intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp “Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam”

Chia sẻ: Trung Tri | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

324
lượt xem
141
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cổ phần hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Mục tiêu của cổ phần hoá trước hết là nhằm thay đổi phương thức quản lý; huy động thêm vốn của cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp để đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm và nâng cao sức cạnh tranh; tạo điều kiện để người lao động và những người khác có cổ phần; tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp “Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam”

  1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam Sinh viên: Lê Thị Thu Hường
  2. Lời cám ơn Với lòng biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cám ơn cô giáo TS. Vũ Thị Kim Oanh đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất tận tình trong suốt thời gian em làm khoá luận. Em cũng xin gửi lời cám ơn tới thầy giáo TS. Vũ Sỹ Tuấn; các thầy cô giáo khoa Kinh tế Ngoại thương; khoa Tại chức; các cán bộ công tác tại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, công ty Bảo hiểm Dầu khí, công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí; các bạn sinh viên lớp A2CN9 đã giúp đỡ em hoàn thành bản khoá luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2003 Lê Thị Thu Hường
  3. LỜI MỞ ĐẦU Cổ phần hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường. Mục tiêu của cổ phần hoá trước hết là nhằm thay đổi phương thức quản lý; huy động thêm vốn của cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp để đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm và nâng cao sức cạnh tranh; tạo điều kiện để người lao động và những người khác có cổ phần; tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; tăng tài sản của Nhà nước; nâng cao thu nhập của người lao động và góp phần tăng trưởng kinh tế, v.v… và tiến trình cổ phần hoá là một yếu tố quan trọng đối với sự thành công và phát triển của thị trường chứng khoán. Vì vậy, cổ phần hoá là một xu thế tất yếu khách quan. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là một doanh nghiệp lớn của Nhà nước, xu hướng trong tương lai còn là tập đoàn dầu khí Việt Nam. Về phương diện cơ cấu, tập đoàn sẽ là một tổ chức đa ngành, đa chức năng thì việc đa dạng hoá phương thức quản lý xem như một nhu cầu cấp bách. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, từ năm 1997, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã thành lập Ban Đổi mới doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá ở Tổng công ty. Tuy nhiên, cho đến nay kết quả còn dừng lại ở việc một số đơn vị thành viên đang hoàn chỉnh phương án để trình Ban Đổi mới doanh nghiệp Tổng công ty trình lên Ban Đổi mới doanh nghiệp Trung ương. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm những giải pháp tích cực cho việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá ở Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn tới là cần thiết. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực tiễn và kinh nghiệm cổ phần hoá trong và ngoài nước, thực trạng công tác cổ phần hoá ở Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, em đã lựa chọn đề tài: “Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam” làm khoá luận tốt nghiệp. 1
  4. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CỔ PHẦN HOÁ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HOÁ 1. Công ty cổ phần và việc cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước 1.1. Công ty cổ phần 1.1.1. Sự ra đời của công ty cổ phần là tất yếu khách quan: Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó các cổ đông góp vốn kinh doanh và chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mình trên cơ sở tự nguyện để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Loại hình công ty cổ phần ra đời từ cuối thế kỷ XVI ở một số nước châu Âu, đến nay đã có lịch sử phát triển mấy trăm năm. Công ty cổ phần là sự hình thành một kiểu tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nó ra đời không nằm trong ý muốn chủ quan của bất cứ lực lượng nào mà là một quá trình kinh tế khách quan do các nguyên nhân sau: Quá trình xã hội hoá tư bản, tăng cường và tích tụ tập trung tư bản ngày càng cao là nguyên nhân thúc đẩy công ty cổ phần ra đời: Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị tác động mạnh đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà tư bản, buộc họ tìm cách cải tiến nâng cao trình độ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất nhằm sao cho giá trị hàng hoá cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng mức giá trị hàng hoá xã hội, thì mới có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Điều này thường chỉ những nhà tư bản lớn có quy mô sản xuất ở mức độ cao nhất định mới có đủ khả năng để trang bị kỹ thuật hiện đại, làm cho năng suất lao động tăng lên, do đó mới có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh. Còn các nhà tư bản nào có giá trị hàng hoá cá biệt cao hơn mức giá trị hàng hoá xã hội thì sẽ bị thua lỗ và bị phá sản. Để tránh những kết cục bi thảm có thể xảy ra trong cạnh tranh, các nhà tư bản vừa và nhỏ phải tự tích tụ vốn để mở rộng quy mô sản xuất và hiện đại hoá các trang thiết bị, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Song đây là biện pháp hết sức khó khăn, và hơn nữa việc tích tụ vốn và phải 2
  5. mất một thời gian dài mới có thể thực hiện được. Một lối thoát nhanh hơn, có hiệu quả hơn là các nhà tư bản vừa và nhỏ có thể thoả hiệp và liên minh với nhau, tập trung các tư bản cá biệt của họ lại thành một tư bản lớn đủ sức cạnh tranh và dành ưu thế với các nhà tư bản khác. Từ hình thức tập trung vốn như vậy các công ty cổ phần dần dần hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tác động của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển: Sự phát triển lực lượng sản xuất và do trình độ kỹ thuật ngày càng cao, đòi hỏi tư bản cố định tăng lên, và vì thế quy mô tối thiểu mà một tư bản phải có để có thể kinh doanh dù trong điều kiện bình thường ngày càng lớn hơn. Mặt khác, do kỹ thuật ngày càng phát triển, làm xuất hiện ngày càng nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh doanh và những mặt hàng mới có hiệu quả hơn, đã thu hút các nhà tư bản đổ xô vào các ngành, lĩnh vực và các mặt hàng mới này, bằng cách di chuyển tư bản từ các ngành, lĩnh vực và các mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả. Điều này càng gây ra nhiều khó khăn cho các nhà tư bản khi thực hiện di chuyển vốn, bởi họ không thể bỗng chốc xoá bỏ ngay các xí nghiệp cũ để thu hồi và chuyển vốn sang xây dựng ngay một doanh nghiệp mới, mà chỉ có thể rút bớt và chuyển dần từng bộ phận mà thôi. Quá trình đó có thể kéo dài và do vậy họ có thể mất thời cơ. Mâu thuẫn như vậy chỉ được giải quyết bằng cách các nhà tư bản cá biệt liên minh với nhau, cùng nhau góp vốn để xây dựng các doanh nghiệp lớn. Cùng chung mục đích đi tìm lợi nhuận cao hơn, họ đã gặp nhau và thoả thuận cùng nhau góp vốn thành lập các công ty cổ phần để cùng kinh doanh. Sự phân tán tư bản để tránh rủi ro trong cạnh tranh và tạo thế mạnh về quản lý: Sản xuất ngày càng phát triển, trình độ kỹ thuật càng cao, cạnh tranh càng khốc liệt thì sự rủi ro trong kinh doanh, đe doạ phá sản đối với các nhà tư bản càng lớn. Để tránh gặp phá sản, các nhà tư bản đã phải phân tán tư bản của mình để tham gia vào nhiều tư bản khác biệt, nghĩa là tham gia đầu tư kinh doanh ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều công ty khác nhau. Với cách làm này, một mặt các nhà tư bản tìm cách 3
  6. chia sẻ thiệt hại cho nhiều người khi gặp rủi ro. Nhưng mặt khác do cùng một số đông người tham gia quản lý, tập trung được trí tuệ của nhiều người, công ty cổ phần hạn chế được rủi ro trong kinh doanh. Cho đến nay, công ty cổ phần là hình thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh được các nhà tư bản ưa chuộng nhất nên nó được hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự ra đời và phát triển rộng rãi của của các định chế tài chính tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển: Sự ra đời và phát triển của tín dụng là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế hàng hoá. Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng có vai trò to lớn trong quá trình cạnh tranh, làm giảm chi phí lưu thông và đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Tín dụng còn có vai trò động lực thúc đẩy việc hình thành và phát triển các công ty cổ phần, bởi vì: Việc phát hành cổ phiếu trong công ty cổ phần không thể nào thực hiện nếu không có thị trường tiền tệ phát triển, nếu không có những doanh nghiệp và dân cư có nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ trên thị trường. Thực tiễn lịch sử ra đời và phát triển của các công ty cổ phần trên thế giới đều chứng tỏ việc phát hành cổ phiếu chỉ được thực hiện thông qua các ngân hàng, đôi khi còn do bản thân ngân hàng tiến hành. Chẳng hạn ở Đức năm 1896, trong ngành công nghiệp điện lực, có 39 công ty cổ phần. Hầu hết các công ty này đều nảy sinh từ sự giúp đỡ của các ngân hàng. Như vậy, về lịch sử cũng như về logic, tín dụng có trước khi thành lập công ty cổ phần, tín dụng là cơ sở trực tiếp, là động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển. 1.1.2. Những vấn đề chung về công ty cổ phần: Công ty cổ phần là hình thức tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nó có những đặc trưng cơ bản sau: Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân và các cổ đông chỉ có trách nhiệm pháp lý hữu hạn trong phần góp vốn của mình. Điều này cho phép công ty có tư cách pháp lý đầy đủ để huy động những lượng vốn lớn 4
  7. nhằm rải rác thuộc nhiều cá nhân trong xã hội. Vốn của công ty được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là các cổ phần. Cổ phần là phần vốn cơ bản thể hiện một khoản giá trị thực tế tính bằng tiền. Cổ phiếu chứng minh tư cách thành viên của người góp vốn vào công ty cổ phần, những thành viên này gọi là cổ đông. Như vậy vốn cổ phần là do các cổ đông đóng góp bất cứ ai kể cả tư nhân, Nhà nước và cá nhân dù chỉ mua một cổ phiếu thôi cũng trở thành người chủ sở hữu chung tài sản hợp nhất của công ty cổ phần. Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ đồng sở hữu. Quyền trách nhiệm và lợi ích của mỗi chủ sở hữu phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu của họ trong công ty. Cổ đông nắm được số lượng cổ phiếu khống chế thì có quyền chi phối hoạt động của công ty. Khi muốn thu hồi vốn nhanh, các cổ đông chỉ có cách là bán các cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán. Cơ cấu tổ chức và điều hành công ty cổ phần: Do đặc điểm nhiều chủ sở hữu trong công ty cổ phần, nên các cổ đông không thể trực tiếp thực hiện vai trò chủ sở hữu của mình, mà phải thông qua tổ chức đại diện làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý công ty, bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành và Ban kiểm soát. Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty là đại hội của những người đồng sở hữu đối với công ty cổ phần. Hội đồng quản trị là bộ máy quản lý của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị bao gồm những thành viên có trình độ chuyên môn cao và quản lý giỏi, để có khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ do Đại hội đồng cổ đông giao phó. Số thành viên của Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông quyết định và ghi vào Điều lệ công ty. Giám đốc điều hành là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Về thực chất, Giám đốc điều hành công ty là người làm thuê cho Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc không làm việc theo nhiệm kỳ mà làm việc theo thời hạn hợp đồng ký kết với Chủ tịch hội đồng quản trị. Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh dựa trên cơ sở xã hội hoá sản xuất: 5
  8. Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh tế thích ứng đòi hỏi của nền sản xuất xã hội hoá. Nó là sự xác định và xác nhận quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp bằng hình thức cổ phần và phân phối lợi tức cổ phần theo mức doanh lợi của công ty. Công ty cổ phần là sự biểu hiện xã hội hoá về mặt kinh tế xã hội, nó phù hợp với tính chất và trình độ xã hội hoá về mặt kinh tế kỹ thuật. 1.1.3. Điều kiện để hình thành công ty cổ phần: Muốn thành lập công ty cổ phần cần phải có một số điều kiện nhất định, trong đó nhất thiết phải có được các điều kiện: Tồn tại sở hữu khác nhau về vốn: Công ty cổ phần thực chất là công ty hợp danh do nhiều thành viên (tức là các cổ đông) tham gia góp vốn để cùng kinh doanh. Các cổ đông của công ty cổ phần có thể là thể nhân hay pháp nhân nghĩa là có thể do các cá nhân hay các tổ chức kinh tế, xã hội có tư cách pháp nhân tham gia. Nhưng các cá nhân hay các tổ chức đó phải độc lập có quyền tự quyếtt định đối với phần vốn của mình. Để có quyền quyết định họ phải là người chủ sở hữu của phần vốn đó, hay nói cách khác họ là những người sở hữu độc lập. Như vậy công ty cổ phần là công ty có nhiều người đồng sở hữu. Những người có vốn muốn tham gia đầu tư để kinh doanh thu lợi nhuận: Trong xã hội có thể có nhiều người có vốn nhàn rỗi và ai cũng muốn dùng nó để thu lợi nhuận, nhưng do kinh doanh có nhiều may rủi nên không phải bất cứ ai cũng dám bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh. Chỉ có một số người có vốn dám “mạo hiểm” mới góp vốn hình thành công ty cổ phần, và họ trở thành cổ đông. Đây là hình thức đầu tư mạo hiểm nhất so với đầu tư như là: mua công trái, trái phiếu, tiền gửi tiết kiệm v.v.., do kinh doanh có khả năng bị phá sản, nhưng lại là dạng đầu tư có hứa hẹn cao nhất và không bị lạm phát làm sói mòn tiền vốn. Lợi nhuận thu được phải đủ sức hấp dẫn người có vốn tham gia kinh doanh: Những người có vốn luôn tìm nơi nào đầu tư có lợi nhất, nên khi có ý định góp vốn vào công ty cổ phần để kinh doanh thu lợi nhuận bao giờ họ cũng so sánh giữa lợi nhuận có thể thu được khi góp vốn vào công ty cổ phần với khoản lợi tức họ thu được, nếu đem số tiền đó gửi vào ngân hàng, hoặc đầu tư lĩnh vực khác. Nếu doanh 6
  9. thu do kinh doanh lớn hơn lợi tức ngân hàng hoặc lợi tức ngân hàng hoặc lợi tức đầu tư vào lĩnh vực khác, lớn hơn đủ mức cần thiết thì người có vốn mới sẵn sàng góp vốn vào công ty cổ phần để tham gia kinh doanh. Nếu ngược lại thì họ sẽ gửi tiền vào ngân hàng hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác mà không góp vốn vào công ty cổ phần, do đó công ty cổ phần không thể hình thành được. Như vậy trong kinh doanh, yếu tố rủi ro thường hay xảy ra, làm cho những người có vốn góp vào công ty không thu được doanh lợi mà còn có khi mất cả vốn (trường hợp công ty bị phá sản), còn nếu gửi vào ngân hàng thì chỉ phải chịu ảnh hưởng của yếu tố lạm phát, nhưng ổn định và an toàn cả vốn lẫn lãi. Phải có sự nhất trí thành lập công ty: Những người có vốn muốn tham gia kinh doanh phải thoả thuận được với nhau để cùng góp vốn và đứng ra thành lập công ty cổ phần trên cơ sở những quy định của pháp luật. Trong trường hợp những người có vốn muốn tham gia đầu tư để kinh doanh thu lợi nhuận, song họ không thống nhất được với nhau về phương thức góp vốn, phương thức kinh doanh của công ty, phương hướng chiến lược phát triển công ty, quyền đại diện trong bộ máy quản lý, điều hành công ty, phương thức phân phối lợi nhuận v.v... thì công ty không thành lập được. Vai trò của công ty cổ phần: Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức doanh nghiệp phổ biến trong nền kinh tế thị trường, có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường. Kiểu tích tụ theo kiểu công ty cổ phần bằng cách thu hút được các nguồn vốn của đông đảo các nhà đầu tư và tiết kiệm của quảng đại quần chúng, lại cho phép tăng quy mô rất nhanh. Mác đánh giá vai trò này của công ty cổ phần: “Nếu như cứ phải chờ cho đến khi tích luỹ làm cho một nhà tư bản riêng lẻ lớn lên đến mức có thể đảm đương việc xây dựng đường sắt thì có lẽ đến ngày nay thế giới vẫn chưa có đường sắt. Ngược lại, qua công ty cổ phần sự tập trung đã thực hiện việc đó trong nháy mắt”. Công ty cổ phần có thời gian tồn tại là vô hạn (nếu không có quy định thời gian hoạt động và loại trừ trường hợp bị phá sản) vì vốn góp cổ phần có sự độc lập nhất 7
  10. định đối với các cổ đông. Người bỏ tiền ra mua cổ phiếu của công ty cổ phần không có quyền rút vốn mà chỉ có quyền sở hữu cổ phiếu. Các cổ phiếu có thể tự do mua bán trên thị trường và được thừa kế. Vì vậy, khác với loại công ty khác, vốn cổ phiếu đã được góp tồn tại với quá trình “sống” của công ty, còn chủ sở hữu có thể thay đổi. Sự tồn tại của công ty cổ phần không bị ảnh hưởng bởi các cổ đông chết hay tù tội. Công ty cổ phần tạo điều kiện tập hợp được nhiều lực lượng khác nhau vào hoạt động chung nhưng vẫn tôn trọng sở hữu riêng về quyền, trách nhiệm và lợi ích của các cổ đông theo mức góp vốn. Mở rộng sự tham gia của các cổ đông vào công ty cổ phần, đặc biệt là người lao động là cách để họ tham gia vào hoạt động của công ty với tư cách là người chủ sở hữu đích thực chứ không phải với tư cách là người làm thuê. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. 1.1.4. Lịch sử và con đường hình thành công ty cổ phần Lịch sử hình thành công ty cổ phần: Công ty cổ phần ra đời trên cơ sở nền sản xuất xã hội hoá đặc biệt là xã hội hoá về vốn, quan hệ tín dụng phát triển, quan hệ thị trường hình thành đầy đủ. Trải qua vài trăm năm, công ty cổ phần đã phát triển ở hầu hết các nước tư bản theo xu hướng từ giản đơn đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ một lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, từ một ngành đến đa ngành, từ một quốc gia đến các công ty xuyên quốc gia. C¸c giai ®o¹n h×nh thμnh c«ng ty cæ phÇn trªn thÕ giíi Giai ®o¹n mÇm mèng Giai ®o¹n h×nh thμnh Giai ®o¹n ph¸t triÓn Giai ®o¹n tr−ëng thμnh - CTCP phæ biÕn TBCN - H×nh thøc c«ng ty xuyªn quèc gia - Gãp vèn theo nhãm b¹n - B¾t ®Çu ph¸t hμnh cæ phiÕu - C¸c tæ chøc ®éc quyÒn - Thu hót c«ng nh©n mua cæ phiÕu - Ho¹t ®éng liªn kÕt láng lÎo - B−íc ®Çu xuÊt hiÖn sù giao dÞch - H×nh thμnh TT TCQT giao dÞch CK - C¬ cÊu CTCP hoμn thiÖn - Ho¹t ®éng cã tæ chøc h¬n Con đường hình thành công ty cổ phần: Công ty cổ phần là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân do nhiều người cùng thoả thuận lập nên, trên cơ sở tự nguyện góp tài sản hoặc khả năng của mình để 8
  11. tiến hành các hoạt động chung nhằm thu lợi nhuận. Có hai hướng để thành lập công ty cổ phần: - Thành lập công ty cổ phần mới - Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước để hình thành công ty cổ phần. I.1.5. Tính tất yếu của việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước Việc đề ra những mục tiêu nhằm đưa đến thực hiện đa dạng hoá sở hữu về tư liệu sản xuất gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao động trong xã hội là điều tất yếu, là quá trình “lịch sử - tự nhiên” và là một quy luật phát triển của xã hội. Đó cũng là quá trình xã hội hoá sản xuất cả về mặt lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất. Quá trình xã hội hoá về mặt lực lượng sản xuất, chính là quá trình phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc trong mỗi nước cũng như trên phạm vi quốc tế và khu vực. Còn xã hội hoá về quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu) là quá trình ngày càng đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Tiến hành cổ phần hoá về thực chất là quá trình chuyển đổi sở hữu để thực sự đưa các doanh nghiệp Nhà nước có chỗ đứng vững và tồn tại trong cơ chế thị trường. Đa dạng hoá sở hữu tạo động lực mạnh mẽ cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện quyền làm chủ thật sự của người lao động trong xí nghiệp, khuyến khích cạnh tranh đặc biệt là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế và phát triển kinh tế thị trường. Chính vì vậy, Nghị định số 44 - 1998/NĐ - CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ nêu rõ: Chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu sau: Huy động vốn của toàn bộ xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. 9
  12. 2. Cổ phần hoá và thị trường chứng khoán 2.1. Thị trường tài chính 2.1.1. Khái niệm, cấu trúc của thị trường tài chính: Khái niệm thị trường tài chính: Thị trường tài chính là thị trường trong đó nguồn tài chính được chuyển từ người có vốn dư thừa sang người thiếu vốn. Thị trường tài chính là tổng hoà các quan hệ cung cầu về vốn. Chức năng cơ bản nhất của thị trường tài chính là dẫn vốn từ người dư thừa vốn tới người cần vốn, ngoài ra nó còn thể hiện chức năng giám sát thông qua sự vận động của các nguồn tài chính. Phân loại thị trường tài chính: Dựa vào các tiêu thức khác nhau ta có thể phân loại thị trường tài chính như sau: Dựa vào việc mua bán chứng khoán lần đầu (chứng khoán mới) và mua bán chứng khoán sau khi phát hành lần đầu người ta chia làm thị trường cấp 1 và thị trường cấp 2. Thị trường cấp 1 (thị trường sơ cấp): là thị trường tài chính trong đó những phát hành mới của chứng khoán được tổ chức phát hành bán cho người mua đầu tiên. Thị trường cấp 2 (thị trường thứ cấp): là thị trường tài chính nơi diễn ra các hoạt động mua bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường cấp 1. Dựa vào phương thức giao dịch trên thị trường tài chính, thị trường cấp 2 được chia làm hai loại: Sở giao dịch và thị trường phi tập trung. Căn cứ vào bản chất, chức năng và phương thức hoạt động của các chủ thể tài chính và các công cụ tài chính giao dịch trên đó, hệ thống tài chính được phân làm 3 thị trường cơ bản: Thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái và thị trường vốn. Thị trường tiền tệ: Là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính ngắn hạn, thông thường dưới 1 năm như tín phiếu kho bạc, khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, thoả thuận mua bán lại, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu v.v... 10
  13. Thị trường hối đoái: Là nơi giao dịch các công cụ tài chính tương đối ngắn hạn, nhưng chúng được định giá bằng các loại đồng tiền khác nhau, và ở thị trường hối đoái cũng chỉ có các giao dịch giữa các đồng tiền khác nhau mới được thực hiện. Thị trường vốn (thị trường chứng khoán): Là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính có kỳ hạn trên 1 năm hay chính là nơi giải quyết quan hệ cung cầu về vốn dài hạn. 2.1.2. Tiết kiệm, đầu tư và lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính Đầu tư là việc sử dụng một khoản tiền nhất định vào một việc nhất định nhằm mục đích thu lại một khoản tiền lớn hơn. Tiết kiệm là một phần thu nhập quốc dân chưa cần sử dụng cho nhu cầu hiện tại. Thị trường tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc phân phối các nguồn tài chính. Thông qua hoạt động của các chủ thể trên thị trường tài chính, các nguồn tài chính được luân chuyển để cung và cầu về vốn gặp nhau. Quá trình luân chuyển vốn trên thị trường tài chính làm tăng quá trình chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Quá trình luân chuyển vốn trên thị trường tài chính thể hiện ở Sơ đồ 1: TÀI CHÍNH GIÁN TIẾP Những Những trung gian trung gian Vốn tài chính tài chính Vốn Vốn Vốn Những người cho vay Những người đi vay (Người tiết kiệm) Vốn Các Vốn (người chi tiêu) 1. Các gia đình 1. Các hãng kinh doanh thị trường 2. Các hãng kinh doanh 2. Chính phủ 3. Chính phủ tài chính 3. Các gia đình 4 Người nước ngoài TÀI CHÍNH TRỰC TIẾP 4 Người nước ngoài Sơ đồ 1: Những dòng vốn đi qua hệ thống tài chính 11
  14. 2.2. Thị trường chứng khoán 2.2.1. Khái niệm Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính mà tại đó diễn ra việc mua bán các công cụ tài chính dài hạn. 2.2.2. Vai trò của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế thị trường Huy động vốn cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, thị trường chứng khoán đã có những tác động hỗ trợ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của toàn xã hội. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh và các cơ hội lựa chọn phong phú. Có nhiều loại chứng khoán trên thị trường với các mức độ rủi ro hết sức khác nhau để các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán góp phần đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia. Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán: Nhờ có thị trường chứng khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán là chức năng quan trọng đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động một cách năng động và có hiệu quả. Đánh giá giá trị của doanh nghiệp và của nền kinh tế: Thị trường chứng khoán là nơi đánh giá giá trị của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế một cách tổng hợp và chính xác (kể cả giá trị hữu hình và vô hình) thông qua 12
  15. chỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô: Thị trường chứng khoán là thị trường nơi cung và cầu vốn dài hạn gặp nhau. Trên thị trường chứng khoán giá cả các chứng khoán phản ánh sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế nói chung, giá cả chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối nền kinh tế. 2.3. Quan hệ tác động qua lại giữa tiến trình cổ phần hoá với sự phát triển thị trường chứng khoán 2.3.1. Việc ra đời các công ty cổ phần với việc phát hành các loại chứng khoán và cùng với việc chuyển nhượng, mua bán chứng khoán đến một mức độ nhất định sẽ tạo điều kiện cho sự ra đời thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán ra đời là nơi để cho các nhà kinh doanh có thể tìm kiếm được các nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh; là nơi khai thông nguồn tiết kiệm của những người tích luỹ đến các nhà đầu tư; là cơ chế phân bổ các nguồn đầu tư theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường; và là cơ sở quan trọng để Nhà nước thông qua đó để sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiêu lựa chọn. Thiếu thị trường chứng khoán không có nền kinh tế thị trường phát triển. Song sự ra đời của thị trường chứng khoán không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, mà kết quả của sự phát triển 13
  16. chung về kinh tế xã hội, trong đó sự ra đời và phát triển, hoạt động hoàn hảo của các công ty cổ phần giữ vai trò quyết định. 2.3.2. Chương trình cổ phần hoá tạo ra hàng hoá đáp ứng được các yêu cầu về số lượng và chất lượng để giao dịch trên thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán tạo ra môi trường không thể thiếu cho chương trình cổ phần hoá thành công vững chắc đồng thời việc cổ phần hoá cũng tạo động lực phát triển thị trường chứng khoán. Sự hình thành thị trường chứng khoán và chương trình cổ phần hoá có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một mặt cần đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá các DNNN thuộc diện cổ phần hoá, mặt khác cần lựa chọn một số doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, kinh doanh có lãi, có định hướng phát triển trong tương lai để phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu dài hạn nhằm huy động vốn. II. VAI TRÒ CỔ PHẦN HOÁ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM VÀ TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM 1. Vai trò cổ phần hoá đối với sự phát triển của Việt Nam 1.1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam 1.1.1.Tình hình kinh tế - xã hội qua 10 năm 1991 - 2000: Nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế, tăng được thế và lực hơn hẳn 10 năm trước, khắc phục được một tình trạng nước nghèo và kém phát triển, nâng cao khả năng độc lập tự chủ, tạo thêm điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đánh giá chung 10 năm thực hiện Chiến lược 1991 - 2000, chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn và rất quan trọng: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm tăng gấp đôi; Giá trị sản lượng các ngành sản xuất đều đạt và vượt chỉ tiêu phấn đấu, đặc biệt là nông nghiệp trong cả hai kỳ kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 và 1996 - 2000 đều tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu đề ra. Sản lượng lương thực bình quân đầu người từ 330 kg năm 1990 tăng lên 370 kg năm 1995; 435 kg năm 2000. Từ tình trạng khan hiếm, sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu, nay bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm, nhiều loại hàng tiêu dùng, 14
  17. có dự trữ xuất khẩu ngày càng tăng; cung cấp đủ năng lượng và phần lớn vật liệu xây dựng. Tích luỹ nội bộ của nền kinh tế - xã hội được tăng cường rõ rệt. Năng lực của hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ đều tăng. Cơ cấu nền kinh tế có bước chuyển dịch tích cực; nền nông nghiệp đã chuyển sang sản xuất hàng hoá trên hầu hết khắp các vùng; trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảm xuống còn 25%, công nghiệp tăng từ 22,7% lên 34,5%, dịch vụ tăng từ 38,6% lên 40,5%. Các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp bước đầu phát huy tác dụng; các vùng nghèo, có nhiều khó khăn được hỗ trợ phát triển khá hơn. Quan hệ sản xuất có bước chuyển quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; DNNN đã có bước sắp xếp, đổi mới và phát triển, hình thành các tổng công ty lớn trong nhiều lĩnh vực then chốt. Các thành phần kinh tế khác phát triển khá nhanh. Thể chế quản lý và phân phối được chuyển đổi phù hợp hơn với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Kim ngạch xuất khẩu sau 10 năm tăng gấp 6 lần, nhanh gấp 3 tốc độ tăng GDP; một số sản phẩm như gạo, cà phê, thuỷ sản đã giành được thị phần đáng kể trên thị trường thế giới. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã được thực hiện trong 10 năm khoảng 15 tỷ USD, chiếm 1/4 tổng đầu tư toàn xã hội, thu hút trên 30 vạn lao động trực tiếp, năm 2000 tạo ra 22% kim ngạch xuất khẩu, 10% GDP. Trong 5 năm 1996 - 2000, nguồn tài trợ (đại bộ phận là cho vay ưu đãi) của Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế đã giải ngân được 6,1 tỷ USD, tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Bên cạnh những thành tựu, vẫn còn những mặt yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của nhân dân, đất nước. Cụ thể là: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế mấy năm gần đây chậm dần; năm 2000 chiều hướng tăng lên nhưng chưa đạt mức tăng trưởng cao như giữa thập kỷ 90. Nền kinh tế còn kém hiệu quả và sức cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng còn thấp. Một số sản 15
  18. phẩm khó tiêu thụ, không phát huy được năng lực sản xuất. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế và sức mua trong nước còn thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý. Xu hướng bao cấp và bảo hộ còn nặng. Môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc. Lực lượng sản xuất chưa được giải phóng triệt để và chưa phát triển mạnh. Các yếu tố của kinh tế thị trường chưa được tạo lập đồng bộ. Chưa tạo được chuyển biến lớn trong việc đổi mới và phát triển DNNN. Sự phát triển kinh tế hợp tác còn yếu. Các thành phần kinh tế khác chưa thực sự yên tâm đầu tư lâu dài vào sản xuất. Đầu tư nước ngoài mấy năm gần đây giảm mạnh. Một số cân đối tổng thể nền kinh tế còn thiếu vững chắc. Hệ thống kế hoạch, tài chính, ngân hàng đổi mới và phát triển chậm, chất lượng thấp, chưa tạo điều kiện và hỗ trợ tốt các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh. Cơ chế, chính sách phân phối còn nhiều mặt chưa hợp lý, chưa tạo động lực thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư phát triển. 1.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 -2010: Mục tiêu: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân dược nâng lên một mức đáng kể. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được định hình về cơ bản. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Vị thế trong quan hệ quốc tế được củng cố và nâng cao. Định hướng phát triển: Phát triển nhanh chóng và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. 16
  19. Xây dựng nền tảng cho một nước công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ chiến lược. Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực phát huy cao độ mọi nguồn lực. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp chặt chẽ kinh tế xã hội với quốc phòng, an ninh. 1.2. Vai trò và thực trạng của DNNN Sự tồn tại của DNNN ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới chứng tỏ sự cần thiết khách quan của nó đối với nền kinh tế và do đó DNNN trở thành một bộ phận quan trọng và cần thiết trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, trong đó có DNNN, trước hết phản ánh tính lịch sử trong việc hình thành và phát triển của kinh tế Việt Nam sau ngày miền Bắc được giải phóng với đặc trưng sự phát triển ồ ạt các DNNN. Ở Việt Nam trong những năm đổi mới, chính sách kinh tế nhiều thành phần đã mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Song thực tiễn cho hay rằng, DNNN vẫn giữ vị trí quan trọng và trên một số lĩnh vực thì chưa có thành phần tư nhân nào thay thế được DNNN. Xét về góc độ tăng trưởng trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng của GDP của kinh tế quốc doanh tăng gần gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng bình quân toàn nền kinh tế và gần gấp đôi kinh tế ngoài quốc doanh. Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng của DNNN trong GDP tăng từ 36,5% năm 1991 lên 41,9% năm 1995. Doanh nghiệp nhà nước vẫn là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng thu ngân sách Nhà nước và khoảng 70% tổng thu ngân sách từ các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các số liệu thống kê về tình hình DNNN và xem xét các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan có thể rút ra kết luận về thực trạng DNNN ở nước ta hiện nay: - Thiếu vốn; - Số lượng các doanh nghiệp còn quá nhiều và bố trí không hợp lý; - Quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ bé; - Trình độ kỹ thuật và công nghệ ở các doanh nghiệp còn lạc hậu; 17
  20. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước còn thấp. 1.3. Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Cổ phần hoá DNNN là một trong những giải pháp cơ bản để đổi mới DNNN. Cổ phần hoá DNNN sẽ giải quyết những vấn đề cơ bản sau: 1.3.1. Cổ phần hoá DNNN nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của DNNN: Tình trạng hiệu quả kinh doanh thấp của DNNN là do cơ chế quản lý doanh nghiệp đã có đổi mới nhưng chưa thích ứng với điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp vẫn được hình thành và phát triển trên cơ sở nguồn vốn cấp phát của ngân sách Nhà nước và do đó, tất cả các hoạt động vẫn chịu sự kiểm soát và chi phối trực tiếp của Nhà nước. Cổ phần hoá DNNN được xem là giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước. Lợi ích của Nhà nước trong việc cổ phần hoá DNNN được thể hiện ở một số mặt sau: Công ty cổ phần hoạt động sản xuất kinh doanh cao hơn DNNN vì vậy phần lợi nhuận thu được từ đồng vốn đầu tư của Nhà nước sẽ cao hơn trước. Bằng việc bán một phần sở hữu của mình mà Nhà nước có thể thu hồi vốn để đầu tư vào lĩnh vực khác. Nhờ việc tham gia vào quản lý công ty cổ phần mà Nhà nước đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế của Nhà nước ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường. 1.3.2. Cổ phần hoá để đổi mới phương thức tạo vốn: Ở nước ta, kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã từng bước thay thế nền kinh tế bao cấp. Đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường là: Khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhưng việc chuyển đổi còn chậm. Thời gian qua ngân sách Nhà nước đã phải đầu tư một tỷ trọng vốn lớn cho DNNN nhưng hiệu quả thu lại rất thấp trong khi ngân sách Nhà nước lại có hạn và dàn trải cho nhiều khoản chi tiêu khác. Để xử lý tình trạng thiếu vốn và tạo cơ chế quản lý tài chính có hiệu lực, thực sự ràng buộc trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN thì giải pháp cần làm là thực hiện cổ phần hoá một số DNNN. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2