LUẬN VĂN: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỌC MÁY TIÊN TIẾN NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG DỰ BÁO XU THẾ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
lượt xem 39
download
Ngày nay, cách thức kiếm tiền và sử dụng đồng tiền của các nhà đầu tư cũng có nhiều thay đổi. Hầu hết mọi người đều đầu tư vào chứng khoán, họ cho rằng đó là một cách đầu tư thông minh và những đồng tiền ấy là đồng tiền thông minh. Nhưng thị trường chứng khoán luôn có những yếu tố bất ngờ không theo ý muốn chủ quan của ai, có lúc tăng nhanh sau đó giảm một cách đột ngột, có lúc thì liên tục tăng mà chưa có dấu hiệu giảm xuống.…...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỌC MÁY TIÊN TIẾN NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG DỰ BÁO XU THẾ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Đinh Thị Thùy Trang ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỌC MÁY TIÊN TIẾN NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG DỰ BÁO XU THẾ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin HÀ NỘI - 2010 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Đinh Thị Thùy Trang ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỌC MÁY TIÊN TIẾN NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG DỰ BÁO XU THẾ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Hà Nam HÀ NỘI-2010 2
- LỜI CẢM ƠN “Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Các thầy cô đã dạy bảo, chỉ dẫn và luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập trong suốt quá trình học đại học đặc biệt là trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Hà Nam, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong năm học vừa qua. Tôi cũng thầm biết ơn những người bạn của mình, các bạn đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ và cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu trong học tập cũng như trong cuộc sống. Cuối cùng, tôi xin gửi tới bố mẹ và toàn thể gia đình lòng biết ơn và tình cảm yêu thương nhất. Con xin dành tặng bố mẹ kết quả mà con đã đạt được trong suốt bốn năm học đại học. Con cảm ơn bố mẹ nhiều và cả các em nữa.” Hà nội, ngày 20/05/2010 i
- Tóm tắt khóa luận Ngày nay, cách thức kiếm tiền và sử dụng đồng tiền của các nhà đầu tư cũng có nhiều thay đổi. Hầu hết mọi người đều đầu tư vào chứng khoán, họ cho rằng đó là một cách đầu tư thông minh và những đồng tiền ấy là đồng tiền thông minh. Nhưng thị trường chứng khoán luôn có những yếu tố bất ngờ không theo ý muốn chủ quan của ai, có lúc tăng nhanh sau đó giảm một cách đột ngột, có lúc thì liên tục tăng mà chưa có dấu hiệu giảm xuống.…Do vậy dự đoán được xu thế của thị trường chứng khoán là một vấn đề quan trọng đầu tư tài chính. Thị trường sẽ diễn biến ra sao, đầu tư vào chứng khoán ở thời điểm này có được hay không, phụ thuộc rất nhiều vào kết quả dự đoán của chúng ta chính xác ra sao Trong khóa luận này, tôi xin giới thiệu một kỹ thuật được sử dụng nhiều trong khai phá dữ liệu, có hiệu quả cao trong dự đoán, xây dựng mô hình dự báo đơn giản, nhanh chóng và dễ hiểu. Đó là mô hình cây quyết định, khóa luận đã tìm hiểu cấu trúc, hoạt động của cây quyết định, các độ đo dùng để chia cắt các thuộc tính và các thuật toán đặc biệt là thuật toán C4.5 mà khóa luận sử dụng để xây dựng cây. Từ đó, thiết kế mô hình cây quyết định cho dữ liệu thời gian thực (time series) áp dụng trong dự báo xu thế của thị trường chứng khoán được trình bày chi tiết. Khóa luận đã thực nghiệm trên dữ liệu VnIndex và đã thu được những kết quả bước đầu Từ khóa: data mining, decision tree, time series, stock trend prediction, weka…. ii
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i TÓM TẮT KHÓA LUẬN .............................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH VẼ ...............................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .........................................................................................vii Chương 1. Giới thiệu các kiến thức cơ! ở......................................................................1 Ä 1.1. Khai phá dự liệu ...........................................................................................1 1.1.1. Khai phá dữ liệu là gì ..............................................................................1 1.1.2. Quá trình khai phá dữ liệu ........................................................................1 1.1.3. Các phương pháp khai phá dữ liệu...........................................................2 1.1.4. Sự cần thiết phải có khai phá dữ liệu .......................................................2 1.1.5. Một số khó khăn gặp phải khi xây dựng quá trình khai phá dữ liệu ........3 1.1.6. Các lĩnh vực ứng dụng .............................................................................4 1.2. Phân lớp và dự báo .......................................................................................4 1.2.1. Định nghĩa ................................................................................................4 1.2.2. Các bước để phân lớp và dự báo ..............................................................5 1.2.3. Độ chính xác trong phân lớp và dự báo ...................................................8 1.2.4. Một số bài toán phân lớp và dự báo điển hình .........................................8 1.3. Bài toán dự báo xu thế thị trường chứng khoán ...........................................9 1.4. Nội dung và cấu trúc của khóa luận ...........................................................10 Chương 2. Tổng quan về cây quyết định .....................................................................12 iii
- 2.1. Định nghĩa ..................................................................................................12 2.2. Cấu trúc ......................................................................................................12 2.3. Các kiểu cây quyết định .............................................................................13 2.4. Các độ đo sử dụng để xác định điểm chia tốt nhất.....................................13 2.4.1. Độ lợi thông tin (Information Gain).......................................................14 2.4.2. Độ đo tỷ lệ Gain (Gain ratio)..................................................................15 2.4.3. Chỉ số Gini (Gini index) .........................................................................15 2.5. Cắt tỉa cây (thu gọn cây).............................................................................17 2.6. Rút ra quy tắc phân lớp từ cây quyết định..................................................18 2.7. Các thuật toán trong cây quyết định...........................................................19 2.8. Quá trình tạo cây quyết định ......................................................................21 2.8.1. Khả năng học và tổng quát hóa ..............................................................21 2.8.2. Các phương pháp huấn luyện cây ..........................................................21 2.9. Giải thuật C4.5............................................................................................22 Tổng kết ...................................................................................................................25 Chương 3.Mô hình cây quyết định trong dự báo xu thế của thị trường chứng khoán.27 3.1. Giới thiệu chung về dữ liệu thời gian thực.................................................27 3.1.1. Các thành phần của dữ liệu thời gian thực .............................................27 3.1.2. Các phương pháp làm trơn .....................................................................29 3.2. Dữ liệu chứng khoán ..................................................................................30 3.3. Mô hình dự báo tài chính............................................................................32 3.4. Thiết kế cây quyết định cho dữ liệu thời gian thực ....................................33 3.4.1. Tập hợp dữ liệu.......................................................................................33 3.4.2. Tiền xử lý dữ liệu ...................................................................................34 3.4.3. Phân hoạch dữ liệu .................................................................................34 iv
- 3.4.4. Mô hình hóa cây quyết định ...................................................................36 3.4.5. Tiêu chuẩn đánh giá................................................................................37 3.4.6. Triển khai................................................................................................40 Tổng kết ...................................................................................................................40 Chương 4. Thực nghiệm ..............................................................................................41 4.1. Môi trường thực nghiệm.............................................................................41 4.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu...............................................................................42 4.2.1. Dữ liệu chứng khoán ..............................................................................42 4.2.2. Xây dựng dữ liệu cho mô hình ...............................................................42 4.3. Thực nghiệm mô hình cây quyết định cho dữ liệu thời gian thực .............47 4.3.2. Đánh giá mô hình ...................................................................................50 4.3.3. Lựa chọn mô hình tốt nhất......................................................................51 4.4. Một số mô hình khác ..................................................................................55 4.4.1. Mô hình mạng nơ ron .............................................................................56 4.4.2. Mô hình SVM (support vector machine) ...............................................59 Kết luận....................................................................................................................62 Kết quả đạt được của luận văn.............................................................................62 Hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................................................62 PHỤ LỤC-MỘT SỐ THUẬT NGỮ ANH –VIỆT......................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................64 v
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1-0: Bước 1 Học để xây dựng mô hình phân lớp.................................................5 Hình 1-1: Bước 2 Kiểm tra và đánh giá.........................................................................6 Hình 1-2: Ví dụ về học mô hình ....................................................................................7 Hình 1-3 : Ví dụ về phân lớp dữ liệu .............................................................................7 Hình 2-0: Biểu diễn cấu trúc cây quyết định ...............................................................12 Hình 2-1: Một cây quyết định miêu tả khái niệm “mua máy tính” .............................18 Hình 3-0: Thành phần xu hướng dài hạn .....................................................................28 Hình 3-1: Thành phần mùa ..........................................................................................28 Hình 3-2: Thành phần chu kỳ ......................................................................................29 Hình 3-3: Mô hình cây quyết định dự báo chứng khoán ............................................32 Hình 3-5: Tỷ lệ kích thước của tập huấn luyện và tập kiểm chứng.............................35 Hình 4-0: Giao diện chính của weka ...........................................................................42 Hình 4-1: Dữ liệu chứng khoán thu được từ sàn chứng khoán....................................43 Hình 4-2: (a) Một trong số những dữ liệu huấn luyện từ 1/2008-12/2008..................45 (b) Một trong số những bộ kiểm chứng từ 1/2009-3/2009 ..........................45 Hình 4-3: Một trong những file dữ liệu đầu ra của chương trình ................................45 Hình 4-4: Lệnh đọc file CSV và chuyển thành file ARFF ..........................................46 Hình 4-5: Dữ liệu dưới định dạng arff trong weka......................................................47 Hình 4-6: Lệnh huấn luyện dữ liệu..............................................................................49 Hình 4-8: Lệnh đánh giá dựa trên tập kiểm chứng ......................................................50 Hình 4-12: (a) Cấu trúc một nơ ron .............................................................................57 (b) Cấu trúc mạng nơ ron...........................................................................57 vi
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 2-2: Kết quả của cuộc khảo sát..................................................................................21 Hình 3-4: Tổ chức dữ liệu của mô hình..............................................................................34 Hinh 3-6: Bảng ma trận 2 x 2 .............................................................................................39 Hình 4-7: Kết quả qua các lần huấn luyện .........................................................................49 Hình 4-9: Kết quả đánh giá trên tập kiểm chứng ...............................................................51 Hình 4-10: Kết quả khi thay đổi các tham số -C, -M .........................................................54 Hình 4-11: Kết quả khi huấn luyện lại mô hình với tham số tốt nhất ................................55 Hình 4-13: So sánh kết quả giữa Mạng nơ ron và cây quyết định .....................................59 Hình 4-14: So sánh kết quả giữa mô hình Support vector machine và cây quyết định .....60 vii
- Chương 1. Giới thiệu các kiến thức cơ sở 1.1. Khai phá dự liệu 1.1.1. Khai phá dữ liệu là gì Khai phá dữ liệu là việc khám phá tri thức trong các cơ sở dữ liệu, là một quá trình trích xuất những thông tin ẩn, trước đây chưa biết và có khả năng hữu ích, dưới dạng các quy luật, ràng buộc, quy tắc trong cơ sở dữ liệu [1]. 1.1.2. Quá trình khai phá dữ liệu Một quá trình KPDL bao gồm năm giai đoạn chính 1) Tìm hiểu nghiệp vụ và dữ liệu : nghiên cứu kiến thức về lĩnh vực sẽ áp dụng, bao gồm cả cấu trúc về hệ thống và tri thức, các nguồn tài liệu hiện hữu, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của các thực thể dữ liệu 2) Chuẩn bị dữ liệu: sử dụng các kỹ thuật tiền xử lý để biến đổi và cải thiện chất lượng dữ liệu để thích hợp với những yêu cầu của các giải thuật học. Bước này thường chiếm phần lớn thời gian của toàn bộ quá trình khai phá dữ liệu 3) Mô hình hóa dữ liệu: lựa chọn kỹ thuật phù hợp để giải quyết các vấn đề đặt ra. Các bài toán được phân loại vào một trong những nhóm bài toán chính trong khai phá dữ liệu dựa trên đặc tả của chúng. 4) Hậu xử lý và đánh giá mô hình: các kết quả được biến đổi từ dạng học thuật sang dạng phù hợp với nghiệp vụ và dễ hiểu hơn cho người dùng. Kinh nghiệm cho thấy, các mẫu và các mô hình tìm thấy không phải lúc nào cũng đáng quan tâm và có thể trực tiếp sử dụng được ngay. Vì vậy, quá trình khai phá dữ liệu cần thiết lặp đi lặp lại với việc đánh giá tri thức đã thu được. 5) Triển khai tri thức: các mô hình được đưa vào hệ thống thông tin thực tế dưới dạng các modun hỗ trợ việc đưa ra quyết định. Trong một số trường hợp, người ta có thể sử dụng tri thức phát hiện được mà không cần phải đưa vào một hệ thống máy tính. Mặc khác, người sử dụng lại mong muốn tri thức đã tìm được có thể được đưa vào máy tính và được khai thác bằng một số chương trình. Đưa các kết quả đã thu được vào sử dụng trong thực tế là mục tiêu cuối cùng của một quá trình khai phá dữ liệu 1
- Mối quan hệ chặt chẽ giữa các giai đoạn trong quá trình khai phá dữ liệu là rất quan trọng cho việc nghiên cứu trong khai phá dữ liệu. Quá trình này có thể được lặp lại nhiều lần một hay nhiều giai đoạn dựa trên phản hồi từ kết quả của các giai đoạn sau. Tham gia chính trong quá trình KPDL là các nhà tư vấn và phát triển chuyên nghiệp trong lĩnh vực KPDL 1.1.3. Các phương pháp khai phá dữ liệu 1) Phân lớp (classification) : với một tập các dữ liệu huấn luyện cho trước và sự huấn luyện của con người, các giải thuật phân loại sẽ lọc ra bộ phân loại dùng để phân dữ liệu mới vào trong những lớp đã được định trước. Một số phương pháp điển hình là cây quyết định, mạng nơ ron…. 2) Hồi qui (Regression) : là học một hàm ánh xạ dữ liệu nhằm tìm và xác định giá trị thực của một biến 3) Phân cụm (Clustering): thực hiện việc nhóm dữ liệu thành các lớp mới để có thể phát hiện các mẫu phân bố. 4) Tổng hợp (Summarization): Tìm ra các đặc trưng và tính chất của các khái niệm. Ví dụ như tổng quát hóa, tóm tắt, các đặc trưng dữ liệu ràng buộc 5) Mô hình ràng buộc (Dependency modeling): tìm ra một mô hình mô tả sự phụ thuộc có ý nghĩa giữa các biến. Mô hình ràng buộc gồm hai mức: mức cấu trúc của mô hình mô tả và mức định lượng 6) Dò tìm biến đổi và độ lệch (change and deviation dectection) : phát hiện sự thay đổi có ý nghĩa dưới dạng độ đo đã biết trước hoặc giá trị chuẩn 1.1.4. Sự cần thiết phải có khai phá dữ liệu Có rất nhiều lý do khiến chúng ta cần phải có khai phá dữ liệu, một số lý do tiêu biểu đó là: - Nhiều tổ chức, trong một thời gian dài đã thu thập được một lượng lớn dữ liệu, họ phải làm gì với những dữ liệu này? - Người ta thu thập và lưu trữ dữ liệu vì nghĩ rằng có thể thu được những thông tin có giá trị từ những dữ liệu này 2
- - Trong kinh doanh, thu giữ các dữ liệu về thị trường, đối thủ cạnh tranh và về khách hàng. Trong các ngành sản xuất, thu giữ các dữ liệu về hiệu suất, tối ưu hóa các cơ hội, cũng như nguyên tắc cải tiến các quy trình và các rắc rối gặp phải - Chỉ có một lượng nhỏ dữ liệu đã thu thập được phân tích - Với ý nghĩ tiếp tục phân thu thập dữ liệu để không bỏ qua điều gì đó quan trọng, mà dữ liệu này lại không được phân tích gây ra tốn kém - Các phương pháp phân tích dữ liệu cổ điển tỏ ra không còn mấy phù hợp khi lượng dữ liệu lên - Nhiều khi người phân tích dữ liệu không phải là những chuyên gia về dữ liệu, đó đó cần phải có công cụ để họ thực hiện công việc phân tích dữ liệu - Trong môi trường cạnh tranh việc phát hiện ngay những dấu hiệu bất thường và nhanh chóng đưa ra quyết định phù hợp là điều hết sức quan trọn 1.1.5. Một số khó khăn gặp phải khi xây dựng quá trình khai phá dữ liệu Trong quá trình khai phá dữ liệu chúng ta luôn gặp phải những trở ngại, chúng ta phải tìm cách khắc phục và vượt qua những trở ngại này để thu được kết quả mong muốn. Một trong những khó khăn cơ bản đó là: - Kích thước lớn: Không chỉ có nhiều bản ghi trong cơ sở dữ liệu mà trong các bảng cũng có rất nhiều thuộc tính, vì thế kích thước của vấn đề lớn. Một tập dữ liệu có kích thước lớn làm tăng không gian tìm kiếm theo cách bùng nổ tổ hợp. Hơn nữa, sẽ làm tăng khả năng làm cho thuật toán khai phá dữ liệu tìm ra những mẫu sai, không có giá trị khái quát. Để giải quyết vấn đề, người ta sử dụng phương pháp làm giảm kích thước ảnh hưởng đến vấn đề và sử dụng tri thức ưu tiên (có trước) để nhận ra và loại bỏ những trường không liên qua - Hiện tượng quá khớp: Khi thuật toán tìm kiếm tham số tốt nhất cho một mô hình cụ thể sử dụng một tập dữ liệu học hạn chế, có thể xảy ra hiện tượng dữ liệu quá khớp, làm cho mô hình kém hiệu quả trên tập dữ liệu thử. Giải quyết vấn đề này sử dụng phương pháp kiểm tra chéo, thực hiện theo đúng các nguyên tắc và chiến lược thống kê phức tạp khác - Tri thức và dữ liệu thay đổi: Dữ liệu thay đổi nhanh chóng có thể làm cho các mô hình tìm thấy trước đây không còn giá trị. Hơn nữa, các trường đã được chọn trong 3
- một ứng dụng cơ sở dữ liệu cụ thể có thể bị thay đổi, bị xóa, hay được thêm vào. Giải pháp có thể sử dụng là tăng cường phương thức cho việc cập nhật các mô hình và xem sự thay đổi như là một cơ hội cho việc khám phá bằng cách sử dụng chúng một cách thích hợp để chỉ tìm phải kiếm lại cho các mô hình bị thay đổi. - Dữ liệu bị nhiễu và bị mất. Vấn đề này đặc biệt hay xảy ra trong các cơ sở dữ liệu thương mại, dữ liệu của các thuộc tính quan trọng có thể bị mất nếu cơ sở dữ liệu không được thiết kết để dành cho mục đích khai phá. Để giải quyết vấn đề này chúng ta phải tăng cường sử dụng những chiến lược thống kê phức tạp để phát hiện ra những trường hợp thông tin ẩn và sự phụ thuộc giữa chúng - Tính hiểu được của các mô hình: Trong rất nhiều ứng dụng, việc tìm ra được điều gì dễ hiểu hơn đối với con người là rất quan trọng. Có thể biểu diễn bằng đồ thị, ngôn ngữ tự nhiên, và các kỹ thuật cho việc trực quan hóa dữ liệu - ….. 1.1.6. Các lĩnh vực ứng dụng Theo J.Han và M.Kamber, ứng dụng của khai phá dữ liệu được chia thành hai lớp chính bao gồm lớp các ứng dụng phân tích dữ liệu - hỗ trợ quyết định và lớp các lĩnh vực ứng dụng khác Lớp các ứng dụng trong phân tích dữ liệu và hỗ trợ quyết định bao gồm các ứng dụng trong phân tích và quản lý thị trường, phân tích và quản lý rủi ro, khám phá ngoại lai và các mẫu không hữu ích. Dữ liệu trong các ứng dụng này là khá phong phú có được từ các giao dịch thẻ tín dụng, nghiên cứu đời sống cộng đồng… Lớp các lĩnh vực ứng dụng điển hình khác bao gồm khai phá Text, khai phá web, khai phá dữ liệu dòng, khai phá dữ liệu sinh học… Sự phát triển nhanh chóng của khai phá dữ liệu làm cho miền ứng dụng lĩnh vực ngày càng thêm phong phú và đa dạng 1.2. Phân lớp và dự báo 1.2.1. Định nghĩa Phân lớp và dự báo là hai hình thức phân tích dữ liệu được sử dụng để rút ra những 4
- mô hình miêu tả lớp dữ liệu quan trọng hoặc dự báo xu thế dữ liệu trong tương lai. Trong khi phân lớp dự đoán các nhãn lớp đã được xác định rõ ràng thì mô hình dự báo thực hiện chức năng trên những giá trị liên tục. Lấy ví dụ, một mô hình phân lớp được xây dựng để phân loại ứng dụng cho vay ngân hàng là an toàn hay mạo hiểm, trong khi một mô hình dự báo được xây dựng để dự báo lượng thiết bị máy tính được mua bởi các khách hàng tiền năng dựa vào thu nhập và nghề nghiệp của họ Nhiều phương pháp phân lớp và dự báo đã được giới thiệu bởi các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực học máy, hệ chuyên gia, thống kê…. 1.2.2. Các bước để phân lớp và dự báo Phân lớp dữ liệu gồm hai bước xử lý chính: Bước 1: Học (training) xây dựng một mô hình xác định một tập các lớp dữ liệu. Mô hình này được xây dựng bằng cách phân tích các bộ dữ liệu của một cơ sở dữ liệu, mỗi bộ dữ liệu được xác định bởi giá trị của các thuộc tính vào một lớp được xác định trước. Bước này được xem là học có giám sát, các mẫu huấn luyện thuộc về là biết trước và số lớp dữ liệu cũng được biết trước. Những bộ dữ liệu được phân tích để xây dựng mô hình phân lớp được lấy từ trong tập dữ liệu học hay dữ liệu huấn luyện. Mô hình đưa ra sau khi phân tích xong tập dữ liệu huấn luyện thường có dạng là những quy tắc phân lớp, cây quyết định hay các công thức toán học Thuật toán phân lớp Mô hình Dữ liệu học phân lớp Hình 1-0: Bước 1 Học để xây dựng mô hình phân lớp 5
- Bước 2: Kiểm tra và đánh giá, bước này sử dụng mô hình phân lớp đã được xây dựng ở bước 1 vào việc phân lớp. Đánh giá độ chính xác của mô hình hay bộ phân lớp, bằng cách sử dụng một tập các mẫu đã được phân lớp lớp để thử (test) gọi là bộ thử (test set). Những mẫu này được chọn ngẫu nhiên và độc lập với các mẫu đã được học ở bước 1 gọi là mẫu thử (test sample). Độ chính xác của một mô hình phân lớp dựa trên bộ thử là tỷ lệ những mẫu thử được phân lớp đúng bằng mô hình phân lớp đó. Nếu độ chính xác của một mô hình được xem xét có thể chấp nhận được thì mô hình đó được dùng để phân lớp cho các bộ dữ liệu hoặc các đối tượng trong tương lai Mô hình phân lớp Dữ liệu mới Dữ liệu kiểm chứng Tin cậy Hình 1-1: Bước 2 Kiểm tra và đánh giá Lấy ví dụ, cho một cơ sở dữ liệu về thông tin tiền gửi của khách hàng, quy tắc phân lớp có thể được học để phân biệt khách hàng có loại tiền gửi được đánh giá tốt hay rất tốt (hình 1.2 ). Quy tắc có thể được sử dụng để phân loại các mẫu dữ liệu về sau, cũng như cung cấp những hiểu biết tốt hơn về nội dung của cơ sở dữ liệu Từ những quy tắc đã học được từ việc phân tích dữ liệu khách hàng đã tồn tại có thể được sử dụng để dự báo tiền gửi của khách hàng mới hoặc khách hàng về sau (hình 1.3) 6
- Thuật toán phân lớp Dữ liệu huấn luyện Tên Tuổi Thu nhập Đánh giá Quy tắc phân lớp tiền gửi Sandy Jones 40 Cao Tốt John Henri, 31…40 Sylvia Crest
- “Dự báo khác biệt với phân lớp ở chỗ nào?” Dự báo có thể xem như việc xây dựng và sử dụng mô hình để đánh giá một lớp ví dụ chưa được gán nhãn, hoặc để đánh giá giá trị hay khoảng giá trị của một thuộc tính trong một ví dụ đã cho có thể có. Theo cách này, phân lớp và hồi quy là hai loại quan trọng của dự báo vấn đề phân lớp được sử dụng để dự báo những giá trị rời rạc hoặc dùng vào việc chỉ tên, trong khi hồi quy được sử dụng để dự báo những giá trị liên tục hoặc đã được sắp xếp. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng ta, việc sử dụng dự báo để tiên đoán những nhãn lớp như là phân lớp và sử dụng dự báo để dự đoán những giá trị liên tục (tức là sử dụng kỹ thuật hồi quy) vẫn hay được sử dụng hơn. Quan điểm này thường cũng được chấp nhận trong khai phá dữ liệu [2, 20]. 1.2.3. Độ chính xác trong phân lớp và dự báo Độ chính xác trong phân lớp và dự báo được đo bằng ước lượng tỷ lệ sai: - Phân hoạch: Huấn luyện và kiểm tra đối với những tập dữ liệu lớn. Dùng hai tập dữ liệu độc lập, tập huấn luyện bằng 2/3 tập dữ liệu, tập kiểm tra bằng 1/3 tập huấn luyện - Kiểm tra chéo: Dùng với những tập dữ liệu vừa, chia tập dữ liệu thành k mẫu con, sử dụng k-l mẫu con làm tập huấn luyện và một mẫu con làm tập kiểm tra—kiểm tra chéo k thành phần - Bootstrapping: Dùng với những tập dữ liệu nhỏ, xóa đi một – leave-one-out 1.2.4. Một số bài toán phân lớp và dự báo điển hình • Những người có nguy cơ cao, trung bình hoặc thấp với một loại bệnh tật nào đó • Các đối tượng hiện lên màn hình radar tương ứng với các vật thể như xe cộ, người, tòa nhà hay cây cối • Những người có vẻ giống, hơi giống hoặc không giống với tội phạm • Những ngôi nhà có thể tăng giá, giảm giá hoặc giữ giá trong vòng 1 năm tới • Độ chính xác của thời tiết (mưa) của ngày tiếp theo trong dự báo thời tiết (chính xác cao, có vẻ đúng, không đúng, hầu như sai) • Các khách hàng có vẻ muốn hoặc không muốn mua một sản phẩm nào đó trong siêu thị 8
- 1.3. Bài toán dự báo xu thế thị trường chứng khoán Các hệ thống tài chính thường là những hệ thống rất phức tạp vì vậy rất khó có thể dự đoán được dữ liệu của nó. Ví dụ như thị trường chứng khoán, việc dự đoán được sự lên xuống của thị trường chứng khoán quả là không đơn giản. Tính phi tuyến tính của thị trường chứng khoán kèm theo sự mù quáng của các nhà đầu tư làm cho việc dự đoán thị trường chứng khoán rất phức tạp và khó khăn. Vì vậy, việc làm thế nào để dự đoán tốt thị trường chứng khoán trở nên rất thú vị đối với các nhà nghiên cứu và phân tích Để dự đoán được xu thế của thị trường chứng khoán, chúng ta phải thừa nhận rằng có một số luật cơ bản có thể được lặp đi lặp lại trong thị trường chứng khoán. Các luật này ẩn trong lịch sử dữ liệu. Từ khía cạnh toán học, các luật này là các hàm quan hệ. Đối tượng của dự đoán chính là tìm ra các luật này và mô tả chúng. Những dự đoán của hệ thống phi tuyến động có thể được chuyển đổi thành vấn đề dự đoán chuỗi thời gian thực. Những nghiên cứu trước chỉ ra rằng, để dự đoán dữ liệu chuỗi thời gian phi tuyến tính thì sử dụng cây quyết định là một phương pháp hiệu quả. Chính vì lẽ đó, cây quyết định là mô hình tốt để dự đoán xu thế của thị trường chứng khoán. Ngày nay có rất nhiều nghiên cứu trên lĩnh vực này, nhưng trong những nghiên cứu đó, thị trường chứng khoán có thể không được phân tích từ khía cạnh toán học, vì thế mà cơ sở toán học của phương pháp này không được công khai. Vì vậy để giải quyết bài toán tốt hơn, trước hết, cần đưa ra mô tả toán học của thị trường chứng khoán. Với một hệ thống động, sự phát triển của nó có thể được mô tả bằng phương trình vi phân d px = f ( x, x ',..., x( p −1) ) (1.0) p dx Nếu một biến trạng thái của quá trình này là lời giải cho phương trình ở trên, thì hệ thống có thể được mô hình hóa thành một vài chuỗi thời gian của biến này d 2x dx = f ( x, ) (1.1) 2 dt dt 9
- Giả sử rằng nghiệm của phương trình là một chuỗi thời gian với bước h, x(j), j = 1 ~ n, và sau đó mô hình của hệ thống có thể được thực hiện với các phép tính, lời giải của phương trình vi phân bình thường ở trên. Các đáp án của hệ số vi phân tại j của phương trình trên được thay thế bởi sự khác nhau dưới đây: x( j +1) − 2x( j) + x( j −1) d2x |= + o(h2 ) (1.2) 2j 2 dt h x ( j ) − x ( j − 1) dx |j = + o(h) (1.3) dt h Từ đó ta có được hàm sau x( j) − x( j −1) ⎤ ⎡ x( j +1) = h2 f ⎢x( j), ⎥ + 2x( j) − x( j −1) + o(h ) 3 (1.4) ⎣ h ⎦ Có thể viết hàm trên thành một hàm tổng quát sau: x( j +1) = F(x( j), x( j −1), h) (1.5) Tổng quát hóa đến phần tử thứ p, ta có hàm tổng quát sau: x( j +1) = F(x( j), x( j −1),...., x( j − p+1),h) (1.6) Các khía cạnh chính của hàm nói trên để xác nhận hàm quan hệ F. Vì hệ thống áp dụng chức năng giao dịch phi tuyến tính, thế nên những vấn đề phức tạp về phi tuyến tính có thể được giải quyết rất tốt trong cây quyết định. Dựa vào lý thuyết cơ bản về cây quyết định, từ đó ta xây dựng mô hình cây quyết định cho bài toán dự báo xu thế chứng khoán [7]. 1.4. Nội dung và cấu trúc của khóa luận Với nội dung trình bày những lý thuyết cơ bản về mô hình cây quyết định cho dữ liệu chứng khoán – dữ liệu thời gian thực (time series) và áp dụng vào bài toán dự báo sự lên xuống của thị trường chứng khoán. Khóa luận được tổ chức theo cấu trúc như sau: Chương 1: Giới thiệu các kiến thức cơ sở 10
- Giới thiệu sơ lược về khai phá dữ liệu, bài toán phân lớp và dự báo và bài toán dự báo cho lĩnh vực chứng khoán được phân tích dưới khía cạnh toán học giúp ta chọn hướng giải quyết tốt nhất cho bài toán là sử dụng mô hình học máy – mô hình cây quyết định. Chương này giới thiệu những gì mà khóa luận nghiên cứu từ đó thông qua việc trình bày về nội dung và cấu trúc của khóa luận. Chương 2: Tổng quan về cây quyết định Chương hai đi vào giới thiệu một cách tổng quát nhất về cây quyết định, cấu trúc và hoạt động của cây quyết định, các độ đo dùng để tìm điểm chia cắt thuộc tính tốt nhất, các thuật toán dùng để xây dựng cây quyết định và giới thiệu kỹ thuật toán C4.5. Với những kiến thức cơ bản này, người đọc sẽ hiểu được phần nào cấu trúc, hoạt động cũng như những ưu nhược điểm của cây quyết định từ đó có thể xây dựng được mô hình phù hợp cho từng bài toán Chương 3: Mô hình cây quyết định cho dữ liệu chứng khoán – dữ liệu time series trong bài toán dự báo xu thế thị trường chứng khoán Chương này giới thiệu dữ liệu thời gian thực (time series), dữ liệu chứng khoán trong bài toán dự báo chứng khoán. Qua đó xây dựng mô hình xử lý bài toán và thiết kế chi tiết mô hình cây quyết định, cách thực hiện từng bước trong thiết kế mô hình cây quyết định Chương 4: Thực nghiệm Giới thiệu sơ lược về phần mềm mã nguồn mở weka – công cụ mà khóa luận sử dụng để xây dựng mô hình dự báo xu thế chứng khoán, xây dựng mô hình, đánh giá mô hình dựa trên các độ đo xác định, từ đó chọn được mô hình tốt nhất cho bộ dữ liệu mà tác giả sử dụng. Trong chương này, tác giả cũng giới thiệu hai mô hình khác và có điều chỉnh tham số của hai mô hình này để cho ra kết quả tốt nhất rồi so sánh với kết quả tốt nhất của mô hình mà tác giả đã dùng Chương 5: Kết luận Chương này tổng kết lại những gì đã đạt được và chưa đạt được. Từ đó nêu lên những kết quả hướng tới, hướng nghiên cứu và phát triển tiếp theo của luận văn này 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Xây dựng mô hình điều khiển hệ thống cung cấp không khí và quạt thông gió của lò đốt ứng dụng plc
65 p | 189 | 58
-
Báo cáo tổng kết đề tài cấp trường: Nghiên cứu ứng dụng mô hình đào tạo hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp cho ngành Kế toán
226 p | 1278 | 28
-
Luận văn:Ứng dụng mô hình toán trong quyết định tài chính công ty
174 p | 95 | 25
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình tầm quan trọng - hiệu suất (IPA) tại Công ty TNHH MTV Thương Mại & Du Lịch Xứ Đà
26 p | 162 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ứng dụng mô hình thủy lực một và hai chiều kết hợp HDM xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu sông cái Nha Trang
80 p | 120 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa và thanh khoản lớn nhất niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong ngắn hạn
97 p | 103 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX)
168 p | 45 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình ARIMA trong dự báo lạm phát Việt Nam
116 p | 13 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ứng dụng mô hình Mike11 phục vụ dự báo lũ hệ thống sông Đáy - Hoàng Long
97 p | 33 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ sở hạ tầng: Ứng dụng mô hình SWMM nghiên cứu đề xuất giải pháp thoát nước khu vực trung tâm TP Sóc Trăng theo quy hoạch đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
146 p | 29 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng mô hình cân đối liên ngành trong việc xác định các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam
26 p | 20 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Ứng dụng mô hình GMS dự tính trữ lượng nước ngầm khu vực Đồng bằng tỉnh Hà Tĩnh theo các kịch bản biến đổi khí hậu
80 p | 26 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC trong quản trị khách hàng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Thuận, Kiên Giang
117 p | 16 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Ngân hàng NN&PTNN Việt Nam chi nhánh Quận Liên Chiểu TP. Đà Nẵng
105 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại BIDV - CN Phú Quốc
108 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng mô hình cân đối liên ngành trong việc xác định các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam
107 p | 3 | 1
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Đánh giá hiện trạng và ứng dụng mô hình Meti-lis để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí khu công nghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
26 p | 6 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Ứng dụng mô hình CAMELS trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Quân Đội
120 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn