LUẬN VĂN: Vai trò của chiến lược marketing trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su an dương
lượt xem 32
download
Trước đây khi nền kinh tế Việt Nam ở trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá thì vấn đề về thị trường đầu ra không được các doanh nghiệp quan tâm, chú ý. Bởi vì tất cả các sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp đều sản xuất theo kế hoạch, sự cạnh tranh giữa các sản phẩm với nhau về mẫu mã, hình thức ,chất lượng, giá cả….hầu như là không có.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Vai trò của chiến lược marketing trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su an dương
- LUẬN VĂN: Vai trò của chiến lược marketing trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su an dương
- Chương I Cơ sở lý luận và vai trò của chiến lược marketing trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su an dương 1.1tính cấp thiết của đề tài. Trước đây khi nền kinh tế Việt Nam ở trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá thì vấn đề về thị trường đầu ra không được các doanh nghiệp quan tâm, chú ý. Bởi vì tất cả các sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp đều sản xuất theo kế hoạch, sự cạnh tranh giữa các sản phẩm với nhau về mẫu mã, hình thức ,chất lượng, giá cả….hầu như là không có.Dẫn tới việc các doanh nghiệp chỉ quan tâm tới việc mình sản xuất cái gì, sản xuất với số lượng là bao nhiêu chứ không cần quan tâm tới việc sản phẩm này tiêu thụ ở thị trường nào, phản ứng của người tiêu dùng như thế nào đối với sản phẩm đó. Ngày nay khi chuyển sang nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh giữa các sản phẩm của các doanh nghiệp với nhau diễn ra rất gay gắt. Lúc này bắt buộc các doanh nghiệp phải nghỉ tới việc là mình : Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Để trả lời được 3 câu hỏi này thì các doanh nghiệp cần phải dặc biệt quan tâm tới công việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây chính là vấn đề quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp, bởi vì tất cả mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì đều phải có một thị trường đầu ra ổn định.Nếu doanh nghiệp nào không có thị trường hoặc có nhưng ở phạm vi hẹp, số lượng tiêu thụ ít thì điều tất yếu là doanh nghiệp đó sẻ bị diệt vong. Chính vì nhận thức rõ vấn đề về tầm quan trọng của thị trường đầu ra mà em đã lựa chọn đề tài về một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing,thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ty cao su An Dương. 1.2.phưong pháp nghiên cứu 1.2.1.chính sách marketing của công ty Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp ngày nay, quản trị marketing là một trong 4 bộ phận quan trọng trong quản trị doanh nghiệp (Quản trị sản xuất, quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị marketing).Các nhà quản trị
- marketing có nhiệm vụ nghiên cứu người tiêu dùng, tìm hiểu những nhu cầu của họ, tách họ thành những nhóm đoạn có cùng chung những đặc điểm như:Lối sống,quan niệm về giá trị ,nhân khẩu. Từ những nhóm này căn cứ vào khả năng kỹ thuật và nguồn nhân lực của mình mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn một,một vài đoạn thị trường để phục vụ mà nó mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp( có khả năng sinh lời cao,dung lượng thị trường lớn).Doanh nghiệp sẽ thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, khách hàng của mình bằng các hoạt động marketing hỗn hợp(sản phẩm giá cả, kênh phân phối, xúc tiến hỗn hợp). Các bộ phận của marketing hỗn hợp này có quan hệ chặt chẽ với nhau, qui định lẫn nhau tuỳ theo đặc điểm của môi trường vĩ mô, môi trường ngành và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp. Do vậy mà các bộ phận này cũng có tầm quan trọng không giống nhau.lớn). Doanh nghiệp sẽ thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, khách hàng của mình bằng hoạt động marketing hỗn hợp (marketing gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến hỗn hợp). Các bộ phận của marketing hỗn hợp này có quan hệ chặt chẽ với nhau, qui định lẫn nhau tuỳ heo đặc điểm cuẩ môi trường vĩ mô, môi trường ngành và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp. Do vậy mà các bộ phận này cũng có tầm quan trọng không giống nhau. 1.2.2.vai trò của các bộ phận cấu thành. 1.2.2.1.vai trò các bộ phận cấu thành marketing. a.Sản phẩm. Sản phẩm có thể là hàng hoá hiện hữu và phi hiện hữu dùng để thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng. Các sản phẩm khác nhau có chu kỳ sống dài ngắn khác nhau, nó phụ thuộc vào sự thay đổi của khoa học công nghệ và nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Một sản phẩm mới có thể là mới hoàn toàn, mới cải tiến, đã tồn tại ở một số nơi nào đó nhưng mới tại thị trường trong nước. Sản phẩm mới ra đời được thông qua một quá trình sau: -Hình thành ý tưởng: ý tưởng sản phẩm mới có thể nảy sinh từ nhiều nguồn khác nhau: Khách hàng, các nhà khoa học, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế…. -Sàng lọc ý tưởng: Mọi ý tưởng về sản phẩm đều phải phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, ý tưởng sản phẩm phải hấp dẫn và có thể thực hiện được. -Phát triển và thử nghiệm quan niệm: Quan niệm về sản phẩm là cách định nghĩa, diễn giải ,giải thích về bản thân sản phẩm ,nó mang tính khái quát cao. Từ quan niệm về sản phẩm mà nhà quản trị phát triển quan niệm về nhãn hiệu. Quan niệm về
- nhãn hiệu là sự mô tả cụ thể các đặc tính sản phẩm mà nó khác với các sản phẩm cùng loại. Quan niệm sẽ được thử nghiệm bằng điều tra xin ý kiến đánh giá của người tham vấn. -Nghiên cứu sản xuất thử: Sản phẩm đã qua phát triển thử nghiệm quan niệm sẽ được sản xuất thử với những đặc tính như quan niệm về nhãn hiệu -Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và ngoài thị trường: Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm giúp cho việc khắc phục các thiếu sót kỹ thuật. Còn thử nghiệm ngoài thị trường giúp ta biết được sự phản ánh thực tế với sản phẩm mới. Thử nghiệm ngoài thị trường là cách tốt nhất có thể biết sản phẩm có thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng không. -Phát triển sản phẩm và thương mại hoá: Ngày càng hoàn thiện sản phẩm và không ngừng nâng cao mức độ thoả mãn với người tiêu dùng. Tiến hành sản xuất khối lượng lớn để bán ra kiếm lời. -Quản trị chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu và bao gói: Như ta đã biết, một sản phẩm có năm mức độ (Mức độ cốt lõi, sản phẩm chung, sản phẩm mong đợi, sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm tiềm ẩn). Nhà sản xuất nghiên cứu 5 mức độ này để hoàn thiện sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh của mình ,nên mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình danh mục sản phẩm để kinh doanh. Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả những loại sản phẩm và mặt hàng mà người bán đem ra để bán cho những người mua. Danh mục sản phẩm gồm có: +Chiều rộng danh mục sản phẩm: Thể hiện công ty có bao nhiêu loại sản phẩm khác nhau để thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. +Chiều dài danh mục sản phẩm: Đó chính là các sản phẩm có thể thoả mãn một nhu cầu cụ thể. +Chiều sâu danh mục: Thể hiện có bao nhiêu phúc án của mỗi sản phẩm trong cùng một loại Doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược đa dạng hoá sản phẩm hoặc thay đổi chiều dài danh mục sản phẩm để phục vụ các đoạn thị trường khác nhau, các nhu cầu khác nhau. Doanh nghiệp phân loại sản phẩm của mình để dễ quản lý vì khi đa dạng hoá sản phẩm sẽ có nhiều loại sản phẩm khác nhau phục vụ nhiều đoạn thị trường khác nhau. Vậy rất khó kiểm soát nếu không có sự phân công phân loại sản phẩm. Phân loại sản phẩm sẽ phát huy tính chuyên nghiệp của nhân viên quản lý. Phân loại sản phẩm giúp cho nhà quản trị nắm bắt được tình hình tiêu thụ sản phẩm, những khó
- khăn thực tế, những diễn biến trong kinh doanh. Phân loại sản phẩm sẽ góp phần phân bổ nguồn lực hợp lý hơn. Mỗi sản phẩm đều có chu kỳ sống nhất định do vậy doanh nghiệp luôn tìm cách cải tiến, sáng tạo sản phẩm mới. Doanh nghiệp cần phải loại bỏ những sản phẩm lỗi thời không đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong chiều dài danh mục, sản phẩm công ty có thể quyết định làm nổi bật một sản phẩm ở đầu trên hoặc đầu dưới của dãy bằng quảng cáo khuyến mãi. Việc làm nổi bật này giúp doanh nghiệp bán được các sản phẩm khác. Để phân biệt sản phẩm của mình với các sản phẩm cạnh tranh khác các doanh nghiệp cần phải gắn nhãn sản phẩm. Ngày nay nhãn mác không chỉ có vai trò ghi xuất xứ để phân biệt nó mà còn có các vai trò như: Quảng cáo, bảo quản, tạo dựng hình ảnh và uy tín. Nhãn mác là công cụ quan trọng để định vị sản phẩm. Nhãn hiệu về cơ bản là sự hứa hẹn của người bán bảo đảm cung cấp cho người mua một tập hợp các tính chất, lợi ích và dịch vụ. Ngày nay khi kinh doanh các doanh nghiệp muốn được bảo vệ sản phẩm của mình thì nhất thiết phải đăng ký bản quyền về việc sử dụng nhãn hiệu sản phẩm nhằm tránh tình trạng gian lận về nhãn hiệu, bản quyền làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Trong hoạt động marketing công cụ sản phẩm thường được sử dụng trong thời gian dài và ít thay đổi và nó góp phần lớn vào việc quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. b.Công cụ giá cả: *Định giá theo chi phí sản xuất: Đây là cách truyền thống mà các doanh nghiệp thường bám sát sử dụng. Giá cả sẽ là phần chi phí để sản xuất cộng thêm phần lợi nhuận mong đợi theo tình hình thị trường và mục tiêu doanh nghiệp đề ra -Định giá từ chi phí toàn bộ: P = AC + Q hoặc P = AC + % Lợi nhuận của chi phí toàn bộ Trong đó: P: giá sản phẩm AC: chi phí bình quân : lợi nhuận Q: số lượng sản phẩm sản xuất -Định giá theo mục đích: Doanh nghiệp có thể định giá dựa vào chi phí và tỷ lệ năng suất của vốn theo mục tiêu.
- Vốn sử Tỷ lệ năng Tỷ lệ lợi nhuận = suất sử Tổng chi phí dụng vốn P= Chi phí toàn bộ + Chi phí toàn bộ x % lợi nhuận * Xác định giá theo chi phí, khối lượng, lợi nhuận TR TR Lợi nhuận mục TC tiêu Lã TC TFC L Sản lượng TFC: Tổng chi phí cố định VC: Chi phí biến đổi * Định giá căn cứ vào nhu cầu -Định giá theo cảm nhận của người tiêu dùng: Đây là cách định giá dựa vào tâm lý người tiêu dùng cảm nhận giá trị sản phẩm, quan niệm về giá trị. -Định giá theo nhu cầu thị trường (Định giá theo sự co giãn nhu cầu với giá): + Giảm giá khi cầu giãn nhạy cảm với giá để tăng doanh thu và lợi nhuận + Sử dụng công cụ ngoài giá khi cầu ít co giãn với sự thay đổi của giá. *Định giá tuỳ theo hình thái thị trường
- -Thị trường hoàn hảo: Sản phẩm giống nhau, giá định theo qui luật cung cầu. Doanh nghiệp là ngườichấp nhận giá. -Thị trường độc quyền: Doanh nghiệp tự xác lập giá dựa trên khả năng chấp nhận của người tiêu dùng, căn cứ vào thị cầu thị trường. -Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Sản phẩm đa dạng phong phú có thể thay thế lẫn nhau. Giá sản phẩm được xác định dựa vào khả năng thoả mãn người tiêu dùng. * Định giá theo nhu cầu thị trường do yếu tố tâm lý chi phối. Định giá lẻ: Đây là phương pháp mà người tiêu dùng dễ chấp nhận vì họ thường liên tưởng rằng nó xát với chi phí sản xuất sản phẩm và họ có cảm nhận là thấp,nhưng với sản phẩm đặc biệt giá lẻ lại gây nghi ngờ chất lượng. Định giá theo tiếng tăm: Những sản phẩm nổi tiếng thường được định giá cao mà người tiêu dùng vẫn chấp nhận vì theo họ thì lúc này chất lượng nó đi liền với giá cả. Phương pháp phân hoá: -Phân hoá theo số lượng: Mua nhiều sản phẩm sẽ hạ -Phân hoá theo khách hàng: Phân loại khách hàng thành những nhóm có khả năng thanh toán khác nhau. *Định giá theo cạnh tranh: -Định giá đấu thầu: Các bên tham gia dự thầu phải làm hồ sơ, bên thầu sẽ đề ra một mức giá với những điều kiện ràng buộc các điều kiện cho biết trước, mức giá không tiết lộ và các bên dự thầu sẽ trả giá. *Định giá cạnh tranh: - Thoả hiệp về giá: Hai bên hoặc nhiều bên cạnh tranh sẽ thống nhất mức giá chung - Định giá cao hơn hoặc thấp hơn: Định giá thấp để lôi kéo khách hàng về phía mình. Định giá cao để khẳng định về uy tín, chất lượng . Nghiên cứu giá cả, các yếu tố chi phối giá cả ta thấy giá chịu rất nhiều yếu tố chi phối như: Mục tiêu của doanh nghiệp, giới hạn sản phẩm của công ty, mức độ khác biệt hoá, các chi phí định vị thị trường, bản chất thị trường, cạnh tranh, sự co giãn của cầu, sự chấp nhận của người tiêu dùng, can thiệp của chính phủ, lạm phát. Do vậy cần phải có sự quản lý quản trị về giá, mô hình quản trị giá như sau:
- Phân tích Xác định Hoạch Tổ chức các yếu nhiệm vụ định thực tố ảnh mục tiêu chiến hiện của giá hưởng tới lược và đánh giá giá chiến kiểm tra c.Công cụ kênh phân phối: Công tác tổ chức quản lý hoạt động phân phối sản phẩm liên quan tới sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Quản lý kênh phân phối là tổ chức các mối quan hệ bên ngoài để các hoạt động phân phối đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Hệ thống phân phối của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp định vị được hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng và nó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh. Việc sử dụng kênh phân phối giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, không phải đầu tư nhiều cho việc đào tạo đội ngũ trực tiếp bán hàng . Kênh tiêu thụ sản phẩm sẽ dài hay ngắn tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm, đặc điểm của thị trường là phân tán hay tập trung, mặt khác nó còn phụ thuộc vào mục tiêu kiểm soát chặt chẽ thì có thể sử dụng kênh ngắn hoặc dùng kênh trực tiếp. Sau đây là một số mô hình kênh phân phối sản phẩm. Nhà sản Nhà sản Nhà sản Nhà sản Đại lý Người bán Người bán Người bán Người bán Người bán Người Người Người Người tiêu tiêu tiêu tiêu dùng dùng dùng dùng - Cấp độ trong kênh chính là số lượng các trung gian tham gia vào trong kênh, các trung gian trong kênh sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng, đàm phàn về (Số lượng, đơn giá dịch vụ, thời gian giao hàng, bảo hành), chuyển quyền sở hữu. Các doanh nghiệp quản lý kênh phân phối bằng cách tuyển chọn
- các thành viên kênh, loại bỏ khi các thành viên không thực hiện theo cam kết, mặt khác quản lý họ bằng các chính sách chiết khấu hỗ trợ thông tin, đào tạo đội ngũ bán hàng, tín dụng bán hàng. Trong hoạt động phân phối, doanh nghiệp có thể thực hiện kết hợp giữa xúc tiến kéo và đẩy. Khi sản phẩm thoả mãn tốt nhu cầu người tiêu dùng và có ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh thì người tiêu dùng đòi hỏi có sản phẩm đúng lúc do đó doanh nghiệp sẽ là nơi tiếp nhận các đơn đặt hàng. Ngược lại doanh nghiệp có thể chủ động quảng cáo kích thích tiêu thụ và chuyển hàng tới tất cả các thành viên kênh, đi ký kết các hợp đồng. Việc tuyển chọn các thành viên tham gia kênh là công việc khó khăn phức tạp. Các thành viên kênh tương lai phải hội đủ các điều kiện như vốn, cơ sở vật chất, khả năng bao tiêu sản phẩm, trình độ tổ chức quản lý, khả năng thanh toán. Các thành viên kênh phải có thiện chí hợp tác cùng công ty trong các hoạt động yểm trợ như: Trưng bày sản phẩm, nói tốt về sản phẩm, thực hiện khuyến mại theo yêu cầu của công ty, phục vụ tốt khách hàng. Doanh nghiêp luôn tuân thủ việc thống nhất quản lý giá, đề ra mức chiết khấu cho đại lý, nhà bán buôn, người bán lẻ đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Doanh nghiệp luôn sất cánh bên các trung gian để sử lý các khó khăn vướng mắc của khách hàng một cách nhanh nhất, kịp thời nhất. Nhà quản trị cần giải quyết tốt các mâu thuẫn xung đột phát sinh trong kênh bằng cách tìm hiểu nhu cầu của các thành viên kênh từ đó có sự điều chỉnh, hỗ trợ, loại bỏ và tuyển thêm để thay thế. Lựa chọn kênh phân phối đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chi phí marketing. Một số công ty do tiềm lực tài chính dồi dào họ tự tổ chức mạng l ưới phân phối của riêng mình do vậy mức độ kiểm soát rất cao. Do đặc thù của sản phẩm và ngành mà một số sản phẩm chỉ có thể sử dụng kênh trực tiếp các sản phẩm đó thường giá trị lớn, hàm lượng chất xám cao (Phức tạp), cồng kềnh, dễ hỏng. Ngược lại với các sản phẩm tiêu dùng cá nhân mang tính thường xuyên thì kênh phân phối dài được sử dụng do khả năng bao phủ thị trường lớn chi phí phân phối trên đơn vị sản phẩm thấp. Các trung gian có khả năng quản lý tốt khu vực bán hàng của mình, các dịch vụ sau bán hàng là ít quan trọng. Nhà quản trị cần nắm bắt rõ đặc điểm của từng khu vực thị trường, theo sát các biến động bất thường, phát hiện cơ hội và nguy cơ, đề ra hướng giải quyết. Công tác đánh giá các thành viên kênh cần được thực hiện theo định kỳ để có biện pháp điều chỉnh xử lý. Nhà quản trị có thể tổ chức các buổi họp hội nghị trung gian để đàm phán
- nêu lên chủ trương của công ty và giải quyết các mâu thuẫn xung đột trong kênh tiếp nhận phản ánh của các trung gian. Doanh nghiệp có biện pháp hữu hiệu để quản lý hàng tồn kho và sự ứ đọng tị một số thành viên kên. Sự ứ đọng hàng hoá làm vốn quay vòng chậm. Mặt khác công ty nên có chính sách tín dụng thương mại phù hợp để giảm thiểu việc bị các thành viên kênh chiếm dụng vốn. 1.2.2.2.Xúc tiến hỗn hợp-các bộ phận cấu thành. ngày nay chi phí cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp chiếm phần chủ yếu trong ngân sách hoạt động marketing của mỗi doanh nghiệp.Điều nảy cho thấy xúc tiến hỗn hợp đóng vaio trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.Hoạt động xúc tiến hỗn hợp diễn ra hàng ngày nhưng nó giữ vị trí quan trọng khác nhau đối với mỗi loại sản phẩm.Nghiên cứu các bộ phận cấu thành của công cụ xúc tiến hỗn hợp giúp ta vận dụng vào các hoạt động kinh doanh: a.Quảng cáo Quảng cáo là một công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nó giúp các doanh nghiệp truyền đạt những thông tin về sản phẩm của mình tới người tiêu dùng,nhưng chi phí quảng cáo lại rất tốn kém. Như ở Mỹ chi phí quảng cáo năm 1983là>75 tỷ USD, và năm1990là 147 tỷ USD *Nghiên cứu công chúng Mỗi công ty lựu chọn cho mình một vài đoạn thị trường để phục vụ. Do vậy, hoạt động quảng cáo của họ thường hướng vào những đoạn thị trường ấy.Trước khi tiến hành quảng cáo doanh nghiệp cần phải trả lời được các câu hỏi : Họ là ai? Họ sống ở đâu? Sở thích của họ như thế nào ? Thu nhập của họ là bao nhiêu ? ... Nếu quá trình truyền tin nhầm đối tượng thì quảng cáo sẽ không hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải biết được những thành viên tham gia vào quá trình quyết định mua như: ai là người khởi sướng, ai là người có tác động tới việc quyết định, ai là người quyết định và ai là người sử dụng… * Mục tiêu quảng cáo Là những điều mà chủ thể quảng cáo mong nhận được từ những người tiếp cận nó, quảng cáo có những mục têu sau:
- - Mục tiêutạo sự nhận thức Quảng cáo nhằm tăng cường nhận thức của công chúng về công ty ,về sản phẩm của công ty. Trong chiến dịch quảng cáo cũng có khi giới thiệu sản phẩm mới hoặc sản phẩm cũ trên một thị trường mới.Quảng cáo có thể tạo niềm tin nơi công chúng bằng các thông điệp đi sâu vào tiềm thức. Quảng cáo có thể với mục tiêu thông báo sự sẵn có của sản phẩm, nơi có thể mua sản phẩm,giá cả ,các hình thức khuyến mại .Một số quảng cáo còn nhắc nhở người tiêu dùng sắp tới họ phải cần tới sản phẩm,nhớ mua sản phẩm khi đã sử dụng hết.Quảng cáo thông báo những tính năng sản phẩm, tính năng mới được bổ sung hoặc sự phát hiện công dụng mới của sản phẩm, quảng cáo nhằm lưu giữ hình ảnh sản phẩm trong tâm trí khách hàng khi không đúng thời điểm mua dùng. - Mục tiêu tạo sư hiểu biết: Quảng cáo cung cấp các thông tin chi tiết về các tính năng, công dụng, hướng dẫn cách sử dung sản phẩm. Công chúng nhận tin lưu giữ thông tin về sản phẩm để khi họ nảy sinh nhu cầu thì họ đã có sẵn một nguồn thông tin để lựa chọn sản phẩm . Quảng cáo nhằm công bố những phát hiện mới về sản phẩm hoặc sự cải tiến sản phẩm, cũng có thể mục tiêu thay đổi nhận thức lệch lạc về công ty về sản phẩm cửa công ty,củng cố niềm tin ngăn ngừa sự lãng quên. - Mục tiêu thuyết phục: Mục tiêu quảng cáo tạo niềm tin ,củng cố hình ảnh cảm xúc hiện thời tạo nên sự ưa thích khao khát tiêu dùng sản phẩm. Quảng cáo có thể khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang sử dụng nhãn hiệu của công ty. Thuyết phục người mua với các tính chất mới của sản phẩm. - Mục tiêu hành động: Quảng cáo thúc dục người tiêu dùng đến các cửa hàng tham khảo sản phẩm hoặc mua sản phẩm ngay vì nó rất khan hiếm. Quảng cáo khuyến mại sẽ khuyến khích người mua mua sản phẩm trong thời gian khuyến mại nhằm mục đích kích cầu. * Quyết định ngân sách quảng cáo Quyết định về ngân sách cho hoạt động xúc tiến hỗn hợp nói chung và hoạt động quảng cáo nói riêng phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp và mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Ngân sách quảng cáo của mỗi loại sản phẩm sẽ là khác nhau theo đặc thù của ngành và thị phần của doanh nghiệp. Ngân sách quảng cáo có thể xác định theo:
- - Khả năng của công ty: doanh nghiệp có thể đầu tư bằng nguồn lực nhất định cho hoạt động quảng cáo - Ngân sách dựa theo phần trăm doanh số dự kiến - Ngân sách quảng cáo được xác định theo chiến lược của các đối thủ cạnh tranh. - Phương pháp căn cứ vào mục tiêu. Đây là phương pháp có tính khoa học và thực tế nhất, theo phương pháp này thì ngân sách quảng cáo được xác lập theo mục tiêu cụ thể mà quảng cáo cần đạt được, xác định các nhiệm vụ cần hoàn thanh để đạt được các mục tiêu từ đó ước tính chi phí tiến hành. Các yếu tố cần quan tâm khi tiến hành lập ngân sách quảng cáo: - Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm, thị phần, tình hình cạnh tranh, tần suất quảng cáo, khả năng thay thế của sản phẩm, khả năng khác biệt với các sản phẩm cùng loại. * Quyết định về thông điệp Chiến dịch quảng cáo thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào thông điệp quảng cáo. Một thông điệp cần phải làm rõ: - Đối tượng mục tiêu: Đây là nhóm người mà thông điệp hướng vào. Đối tượng mục tiêu tiếp nhận thông tin và thái độ của nhóm là cái mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Người phát triển thông điệp phải hiểu biết thấu đáo về khách hàng mục tiêu, phải hiểu được quá trình ra quyết định mua và ảnh hưởng mua. Hồ sơ đối tượng về nhân khẩu học, tâm lý giúp cho chủ thể quảng cáo biết làm thế nào để thu hút được đối tượng nhận tin, - Sản phẩm: người thiết kế sáng tạo thông điệp phải là người hiểu biết sâu sắc về sản phẩm. Đối với các sản phẩm không có các thuộc tính đăc trưng, đối với những sản phẩm này công chúng sẽ ít quan tâm tới các tính năng, thông tin về sản phẩm do vậy thông điệp sẽ không nên đề cập chi tiết về thông tin sản phẩm. Thông điệp viết cho sản phẩm này chỉ là hình tượng, quan niệm về giá trị. - Đối với các sản phẩm mà công chúng thường quan tâm tới các tính năng công dụng thì thôn điệp quảng cáo sẽ làm nổi bật những tính năng nổi trội. Tính năng của sản phẩm là xuất phát điểm của ý tưởng thông điệp. - Cho dù sản phẩm được quan tâm ít hay nhiều chúng ta cần nhớ rằng thông điệp biểu hiện sản phẩm dịch vụ của người quảng cáo tới công chúng mục tiêu. Sự chấp nhận của công chúng phụ thuộc vào tính hấp dẫn của sản phẩm, được kích thích bởi các đặc tính và hình tượng.
- - Định vị cạnh tranh: - Hàng ngày công chúng phải tiếp xúc với rất nhiều thông điệp quảng cáo thương mại, họ có thể rơi vào tình trạng tràn ứ quảng cáo hoặc lãng quên. Những thông điệp thực sự khác biệt sẽ được ghi vào bộ nhớ. Do vậy thông điệp quảng cáo nên được trình bày một hình ảnh đủ khác biệt để chiếm vị trí trong tâm trí người tiêu dùng. Sản phẩm nên chiếm một vị trí độc nhất trong tâm trí công chúng để khi mua sản phẩm thì họ sẽ có dịp lựa chọn sản phẩm được quảng cáo mà họ nhớ đến đầu tiên. - Thực hiện thông điệp - Một thông điệp được sáng tạo bởi rất nhiều yếu tố khác nhau: - ý tưởng quảng cáo: ý tưởng quảng cáo dựa trên mục tiêu quảng cáo của chủ thể quảng cáo được sáng tạo và hư cấu. - Phong cách diễn đạt: - Cảnh sinh hoạt: đó là khung cảnh mà mọi người đang sử dụng sản phẩm. - Lối sống: nhấn mạnh sự hài hoà của sản phẩm với một lối sống nào đó. - Tâm trạng hay hình ảnh thể hiện sản phẩm trong một khung cảnh, hay hình ảnh tươi đẹp không nói về sản phẩm nhưng để người tiêu dùng tự cảm nhận. - Âm nhạc và ánh sáng: là những yếu tố làm cho quảng cáo sinh động hơn, hấp dẫn hơn và có nhiều ý nghĩa hơn. - Nhân vật biểu tượng: là những nhân vật được hình tượng hoá trong quảng cáo về sản phẩm. - Trình độ khoa học kỹ thuật: là những dẫn chứng thể hiện uy tín nghề nghiệp, sự ưu thích nhãn hiệu thông qua các bằng chứng. - Dùng những người dẫn dắt dư luận khẳng định về sản phẩm. - Thực hiện sáng tạo: - Thông điệp quảng cáo được biểu hiện dưới một hình thức cụ thể, sinh động. Mỗi loại phương tiện quảng cáo ảnh hưởng tới hình thức cuối cùng của quảng cáo. Quảng cáo có thể tồn tại dưới các hình thức sau: quảng cáo dưới dạng in, quảng cáo phát sóng, quảng cáo ngoài trời và trên phương tiện quá cảnh, quảng cáo trên internet. Sau đây là cấu trúc của các loại hình quảng cáo: - Quảng cáo in ấn và phương tiện quá cảnh: - Tiêu đề: là cụm từ gây sự chú ý và mô tả một phần nào nội dung của quảng cáo. - Lời thuyết minh: là những từ ngữ làm rõ nghĩa hơn cho chủ đề quảng cáo.
- - Hình ảnh: hình hay tranh minh hoạ làm cho quảng cáo thêm sinh động và hấp dẫn hơn. - Tiêu đề có hiệu quả kích thích sự tò mò của người đọc, phản ánh nội dung cốt lõi của quảng cáo. Lời thuyết minh cung cấp thông tin về sản phẩm, nó thuyết phục người đọc chấp nhận thông điệp và có hành động đáp ứng lại thông điệp. Hình ảnh và bố cục có tác động trực tiếp vào thị giác tạo nên ấn tượng bắt mắt người xem. - Quảng cáo phát sóng: Quảng cáo bằng radio: hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc rât lớn vào người đọc thông điệp, nhạn hiệu và chất lượng truyền phát. Cần chú ý khi quảng cáo truyền thanh: những giây mở đầu gây ấn tượng thông điệp phải nói rõ về sản phẩm, ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu, thông điệp biểu đạt đơn giản, tên sản phẩm được lặp đi lặp lại nhiều lần và đặc điểm cơ bản được xuyên suốt trong suốt quá trình phát thông điệp. Quảng cáo trên TV: thời lượng quảng cáo trên phương tiện này rất ngắn từ 30 - 60giây, thông điệp không tồn tại được lâu, chi phí tốn kém đó là đặc điểm quảng cáo trên truyền hình. Tuy nhiên nó rất sống động, mô tả sản phẩm bằng hình ảnh, tạo nên bối cảnh cuốn hút người xem, có tính hài hước, kích thích trí tò mò. Quảng cáo truyền hình phụ thuộc rất lớn vào diễn suất và khả năng phối cảnh, âm thanh ánh sáng. - Lựa chọn quyết định về phương tiện: Quyết định phạm vi và tần suất: chiến dịch quảng cáo được thực hiện trên một phạm vi nhất định, nó phụ thuộc vào khu vực thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Phạm vi quảng có thể là theo tỉnh, thành phố, theo miền toàn quốc hoặc quốc tế. Phạm vi càng rộng thì tổng chi phí quảng cáo càng lớn. Phạm vi quảng cáo là số người hay hộ gia đình khác nhau được tiếp xúc với thông điệp quảng cáo ít nhất một lần trong một thời gian nhất định. - Tần suất: là số lần một người hoặc một hộ gia đình tiếp xúc với thông điệp. Quyết định tần suất phụ thuộc vào khả năng ghi nhớ của công chúng đối với quảng cáo. Một quảng cáo có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần để người tiêu dùng nhớ về sản phẩm. Tuy nhiên nó lại gây ra hiện tượng nhàm trán và có phản ứng xấu đối với quảng cáo. Thực tế cho thấy cần phải được thay đổi về thông điệp quảng cáo để tạo sự hấp dẫn, cuốn hút người xem. - Quyết định về phương tiện truyền thông:
- Chi phí thuê phương tiện chiếm phần lớn trong chi phí quảng cáo. Chi phí này có thể hiệu quả hay không phụ thuộc vào lựa chọn phương tiện. Mỗi phương tiện có phạm vi tần suất cường độ hoạt động khác nhau. Khi lựa chọn phương tiện người ta căn cứ vào những đặc điểm sau: - Thói quen sử dụng của công chúng mục tiêu - Sản phẩm: tuỳ theo đặc thù sản phẩm mà lựa chọn phương tiện thích hợp. - Đặc điểm của thông điệp cần diễn đạt - Khả năng tần suất, phạm vi hoạt động của phương tiện. - Chi phí thuê phương tiện, chi phí cho một điểm. * Lập thời gian biểu quảng cáo Quyết định về thời gian biểu quảng cáo thường gắn liền với ngân sách quảng cáo, thời gian thuê phương tiên, mục tiêu của doanh nghiệp. Mặt khác thời gian biểu quảng cáo được lập còn dựa vào tính mùa vụ của sản phẩm, chu kỳ sống sản phẩm, phản ứng của công chúng, thói quen sử dụng phương tiện của công chúng. b.Bán hàng và quản lý bán hàng * Bán hàng cá nhân Ngày nay các doanh nghiệp chú trọng nhiều hơn tới hoạt động bán hàng cá nhân. Điều này được chứng minh bằng việc chi phí bán hàng ngày càng tăng, số người làm việc trong lĩnh vực bán hàng cũng ngày càng tăng lên. Nhân viên bán hàng ngày càng được đào tạo có trình độ và khả năng tố chức quản lý nhậy bén với nhu cầu của khách hàng và duy trì tốt hơn mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng của doanh nghiệp có thể là các trung gian, các tổ chức thuộc khối chính phủ, người tiêu dùng cuối cùng, các doanh nghiệp sản xuất thương mại. Các khách hàng này có đặc điểm khác nhau về nhân khẩu học và hành vi. Đối với khách hàng là tổ chức họ là những người mua chuyên nghiệp. Các tổ chức thường thành lập các hội động mua, quyết định của họ là rất phức tạp, và được lên kế hoạch từ trước. Bán hàng theo quan điểm marketing không phải là bán cái mà mình có mà là bán cái thị trường cần. Sau đây là các bước cần thực hiện trong hoạt động bán hàng: -Bước thứ nhất là lập hồ sơ khách hàng gồm tên đơn vị tổ chức, những người tham gia quyết định mua, thói quen và số lượng mua, chu kỳ mua, các nhà cung cấp chính của họ.
- -Bước hai là lập kế hoạch chào hàng: tập hợp đầy đủ các thông tin về khách hàng, đánh giá các thông tin, tổ chức huấn luyện đội ngũ bán hàng. -Bước ba là thực hiện chào hàng: tiếp xúc khách hàng, gợi mở nhu cầu và đề ra phương án để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, xử lý ý kiến phản đối của khách hàng, chốt bán hàng - đề nghị đơn hàng, cung cấp các dịch vụ sau khi bán. Nhân viên bán hàng được giám sát và phân công theo khu vực bán hàng riêng. Nhân viên bán hàng sẽ tự quản lý về thời gian của mình, tự lập kế hoạch chào hàng. Họ phải viết báo cáo hàng tuần, hàng tháng, hàng quí báo cáo cho giám sát bán hàng khu vực. Nhân viên bán hàng sẽ lập thời gian biểu tiếp xúc khách hàng, đối với khách hàng mới sẽ tốn nhiều thời gian tiếp xúc hơn khách hàng quen thuộc. Nhân viên bán hàng thường ghé thăm khách hàng và hỗ trợ họ trong việc cung cấp các thông tin về sản phẩm, giúp trưng bày, nhận bảo hành khi hỏng hóc, ghi nhận các ý kiến phản ánh của khách hàng và ghi nhận các đơn đặt hàng khác nhau. * Quản lý bán hàng Thực chất quản lý bán hàng là quản lý đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp. Để tiến hành quản lý tốt lực lượng bán cần phải mô tả vị trí và những công việc hàng ngày của lực lượng bán gồm có: chức vụ công việc, mục tiêu công việc, mối quan hệ chức vụ này với các chức vụ khác, trách nhiệm cụ thể, tính chất và quyền lực, thù lao cơ hội thăng tiến, nguyên tắc và kỷ luật công việc. Giám sát bán hàng nhận các báo cáo bán hàng tiến hành các hoạt động giám sát của mình với nhân viên cấp dưới. Phân công khu vực bán hàng, quản lý nhân viên về thời gian và hiệu quả công việc. Tiến hành đánh giá nhân viên bán hàng theo tháng quí và năm. Khuyến khích nhân viên bán hàng bằng chính sách lương, thưởng, hoa hồng nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phương pháp tuyển chọn nhân viên bán hàng : Tuyển qua trung gian, công ty tự đăng báo và đứng ra tổ chức thi tuyển. Những người được lựa chọn phải có đủ phẩm chất cần thiết của người bán hàng chuyên nghiệp. Các nhân viên mới sẽ được đào tạo kỹ năng bán gồm: giới thiệu về lịch sử, truyền thống công ty, thông tin về ngành thị trường khách hàng, hiểu biết về sản phẩm, kỹ năng bán hàng.
- Cuối khoá học nhân viên sẽ được đi huấn luyện thực tế, có kiểm tra sát hạch nghiệm thu. c.Hoạt động khuyến mãi: Đây là hoạt động kích thích tiêu thụ trong thời gian ngắn hạn. Công cụ khuyến mãi nhằm đưa khách hàng mua những sản phẩm dịch vụ nhanh hơn và với số lượng nhiều hơn. Nếu quảng cáo cho biết lý do mua hàng thì khuyến mãi đưa ra hình thức khuyến khích mua. Các công cụ thường dùng trong chiến dịch khuyến mãi: mẫu chào hàng, phiếu thưởng, giảm bớt tiền khi thanh toán nhanh, giảm giá đặc biệt, quà tặng, giải thưởng, tổ chức câu lạc bộ, dùng thử miến phí, bảo hành, trình diễn, giám giá nếu mua với khối lượng lớn, trợ giá, trợ cấp cho việc hỗ trợ quảng cáo, hội chợ, diễu hành, biểu dương người bán lẻ tốt. Các công cụ khuyến mãi có những mục tiêu cụ thể khác nhau. Mẫu chào hàng miến phí kích thích người tiêu dùng dùng thử, dịch vụ tư vấn miễn phí tạo nên mối quan hệ lâu dài với người bán lẻ. Khuyến mãi khen thưởng thu hút thêm khách hàng mới, thưởng cho những khách hàng mua trung thành và mua lặp lại. Khuyến mãi giúp thu hút những người thông thường trung thành với nhãn hiệu. Khuyến mãi nhằm thúc đẩy, hỗ trợ và khuyến khích nỗ lực bán hàng của lực lượng bán hàng. Khuyến mãi còn nhằm động viên những người trung gian hỗ trợ một cách nhiệt tình và tích cự trong việc khuyến khích khách hàng dùng sản phẩm của công ty. Các họat động khuyến mãi nhằm vào lực lượng bán hàng của công ty để động viên các nhân viên bán hàng nỗ lực phấn đầu theo đuổi mục tiêu bán hàng của công ty như tăng doanh số bán, tìm được các đại lý tiêu thụ mới, giới thiệu các hoạt động khuyến mãi đặc biệt dành cho trung gian, tăng qui mô đơn hàng, tăng năng suất bán và giảm chi phí bán hàng. Có nhiều cách để khuyến mãi đối với lực lượng bán hàng như: thưởng, hội nghị nhân viên bán hàng, thi đua, thư động viên, cơ hội thăng tiến với nhân viên bán hàng. Hoạt động khuyến mãi đối với người trung gian. Người trung gian là thành phần mở rộng lực lượng bán hàng của công ty. Người trung gian bán rất nhiều các sản phẩm của rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Số phận của sản phẩm phụ thuộc vào họ. Người trung gian cũng có nhu cầu hỗ trợ về thông tin, cần sự động viên khuyến khích. Do đó các biện pháp khuyến mãi rất quan trọng với sự thành công của một sản phẩm , nhờ chích sách khuyến mãi với trung gian mà công ty có mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng của mình, thông qua sự hợp tác của các trung gian mà các chương trình
- khuyếch trương được thực hiện. Doanh nghiệp có thể giành được một vị trí bán hàng đẹp nơi bán hàng của các trung gian, công ty có thể tổ chức các hội nghị đại lý để thông báo các chính sách sản phẩm mới, các chủ trương đối với trung gian như mức chiết khấu, các hoạt động hỗ trợ. Công ty tổ chức các hoạt động hỗ trợ đào tạo bán hàng, các cuộc thi bán hàng giỏi. Thực thi các hoạt động tín dụng thương mại với các trung gian. d.Hoạt động giao tiếp quan hệ với công chúng Quan hệ với công chúng là một công cụ quan trọng, công ty không những có quan hệ tốt với khách hàng, người cung ứng, các trung gian mà còn phải quan hệ tốt với công chúng quan tâm. Công chúng là lực lượng các tổ chức bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi hay gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện nay các công ty đã và đang hình thành phòng quan hệ công chúng để thực hiện cắc mối quan hệ đối ngoại. Phòng quan hệ công chúng có nhiệm vụ theo dõi thái độ của công chúng thuộc các tổ chức, phân phối thông tin và giao tiếp để tạo dựng uy tín. Khi xảy ra các trở ngại về dư luận phòng quan hệ công chúng phải đứng ra giải quyết dàn xếp. Phòng quan hệ công chúng làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo thực hiện các hoạt động vận động hành lang. Phòng quan hệ công chúng tổ chức các mối quan hệ và chú trọng vào các mối quan hệ then chốt. Sau đây là các hoạt động chủ yếu: - Quan hệ với báo chí: nhằm mục đích thu hút sự quan tâm của báo chí để được đăng tải các thông tin có giá trị về con người, sản phẩm, dịch vụ hay một tổ chức, những thông tin được đăng tải có độ tin cậy cao. - Tuyên truyền về sản phẩm: Là nỗ lực của phòng quan hệ nhằm công bố những sản phẩm cụ thể. - Truyền thông của công ty: là hoạt động công bố ý kiến của tổ chức về một sự kiện nào đó để người tiêu dùng hiểu biết về công ty. - Vận động hành lang: là làm việc với các tổ chức chính trị ,nhà lập pháp, quan chức chính phủ để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty. - Tham mưu: tham mưu đề xuất với lãnh đạo những kiến nghị về các vấn đề có liên quan đến công chúng và vị trí hình ảnh của công ty. Công ty còn cần phải thực hiện các hoạt động tuyên truyền những hoạt động đó có thể là: hỗ trợ việc tung sản phẩm mới bằng các chương trình từ thiện. Hỗ trợ xác
- định lại vị trí hình ảnh đó là các bài phát biểu trấn an tư tưởng công chúng bằng các luận cứ khi có sự kiện bất thường xảy ra. Tạo nên sự quan tâm của công chúng về sản phẩm và chủng loại sản phẩm. ảnh hưởng tới nhóm mục tiêu nhất định bằng các hoạt động yểm trợ như tài trợ các chiến dịch về bảo vệ môi trường, về hoạt động thể thao vui chơi giải trí, tạo dụng hình ảnh công ty bằng ý nghĩ tốt đẹp. 1.2.2.3.vai trò của xúc tiến hỗn hợp-mối quan hệ giữa xúc tiến hỗn hợp với các bộ phận trong marketing hỗn hợp. a.vai trò của hoạt động xúc tiến hỗn hợp Ngày nay hoạt động xúc tiến hỗn hợp giữ vai trò quan trọng trong hoạt động marketing của mỗi doanh nghiệp: ta hãy tưởng tượng khi doanh nghiệp không làm quảng cáo, không khuyến mãi, không quan hệ công chúng thì việc kinh doanh thật buồn tẻ, rất ít người biết tới doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Các hoạt động yểm trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên hoàn hảo hơn, đúng luật pháp và được sự hậu thuẫn của đông đảo công chúng. Hoạt động yểm trợ là hoạt động chủ yếu để định vị hình ảnh trong tâm trí khách hàng vì nó là nguồn truyền thông cung cấp thông tin chính về doanh nghiệp, về sản phẩm. Hoạt động yểm trợ sẽ làm thay đổi trạng thái tâm lý của người tiêu dùng hướng họ thay đổi trạng thái tâm lý và hành động theo dự định của nhà quản trị (mô hình AIDA). Xúc tiến hỗn hợp được xem là khẩu sau cùng của marketing mix khi mà sản phẩm đã hoàn chỉnh, giá cả đã được định, hàng hoá đã được tổ chức phân phối thì hoạt động xúc tiến yểm trợ bắt đầu thực thi. Đối với mỗi sản phẩm mỗi ngành khác nhau thì các bộ phận trong marketing hỗn hợp giữ vị trí quan trọng khác nhau. Đối với các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày thì quảng cáo khuyến mãi đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngược lại với các sản phẩm đầu vào để phục vụ qua trình sản xuất khác thì quảng cáo khuyến mãi là ít quan trọng mà quan trọng là giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng, bảo hành. Mặt khác bán hàng cá nhân marketing trực tiếp thường được sử dụng nhiều hơn. Hoạt động xúc tiến yểm trợ làm gia tăng doanh số bán khi các hoạt động marketing khác được làm tốt. Qua nghiên cứu người ta cho thấy chi phí cho hoạt động yểm trợ tăng sẽ làm tăng doanh số trong ngắn hạn. Tuy nhiên sự tăng lên này chỉ có giới hạn tới một mức nhất định nó sẽ dẫn tới chi phí trên đơn vị sản phẩm tăng lên.
- b.Mối quan hệ xúc tiến hỗn hợp với các bộ phận còn lại trong marketing mix Thật là sai lầm khi tách riêng hoạt động xúc tiến ra khỏi mối quan hệ với các hoạt động khác trong marketing mix. Các hoạt động, các công ty trong marketing hỗn hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp của marketing mix. Các công cụ này có mối quan hệ chặt chẽ qui định lẫn nhau. Mọi hoạt động thông tin, các hoạt động về sản phẩm, giá cả và phân phối. Ta có thể thấy rằng một số sản phẩm cao cấp dành cho tầng lớp thượng lưu có giá rất cao và nó phải được bầy bán tại một cửa hàng hạng sang, nó không được quảng cáo rộng rãi mà thông qua các cuốn catalog hoặc website của nhà sản xuất. Ngược lại với các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, nó được sản xuất hàng loạt theo tiêu chuẩn sáng chế, được định giá phải chăng phân phối rộng rãi và quảng cáo sau đây là mối quan hệ giữa xúc tiến hỗn hợp với các bộ phận còn lại. -Xúc tiến hỗn hợp - sản phẩm: Hoạt động xúc tiến hỗn hợp với một sản phẩm cụ thể. Một sản phẩm với tính năng, công dụng lợi ích là cơ sở để viết lời thông điệp quảng cáo: một quảng cáo thành công khi thông điệp, hình ảnh sản phẩm tạo nên sự tò mò khao khát của người tiêu dùng. Hoạt động xúc tiến sẽ chú trọng làm nổi bật một vài sản phẩm chủ chốt trong danh mục sản phẩm, khuyến khích người tiêu dùng tới thăm quan gian hàng và mua các sản phẩm đi kèm. Quảng cáo phải phù hợp với kỳ vọng của người tiêu dùng tránh đẩy kỳ vọng lên cao quá với khả năng thoả mãn do sản phẩm mang lại. Bao bì sản phẩm ngoài chức năng bảo quản nó còn có chức năng quảng cáo, hấp dẫn người tiêu dùng, nó được thiết kế nhằm truyền tải một nội dung thông điệp quảng cáo. Một sản phẩm mới ra đời để nhanh chóng đi vào thương mại hoá, được người tiêu dùng chấp nhận, cần có các hoạt động xúc tiến yểm trợ, hoạt động này cung cấp thông tin giới thiệu sản phẩm, công dụng, qui trình sản xuất, các tính năng đặc biệt. Một sản phẩm đã cải tiến đòi hỏi phải có sự thay đổi trong chính sách xúc tiến hỗn hợp. Các hoạt động khuyến mãi dùng thử có tác dụng đưa người tiêu dùng nhanh chóng tới quyết định mua sản phẩm của công ty. -Xúc tiến hỗn hợp - giá cả: Hoạt động xúc tiến hỗn hợp có liên hệ với giá cả. Một quảng cáo cung cấp thông tin về sản phẩm có thể kèm theo thông tin về giá, nơi bán và các hình thức khuyến mãi giảm giá. Khi doanh nghiệp có chính sách thay đổi về giá thì quảng cáo là phương tiện truyền thông báo hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận Văn: Vai trò của chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trong phát triển kinh tế
77 p | 1102 | 115
-
Luận văn: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN
105 p | 357 | 108
-
Tiểu luận: Vai trò của Liên Xô trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam
18 p | 450 | 99
-
Luận văn: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
28 p | 356 | 81
-
Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Vai trò của Hiệp định thương mại song phương trong việc xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc
226 p | 242 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vai trò của Phật giáo trong việc giải quyết xung đột ở Đông Nam Á từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai đến nay
315 p | 149 | 40
-
LUẬN VĂN: Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
37 p | 206 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1960 – 1968)
148 p | 159 | 36
-
LUẬN VĂN: Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp đất nước
10 p | 191 | 35
-
Luận văn: Vai trò của nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa ở Thái Lan (thời kỳ 1961 - 2004), bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam
119 p | 138 | 34
-
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN NAY
125 p | 313 | 33
-
Luận văn: Thực trạng về chiến lược tiêu thụ sản phẩm và chiến lược tiêu thụ sản phẩm của Công ty Da giầy Hà Nội trong thời gian tới
61 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vai trò của Tây Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và chế độ tay sai ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975)
123 p | 95 | 32
-
TIỂU LUẬN:Nguồn gốc – bản chất – vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.Lời nói đầuViệt Nam đã trải qua nhiều năm chiến tranh gian khổ để dành độc lập chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân.Vì vậy đã fải chịu những thiệt hại nặng nề
16 p | 197 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chiến khu Đ (1954-1975)
173 p | 167 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam: Vai trò của quân và dân miền Đông Nam Bộ trong chiến tranh biên giới Tây Nam (1975-1979)
144 p | 27 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Châu Á học: Cải cách kinh tế - Xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ
102 p | 63 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn