intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Cảng Đồng Nai năm 2021

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

48
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Cảng Đồng Nai năm 2021" nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh; Thực trạng về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Cảng Đồng Nai năm 2021

  1. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐỒNG NAI (PDN) NĂM 2021 NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN Giảng viên hướng dẫn : Ths. Lê Thị Hồng Huế Sinh viên thực hiện : Đinh Công Danh MSSV :17H4010045 Lớp : KT17CLCB Khóa : 2017 – 2021 Thành phố Hồ Chí Minh – 07/2022 I
  2. BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐỒNG NAI (PDN) NĂM 2021 NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN Giảng viên hướng dẫn : Ths. Lê Thị Hồng Huế Sinh viên thực hiện : Đinh Công Danh Mã số sinh viên : 17H4010045 Lớp : KT17CLCB Khóa : 2017 – 2021 I
  3. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là cô giáo Ths. Lê Thị Hồng Huế cùng các anh chị trong Công ty Cổ Phần Cảng Đồng Nai (PDN) đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo giảng dạy trong nhà trường đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khóa luận và cũng như có được hành trang vững chắc cho sự nghiệp tương lai. Với kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn hạn chế, kính mong nhận được sự chỉ dẫn và ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. I
  4. LỜI CAM ĐOAN Em tên là Đinh Công Danh sinh viên lớp KT17CLCB em xin cam đoan bài luận văn tốt nghiệp: “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai” là do em thực hiện với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các anh chị trong công ty, không sao chép kết quả của bất kỳ báo cáo tốt nghiệp nào trước đó. Nếu phát hiện bất kì hình thức sao chép em hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài báo cáo của mình. Em xin cảm ơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2022 Người viết Đinh Công Danh II
  5. Khoa: KINH TẾ VẬN TẢI Bộ môn: Kinh tế-Tài chính PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo LVTN) 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm: 5): ĐINH CÔNG DANH MSSV: 17H4010045 Lớp: KT17CLCB Ngành : Kinh tế vận tải Chuyên ngành : Kinh tế vận tải biển 2. Tên đề tài: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐỒNG NAI (PDN) NĂM 2021 Các dữ liệu ban đầu: Số liệu liên quan đến đề tài & thông tin về Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai (PDN) 3. Các yêu cầu chủ yếu: - Cơ sở lý luận về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Cổ Phần Cảng Đồng Nai (PDN) năm 2021 - Một số kiến nghị- Kết luận - Thuyết minh từ 70 - 90 trang và 15 - 20 slides thuyết trình 4. Kết quả tối thiểu phải có: 1) Số liệu đầy đủ và chính xác liên quan đến đề tài 2) Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2021 3) Các kiến nghị đề xuất có tính thực tiễn Ngày giao đề tài: 19/5/2022 Ngày nộp báo cáo: 25 / 07 /2022 TP. HCM, ngày 19 tháng 05 năm 2022 Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Ths. Lê Thị Hồng Huế TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
  6. Khoa: KINH TẾ VẬN TẢI Bộ môn: Kinh tế-Tài chính BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm: 5): ĐINH CÔNG DANH MSSV: 17H4010045 Lớp: KT17CLCB Ngành : Kinh tế vận tải Chuyên ngành : Kinh tế vận tải biển 2. Tên đề tài: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐỒNG NAI (PDN) NĂM 2021 3. Tổng quát về LVTN: Số trang: ........................ Số chương: ................................ Số bảng số liệu: ........................ Số hình vẽ: ................................ Số tài liệu tham khảo: ........................ Phần mềm tính toán: ................................ Số bản vẽ kèm theo: ........................ Hình thức bản vẽ: ................................ Hiện vật (sản phẩm) kèm theo: ................................................................................. 4. Nhận xét: a) Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... b) Những kết quả đạt được của LVTN: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... c) Những hạn chế của LVTN: ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 5. Đề nghị: Được bảo vệ (hoặc nộp LVTN để chấm)  Không được bảo vệ  6. Điểm thi (nếu có): TP. HCM, ngày … tháng 7 năm 2022 Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Ths. Lê Thị Hồng Huế
  7. Khoa: KINH TẾ VẬN TẢI Bộ môn: Kinh tế-Tài chính BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm: 5): ĐINH CÔNG DANH MSSV: 17H4010045 Lớp: KT17CLCB Ngành : Kinh tế vận tải Chuyên ngành : Kinh tế vận tải biển Tên đề tài: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐỒNG NAI (PDN) NĂM 2021 2. Nhận xét: a) Những kết quả đạt được của LVTN: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ b) Những hạn chế của LVTN: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 3. Đề nghị: Được bảo vệ  Bổ sung thêm để bảo vệ  Không được bảo vệ  4. Các câu hỏi sinh viên cần trả lời trước Hội đồng: (1) ......................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... (2) ......................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... (3) ......................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... 5. Điểm: TP. HCM, ngày … tháng … năm ………. Giảng viên phản biện (Ký và ghi rõ họ tên)
  8. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... I LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. II PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ....................................................Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC ........................................................................................................ III DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. VIIVIII DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... IX DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... X LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... I 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................I 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... II 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................II 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................II 5. Kết cấu đề tài ............................................................................................... II CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOAN CỦA DOANH NGHIỆP .......................................................... III 1.1 Khái niệm, ý nghĩa, mục đích phân tích kết quả hoạt động kinh doanh . III 1.1.1 Khái niệm của phân tích hoạt động kinh doanh .................................III 1.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh ..................................... III 1.1.3 Mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh .................................. IV 1.1.4 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh .................................IV 1.1.5 Những đối tượng sử dụng công cụ phân tích hoạt động kinh doanh .. V 1.1.6 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh ................................... V 1.2 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh ................................. VI 1.2.1 Phương pháp so sánh ..........................................................................VI 1.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn ......................................................VIII 1.2.3 Phương pháp số chênh lệch: ................................................................X 1.2.4 Phương pháp cân đối ..........................................................................XI 1.2.5 Phương pháp chỉ số ............................................................................ XI 1.3 Các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpXII 1.3.1 Sản lượng ...........................................................................................XII 1.3.2 Chỉ tiêu doanh thu ............................................................................XIII 1.3.3 Chi phí ..............................................................................................XIV 1.3.4 Lợi nhuận ......................................................................................... XVI CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐỒNG NAI (PDN) NĂM 2021 ..................XIX 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty ............................................................XIX 2.1.1 Thông tin doanh nghiệp ................................................................... XIX 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ................................... XX 2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty .................................................. XXIII 2.1.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự trong công ty ..........................................XXIV 2.1.6 Định hưởng phát triển của công ty ...............................................XXXI 2.1.7 Khách hàng của công ty ................................................................XXXI 2.1.8 Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến tình hình kinh tế ......... XXXII VI
  9. 2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai .......................................................................................................... XXXVII 2.2.1 Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của Công tyXXXVII 2.2.2 Đánh giá chung về tình hình thực hiện sản lượng ............................ XL 2.2.3 Phân tích tình hình thực hiện tổng doanh thu ...............................XLIII 2.2.4 Phân tích tình hình thực hiện tổng chi phí ........................................ LII 2.2.5 Phân tích lợi nhuận và các tỷ suất lợi nhuận của Công ty ...........LXVI 2.2.6 Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của công ty LXX 2.3 Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty sau khi phân tích ............................................................................................................. LXXII 2.4 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty cổ phần Cảng Đồng NaiLXXIII 2.4.1 Thuận lợi ..................................................................................... LXXIII 2.4.2 Khó khăn ..................................................................................... LXXIV CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................. LXXVII 3.1 Kết luận .......................................................................................... LXXVII 3.2 Kiến nghị .......................................................................................LXXVIII VII
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt PDN Dong Nai Port Cảng Đồng Nai CBNV Cán bộ nhân viên GTGT Giá trị gia tăng TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định MĐAH Mức độ ảnh hưởng ROA Return on Assets Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở ROE Return on Equity hữu ROS Return on Sales Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu VIII
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai......................................................... 21 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Cảng Đồng Nai...................................25 Hình 2.3: Cảng Gò Dầu........................................................................................ 27 Hình 2.4: Kho tại Cảng Long Bình Tân............................................................... 30 Hình 2.5: Bãi container tại Cảng Long Bình Tân................................................ 31 Bảng 2.8: Phân tích tình hình thực hiện doanh thu theo thời gian IX
  12. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự của Công ty thống kê đến 31/12/2021....................... 25 Bảng 2.2: Thiết bị tại Cảng Long Bình Tân......................................................... 28 Bảng 2.3: Thiết bị tại Cảng Gò Dầu..................................................................... 29 Bảng 2.4: Số lượng cầu bến..................................................................................32 Bảng 2.5: Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty...............39 Bảng 2.6: Phân tích tình hình sản lượng của Công ty..........................................42 Bảng 2.7: Phân tích tình hình tổng doanh thu...................................................... 45 Bảng 2.8: Phân tích tình hình thực hiện doanh thu theo thời gian.......................47 Bảng 2.9: Phân tích tình hình thực hiện doanh thu theo loại hình dịch vụ..........49 Bảng 2.10: Phân tích tình hình thực hiện tổng chi phí.........................................55 Hình 2.11: Phân tích chi tiết tình hình thực hiện giá thành sản lượng theo khoản mục chi phí................................................................................................. 58 Bảng 2.12: Phân tích tình hình thực hiện chi phí kinh doanh theo yếu tố...........64 Bảng 2.13: Phân tích tình hình lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận............................ 69 Bảng 2.14: Phân tích tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.......72 X
  13. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường với sự hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải độc lập tự chủ, năng động sáng tạo trong kinh doanh. Muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao, doanh nghiệp cần phải xác định được định hướng, mục tiêu, phương pháp sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp và cần phải xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng cũng như xu hướng tác động của từng nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của mình, xác định được nguyên nhân, nguồn gốc của các vấn đề phát sinh, đồng thời có biện pháp để khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải. Từ đó, doanh nghiệp có thể đề ra những chiến lược, phương hướng đúng đắn để sử dụng và quản lý một cách tiết kiệm có hiệu quả nguồn vốn, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kĩ thuật để đạt kết quả cao trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần nắm rõ nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Điều này được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh. Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai trong những năm hoạt động vừa qua nhờ hoạt động khai thác cảng, vận tải thủy nội địa… Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, uy tín được tăng cường, đời sống của nhân viên ngày môt cải thiện. Tuy nhiên, trước những khó khăn chung của nền kinh tế kết quả sản xuất kinh doanh của công ty luôn có sự biến động. Do đó, em đã chọn đề tài: “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần Cảng Đồng Nai năm 2021” để từ đây hiểu rõ hơn về những thuận lợi và khó khăn của công ty trong lĩnh vực khai thác cảng, vận tải thủy nội địa… I
  14. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh Thực trạng về hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Đồng nai  Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai năm 2020 - 2021 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác như thống kê, phân tích, tổng hợp. 5. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Chương 2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Cổ Phần Cảng Đồng Nai (PDN) năm 2021.  Chương 3: Một số kiến nghị- Kết luận II
  15. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOAN CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, ý nghĩa, mục đích phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 1.1.1 Khái niệm của phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu vào nghiên cứu nội dung, kết cấu và mối quan hệ qua lại giữa các số liệu, biểu hiện hoạt động sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp bằng phương pháp khoa học. Chỉ ra mặt tích cực, mặt tiêu cực từ đó đưa ra phương pháp khắc phục, khai thác khả năng tiềm năng của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. “Trích từ tài liệu của Ths. Nguyễn Thị Len, Phân tích hoạt động kinh doanh, trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM, tham khảo trang số 1.” 1.1.2 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong DN của mình. Chính trên cơ sở này DN sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành sản xuất kinh doanh trong DN. III
  16. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. Là cơ sở để lập kế hoạch cho kỳ sau. 1.1.3 Mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh Đúc kết quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh, tức dựa vào những sự việc xảy ra ở quá khứ tạo thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả hoạt động của một DN. 1.1.4 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. “Trích PGS. TS Phạm Ngọc Dược, Ths. Huỳnh Đức Lộng, Ths. Lê Thị Minh Tuyết. 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. Trang 4.” Kết quả kinh doanh mà ta nghiên cứu được có thể là kết quả của từng giai đoạn riêng biệt như kết quả mua hàng, kết quả sản xuất, kết quả bán hàng,… hay có thể là kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh, kết quả tài chính,… Khi phân tích kết quả kinh doanh, người ta hướng vào kết quả thực hiện các định hướng mục tiêu kế hoạch, phương án đặt ra. Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ tiêu là sự xác định về nội dung và phạm vi của các kết quả kinh doanh. Nội dung chủ yếu của các kết quả là phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà DN đã đạt được trong kỳ như: Doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận,… tuy nhiên, khi phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh chúng ta phải luôn luôn đặt trong mối quan hệ với các điều kiện (yếu tố) của quá trình kinh doanh như lao động, vật tư, tiền vốn, diện tích đất đai,… ngược IV
  17. lại, chỉ tiêu chất lượng phản ánh lên hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như giá thành, tỷ suất chi phí, doanh thu, lợi nhuận, năng suất lao động,… 1.1.5 Những đối tượng sử dụng công cụ phân tích hoạt động kinh doanh Nhà quản trị: Phân tích để có quyết định về quản lý kịp thời, xây dựng kế hoạch ngắn hạn - dài hạn. Nhà đầu tư: Phân tích để có những quyết định đầu tư, liên doanh, liên kết đúng đắn. Người cho vay: Phân tích để có những quyết định tài trợ vốn cho doanh nghiệp. Các cổ động: Phân tích để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nơi họ có phần vốn góp của mình. Doanh nghiệp: Nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế trong doanh nghiệp của mình, từ đó xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh hiệu quả. 1.1.6 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh Đánh giá khái quát kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của quá trình kinh doanh. Chỉ ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh. Vạch rõ tiềm năng chưa khai thác đề xuất các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp và phát huy khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp. V
  18. 1.2 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh 1.2.1 Phương pháp so sánh So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích hoạt động kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây: 1.2.1.1 Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ góc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: - Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hương phát triển của các chỉ tiêu. - Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự án định mức. - Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng của khách hàng,… nhằm khẳng định vị trí của các doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu. - Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả kinh doanh đạt được. 1.2.1.2 Điều kiện so sánh Để thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện kiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng VI
  19. ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế. Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau: - Phản ánh cùng nội dung kinh tế . - Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán. - Phải cùng một đơn vị đo lường. Khi so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. 1.2.1.3 Kỹ thuật so sánh Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: - So sánh bằng số tuyệt đối: + Số tuyệt đối: là số biểu thị quy mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó ta thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sở để tính toán các loại số liệu khác. + So sánh bằng số tuyệt đối: là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sanh biểu hiện biến động khối lượng, Công thức: ∆A = A1 − A0 quy mô của các hiện tượng kinh tế. - So sánh bằng số tương đối: Có nhiều loại số tương đối, tùy theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phù hợp: + Số tương đối động thái: Là biểu hiện về sự biến động về tỷ lệ của chỉ tiêu kinh tế của một khoảng thời gian nào đó. Nó được tính bằng cách so sánh chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, tùy theo mục đích phân tích. Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoản thời gian dài. Nếu kỳ gốc liên hoàn phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua 2 thời kỳ kế tiếp nhau. VII
  20. �ố �ươ�� đố� đị�ℎ �ố�: ; ; �1 �2 �3 �0 �0 �0 �ố �ươ�� đố� ��ê� ℎ�à�: ; ; Công thức: �1 �2 �3 �0 �1 �2 So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tương đối, nó biểu hiện tính chất và đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung nào đó có cùng một tính chất. + Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức độ cần đạt theo kế hoạch với mức độ thực tế đã đạt được ở kỳ trước của một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch (%) Công thức: mức độ cần đạt theo kế hoạch = × 100 mức độ dự kiến kỳ kế hoạch + Số tương đối hoàn thành kế hoạch: là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt được với mức độ dự kiến kỳ kế hoạch của một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Công thức: Số tương đối hoàn thành kế hoạch (%) = × 100 mức độ thực tế đạt được mức độ dự kiến kỳ kế hoạch 1.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của các nhân tố xác định. Nguyên tắc của phương pháp thay thế này khi tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thì phải được tính theo từ nhân tố số lượng đến chất lượng, từ nguyên nhân đến kết quả. VIII
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2