..50 2.4.3. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu tài chính..……………………….53 2.4.4. Phân tích tình hình thực hiện thu nhập khác………………………………55 2.5. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 2019…………………………………………………………………………………..56 2.6. Phân tích tình hình thực hiện với nghĩa vụ ngân sách nhà nước……………60 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY…………….63 3.1. Thuận lợi và khó khăn…………………………………………………………63 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của công ty..……………………………….65 KẾT LUẬN………………………………………………………………………….67 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức trong công ty…………………………………………….15
  4. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Trang thiết bị của công ty……………………………………………….20 Bảng 1.2: Diện tích khai thác Depot của công ty………………………………….20 Bảng 1.3: Diện tích kho hàng, bãi hàng……………………………………………21 Bảng 1.4: Nguồn nhân lực theo trình độ lao động và giới tính…………………..22 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019……………………………...25 Bảng 2.2: Tình hình thực hiện sản lượng năm 2019……………………………...28 Bảng 2.3: Tình hình thực hiện tổng chi phí……………………………………….31 Bảng 2.4: Tình hình thực hiện giá vốn hàng bán…………………………………35 Bảng 2.5: Tình hình thực hiện chi phí quản lý doanh nghiệp……………………37 Bảng 2.6: Tình hình thực hiện chi phí tài chính…………………………………..40 Bảng 2.7: Tình hình thực hiện chi phí bán hàng………………………………….42 Bảng 2.8: Tình hình thực hiện chi phí khác……………………………………….44 Bảng 2.9: Tình hình thực hiện chi phí sản xuất theo yếu tố……………………...46 Bảng 2.10: Tình hình thực hiện tổng doanh thu…………………………………..49 Bảng 2.11: Tình hình thực hiện doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ….…..52 Bảng 2.12: Tình hình thực hiện doanh thu tài chính……………………………..54 Bảng 2.13: Tình hình thực hiện thu nhập khác…………………………………..55 Bảng 2.14: Tình hình thực hiện lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận…………………58 Bảng 2.15: Tình hình thực hiện nghịa vụ với ngân sách nhà nước……………...62
  5. LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn đến Bam Giám Hiệu và các thầy cô Trường Đại học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản. Đồng thời em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Hoàng Lan là người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo. Qua đây em chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các Anh/Chị phòng giao nhận của công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Sự giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô nhà trường cùng với Cô/Chú, Anh/Chị trong công ty không những giúp em hiểu kiến thức chuyên môn trong công việc mà còn là niềm động viên to lớn, thúc đẩy em luôn phấn đấu nhiều hơn nữa để vững vàng trong công việc của mình trước khi rời khỏi ghế nhà trường. Thời gian ba tháng là chưa đủ nhiều để em học hỏi được hoàn toàn công việc. Tuy nhiên với những gì đã được học cùng với thực tiễn em thu được hiện nay sẽ giúp em phần nào đó mạnh dạn và vững tin hơn trong công việc mà mình lựa chọn trong tương lai. Cuối cùng em xin kính chúc thầy/cô và Ban giám đốc, cô/chú, anh/chị tại Công ty cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng được nhiều sức khỏe và luôn thành đạt trong công tác và trong cuộc sống. Bài luận văn của em có thể không tránh được những thiếu sót. Em kính mong được sự góp ý kiến của Thầy/Cô, Ban lãnh đạo của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn.
  6. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế - xã hội diễn ra trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều sự biến động bất ổn và các nhân tố khó lường, đồng thời cũng đối mặt với nhiều rủi ro lớn. Nền kinh tế trong nước cũng phải gặp không ít khó khăn và chịu nhiều ảnh hưởng. Đứng trước hoàn cảnh đó, cùng với chính sách hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Để có chỗ đứng vững và sức cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp phải hoàn thiện bộ máy quản lý, chính sách kinh doanh và phân tích kết quản hoạt động sản xuất kinh doanh có như vậy sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận mới có thể đạt mức cao nhất. Phân tích kết quả kinh doanh rất quan trọng và cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh, sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, xác định được nguyên nhân, sử dụng và quản lý một cách tiết kiệm và có hiệu quả về vốn và nguồn nhân lực, vật lực đầu tư một cách hợp lý, phát hiện được nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, phát hiện và khai thác các nguồn lực tiềm năng của doanh nghiệp. Từ đó, có thể đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động. Công ty cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng đã không ngừng nâng cao sức cạnh tranh, đề ra những đường lối đúng đắn, phương án kinh doanh, chiến lược phù hợp trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên thị trường mở rộng và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nên em mong muốn được tìm hiểu sâu hơn nên quyết định chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng” làm đề tài nghiên cứu khóa luận để hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra các giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1
  7. 2. Mục đích nghiên cứu - Trong thời gian ngắn ngủi tiếp xúc thực tế tại Công ty cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng, em đã đi sâu tìm hiểu và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được để tìm hiểu một cách chính xác về tình hình kinh doanh. Từ đó đề xuất biện pháp khắc phục, định hướng kinh doanh cho kỳ tới, giúp cải thiện những hạn chế còn tồn đọng và phát huy các tìm lực của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng, địa chỉ số 470 đường Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. - Thời gian: Thu thập số liệu trong khoảng thời gian 2 năm: 2018 - 2019. 3.2. Đối tượng Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các báo cáo tài chính liên quan. 4. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu tại phòng kế toán của công ty. - Tham khảo sách, Internet, khóa luận năm trước có liên quan. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu kế toán. - Phương pháp so sánh để phân tích số chênh lệch tuyệt đối và tương đối 5. Kết cấu đề tài - Chương 1: Cơ sở lý luận và giới thiệu tổng quan công ty - Chương 2: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Chương 3: Kiến nghị và kết luận 2
  8. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG 1.1. Cơ sở lý luận về phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái quát chung về phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh “Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”.(1) “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.(2) Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra quyết định. Phân tích hoạt động kinh doanh như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp. Như vậy, phân tích hoạt động kinh doanh là quá trìn nhận biết bản chất và sự tác động của các mặt của hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao. 1.1.2. Nội dung phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá các quá trình ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với các tác động của các yếu tố ảnh hưởng, nó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả hoạt kinh doanh đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần đạt được, bao gồm tổng hợp cả quá trình hình thành do đó kết quả phải là riêng biệt và trong từng thời gian nhất định. 3
  9. 1.1.3. Ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát triển những khả năng tiềm ẩn trong kinh doanh và còn là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng có tiềm ẩn, những khả năng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp mới phát hiện được. Từ đó ta sẽ có cách khai thác để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thông qua phân tích hoạt động của doanh nghiệp ta sẽ thấy rõ nguyên nhân và nguồn gốc phát sinh của các vấn đề, từ đó có những giải pháp thích hợp để cái tiến trong hoạt động quản lý để mang lại hiệu quả tốt hơn. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để có thể đề ra các quyết định kinh doanh. Thông qua các tài liệu, số liệu phân tích cho phép các nhà doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về khả năng, các mặt mạnh yếu của doanh nghiệp mình. Đây là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn cho các chiến lược kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh như một ngành khoa học, nó nghiên cứu các phương pháp có hệ thống và tìm ra các giải pháp áp dụng vào doanh nghiệp. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là biện pháp quan trọng để đề phòng rủi ro trong kinh doanh. Để kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả như mong muốn, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh, dựa trên tài liệu có được, có thể dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian sắp đến, từ đó đề ra các chiến lược kinh doanh thật phù hợp với tình hình. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như tài chính, lao động vật tư,… doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh,… dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và các phương án phòng ngừa trước khi xày ra. 4
  10. 1.1.4. Đối tượng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh “Đối tượng của phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh củng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế”. Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ tiêu là sự xác định về nội dung và phạm vi của các kết quả kinh doanh. Nội dung chủ yếu của phân tích kết quả là phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đã đạt được trong kỳ, như sản lượng doanh thu bán hàng, chi phí, lợi nhuận,…Tuy nhiên, khi phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh chúng ta phải luôn đặt trong mối quan hệ với các điều kiện (yếu tố) của quá trình kinh doanh như lao động, diện tích đất đai…Ngược lại, chỉ tiêu chất lượng phản ánh lên hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như giá thành, năng suất lao động… Dựa vào mục đích phân tích mà chúng ta cần sử dụng các loại chỉ tiêu khác nhau, cụ thể như: Chỉ tiêu số tuyệt đối, chỉ tiêu số tương đối. Chỉ tiêu số tuyệt đối dùng để đánh giá quy mô kết quả kinh doanh hay điều kiện kinh doanh. Chỉ tiêu số tương đối dùng trong phân tích các mối quan hệ giữa các bộ phận, các quan hệ kết cấu, quan hệ tỷ lệ và xu hướng phát triển. Khi phân tích kết quả kinh doanh biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế dưới sự tác động của các nhân tố mới chỉ là quá trình “định dính”, cần phải lượng hóa các chỉ tiêu và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định.Để thực hiện được công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp trong phân tích kinh doanh. 1.1.5. Nguyên tắc phân tích Phân tích kết quả hoạt động kinh tế dù ở phạm vi nào cũng phải tuân theo những nguyên tắc sau:  Phân tích bao giờ cũng phải xuất phát từ việc đánh giá chung sau đó mới phân tích chi tiết từng khía cạnh của hiện tượng kinh tế. 5
  11.  Phân tích phải thục hiện trong mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các hiện tượng kinh tế.  Phân tích phải đảm bảo tính toàn diện, khách quan, triệt để.  Phân tích trong sự vận động của hiện tượng kinh tế.  Phải sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp để thực hiện các mục đích phân tích. 1.1.6. Các phương pháp phân tích Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là sử dụng những số liệu thu thập được trong quá trình sản xuất kinh doanh để nghiên cứu với mục tiêu cuối cùng là tìm ra ưu, khuyết điểm; lợi thế, rủi ro; cơ hội, thách thức… từ đó các doanh nghiệp sẽ có được nhìn nhận rõ ràng và đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế để lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu, xác định đúng mục tiêu, chiến lược kinh doanh mang lại khả năng sinh lợi cao nhất. 1.1.6.1. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng, nhằm đánh giá tổng quan, khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu. Phương pháp so sánh thường được kết hợp với các phương pháp tỷ lệ,… để làm rõ cho sự khác biệt, độ ảnh hưởng hay mức biến động trong một số chỉ tiêu. Tuy nhiên, điều kiện thực hiện phương pháp này là các chỉ tiêu phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường; gốc so sánh được lựa chọn phải tuân theo yếu tố thời gian hoặc không gian xác định; kỳ phân tích là kỳ báo cáo hoặc là kỳ kế hoạch. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng nghiên cứu, Nội dung của phương pháp so sánh bao gồm: - So sánh số liệu của kỳ phân tích với số liệu của kỳ kế hoạch, để thấy được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. 6
  12. - So sánh số liệu của kỳ này với các số liệu (các) kỳ trước, để đánh giá xu hướng biến động (tăng hay giảm) trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh Việc so sánh có thể phân tích được qua các giá trị tuyệt đối hoặc tương đối theo chiều dọc (phản ánh sự thay đổi về lượng, về tỷ lệ… qua từng thời điểm). Qua đó, các nhà quản trị mới có thể xác định được hiệu quả của doanh nghiệp (yếu kém, đạt, tốt). Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng 2 kỹ thuật so sánh sau: So sánh bằng số tuyệt đối: - Số tuyệt đối là số biểu hiện khối lượng, quy mô của một chỉ tiêu kinh tế nào đó, ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sở giúp ta tính toán các loại số liệu khác. - So sánh bằng số tuyệt đối là so sánh giữa các trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so sánh với kỳ gốc. Kết quả so sánh được biểu hiện thông qua sự biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. + Công thức: Mức biến động tương đối = chỉ tiêu kỳ phân tích - chỉ tiêu kỳ gốc * hệ số điều chỉnh So sánh bằng số tương đối: - Số tương đối hoàn thành kế hoạch được tính theo tỷ lệ: kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch theo chỉ tiêu kinh tế. + Công thức: Chỉ tiêu kỳ phân tích Số tương đối hoàn thành kế hoạch = x 100 Chỉ tiêu kỳ gốc 7
  13. 1.1.6.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu. Ở đó, các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng các đối tượng phân tích (là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc) Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm 4 bước sau: + Bước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. Gọi A1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và A0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định như sau: A1 - A0 = ∆A + Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố đó theo trình tự từ lượng đến chất. Ví dụ có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a ,b , c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích A và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày, ta thiết lập mối quan hệ như sau: A=a.b.c Kỳ phân tích: A1 = a1 . b1 . c1 Kỳ gốc: A0 = a0 .b0 . c0 + Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2. - Thay thế lần 1: Aa= a1.b0.c0 - Thay thế lần 2: Ab= a1.b1.c0 - Thay thế lần 3: Ac= a1.b1.c1 8
  14. + Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước, ta sẽ có được mức ảnh hưởng của nhân tố đó. - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a: Mức ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ Aa = Aa - A0 = a1.b0.c0 - a0.b0.c0 Mức ảnh hưởng tương đối: ΔA a δAa = x 100 % A0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b Mức ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ Ab = Ab - Aa = a1.b1.c0 - a0.b0.c0 Mức ảnh hưởng tương đối: ΔA b δ Ab = x 100 % A0 - Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c Mức ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ Ac = Ab - Ac = a1.b1.c1 - a1.b1.c0 Mức ảnh hưởng tương đối: ΔAc δ Ac = x 100 % A0 Tổng mức độ ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ A = ΔAa + ΔAb + ΔAc Mức độ ảnh hưởng tương đối: δ A = δAa + δAb + δAc 9
  15. 1.1.6.3. Phương pháp số chênh lệch Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nó đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên hoàn, nhưng phương pháp này khác ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Kết quả cuối cùng là cách xác định mức độ ảnh hưởng, dùng số chênh lệch để phân tích so với kế hoạch của nhân tố đó: - Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố a: ∆Aa = Aa - Ao = (al - a0). b0. 00 - Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố b: ∆Ab = Ab - Aa = al . ( b1 - b0 ). c0 - Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố c: ∆ Ac = Ac - Ab = a1.b1.( c1 - c0 ) 1.1.6.4. Phương pháp cân đối Dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu nếu chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu có quan hệ với nhân đó ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc dạng hiệu. Bằng phương pháp cân đối, người ta xác định chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy. Tuy nhiên cần phải lưu ý đến quan hệ thuận nghịch giữa các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Phương trình kinh tế: A = a + b + c - Trị số của các nhân tố kỳ gốc: a0 , b0 , c0 - Trị số của các nhân tố kỳ nghiên cứu: a1 , b1 , c1 Chênh lệch chỉ tiêu giữa hai kỳ: ∆A = A1 - A0 = ( a1 + b1 + c 1 ) - ( a 0 + b0 + c 0 ) 10
  16. + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ 1: Mức ảnh hưởng tuyệt đối: ∆Aa = a1 - a 0 Mức ảnh hưởng tương đối: ΔA a δAa = x 100 % A0 + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ 2: Mức ảnh hưởng tuyệt đối: ∆Ab = b1 - b0 Mức ảnh hưởng tương đối: ΔA b δ Ab = x 100 % A0 + Mức độ ảnh hưởng của nhân tố thứ 3: Mức ảnh hưởng tuyệt đối: ∆ Ac = c 1 - c 0 Mức ảnh hưởng tương đối: ΔAc δ Ac = : x 100 % A0 Tổng mức độ ảnh hưởng Mức ảnh hưởng tuyệt đối: ∆A = ΔAa + ΔAb + ΔAc Mức ảnh hưởng tương đối: δ A = δAa + δAb + δAc 11
  17. 1.2. Tổng quan về Công ty cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp Dỡ Tân Cảng 1.2.1. Thông tin chung - Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG - Tên tiếng Anh: TAN CANG LOGISTICS & STEVEDORING JOINT STOCK COMPANY - Tên giao dịch: TAN CANG LOGISTICS Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0304875444 đăng ký lần đầu ngày 08/03/2007, thay đổi lần thứ 11 ngày 06/03/2020. Vốn điều lệ công ty: 301.584.360.000 VNĐ (ba trăm lẻ một tỷ năm trăm tám mươi bốn triệu ba trăm sáu mươi nghìn đồng). Địa chỉ công ty: Số 470 đường Đồng Văn Cống, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp.HCM. - Tel: (0283) 7307 3979 - Fax: (0283) 7423027 - Email: phattriendichvu.tcl@saigonnewport.com.vn - Website: www.tancanglogistics.com Mã cổ phiếu: TCL. Tổng số cổ phần: 30.158.436 CP ( không có CP bị hạn chế chuyển nhượng) - Cổ đông trong nước chiếm 86% tỷ lệ sở hữu. - Cổ đông nước ngoài chiếm 14% tỷ lệ sở hữu. 12
  18. 1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển  Năm 2006: Chuyển đổi Công ty Tân cảng Sài Gòn sang hoạt động mô hình Công ty mẹ- Công ty con, thành lập Công ty CP Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng theo quyết định số 82/2006/QĐ-BQP.  Năm 2007: Cty Cổ phần Đại lý GNVT Xếp dỡ Tân Cảng được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đầu tiên.  Năm 2008: Chính thức triển khai dịch vụ Đại lý hải quan , nhằm tận dụng các thế mạnh của công ty và từng bước xây dựng và hoàn thiện dịch vụ logistics trọn khâu.  Năm 2009: Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận vận tải Xếp dỡ Tân Cảng được chính thức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Quyết định niêm yết số 160/QĐ- SGDHCM ngày 11/12/2009. Số lượng cổ phiếu niêm yết: 17.000.000 cp. Mã chứng khoán: TCL. Ngày giao dịch đầu tiên: 24/12/2009. Đưa vào khai thác 10ha bãi chứa container rỗng tại Depot 9. Ứng dụng phần mềm TOPX vào quản lý và khai thác container.  Năm 2012: Đầu tư bãi container rỗng, nâng cấp bãi container hàng; Đầu tư khai thác thêm 4 băng chuyền và 2 cầu di động.  Năm 2016: Kỷ niệm 10 năm thành lập công ty và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì.  Năm 2018: Tân Cảng Logistics nhận TOP 5 Doanh nghiệp quản trị Công ty tốt nhất - Nhóm vốn hóa nhỏ. Khánh thành khai trương tòa nhà văn phòng TCL. Đầu tư thêm 5.000m2 kho tại ICD Tân Cảng Nhơn Trạch,  Năm 2019: Đầu tư 2 cẩu Liebher mới, thay thế 2 cẩu Liebher thuê của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (1 cẩu lắp tại bến 125 Cảng Cát Lái, 1 cẩu lắp dựng tại ICD Tân Cảng Nhơn Trạch). 13
  19. 1.2.3. Chức năng nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1.2.3.1. Chức năng Công ty phát triển sản xuất kinh doanh bền vững trên “3 trụ cột”: khai thác cảng, dịch vụ logistics, dịch vụ cảng biển, dựa trên “3 nền tảng”: chất lượng dịch vụ hàng đầu hướng tới khách hàng, quản trị tiên tiến nguồn nhân lực chất lượng cao, kỷ luật quân đội - văn hóa doanh nghiệp. Tiến hành tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực khai thác cảng, khai thác depot container, dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ đóng rút. Đầu tư các công ty liên kết như: Công ty cổ phần Tân Cảng - Bến Thành, Công ty 128 - Hải Phòng, Công ty Tiếp vận Tân Cảng - Đồng Nai. 1.2.3.2. Nhiệm vụ Tiếp tục mở rộng nhiều dự án theo từng mảng dịch vụ đểnâng cao tính chủ động, chuyên nghiệp, nâng cao doanh thu, lợi nhuận, khẳng định sự lớn mạnh uy tín , thương hiệu của Công ty trong ngành khai thác cảng , dịch vụ Logistics. Xây dựng các kế hoạch, chính sách của công ty theo chiến lược lâu dài và định hướng hằng quý, hằng năm của công ty. Giới thiệu và mở rộng liên kết với các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tăng cường hợp tác quốc tế.. Thực hiện các chế độ cho người lao động theo đúng quy định pháp luật cũng như nội quy công ty như đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ, tay nghề, hỗ trợ các chính sách xã hội đúng đắn và kịp thời như chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các hình thức khen thưởng, kỷ luật. Không ngừng đổi mới phương thức sản xuất và trang thiết bị sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức, đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định pháp luật như kê khai thuế, nộp thuế,… và tuân thủ luật pháp theo quy định. Giữ gìn vệ sinh môi trường và trật tự an toàn chung cho toàn công ty, tuân thủ pháp luật về an ninh trật tự tại địa phương. 14
  20. 1.2.4. Cơ cấu tổ chức của công ty 1.2.4.1. Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức trong công ty Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Ban giám đốc Các công ty Các phòng liên kết chức năng Phòng Tổ chức Công ty CP Tân Cảng 128 Hải Phòng Phòng Tài Phòng Điều độ chính- Kế toán lao động- Tiền lương Công ty CP Cát Lái - Đông Sài Gòn Phòng Kế Phòng Kỹ thuật- Phòng Cơ giới hoạch- Kinh Vật tư Công ty CP Tân Cảng Bến Thành doanh Phòng Hành Phòng Đầu tư ICD Tân Cảng- Công ty CP Tiếp Vận Tân Cảng- Đồng chính- Hậu cần pháp chế Nhơn Trach Nai 1.2.4.2. Chức năng của các phòng ban  Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cuộc hộp của các cổ đông trong công ty cổ phần để tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh, biểu quyết về chiến lược và kế hoạch 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2