Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1960 – 1968)
lượt xem 36
download
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1960 – 1968) sau đây bao gồm những nội dung về Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời; hoạt động của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam từ 1960 đến 1965 và một số nội dung khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1960 – 1968)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- ĐOÀN LUYẾN VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1960 – 1968) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ PHỤNG HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
- Đề tài Vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ( 1960 - 1968 ) là công trình nghiên cứu và biên soạn của tôi trong thời gian theo học lớp Cao học khoá 15, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam tại trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung đề tài trước Hội đồng bảo vệ luận văn .
- - Mặt trận DTGPMNVN : Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - LMCLLDTDC & HBVN: Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Việt Nam. - MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Tạp chí NCLS : Tạp chí Nghiên cứu lịch sử - Nxb : Nhà xuất bản - XHCN : Xã hội chủ nghĩa - KHXH : Khoa học xã hội. - QĐND : Quân dội nhân dân - TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
- MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) nhân dân Việt Nam phải đối đầu với đế quốc Mỹ, một kẻ thù hung bạo và nham hiểm nhất thế giới. Muốn chiến thắng, nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao. Muốn cho cuộc đấu tranh trên cả ba mặt trận đạt được thắng lợi, một điều kiện quan trọng là phải động viên và tập hợp lực lượng toàn dân tộc, phải xây dựng cho được Mặt trận dân tộc thống nhất để bao vây đế quốc Mỹ xâm lược và chiến thắng chúng. Sau năm 1954, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền với hai nhiệm vụ khác nhau. Nhân dân cả hai miền đều phải làm nghĩa vụ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Song ngoài nhiệm vụ chung đó ra, mỗi miền còn làm nhiệm vụ chiến lược cách mạng riêng thích hợp với điều kiện của mình. Miền Bắc làm cách mạng XHCN: cải tạo XHCN và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Miền Nam làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, quét sạch đế quốc Mỹ xâm lược và đánh đổ bè lũ tay sai của chúng, giành độc lập dân tộc và dân chủ nhân dân. Do đó, mỗi miền có một mặt trận riêng, có cương lĩnh thích hợp để tranh thủ và đoàn kết các giới đồng bào [9, tr.21]. Toàn dân Việt Nam phải triệu người như một, cùng đứng trong Mặt trận dân tộc thống nhất, kiên trì đẩy mạnh kháng chiến, đập tan âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta của đế quốc Mỹ. Thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân của Đảng, chúng ta đã xây dựng ba tầng Mặt trận thống nhất. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời cùng với Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nhân dân Đông Dương và nhân dân thế giới bao vây đế quốc Mỹ. Mặt trận DTGPMNVN ra đời, cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thực sự khởi động một cách độc đáo và khôn khéo, thể hiện bãn lĩnh Việt Nam trong quá trình tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng . Mặt trận vừa làm nhiệm vụ của một đoàn thể kêu gọi nhân dân miền Nam đứng lên lật đổ ách gông xiềng đế quốc và tay sai, vừa làm nhiệm vụ của một chính quyền cách mạng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ khi ta chưa xây dựng được chính quyền cách mạng. Hoạt động của Mặt trận trên lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao thể hiện ý chí tiến công của cách mạng, thể hiện quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cách mạng là giành độc
- lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Vai trò của Mặt trận DTGPMNVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng to lớn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Vai trò của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ” ( từ 1960 đến 1968 ) làm đề tài luận văn. Mặt trận DTGPMNVN ra đời ngày 20-12-1960 và kết thúc ngày 4-2-1977, Mặt trận đã cùng với nhân dân cả nước làm nên một kỳ tích trong lịch sử dân tộc: đánh thắng đế quốc Mỹ, một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới trong thời hiện đại. Nội dung hoạt động của Mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng phong phú, Tác giả luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu vai trò của Mặt trận từ 1960 đến 1968, đây là giai đoạn cả nước chống “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ”, là giai đoạn đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam muốn thắng Mỹ phải đoàn kết xung quanh “ngọn cờ đoàn kết, ngọn cờ cách mạng, ngọn cờ chiến thắng của miền Nam anh hùng”. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Mặt trận DTGPMNVN cùng với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam hợp nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam [44]. Từ trước đến nay đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về Mặt trận. Chiến tranh Việt Nam thời hiện đại là cuộc chiến tranh “nóng” lên từ “chiến tranh lạnh”, và “vị trí của Mặt trận miền Nam trong lịch sử chưa có bao giờ như vậy”[35, tr.304]. Cho nên, hoạt động của Mặt trận DTGPMNVN trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là vô cùng phong phú, vai trò của Mặt trận trong cuộc kháng chiến vô cùng quan trọng, cần có đề tài chuyên sâu nghiên cứu về Mặt trận. Thông qua văn kiện Đảng, văn kiện của các đại hội Mặt trận, các bản báo cáo chính trị, Cương lĩnh chính trị được nhà xuất bản Sự Thật xuất bản thành các tập sách đã để lại cho chúng ta nhiều tư liệu quý báu: - Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Nxb Sự Thật, Hà Nội,1961. - Đại hội Mặt trận DTGPMNVN lần thứ nhất, Nxb Sự Thật, Hà Nội,1962. - Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận DTGPMNVN ( Từ sau Đại hội lần thứ nhất của Mặt trận đến tháng mười 1962 ), Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1963. - Báo cáo chính trị tại đại hội Mặt trận DTGPMNVN lần thứ hai, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1964.
- - Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận DTGPMNVN ( Từ tháng 11 -1964 đến tháng 12-1965 ) Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1966. - Cương lĩnh chính trị của Mặt trận DTGPMNVN, Nxb Sự Thật, Hà Nội ,1967. - Những văn kiện chủ yếu của Mặt trận DTGPMNVN ( Từ tháng 1 -1967 đến tháng 12 -1967 ), Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1967. - Văn kiện Đảng về Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tập II, (1945 - 1977 ), Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1970. Những tập văn kiện của Đảng, văn kiện Mặt trận giúp chúng ta hiểu rõ đường lối, chủ trương Đảng, của Mặt trận trong từng giai đoạn, cho chúng ta thấy được những cái mốc lịch sử đánh dấu từng bước phát triển và chuyển biến của cách mạng miền Nam. Thông qua một số sách, bài viết, hồi ký của các vị lãnh đạo tham gia Mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cho chúng ta cái nhìn khá rõ nét về hoạt động của Mặt trận như : - Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1970 và Thư vào Nam, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1985 của cố Tổng bí thư Lê Duẫn, người trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam thời chống Mỹ. - “Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam – Mấy bài học lớn” của Nguyễn Hữu Thọ, viết trong Việt Nam trên con đường lớn bản hùng ca thế kỷ XX, Nxb Lao Động, Hà Nội , 2005. - Mặt trận Dân tộc Giải phóng, Chính phủ Cách mạng lâm thời tại hội nghị Pa ri về Việt Nam do Bà Nguyễn Thị Bình chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004 đã cho chúng ta thấy được khá đầy đủ hoạt động ngoại giao của Mặt trận DTGPMNVN. - Chung một bóng cờ (về Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) do Trần Bạch Đằng chủ biên, đây là cuốn hồi ký của những người tham gia Mặt trận trong thời chống Mỹ ghi lại những hoạt động của Mặt trận khá toàn diện. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, nhiều tác phẩm viết về quân sự của các tướng lĩnh chỉ huy trên chiến trường miền Nam cũng cho ta nhiều sử liệu khá phong phú như: Đại tướng Văn Tiến Dũng với Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xuất bản năm 2005 và Thượng tướng Trần Văn Trà, Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005 cho chúng ta biết được những họat động của Quân Giải phóng trên các chiến trường miền Nam.
- Năm 1964, nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội xuất bản cuốn Ngọn cờ chiến thắng của miền Nam anh hùng của Nguyễn Công Bình, Cao văn Lượng và Bùi Hữu Khánh. Các tác giả đã nêu hoàn cảnh ra đời của Mặt trận, tuyên ngôn và chương trình hành động của Mặt trận, nêu những hoạt động của Mặt trận DTGPMNVN trong 4 năm đầu mới thành lập. Năm 1970, trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tác giả Hoàng Vĩ Nam viết bài “Sự ra đời của Mặt trận DTGPMNVN”, nội dung chủ yếu là phân tích sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng là một tất yếu lịch sử. Từ 1975 đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có đề cập đến Mặt trận DTGPMNVN như: - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước ( 1954-1975), tập 2,3,4 của Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội , 1995,1997,1999. - Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Lê Mậu Hãn chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. - Lịch sử Việt Nam (1954- 1965) và (1965-1975), Cao văn Lượng chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1996, 2002. - Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam qua các đại hội và hội nghị trung ương (1930-2002)- PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc chủ biên, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội 2003; Tác phẩm viết về Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khá sớm và nhiều thông tin nhất là Miền Nam giữ vững thành đồng của Giáo sư Trần Văn Giàu, 5 tập, nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản các năm 1964, 1966, 1968, 1970, 1978. Đây là một tác phẩm Sử học, có nhiều tâm huyết của một người dân Nam Bộ, tác giả đã ghi chép khá chi tiết, cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin về Mặt trận Dân tộc giải phóng. Trong tập 1, chương V: Bão táp cách mạng bắt đầu, tác giả viết về tình hình miền Nam trong thời gian 1959, 1960, chính sách đàn áp của Mỹ - Diệm, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam, chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam và sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng. Trong tập 2, chương III: Lực lượng cách mạng nhân dân, tác giả viết về hoạt động của Mặt trận trong thời gian từ 1961 đến 1963, về vùng giải phóng, về Quân giải phóng, về phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam từ 1961 đến 1963. Trong tập 3, chương III: Mặt trận Dân tộc giải phóng – người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam, tác giả viết về vùng giải phóng, về họat động
- của Mặt trận từ năm 1963 đến 1965, đặc biệt họat động đối ngoại của Mặt trận phát triển rất mạnh trên toàn thế giới. Trong tập 4, chương VII, Vùng giải phóng, Mặt trận Dân tộc giải phóng trong giai đọan đầu của “chiến tranh cục bộ”, nội dung viết về họat động của Mặt trận, của vùng giải phóng từ 1965-1967, về Đại hội bất thường của Mặt trận và Cương lĩnh của Mặt trận, về hoạt động ngoại giao quốc tế của Mặt trận từ 1965- 1967. Trong tập 5, chương III: Lực lượng nhân dân miền Nam được phát động đến mức cao trong năm 1968, nội dung tác giả viết về phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, về cuộc vận động bầu cử chính quyền cách mạng ở miền Nam trong năm 1968. Năm 1977, đề tài “Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960-1975)” được Nguyễn Thanh Hải bảo vệ luận văn thạc sĩ Lịch sử tại trường Đại học KHXH-NV TP.HCM. Đây là đề tài cung cấp cho chúng ta khá nhiều tư liệu về Mặt trận, là đề tài nghiên cứu hoạt động của Mặt trận trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng chưa đi sâu vào các hoạt động của Mặt trận DTGPMNVN, nhất là hoạt động ngoại giao, các phong trào đấu tranh chính trị của Mặt trận… [26]. Năm 2006, Ban chỉ đạo biên soạn lịch sử chính phủ đã xuất bản cuốn Biên niên lịch sử chính phủ Việt Nam, tập 5, nội dung: Mặt trận DTGPMNVN và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Nội dung cuốn sách cho chúng ta cái nhìn mới về Mặt trận Dân tộc giải phóng, về vai trò của Mặt trận trên lĩnh vực nhà nước, “Ủy ban trung ương Mặt trận là chính phủ tiền thân của chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” [11] đại diện cho nhân dân miền Nam trong giai đoạn 1960-1969. Nhìn chung, các tác giả nêu trên đã quan tâm nghiên cứu đến Mặt trận Dân tộc giải phóng. Tuy nhiên, các đề tài chỉ nghiên cứu một mặt hoạt động của Mặt trận, hoặc nghiên cứu nhiều mặt nhưng chỉ trong một giai đoạn ngắn, hoặc coi Mặt trận là một bộ phận của cách mạng miền Nam, các đề tài chưa chú trọng đến vai trò “Mặt trận là một chính phủ ”ở miền Nam. Kế thừa những thành tựu của các người đi trước, luận văn dự định nghiên cứu hoàn cảnh ra đời của Mặt trận, hoạt động của Mặt trận trên các lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao, đồng thời hệ thống hoá những hoạt động của Mặt trận theo từng giai đoạn lịch sử. Qua đó rút ra vai trò của Mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giai đoạn từ 1960 – 1968.
- 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam là một tổ chức cách mạng có ảnh hưởng rất lớn đến thành công của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam. Hoạt động của Mặt trận DTGPMNVN trên cả 3 mặt trận: chính trị, quân sự và ngoại giao đã thực sự hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ do Hội nghị trung ương lần thứ 15 mở rộng và nghị quyết Đại hội Đảng lần III của Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra. Hơn 30 năm qua, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và bước vào xây dựng CNXH, sức mạnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã được vận dụng và phát huy trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, hiện nay nhân dân ta đang thực hiện công cuộc Đổi mới, những bài học về toàn dân đánh giặc, những kinh nghiệm lãnh đạo phong trào quần chúng nhân dân kiên trì và sáng tạo chống phá “ấp chiến lược”, chống “bình định ”, những họat động của Mặt trận trên cả ba lĩnh vực: quân sự, chính trị và ngoại giao cần được tổng kết đầy đủ. Vai trò của Mặt trận Dân tộc giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là rất to lớn, Mặt trận đã huy động mọi tầng lớp nhân dân giải quyết bất cứ khó khăn gì để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những kinh nghiệm vận động quần chúng của Mặt trận Dân tộc giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là những bài học rất bổ ích cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công cuộc Đổi mới của nước ta hiện nay. Nghiên cứu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là một việc làm thiết thực để giảng dạy tốt phần Lịch sử Việt Nam hiện đại. 4. ĐỐI TƯỢ NG NGHIÊN CỨU Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ từ 1954 -1975, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có vai trò rất quan trọng. Thực hiện chủ trương, sách lược của Đảng Lao động Việt Nam, Mặt trận đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nội dung đề tài xác định đội tượng của luận văn là các họat động của Mặt trận Dân tộc giải phóng từ 1960 đến 1968. Thông qua các họat động của Mặt trận, rút ra được vai trò của Mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là một Mặt trận dân tộc thống nhất của một nước thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân mới. Mặt trận đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, dân chủ. Ra sức xây dựng và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất, bao gồm cả giai cấp tư sản dân tộc, tiểu tư sản thành thị, lấy liên minh công nông làm nền tảng, tiến hành cuộc cách mạng chống đế quốc và tay sai, xây dựng nhà nước độc lập theo chế độ dân tộc, dân chủ, tạo điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội. Xét về đối tượng thì Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của cách mạng Việt Nam. Mặt trận là một bộ phận của Mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện đường lối đại đoàn kết toàn dân của Đảng. Hoạt động của Mặt trận có nhiệm vụ cùng với cả nước hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đánh đuổi ngoại xâm và thống nhất nước nhà. Do điều kiện đặc biệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Mặt trận vừa làm nhiệm vụ là một chính phủ (khi miền Nam chưa có chính phủ Cách mạng lâm thời), tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam, vừa làm nhiệm vụ của mặt trận dân tộc thống nhất là tập hợp, huy động tất cả các giai cấp, các tầng lớp, các tôn giáo, các dân tộc dưới sự lãnh đạo của liên minh công nông để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Vai trò của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là rất phong phú, cần có một công trình chuyên khảo mới thực hiện được. Nội dung đề tài luận văn giới hạn nghiên cứu Mặt trận từ 1960 đến 1968, trên phạm vi toàn miền Nam. Đây là giai đọan Mỹ trực tiếp xâm lược Việt Nam với hai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ”. Năm 1968 được coi là bước ngoặc của cách mạng miền Nam. Sau Tết Mậu Thân 1968, Mỹ bắt đầu kế hoạch xuống thang chiến tranh, rút khỏi Việt Nam. Nghiên cứu vai trò của Mặt trận trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tác giả tập trung nghiên cứu các họat động sau đây: Nghiên cứu các hoạt động chính trị của Mặt trận, quá trình xây dựng chính quyền, xây dựng các đoàn thể trong Mặt trận, lãnh đạo các phong trào đấu tranh của quần chúng trong sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân miền Nam. Hoạt động ngoại giao của Mặt trận trên bàn đàm phán, tham gia các diễn đàn và hội nghị quốc tế, đấu tranh giành sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
- Vai trò của các đoàn thể Mặt trận trong công cuộc xây dựng lực lượng Giải phóng quân miền Nam, trong việc xây dựng nguồn lực cho lực lượng dân quân du kích ở các địa phương, trong việc xây dựng các căn cứ địa cách mạng, trong thế trận chiến tranh nhân dân. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, tác giả đặt ra 3 nhiệm vụ cơ bản: - Nghiên cứu vai trò của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về chính trị: Sau Hiệp định Gơnevơ 1954, chính quyền và quân đội tập kết ra Bắc, đế quốc Mỹ đã xây dựng một hệ thống chính quyền tay sai ở miền Nam. Mặt trận đã từng bước xây dựng chính quyền miền Nam từ không đến có, từ “uỷ ban nhân dân tự quản” trong các “Làng rừng”, đến uỷ ban Giải phóng, từng bước xây dựng chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra đời sau này. Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng là chính phủ tiền thân của chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam [11]. Ủy ban Mặt trận các cấp đã xây dựng ủy ban nhân dân cách mạng các cấp. Mặt trận đã tổ chức được các đoàn thể Thanh niên giải phóng, Phụ nữ giải phóng, Nông dân giải phóng…,làm nòng cốt cho công cuộc vận động giải phóng miền Nam. Các phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Mặt trận đã thực sự góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. -Nghiên cứu hoạt động ngoại giao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đặc biệt trong quan hệ ngoại giao quốc tế. Mặt trận họat động từ “ngoại giao nhân dân” đến “ngọai giao nhà nước”. Thực hiện chủ trương xây dựng ba tầng mặt trận của Đảng, đại đoàn kết dân tộc trong nước, đoàn kết với nhân dân Đông Dương và nhân dân thế giới cùng chống đế quốc Mỹ xâm lược. -Nghiên cứu vai trò của Mặt trận DTGPMNVN trong quá trình xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, động viên lực lượng tham gia Quân giải phóng miền Nam, tham gia xây dựng lực lượng dân quân du kích địa phương, xây dựng các căn cứ địa cách mạng. Từ những hoạt động thực tiễn của Mặt trận rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc phát huy vai trò của Mặt trận trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện hiện nay . 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho đề tài .
- Hai phương pháp chủ yếu sử dụng để nghiên cứu và trình bày nội dung của đề tài là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu các hoạt động của Mặt trận thông qua tư liệu, báo chí, các văn kiện, nghị quyết của Đảng, của Mặt trận, thông qua hồi ký các nhân chứng lịch sử. Phương pháp logic được sử dụng để nghiên cứu vai trò của Mặt trận đối với cuộc chiến tranh chống Mỹ, đối với cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Bên cạnh hai phương pháp trên, phương pháp phân tích logic biện chứng, phương pháp so sánh cũng được sử dụng. Để có cái nhìn toàn diện về các họat động của Mặt trận Dân tộc giải phóng, luận văn cố gắng trình bày các hoạt động của Mặt trận theo hai giai đoạn lịch sử: giai đoạn chống “chiến tranh đặc biệt” và giai đoạn chống “chiến tranh cục bộ”. Trong mỗi giai đoạn, tách riêng các lĩnh vực chính trị, quân sự và ngoại giao để có điều kiện nghiên cứu sâu.
- CHƯƠNG 1. MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM RA ĐỜI 1.1.Hoàn cảnh quốc tế 1.1.1.Chiến tranh lạnh và âm mưu của Mỹ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi. Trên thế giới hình thành một trật tự thế giới mới: “Trật tự hai cực ”, thế giới chia thành hai phe. Tất cả các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều bị cuốn vào cuộc “chiến tranh lạnh”. Tháng 3- 1947, Tổng thống Mỹ, Truman đã đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ, chính thức đưa ra “ Chủ thuyết Truman”. Theo Truman thì các nước Đông Âu “vừa mới bị cộng sản thôn tính” và những đe doạ tương tự đang diễn ra trên nhiều nước khác ở châu Âu, ở Italia, ở Pháp và cả ở nước Đức nữa. Vì vậy, Mỹ phải đứng ra “đảm nhiệm lãnh đạo thế giới tự do ”, phải “giúp đỡ” cho các dân tộc trên thế giới chống lại “sự đe doạ ” của chủ nghĩa cộng sản, chống lại sự “bành trướng” của nước Liên Xô, giúp đỡ bằng mọi biện pháp kinh tế, quân sự. Tổng thống Mỹ Truman đã phát động cuộc “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước XHCN. Đầu những năm 1950, do còn độc quyền nắm giữ ưu thế vũ khí hạt nhân, với tham vọng bá chủ thế giới, đế quốc Mỹ cho ra đời chiến lược toàn cầu “Trả đủa ồ ạt “. Mục tiêu của chiến lược là : “Dùng vũ khí hạt nhân làm chiếc ô che chắn để bảo vệ chế độ tay sai của Mỹ, sẵn sàng đánh trả ồ ạt thẳng vào các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô mà Mỹ coi là nguồn gốc của phong trào cách mạng và chiến tranh cách mạng trên thế giới ”[15]. Chổ dựa cơ bản cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược trên được xác định là : “lực lượng quân sự Mỹ, chủ yếu là lực lượng hạt nhân chiến lược, và hệ thống liên minh quân sự của Mỹ với các nước đồng minh, đặc biệt là tuyến căn cứ tiền tiêu ở xa nước Mỹ ” [15]. Với 800 căn cứ quân sự được thành lập ở 35 nước và khu vực hải ngoại, Mỹ hy vọng tạo được những bàn đạp tiếp cận để bao vây, tiến công Liên Xô và các nước XHCN khác. Đồng thời, với hơn 2 tỷ đôla viện trợ kinh tế và 3 tỷ đôla viện trợ quân sự cho các nước đồng minh hàng năm, Mỹ không chỉ muốn duy trì, mở rộng sự hiện diện các căn cứ quân sự của mình ở nước ngoài, mà còn nhằm “cột chặt ” chính phủ các nước nhận viện trợ vào cổ xe chạy đua vũ trang, tiến hành chiến tranh xâm lược của Mỹ.
- Mặc dù vậy, thực tế tình hình trên thế giới lại diễn ra trái với toan tính của Mỹ. Tháng 10 -1949 cách mạng Trung Quốc thành công. Tháng 7- 1953, Mỹ phải chấp nhận ký hiệp định chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Tháng 7- 1958, cách mạng Irắc bùng nổ và tuyên bố rút khỏi khối xâm lược Batđa, gạt bỏ chủ nghĩa Eisenhower. Tháng 1- 1959, cách mạng Cu Ba thắng lợi. Năm 1960, 17 nước châu Phi giành được độc lập ở những mức độ khác nhau. Cũng trong khoảng thời gian nầy, so sánh lực lượng giữa Mỹ và Liên Xô cũng dần dần thay đổi. Liên Xô không những đã chế tạo được một số máy bay ném bom chiến lược, máy bay chiến đấu đánh chặn phản lực tối tân, nhiều loại tên lửa phòng không hiện đại, mà còn sản xuất được các loại tên lửa tầm gần, tầm trung. Đặc biệt, tháng 10-1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo, một tháng sau đó bắn thử nghiệm thành công tên lửa vượt đại châu. Tất cả những sự kiện trên đã “đánh đòn choáng váng, làm chấn động, hoang mang chính giới Mỹ ” [28]. 1.1.2. Âm mưu của Mỹ ở Đông Nam Á Trong những năm 1953 – 1954 cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bước sang giai đoạn phản công ở khắp các chiến trường, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp càng đánh càng thua. Vì thế, Pháp buộc phải tiến hành thương lượng. Do đề nghị của Liên Xô, Hội nghị Giơnevơ về Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương đã được triệu tập ngày 26-4-1954. Mỹ buộc phải đến dự hội nghị nhưng từ đầu đến cuối đã cố tình tìm cách phá hoại hội nghị. Sau khi thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã tăng cường can thiệp vào Đông Dương. Âm mưu của Mỹ nhằm dần dần hất cẳng Pháp, biến các nước Đông Dương thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, đàn áp các phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân các nước Đông Dương, lấy Đông Dương làm chổ dựa để khống chế các nước Đông Nam Á và làm bàn đạp để tấn công Trung Quốc. Mặt khác, Mỹ còn tìm cách kéo dài và mở rộng chiến tranh để thay thế cho chiến tranh Triều Tiên và giải quyết nguy cơ khủng hoảng đang đe doạ nền kinh tế Mỹ. Khi quân đội Pháp bị xiết chặt vòng vây ở Điện Biên Phủ và gặp rất nhiều khó khăn thì Mỹ càng tích cực lợi dụng thời cơ xông vào để nắm lấy Đông Dương. Mỹ đã dùng áp lực buộc pháp phải “trao trả độc lập” cho ba nước Đông Dương để Mỹ trực tiếp nắm lấy các nước nầy mà không qua Pháp. Mỹ đã tích cực chuẩn bị lực lượng hải quân và không quân trực tiếp can thiệp vào Đông Dương.
- Khi quân đội Pháp gần bị thất thủ ở Điện Biên Phủ, Mỹ càng tích cực hơn nữa để quốc tế hoá chiến tranh Đông Dương. Mỹ hứa với Pháp sẽ sử dụng các lực lượng không quân Mỹ để “cứu nguy ”cho Điện Biên Phủ, thậm chí còn có ý định dùng bom nguyên tử chiến thuật trong những ngày cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ. Mặt khác, tại Hội nghị Giơnevơ, Mỹ đã tìm mọi cách phá hoại. Ngày 16-5, Ngoại trưởng Mỹ Đa- lét bỏ hội nghị ra về. Tổng thống Mỹ Eisenhower đã chỉ thị cho Bơđin Smit tích cực phá hoại để nhanh chóng chấm dứt hội đàm ở Giơnevơ. Hội nghị Giơnevơ đã tiến triển ngoài ý muốn của Mỹ. Ngày 7-5-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với thắng lợi của quân đội Việt Nam. Ngày 12-6-1954, chính phủ Lanien Biđô bị lật đổ và phái chủ hoà do Măng đét Phrăngxơ cầm đầu đứng ra lập chính phủ mới. Ngày 21-7-1954, Hiệp nghị Giơnevơ về vấn đề Đông Dương được ký kết ( Mỹ ngoan cố không chịu ký ). Hội nghị Giơnevơ đã kết thúc với sự thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam và nhân dân Đông Dương. Với thắng lợi nầy, miền Bắc đã được hoàn toàn giải phóng và bắt đầu tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà sau nầy. Một ngày sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, Tổng thống Mỹ Eisenhower tuyên bố Hoa Kỳ không bị ràng buộc vào những quyết định của Hội nghị Giơnevơ. Đối với Việt Nam, từ rất sớm Mỹ đã nhận rõ đây là một vị trí quan trọng, là tiền đồn của phe XHCN, đồng thời là “nền tảng của thế giới tự do ở Đông Nam Á’”. Theo học thuyết Domino, nếu “làn sóng đỏ “ tràn vào Việt Nam, quân cờ đầu tiên sụp đổ, thì các nước Đông Nam Á đều ngã về phe của Liên Xô, vì thế Mỹ không thể bỏ rơi khu vực nầy. Sau khi đã tăng cường viện trợ quân sự cho thực dân Pháp tới 2,6 tỷ đôla (1950 - 1954 ), nhưng không ngăn được sự thất bại của quân đội Pháp ở Đông Dương, Mỹ đã chuyển hướng xác định: Điều cơ bản đầu tiên là vạch ra một đường ranh giới mà cộng sản sẽ không vượt qua, rồi sau đó giữ vững vùng nầy và đấu tranh bằng cách viện trợ kinh tế và xây dựng một lực lượng quân sự mạnh, từng bước thiết lập chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Tháng 8/1954, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đưa ra ba chính sách lớn: “Kinh tế : Đẩy Pháp ra khỏi các đòn bẩy chỉ huy, thống nhất chương trình cải cách ruộng đất và định cư dân di cư, cộng tác với Pháp nhưng “khuyến khích ” cho chuyển giao chức năng kiểm soát về tài chính, hành chính, kinh tế cho người Việt Nam. Giao viện trợ trực tiếp cho người Việt Nam không thông qua Pháp.
- Quân sự: Chỉ cộng tác với Pháp ở mức cần thiết để xây dựng lại lực lượng quân sự bản xứ có thể bảo đảm an ninh nội bộ. Chính trị: Pháp phải trao quyền độc lập hoàn toàn cho Nam Việt Nam ( kể cả quyền rút khỏi Liên hiệp Pháp ), và phải ủng hộ một chính phủ bản xứ mạnh. Diệm phải mở rộng cơ sở chính phủ, bầu ra quốc hội, thảo hiến pháp và phế truất Bảo Đại một cách hợp pháp, cần có sự ủng hộ của Pháp trong các chính sách nầy… Ngày 8/9/1954, Mỹ lôi kéo các nước đồng minh Anh, Pháp, Oxtrâylia, Thái Lan, Philippin và Pakistan ký Hiệp ước Manila ( Philippin ) thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đặt Việt Nam, Lào, Campuchia dưới sự bảo trợ của tổ chức nầy. Nói là Đông Nam Á nhưng chỉ có hai nước Thái Lan và Philippin là thuộc Đông Nam Á. Thực chất SEATO là liên minh chống cộng khu vực nằm trong hệ thống các tổ chức quân sự của Mỹ trong thời kỳ thế giới phân chia thành hai cực, nhằm làm chỗ dựa cho Mỹ xâm lược Việt Nam. Ngày 24/10/1954, Eisenhower gửi thư cho Ngô Đình Diệm tuyên bố Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự trực tiếp, không đòi hỏi Việt Nam phải có những hành động đáp lại sự viện trợ nầy [29]. Ngày 8/11/1954, tướng J.Lewton Collins đến Việt Nam. Ông được giao quyền lực rộng để điều phối toàn bộ chương trình của Mỹ. Sau đó ngày 17/11/1954, ông được cử làm đại sứ ở Sài Gòn. Tướng Collins đề ra kế hoạch sáu điểm [75, tr.53] nhằm thay chân Pháp, phá hiệp định Giơnevơ và biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ: - Bảo trợ chính quyền Diệm, viện trợ trực tiếp cho chính phủ Sài Gòn. - Xây dựng “Quân đội quốc gia Việt Nam ”gồm 15 vạn do Mỹ huấn luyện và trang bị. - Bầu cử quốc hội, hợp pháp hoá chính quyền Sài Gòn. - Định cư cho số Công giáo miền Bắc di cư và vạch kế hoạch cải cách điền địa. - Thay đổi chế độ thuế khoá, dành ưu tiên cho hàng Mỹ vào miền Nam. - Đào tạo cán bộ hành chính. Pháp muốn duy trì ảnh hưởng của mình ở Việt Nam và Đông Dương thì cần phải có sự viện trợ của Mỹ, trong khi Mỹ lại có tham vọng là thay thế Pháp, nắm lấy Nam Việt Nam với chiêu bài ngăn chặn phong trào cộng sản phát triển xuống cả Đông Nam Á. Trong khi đó, tình thế nước Pháp ở chính quốc nền kinh tế kiệt quệ , chính trị rối ren, nội bộ chia rẽ,
- lại phải đối phó với cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Angiêry. Chính phủ Pháp đành phải nhượng bộ Mỹ, rút quân khỏi Việt Nam . Ngày 13/12/1954 tướng Ê-ly ( Paul Ely ), tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp thoả thuận với tướng Collins trao lại quyền tự trị hoàn toàn cho “Quân đội quốc gia ” vào tháng 5/1955 để Mỹ huấn luyện và xây dựng lại theo phương hướng của Mỹ. Cùng thời gian đó, Pháp ký với Ngô Đình Diệm trao trả chủ quyền hoàn toàn cho Diệm. Từ đó, Diệm tuyên bố xoá bỏ luôn các hiệp định về kinh tế, tài chính đã ký với Pháp trước đó, buộc Pháp phải giao ngân hàng hối đoái và tiền tệ cho Diệm, từ bỏ mọi đặc quyền ưu tiên, chuyển giao khu vực đồng Phơ- răng sang đồng Đô-la . Ngày 2/6/1955, Mỹ đã cho triển khai Phái bộ trang bị và cung cấp TERM (Temporary equipment recovery mission) tại miền Nam khi Pháp chưa rút hết quân. Cuối tháng 4/1956, đơn vị cuối cùng của quân đội Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam . Ngày 14/05/1956, Pháp gởi cho hai đồng chủ tịch Hội nghị Giơnevơ là Liên Xô và Anh thông báo quân đội Pháp rút khỏi Việt Nam và kể từ ngày 24/08/1956 nước Pháp không còn trách nhiệm thực hiện Hiệp định Giơnevơ nữa. Pháp đã rũ bỏ trách nhiệm của một bên phải thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương [29, tr.295- 296]. Phái bộ huấn luyện quân sự hỗn hợp về danh nghĩa của Pháp-Mỹ (TRIM ) trước đây chuyển thành Phái bộ huấn luyện tác chiến lục quân CATO ( Combat army training organisation ) gồm toàn người Mỹ. Cả hai tổ chức CATO và TERM đều đặt dưới quyền chỉ huy của Phái đoàn Cố vấn và viện trợ quân sự MAAG (Military Assistance and Advisory Group ). Từ đây MAAG chi phối mọi hoạt động quân sự của ngụy. Về sau MAAG đổi thành Bộ chỉ huy viện trợ quân sự ở Việt Nam MACV ( Military Assistance Command in Vietnam ) [70]. 1.2.Hoàn cảnh trong nước 1.2.1. Miền Bắc sau Hiệp định Giơnevơ Sau khi Liên hiệp Pháp rút khỏi Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và ta hoàn thành chuyển quân tập kết, miền Bắc Việt Nam với thủ đô là Hà Nội thuộc quyền quản lý của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Miền Bắc trở thành hậu phương cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở tiền tuyền miền Nam. Không có hậu phương vững mạnh thì tiền tuyến không thể chiến thắng kẻ thù. Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch ngay từ đầu đã xác định miền Bắc là nền tảng của cuộc đấu tranh của cả nước. Hội nghị Trung ương Đảng lần
- thứ 8 ( khoá II) đã chỉ rõ:”điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân miền Nam”. Vì vậy, miền Bắc đã tiến hành nhiều kế hoạch củng cố và xây dựng kinh tế, quốc phòng [75]. - Hoàn thành cải cách ruộng đất- Khôi phục kinh tế (1955- 1957). Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 mở rộng đã quyết nghị: “Để củng cố miền Bắc, trước hết cần hoàn thành cải cách ruộng đất… vì có đẩy mạnh cải cách ruộng đất mới đoàn kết được đại đa số nhân dân, củng cố được liên minh công nông, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, mới có thể khôi phục kinh tế một cách nhanh chóng và có thêm điều kiện tăng cường quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng…” Công cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành 5 đợt, tiến hành trong hơn 3.000 xã thuộc 22 tỉnh. Hàng vạn cán bộ, bộ đội được huy động về nông thôn tham gia các đoàn, đội vận động quần chúng tiến hành cải cách ruộng đất. Nhà nước tập trung nguồn vốn, huy động lực lượng khôi phục đê điều, sửa chữa và làm mới các công trình thuỷ lợi, tu bổ hơn 3.000 km đê diều bị phá hoại trong chiến tranh, xây dựng một số công trình tưới tiêu, đào mương, khơi ngòi, khai hoang, phục hoá . Được sự khuyến khích, giúp đỡ của nhà nước và nhờ sức sản xuất được giải phóng khỏi quan hệ sản xuất cũ, nông nghiệp miền Bắc trong 3 năm ( 1955- 1957) đã được khôi phục và có bước phát triển về cả diện tích và năng suất, cả trồng trọt, chăn nuôi và nghề phụ. Sau ba năm, nông thôn miền Bắc đã được hồi sinh, khởi sắc. Về công nghiệp, hầu hết các nhà máy ở miền Bắc đều bị địch phá hủy hoặc mang đi. Đảng và nhà nước đã nhanh chóng khôi phục các cơ sở sản xuất, tập trung xây dựng một số ngành phục vụ dân sinh như sản xuất vải, giấy, xà phòng…Xây dựng và mở rộng các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thiết yếu đời sống của nhân dân như nhà máy chè Phú Thọ, diêm Thống Nhất, thuốc lá Thăng Long…Các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc đã tích cực giúp đỡ vốn, kĩ thuật, chuyên gia. Kết quả, có nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây mới, tổng sản lượng công- nông nghiệp 1,5% năm 1954 lên 24 % năm 1957. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp năm 1957 đạt mức năm 1939. - Cải tạo và phát triển kinh tế- văn hoá (1958- 1960). Tháng 4-1958 trong kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: miền Bắc nước ta từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chuyển sang cách mạng XHCN. Nhiệm vụ trước mắt của toàn dân ta là ra sức xây dựng và củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên xây
- dựng CNXH, đồng thời đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, nhằm xây dựng nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Tháng 11-1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) quyết định động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên miền Bắc tiến hành 3 năm cải tạo và bước đầu phát triển kinh tế, phát triển văn hoá (1958- 1960) với 3 nhiệm vụ cơ bản: Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản xuất nông nghiệp làm khâu chính, chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề lương thực, đồng thời rất chú trọng sản xuất công nghiệp, hết sức tăng thêm các tư liệu sản xuất và giải quyết phần lớn hàng tiêu dùng. Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh theo CNXH, khâu chính là đẩy mạnh hợp tác hoá nông nghiệp, đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh. Trên cơ sở sản xuất phát triển, nâng cao thêm một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, nhất là nhân dân lao động và tăng cường củng cố quốc phòng. Để cải tạo phát triển nông nghiệp, Đảng và nhà nước chủ trương tiến hành cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp, coi đó là con đường đưa nông dân miền Bắc đến ấm no hạnh phúc. Nội dung cuộc vận động gồm ba mặt: cải tạo quan hệ sản xuất, cải tiến kỹ thuật, giáo dục tư tưởng. Nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là : tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ cho nông dân và tạo điều kiện cho hợp tác xã phát huy tính hơn hẳn so với sản xuất cá thể như: chính sách tín dụng góp vốn cho hợp tác xã phát triển sản xuất, chính sách mậu dịch ưu tiên mua hàng, bán hàng cho hợp tác xã, chính sách thuế nông nghiệp đối với hợp tác xã, chính sách khuyến khích hợp tác xã phát triển nghề phụ … Với sự nổ lực của toàn Đảng, toàn dân việc cải tạo nông nghiệp tiến hành thuận lợi. Đến tháng 11-1960, hợp tác xã hình thành hầu khắp nông thôn miền Bắc với 41.401 hợp tác xã chiếm 86% tổng số hộ và 76% diện tích đất canh tác . Bên cạnh hợp tác xã, nhà nước tiếp thu các đồn điền của thực dân Pháp và những Việt gian bỏ lại, thành lập 15 nông trường quốc doanh, quân đội thực hiện nhiệm vụ khai hoang thành lập được 29 nông trường quân đội, cán bộ miền Nam tập kết tổ chức 10 liên đoàn sản xuất nông nghiệp. Phần lớn các nông trường phân bố trên những khu vực kết hợp được cả kinh tế và quốc phòng.
- Cuối năm 1960, hợp tác hoá căn bản hoàn thành tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển, tổng sản lượng lương thực đạt mức 6 triệu tấn, giá trị sản lượng nông nghiệp hàng năm tăng bình quân 5,6%, góp phần vào công cuộc kiến thiết miền Bắc và sẵn sàng chi viện nhân tài, vật lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Sau 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, nền công nghiệp non trẻ ở miền Bắc đã có bước phát triển về nhiều mặt. Giá trị sản lượng công nghiệp trong tổng giá trị kinh tế quốc dân tăng từ 31,4% năm 1957 lên 41% năm 1960, tỷ trọng công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất 23,5% tăng lên 32,5%, công nghiệp hiện đại từ 12,8% lên 23,7%. Đặc biệt thời kỳ nầy công nghiệp quốc doanh tăng mạnh, từ 67% lên 90% ( không kể tiểu thủ công nghiệp) thực sự giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp cho đất nước một khối lượng sản phẩm quan trọng, trong đó có những sản phẩm trước đây phải nhập từ nước ngoài với giá đắt. Hoạt động tài chính, ngân hàng, ngoại thương do nhà nước độc quyền quản lý, điều hành đã phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng miền Bắc. Hệ thống giáo dục hình thành trong ba năm khôi phục kinh tế, đến đây được củng cố, phát triển, bao gồm các nhà trường phổ thông (3 cấp), các trường bổ túc công nông, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp đưa tổng số trường đại học miền Bắc lên 8 trường với 50 ngành học. Trên nền tảng của những biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, miền Bắc tập trung xây dựng nền văn hoá mới, con người mới. Nền văn hoá kết hợp giữa truyền thống và hiện đại đang từng bước hình thành. Đó là nền văn hoá yêu nước, yêu nhân dân lao động, yêu đồng chí, đồng bào, yêu thương miền Nam đang chịu nhiều thương đau, lòng căm thù giặc. Mạng lưới y tế bảo vệ sức khoẻ nhân dân phát triển nhanh chóng, hình thành rộng khắp. Đến năm 1960, toàn miền Bắc đã có 263 bệnh viện, 3.000 trạm y tế, nhà hộ sinh. Các dịch bệnh được tích cực phòng trừ, phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh trong các trường học, các đơn vị quân đội góp phần nâng cao sức khoẻ và ý thức quốc phòng trong nhân dân. - Củng cố chính quyền- Xây dựng quân đội. Để củng cố chính quyền, việc nâng cao sức mạnh và khả năng lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa quyết định. Đảng đặc biệt coi trọng việc xây dựng Đảng về tư tưởng và tổ chức. Về tư tưởng thời kỳ nầy Đảng coi trọng công tác lý luận. Về tổ chức coi trọng việc chỉnh đốn tổ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trong nền nghệ thuật cổ Champa
97 p | 238 | 66
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa Việt – Chăm trong lịch sử
130 p | 178 | 56
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất Nam kỳ với phương Tây đến đầu thế kỉ XX
167 p | 203 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất An Giang trong chính sách quốc phòng của chính quyền chúa Nguyễn và vua Nguyễn thời kì 1757 - 1867
216 p | 147 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử kênh đào Nam bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX
69 p | 168 | 40
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thủy Xá, Hỏa Xá trong lịch sử Việt Nam
125 p | 150 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Thực trạng đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của cộng đồng người Chăm ở An Giang từ sau năm 1975 đến nay
101 p | 186 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển của thương cảng Hà Tiên (Thế kỷ XVII - XIX)
132 p | 152 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Vùng đất Hà Tiên thế kỷ XVIII - XIX
164 p | 154 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử hình thành và phát triển nghề truyền thống của người Khmer ở Tịnh Biên – An Giang
108 p | 199 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quan hệ đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1912
144 p | 152 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Lịch sử đồn điền cao su ở miền Đông Nam bộ thời kỳ Pháp thuộc giai đoạn (1898 - 1939)
113 p | 175 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010 - Huỳnh Thị Thấm
141 p | 173 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Yếu tố Melayu trong văn hóa Chăm - Quá trình định hình và phát triển
118 p | 137 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Đức quốc xã trước chiến tranh thế giới thứ hai (1933 - 1939)
144 p | 137 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử học: Quá trình đô thị hóa ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) giai đoạn 1986-2010
126 p | 119 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế du lịch huyện Sóc Sơn, Hà Nội (1986-2016)
98 p | 66 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế - Xã hội Quảng Ngãi dưới Triều Nguyễn (1802-1885)
101 p | 18 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn