intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

188
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ của đảng cầm quyền là hiện tượng mang tính phổ biến, tự nhiên, là quy luật tất yếu trong đời sống của các đảng chính trị. Để tồn tại, phát triển liên tục, không xảy ra sự khủng hoảng, gián đoạn, các đảng cầm quyền phải luôn có sự chuẩn bị, đào tạo, lựa chọn các nhà lãnh đạo, các thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhau, từ những vị trí cao nhất đến cấp cơ sở để thay thế, để chuyển giao. Đây là việc làm mang tính chất thường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền

  1. LUẬN VĂN: Vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền mở đầu
  2. 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ của đảng cầm quyền là hiện tượng mang tính phổ biến, tự nhiên, là quy luật tất yếu trong đời sống của các đảng chính trị. Để tồn tại, phát triển liên tục, không xảy ra sự khủng hoảng, gián đoạn, các đảng cầm quyền phải luôn có sự chuẩn bị, đào tạo, lựa chọn các nhà lãnh đạo, các thế hệ lãnh đạo nối tiếp nhau, từ những vị trí cao nhất đến cấp cơ sở để thay thế, để chuyển giao. Đây là việc làm mang tính chất thường xuyên, là hoạt động bình thường trong các đảng cầm quyền. Vấn đề này được C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đề ra từ khi các đảng vô sản ra đời; các ông cho rằng: Phong trào vô sản nhất thiết phải trải qua các bước phát triển khác nhau, trong mỗi bước phát triển đó đều có một số người dừng lại, họ không thể đi xa hơn nữa... Vì thế các đảng vô sản phải có kế hoạch lựa chọn, tìm kiếm những người thay thế để lãnh đạo phong trào. Tuy nhiên, với vị trí, vai trò là đảng cầm quyền, việc chuyển giao quyền lãnh đạo là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, vì nó không những liên quan đến sự tồn tại, hoạt động và phát triển của bản thân đảng ấy; mà còn tác động rất lớn đối với toàn xã hội. Mặt khác vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ đảng cầm quyền lại là vấn đề hết sức phức tạp, vì nó bị chi phối bởi những mối quan hệ về quyền lực, về lợi ích, cả về quan hệ cá nhân... Cho nên trong đời sống chính trị việc chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ đảng cầm quyền không phải bao giờ cũng diễn ra một cách bình thường, êm thấm, suôn sẻ, mà có khi xảy ra các hiện tượng mâu thuẫn, phức tạp, đấu đá, tranh giành; thậm chí còn dẫn đến tình huống chính trị, đẩy xã hội tới chỗ khủng hoảng, sụp đổ. Đảng Cộng sản, chính đảng của giai cấp công nhân sau khi giành được chính quyền từ tay giai cấp tư sản; thiết lập chính quyền mới của mình, chính quyền của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động; Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền. Với sứ mệnh lịch sử: Thực hiện công cuộc xây dựng xã hội mới, xã hội XHCN giai đoạn đầu của xã hội CSCN, đây là một nhiệm vụ rất nặng nề phức tạp, lâu dài, phải trải qua nhiều thế hệ. Một trong những vấn đề rất quan trọng có tính chất quyết định là phải giữ vững sự liên tục vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Muốn được như vậy, các Đảng Cộng sản cầm quyền phải thực hiện việc lựa chọn người
  3. lãnh đạo và chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng một cách có hiệu quả nhất. Từ thực tiễn của vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền trong chủ nghĩa xã hội hiện thực có những kết quả nhất định, nhưng cũng có nhiều những khiếm khuyết, hạn chế thậm chí rơi vào sai lầm, dẫn đến khủng hoảng sụp đổ ở một số nước, đã đặt ra sự bức xúc cần phải giải quyết. Về mặt lý luận, ở nước ta trong những năm qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Đảng cầm quyền và cũng đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng cho đến nay vẫn còn không ít nội dung cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu.Là một giảng viên ,giảng dạy các môn học Mác Lê-nin ở trường chính trị ,với nhiệm vụ giảng dạy có những nội dung liên quan đến việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,vai trò của Đảng cộng sản trong sự nghiệp xây dựng CNXH,CNCS tác giả thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về Đảng của giai cấp công nhân,đặc biệt là về Đảng cộng sản cầm quyền, một trong những vấn đề mà cả thực tiễn và lý luận đang đặt ra nhiều câu hỏi cần phải trả lời Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu:Vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng cộng sản cầm quyền để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài "Vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền". - Xử lý tình huống chính trị khi chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền, của GS.TS Hoàng Chí Bảo. - Đảng cầm quyền trong thời đại ngày nay và những vấn đề rút ra cho công cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng ta, Đề tài nghiên cứu khoa học, 1993, chủ nhiệm GS. Đậu Thế Biểu. - Những bài học kinh nghiệm từ sự sụp đổ của Liên Xô trước đây, triển vọng của CNXH và phong trào cộng sản quốc tế, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội, 1993, chủ nhiệm: TS.Nguyễn Xuân Sơn. - Những kinh nghiệm vận dụng học thuyết chính trị vào hệ thống chính trị ở Liên Xô và Đông Âu, Đề tài KX.05.01, Hà Nội, 1994.
  4. - Một số vấn đề về Đảng và công tác xây dựng Đảng hiện nay, Đề tài KX.05.06, Hà Nội, 1992, chủ nhiệm: GS.TS Nguyễn Phú Trọng. - Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị, Đề tài KX.05.06, Hà Nội, 1999, chủ nhiệm: PGS.TS Trần Xuân Sầm. - Thể chế Đảng cầm quyền - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp Bộ, chủ biên: TS. Đặng Đình Tân. - Đảng cầm quyền trong điều kiện hiện nay, Thông tin chuyên đề - TT - TT - TL, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1/1993. Trong những công trình nghiên cứu khoa học trên đây các tác giả đã nêu lên các khái niệm về Đảng cầm quyền; về phương thức lãnh đạo của Đảng; về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước; về vấn đề vận dụng học thuyết Mác - Lênin vào việc xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền. Ngoài những công trình nghiên cứu khoa học trên đây còn có nhiều bài viết của các tác giả khác cũng đề cập đến những khía cạnh của đề tài, chẳng hạn: "Dân chủ trong Đảng Cộng sản: Những bài học kinh nghiệm từ cải tổ, cải cách và đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa" của GS.TS Lưu Văn Sùng; hoặc: "Xây dựng Đảng cầm quyền: Một số kinh nghiệm từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam" của GS.TS Nguyễn Phú Trọng; "Thực hiện dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của Đảng Cộng sản cầm quyền" của PGS.TS Tô Huy Rứa; "Việc lựa chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường qua thực tế ở thành phố Hà Nội", luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng của Trần Xuân Thủy. Với những công trình nghiên cứu khoa học trên đây, mặt dù không trực tiếp nghiên cứu nội dung chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng cộng sản cầm quyền, song đó là những công trình khoa học rất cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu * Mục đích của luận văn: Phân tích cơ sở lý luận và từ thực tiễn của việc chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ các Đảng Cộng sản cầm quyền, đưa ra một số giải pháp cơ bản cần thực hiện trong việc chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền. * Nhiệm vụ của luận văn:
  5. - Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền. - Nghiên cứu một số điển hình của việc chuyển giao quyền lãnh đạo trong một số Đảng Cộng sản cầm quyền. - Xây dựng một số giải pháp để thực hiện việc chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền có kết quả tốt nhất. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích việc chuyển giao quyền lãnh đạo ở cấp cao nhất của các Đảng Cộng sản: Đảng Cộng sản Liên Xô; Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình cầm quyền của các Đảng này. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận: - Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt là các quan điểm về công tác xây dựng Đảng. - Thành tựu lý luận của các Đảng Cộng sản. - Cương lĩnh và Điều lệ của một số Đảng Cộng sản. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành Chính trị học đó là: - Phương pháp phân tích- tổng hợp. - Phương pháp lịch sử và lôgíc. - Phương pháp so sánh. 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài - Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tập trung và trực tiếp từ góc độ của chính trị học về vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền. - Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền. - Đưa ra được các giải pháp cơ bản cần phải thực hiện trong quá trình chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền.
  6. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn * Về lý luận: Nghiên cứu một khía cạnh trong vấn đề căn cốt của chính trị, vấn đề quyền lực chính trị, đề tài :Chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền góp phần vào việc xây dựng một chủ thể chính trị rất quan trọng trong đời sống chính trị đó là đảng cầm quyền. * Về thực tiễn: Luận văn mặc dù bàn đến vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo ở cấp cao nhất trong Đảng Cộng sản. Song có thể vận dụng vào cấp cơ sở ở nhiều nội dung, nhất là phần các giải pháp cần thực hiện trong việc chuyển giao quyền lãnh đạo. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu và giảng dạy môn chính trị học trong hệ thống các trường chính trị. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương, 10 tiết.
  7. Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ đảng cộng sản cầm quyền 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Đảng cầm quyền Lịch sử xã hội loài người từ khi có giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp. Đó là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp đối kháng nhau, là cuộc đấu tranh giữa những kẻ áp bức bóc lột và những người bị áp bức bóc lột. Trong các cuộc đấu tranh giai cấp ấy bao giờ cũng xuất hiện các lực lượng, các tổ chức đứng ra lãnh đạo phong trào, thể hiện bằng các hình thức tổ chức khác nhau và hình thức tổ chức cao nhất là sự ra đời của các chính đảng của các giai cấp, hay còn gọi là các đảng chính trị Đảng chính trị là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp và là yêu cầu tất yếu của đấu tranh giai cấp. Đó là tổ chức tự nguyện của ngững người có cùng mục tiêu, lý tưởng, theo đuổi cùng một mục đích chính trị nhất định, hướng đến thiết lập sự thống trị của giai cấp mình. Đảng chính trị không phải là toàn bộ giai cấp mà là một bộ phận của giai cấp, gắn bó hữu cơ với giai cấp, và đây là bộ phận bao gồm những phần tử ưu tú nhất, tiên tiến nhất trong giai cấp, là bộ phận nòng cốt, tiên phong của giai cấp. Tính chất tiền phong và vai trò nòng cốt của đảng chính trị thể hiện ở chỗ, nói như C.Mác và Ph.ăngghen, nó không những là người đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào giai cấp mà còn là người luôn đi đầu, dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển của phong trào theo mục đích chính trị của giai cấp. Bàn về vai trò của chính đảng trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.ăngghen viết: “Trong cuộc đấu tranh của mình chống quyền lực liên hợp của các giai cấp hữu sản, giai cấp công nhân, chỉ khi được tổ chức thành một chính đảng độc lập đối lập với tất cả các chính đảng cũ do các giai cấp hữu sản lập nên, thì mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp”1. Khi giành được thắng lợi, lật đổ được chính quyền cũ, thiết lập được chính quyền mới, thì đảng chính trị lãnh đạo chính quyền ấy thực hiện sự nghiệp xây dựng 1 C.Mác và Ph. ăngghen Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 18, tr. 203
  8. xã hội mới mang hình ảnh giai cấp của nó. Như vậy, đảng chính trị đó trở thành đảng lãnh đạo chính quyền nhà nước, đảng nắm chính quyền nhà nước, chi phối chính quyền nhà nước, và do đó, trở thành đảng cầm quyền. Vậy, đảng cầm quyền là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp; và chỉ khi nào đảng chính trị giành được chính quyền, nắm chính quyền nhà nước thì khi đó mới trở thành đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền. ở đây có một số thuật ngữ có liên quan cần phải thống nhất nhận thức: “đảng chấp chính”, “đảng nắm chính quyền”, “đảng lãnh đạo chính quyền”. Các khái niệm “đảng cầm quyền”, “đảng chấp chính”, “đảng nắm chính quyền”, “đảng lãnh đạo chính quyền” tuy diễn đạt khác nhau nhưng đều thống nhất là một, nhằm biểu đạt vị trí, vai trò của một đảng chính trị đã nắm được chính quyền. Các khái niệm trên đã được dùng từ lâu trong lịch sử ở các nước phương Tây để phân biệt giữa đảng chính trị đã nắm được chính quyền nhà nước với các đảng chính trị khác không nắm chính quyền, hoặc ở vị trí đối lập. Giai cấp thống trị tổ chức ra bộ máy nhà nước và sử dụng bộ máy nhà nước đó để thực thi quyền lực chính trị của giai cấp mình. Khi đó, quyền lực chính trị của giai cấp thống trị trở thành quyền lực nhà nước; như thế, nhà nước nào cũng là công cụ của giai cấp thống trị, được giai cấp ấy sử dụng để áp đặt ý chí của mình đối với các giai cấp khác và toàn xã hội; đồng thời để chống lại, đè bẹp, đập tan mọi sự chống đối của các giai cấp và lực lượng chính trị khác. Đảng cầm quyền có nghĩa là đảng nắm chính quyền nhà nước, lãnh đạo nhà nước và xã hội. Lãnh đạo, theo nghĩa chung nhất là “Dẫn dắt tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể”2. Cầm quyền, lãnh đạo chính quyền, tức là Đảng đề ra đường lối, chủ trương, các chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển của nhà nước và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Như vậy, khái niệm đảng cầm quyền, theo một nghĩa chung nhất, có thể quan niệm là đảng nắm chính quyền nhà nước, cơ quan quyền lực của toàn xã hội, thông qua đó thực hiện việc “cai trị”, quản lý, tổ chức xây dựng xã hội vì lợi ích của giai cấp mà đảng đại diện. 2 Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, H. 1998, tr. 979
  9. Trong các quốc gia có thể chế chính trị đa đảng, một đảng nào đó chiếm được đa số (sau thắng lợi trong cuộc bầu cử), nhưng chưa đạt đến mức độ tuyệt đối thì phải liên minh với một số đảng khác tạo thành một liên minh cầm quyền; khi đó giữa các đảng có sự dàn xếp với nhau, điều hòa về các vị trí chủ chốt trong nội các, điều hòa về chính sách, về quyền lực. Đảng nào chiếm số lượng cử tri đông nhất thì đảng đó có nhiều đại biểu trong quốc hội, có nhiều ghế trong chính phủ, chiếm nhiều vị trí chủ chốt trong chính quyền. Theo đó, đảng cầm quyền có nghĩa là đảng chính trị có số đảng viên chiếm đa số trong quốc hội, chi phối toàn bộ phương hướng hoạt động, chính sách của chính quyền và chiếm giữ các cương vị chủ chốt của bộ máy quyền lực nhà nước. Trong các nước thực hiện chế độ một đảng, thì tính chất quyết định và sự nắm quyền của đảng chính trị thể hiện rõ hơn, tuyệt đối hơn trên toàn bộ các yếu tố cấu thành nội dung của đảng cầm quyền. Đảng Cộng sản cầm quyền. Đảng Cộng sản, chính đảng của giai cấp công nhân ra đời là do đòi hỏi tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản. Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải tổ chức ra chính đảng của giai cấp mình, đó là quy luật. Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân. Sự ra đời của Đảng Cộng sản là nhân tố đảm bảo cho phong trào công nhân phát triển từ tự phát trở thành tự giác, là nhân tố quyết định việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. V.I.Lênin viết: Chỉ có chính đảng của giai cấp công nhân, tức là đảng cộng sản, mới có thể tập hợp, giáo dục, tổ chức đội tiền phong của giai cấp vô sản và của tất cả quần chúng lao động…, và lãnh đạo tất cả những hành động liên hợp của toàn bộ giai cấp vô sản, tức là lãnh đạo giai cấp đó về mặt chính trị, và thông qua giai cấp đó, mà lãnh đạo tất cả quần chúng lao động3. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi trả lời cho câu hỏi đặt ra: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì?”, đã chỉ rõ: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. 3 V.I.Lênin Toàn tập, Nxb TB. M. 1978, tập 43, tr. 112-113
  10. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”4. Khi Đảng Cộng sản đã giành được chính quyền, nắm được chính quyền nhà nước là sự tiếp tục thực hiện sự lãnh đạo của mình trong điều kiện mới, điều kiện xây dựng chế độ mới, chế độ XHCN, nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản cầm quyền là Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với nhà nước và xã hội sau khi đã giành được được chính quyền nhà nước, thiết lập chính quyền nhà nước mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng Cộng sản cầm quyền hoặc Đảng Cộng sản lãnh đạo chính quyền là hai khái niệm đồng nhất về bản chất. Khái niệm Đảng Cộng sản cầm quyền biểu đạt rõ tính chất toàn diện, tuyệt đối và trực tiếp sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội. Cầm quyền không chỉ nắm và lãnh đạo chính quyền, mà còn là nắm và sử dụng tất cả các loại sức mạnh khác, các nhân tố khác, hướng chúng phục vụ đắc lực nhất cho mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân lao động. 1.1.2. Người lãnh đạo Khái niệm “người lãnh đạo” hay “người lãnh đạo chính trị” đồng nghĩa với các khái niệm “thủ lĩnh chính trị”, “lãnh tụ chính trị”, “cán bộ lãnh đạo chính trị”. Đó là những khái niệm để chỉ người đứng đầu, người dẫn dắt, lãnh đạo một tập thể, một tổ chức chính trị, một lực lượng chính trị, một phong trào chính trị nhất định. Khái niệm người lãnh đạo mang tính tương đối nó không những để chỉ riêng một người đứng đầu mà có trường hợp người lãnh đạo là bao gồm cả một tập thể, một ban lãnh đạo (Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương) hoặc một chính đảng chính trị, như Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh viết: “Đảng ta là một đội ngũ tiên tiến nhất và tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân, là người lãnh đạo của giai cấp công nhân và nhân dân lao động”5. Trường hợp này không nằm trong khái niệm người lãnh đạo mà luận văn đề cập. Khái niệm “người lãnh đạo” được bàn ở đây nhằm chỉ một cá nhân đứng đầu một tổ chức, đứng đầu đảng, đứng đầu nhà nước. Trong thực tiễn, những người lãnh đạo như vậy có thể tùy theo tính chất của tổ chức và các giai đoạn lịch sử khác nhau mà có các tên gọi cụ 4 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 2, tr. 267
  11. thể khác nhau như nhà vua, tổng thống, chủ tịch nước, chủ tịch đảng, tổng bí thư… Các tên gọi khác nhau đó đều phản ánh tính chất đứng đầu, tính chất thủ lĩnh, người lãnh đạo cao nhất của đảng chính trị, của chính quyền nhà nước, của đất nước. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử; đồng thời lãnh tụ chính trị, người lãnh đạo, thủ lĩnh chính trị xuất hiện, trưởng thành từ phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân, đến lượt nó lại góp phần rất quan trọng thúc đẩy phong trào quần chúng phát triển. Những lãnh tụ chính trị là những người nhận thức được quy luật khách quan của xã hội, lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, thúc đẩy tiến trình phát triển của lịch sử. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, người lãnh đạo chính trị có những nét đặc trưng riêng. Như vậy, người lãnh đạo là nhân vật xuất sắc trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xuất hiện trong những điều kiện lịch sử nhất định; giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng chiến đấu và lợi ích của giai cấp; có khả năng nắm bắt và vận dụng quy luật khách quan; có năng lực tập hợp và tổ chức quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ chính trị do lịch sử đặt ra. Những lãnh tụ chính trị, những người lãnh đạo xuất sắc không phải ngẫu nhiên mà có. Sự xuất hiện của họ là kết quả của quá trình đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân, của cả quá trình lịch sử tạo ra những điều kiện nhất định cho việc xuất hiện họ để giải quyết những nhiệm vụ nhất định do lịch sử đặt ra. Ph.ăngghen viết: Việc một vĩ nhân này hay chính vĩ nhân ấy xuất hiện trong một thời điểm nhất định ở một nước nhất định dĩ nhiên là ngẫu nhiên hoàn toàn. Nhưng nếu con người đó bị gạt bỏ thì xuất hiện nhu cầu phải có người thay thế ông ta và tìm được ngươì thay thế đó - một người thay thế đạt ít nhiều, nhưng cùng với thời gian, thì tìm được6. Rõ ràng, tác dụng và vai trò của người lãnh đạo đối với lịch sử, đối với phong trào quần chúng nhân dân là tất yếu và rất lớn. Người lãnh đạo chính trị có vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh của các giai cấp, của các lực lượng chính trị trong lịch sử. Mỗi thời đại lịch sử có những lãnh tụ đặc trưng, những người lãnh đạo đặc trưng với 5 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 9, tr. 285
  12. những phẩm chất riêng để có thể giải quyết được những nhiệm vụ mà thời đại lịch sử đó đặt ra. V.I.Lênin viết: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”7. Vai trò tích cực hay tiêu cực của người lãnh đạo chính trị phụ thuộc quyết định vào tính chất tiến bộ hay lạc hậu của giai cấp, của lực lượng chính trị mà người lãnh đạo đó đại diện, đứng đầu. Người lãnh đạo có vai trò thực sự tích cực, cách mạng khi mà nó là người đứng đầu giai cấp tiến bộ, giai cấp cách mạng, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử. Sức mạnh của người lãnh đạo là sức mạnh của quần chúng. Phong trào cách mạng của giai cấp cách mạng sản sinh ra người lãnh đạo cách mạng, tiến bộ, tích cực. Các giai cấp phản động thì sản sinh ra những thủ lĩnh chính trị, người lãnh đạo chính trị phản động, có vai trò tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của lịch sử. Trong lịch sử có những trường hợp, ở giai cấp tiến bộ vẫn có những n gười lãnh đạo thiếu tài, kém đức, không đáp ứng được yêu cầu, làm đổ vỡ phong trào cách mạng, thậm chí phản bội lại mục tiêu, lý tưởng của giai cấp. Như vậy, vai trò tích cực hay tiêu cực của người lãnh đạo do sự quy định của vị thế giai cấp xuất thân và còn do sự tự rèn luyện, tự tu dưỡng, phấn đấu của bản thân người lãnh đạo. Dù có xuất thân là giai cấp tiến bộ, nhưng nếu không chịu tu dưỡng, rèn luyện thì người lãnh đạo không thể đáp ứng được yêu cầu của phong trào, và người lãnh đạo đó không sớm thì muộn, nhất định sẽ bị phong trào đào thải, chứ không phải được thay thế do chuyển giao theo nghĩa tích cực phân tích ở trên. Vì thế, để luôn xứng đáng là người lãnh đạo của giai cấp tiến bộ, người lãnh đạo càng phải ra sức học tập, rèn luyện, tu d ưỡng và phấn đấu không ngừng cả về đức và tài thì mới có thể đáp ứng được vai trò, vị trí của người đứng đầu, người lãnh đạo chính trị của giai cấp. Cũng cần thấy rằng, lãnh tụ của giai cấp bóc lột không phải bao giờ cũng là tiêu cực, phản tiến bộ, mà trong điều kiện giai cấp bóc lột đó đang là giai cấp đại diện cho sự tiến bộ của lịch sử, thì những lãnh tụ của họ thường có vai trò tích cực. Người lãnh đạo bao giờ cũng phải có những phẩm chất, năng lực nhất định, tiêu biểu, có thể đáp ứng yêu cầu dẫn dắt phong trào cách mạng phát triển đi đến thắng 6 C,Mác-Ph.ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG, H. 1999, tập 39, tr 272 7 V.I.Lênin Toàn tập, Nxb TB. M. 1974 tập 4, tr. 473
  13. lợi. Phẩm chất, năng lực đó vừa là sản phẩm vừa là yêu cầu của thực tiễn đấu tranh cách mạng. Có thể khái quát một cách chung nhất phẩm chất của người lãnh đạo trên những nét chính sau: Một là, có trình độ trí tuệ, nhận thức và tư duy khoa học cao. Hai là, có phẩm chất của người đứng đầu phong trào chính trị, trung thành với mục tiêu, lý tưởng giai cấp. Ba là, có năng lực tập hợp quần chúng và tổ chức hoạt động thực tiễn, thúc đẩy phong trào tiến lên. Bốn là, có đạo đức, tác phong mẫu mực, tiêu biểu cho hình ảnh của giai cấp. Năm là, có sức khoẻ với khả năng làm việc cao. Những phẩm chất trên của người lãnh đạo là do đòi hỏi khách quan của phong trào quần chúng trong đấu tranh cách mạng và không ngừng được thử thách, tôi luyện, hoàn thiện trong quá trình đấu tranh ấy. Người lãnh đạo nào không đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu về năng lực và phẩm chất của người đứng đầu, hoặc là không phát triển được năng lực trong thực tiễn khi thực tiễn đã và đang có sự biến đổi to lớn thì quần chúng nhân dân phải lựa chọn người khác xứng đáng hơn, phong trào cách mạng lại có thể sản sinh ra người lãnh đạo mới khác phù hợp thay thế họ. ở những người lãnh đạo cao nhất, có trọng trách lớn nhất đối với sự phát triển của phong trào thì càng đòi hỏi cao sự hoàn thiện và thăng hoa những phẩm chất lãnh đạo. Sự đầy đủ, hoàn thiện và thăng hoa về phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của phong trào cách mạng. Người lãnh đạo Cộng sản được sinh ra từ phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, là người đứng đầu Đảng Cộng sản; trong điều kiện cầm quyền thì đó còn là người đứng đầu nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng phải lựa chọn những người rất trung thành và rất hăng hái, đoàn kết họ thành một nhóm trung kiên lãnh đạo”8. Người lãnh đạo Cộng sản còn được gọi là lãnh tụ, người cán bộ lãnh đạo chính trị. Đó là những người có đức, có tài đáp ứng được yêu cầu của phong trào vô sản, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, với mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân; hết lòng phục vụ giai cấp, phục 8 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H. 1995, tập 5, tr. 249
  14. vụ nhân dân; luôn đi đầu và có khả năng dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong đấu tranh cách mạng nhằm thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH. Sự trung thành với lợi ích giai cấp công nhân, sự sáng suốt và khả năng nắm bắt được tình hình cũng như tương lai phát triển của phong trào; tài năng tập hợp lực lượng và tổ chức thực tiễn, đạo đức cách mạng sáng trong… là những phẩm chất cần có ở người lãnh đạo Cộng sản. Đó là những người có uy tín nhất trong phong trào đấu tranh của cấp công dân. V.I.Lênin viết: “Thông thường thì các chính đảng đều nằm dưới quyền của những nhóm ít nhiều có tính chất ổn định, gồm những người có uy tín nhất, có ảnh hưởng nhất, có kinh nghiệm nhất, được bầu ra giữ những trách nhiệm trọng yếu nhất và người ta gọi là các lãnh tụ”9. Những lãnh tụ Cộng sản vĩ đại luôn luôn là tấm gương tiêu biểu về tinh thần cống hiến, sự rèn luyện, tu dưỡng cả về năng lực, phẩm chất, luôn là tấm gương sáng, về đạo đức cách mạng. Những lãnh tụ như C.Mác, Ph. ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh là những người lãnh đạo tiêu biểu của giai cấp công nhân, sinh ra và trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; đồng thời có vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của phong trào, thúc đẩy sự phát triển của tiến trình cách mạng thế giới, làm nên những thắng lợi vĩ đại của giai cấp công nhân trong hơn một thế kỷ qua . 1.1.3. Chuyển giao quyền lãnh đạo Chuyển giao quyền lãnh đạo. Theo từ điển tiếng Việt, chuyển giao có nghĩa là “Giao lại cho người khác nhận”10; Quyền có nghĩa là, “Thế, sức mạnh, lợi lộc được hưởng do pháp luật công nhận hoặc do địa vị đem lại”11. Theo đó, khái niệm chuyển giao quyền lãnh đạo, nói một cách chung nhất, là sự chuyển giao quyền lãnh đạo, quyền lực chính trị từ người lãnh đạo này sang người lãnh đạo khác, từ thế hệ lãnh đạo này sang thế hệ lãnh đạo khác nhằm đáp ứng sự phát triển và duy trì liên tục của đảng chính trị, đảng cầm quyền. Đó là quá trình tự nhiên, tất yếu của bất cứ đảng chính trị nào. Đó là sự chuyển giao trong nội bộ một đảng chính trị, chứ không phải là sự chuyển giao quyền lãnh đạo từ đảng chính trị này sang đảng chính trị khác. Sự 9 V.I.Lênin Toàn tập, Nxb TB. M. 1978, tập 41, tr. 130 10 Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, H. 1998, tr. 407 11 Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, H. 1998, tr. 1383
  15. chuyển giao đó diễn ra trong nội bộ đảng chính trị từ người lãnh đạo cao nhất, cơ quan lãnh đạo cao nhất có thể đến từng tổ chức đảng ở cơ sở, gắn với những thời điểm quan trọng trong đời sống chính trị, trong đấu tranh cách mạng. Khi đảng chính trị đó là đảng cầm quyền thì sự chuyển giao quyền lãnh đạo mang tính chất và ý nghĩa của chuyển giao quyền lực chính trị, chuyển giao việc nắm chính quyền nhà nước, chuyển giao quyền lực nhà nước. Trong lịch sử nhân loại đã diễn ra sự chuyển giao quyền lực từ chế độ mẫu quyền sang chế độ phụ quyền; từ giai cấp bóc lột này sang giai cấp bóc lột khác được thực hiện bằng đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp; từ đảng phái chính trị này sang đảng phái chính trị khác trong nội bộ của giai cấp thống trị như trong thể chế chính trị tư sản. Các thể chế chính trị khác nhau có những hình thức chuyển giao quyền lực khác nhau. Trong xã hội tư bản, nội bộ giai cấp tư sản thường nảy sinh những mâu thuẫn và xung đột giữa các nhóm, phe phái, đảng phái xoay quanh các vấn đề quyền lực và lợi ích. Các đảng phái tư sản có thể liên minh với nhau để thống trị và bóc lột quần chúng nhân dân, nh ưng chúng luôn tìm mọi cách để giành lấy ưu thế có lợi cho đảng phái mình, loại bỏ đảng phái khác. Vì thế, cuộc tranh giành quyền lực ở các nước tư bản thường xuyên diễn ra trên sân khấu chính trị của giới cầm quyền với những thủ đoạn đấu đá tinh vi, xảo quyệt, thâm độc, nham hiểm thanh toán, lật đổ lẫn nhau một cách tàn bạo. Đề tài luận văn không tập trung nghiên cứu những sự “chuyển giao” quyền lực nêu trên. Khái niệm chuyển giao quyền lãnh đạo ở đây cần được hiểu là sự chuyển giao quyền lãnh đạo, quyền lực chính trị từ người lãnh đạo này sang người lãnh đạo khác, từ thế hệ lãnh đạo này sang thế hệ lãnh đạo khác trong nội bộ đảng chính trị, đảng cầm quyền một cách có ý thức theo những thể thức được thừa nhận, nhằm đáp ứng sự phát triển và duy trì liên tục quyền lực của đảng chính trị, đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền chuyển giao quyền lãnh đạo trong đảng, diễn ra trong nội bộ đảng, nhưng ảnh hưởng quan trọng đến đời sống chính trị đất nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xã hội, đến việc phát huy vai trò lãnh đạo của đảng đối với nhà nước và xã hội. Đây là một hiện tượng lịch sử phức tạp gắn liền với lợi ích và hoạt động của con người, của các thế hệ; phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể có vai trò chi phối trực tiếp về quyền lực.
  16. Chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền. Cũng như bất cứ một đảng chính trị nào khác, việc chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cả giai đoạn khi chưa cầm quyền và giai đoạn cầm quyền đều là tất yếu khách quan. Quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong điều kiện Đảng cầm quyền do vai trò, vị trí, vị thế, sức mạnh của Đảng quy định, được hiến pháp và pháp luật nhà nước thừa nhận. Theo quan niệm trên về chuyển giao quyền lãnh đạo, có thể hiểu chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền là sự chuyển giao quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, chuyển giao quyền lực chính trị từ lãnh tụ này sang lãnh tụ khác, người đứng đầu này sang người đứng đầu khác và từ thế hệ này sang thế hệ khác trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền nhằm duy trì và đảm bảo quyền lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng XHCN. Sự chuyển giao này là sự chuyển giao trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền, chứ không phải là sự chuyển giao quyền lãnh đạo cho các lực lượng chính trị khác. Đó là sự chuyển giao trong xu hướng vận động phát triển của bản thân Đảng Cộng sản trong điều kiện có chính quyền nhà nước. Chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền mang tính tích cực, tiến bộ, là một tất yếu khách quan, đòi hỏi phải được thực hiện tốt, như V.I.Lênin xác định: “Nhiệm vụ tổ chức của chúng ta chính là ở chỗ tìm ra những nhà lãnh đạo và những nhà tổ chức trong quần chúng nhân dân. Công tác to lớn, vĩ đại ấy, ngày nay trở nên cấp thiết”12. Chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền là chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản ở giai đoạn Đảng đã cầm quyền, có chính quyền nhà nước. Xét về bản chất, việc chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền là chuyển giao quyền lực, quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ giữa những người đại diện xứng đáng cho sự ủy thác quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Bản chất của việc chuyển giao quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền do bản chất của Đảng Cộng sản quy định. Điều đó hoàn toàn xa lạ với việc dùng quyền lực để mưu cầu lợi ích, danh vọng riêng của cá nhân. Như vậy, về mặt khách quan, sự chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền diễn ra trong sự đoàn kết, nhất trí, thống nhất cao, với 12 V.I.Lênin Toàn tập, Nxb TB. M. 1978, tập 35, tr. 333
  17. động cơ trong sáng, lành mạnh. Sự chuyển giao ấy không thể và không cho phép diễn ra trong sự mâu thuẫn, xung đột, tranh giành lẫn nhau; không thể và không cho phép diễn ra trong sự lộng hành của chủ nghĩa cá nhân. Như vậy, mục đích của sự chuyển giao là vì sự phát triển của Đảng, vì việc đảm bảo sự nắm quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội. Chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền không vì mục đích nào khác, không vì lợi ích cục bộ của cá nhân nào đó. Mục đích đó vừa phản ánh bản chất và đặc điểm căn bản của vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền, vừa là yêu cầu cơ bản chi phối quá trình chuyển giao quyền lãnh đạo. Không nhận thức đúng vấn đề đó, để cho chủ nghĩa cá nhân lộng hành là không đúng với bản chất và mục đích của sự chuyển giao quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản, Đảng của giai cấp tiên tiến nhất trong lịch sử nhân loại. 1.2. Tính tất yếu của vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền 1.2.1. Từ quy luật tự nhiên, sinh học Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của con người. Người lãnh đạo là người tiêu biểu, đi tiên phong và dẫn dắt phong trào cách mạng phát triển. Thế nhưng, cá nhân người lãnh đạo, người cầm quyền cụ thể, cũng như những con người khác, là một thực thể sinh vật - xã hội. Và thực thể đó là một thực thể hữu hạn. Tính hữu hạn của con người được quy định bởi sức khỏe và giới hạn tuổi tác của con người. Tính hữu hạn đó nói lên rằng, con người dù có muốn cống hiến cho sự nghiệp của giai cấp, dân tộc như thế nào chăng nữa cũng chỉ là sự cống hiến trong những năm tháng nhất định, với điều kiện sức khỏe nhất định. Không ai có thể vượt qua được những giới hạn của sức khỏe và tuổi tác. Đó là quy luật. Quy luật sinh học tự nhiên nhưng nghiệt ngã này, dù có là vĩ nhân, lãnh tụ xuất chúng như thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể cưỡng lại được. Cho nên sẽ đến lúc người lãnh đạo trao các nhiệm vụ trao quyền lãnh đạo cho các thế hệ nối tiếp sau mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: "Đảng càng phát triển thì cần đến cán bộ mới càng nhiều, vả chăng số cán bộ cũ có ít không đủ cho Đảng dùng. Đồng thời theo quy luật tự nhiên già thì phải yếu, yếu thì phải chết. Nếu không có cán bộ mới thay thế vào thì ai gánh vác công việc của
  18. Đảng"13, đề cập đến vấn đề này đồng chí Lê Duẩn cho rằng: "Những đồng chí hiện nay đang làm việc mà tuổi đã cao cũng phải thấy trước rằng thời gian làm việc không thể nhiều nữa, sớm muộn thế nào cũng phải có người thay thế. Nếu ngay bây giờ không mạnh dạn đưa người trẻ lên thì năm ba năm nữa lấy ai thay thế cáng đáng công việc? Lòng chung thuỷ của chúng ta đối với cách mạng không thể chỉ ở bản thân mình làm tròn nhiệm vụ, mà còn luôn luôn tạo cho cách mạng một lớp người kế tục đủ đưa sự nghiệp tới cuối cùng"14. Giới hạn của tuổi tác và sức khỏe sẽ làm cho người lãnh đạo dù có nhiệt tình và hăng hái đến đâu đi nữa cũng không thể tiếp tục làm việc mãi mãi được. Các chuyên gia nhân tài học cho rằng đỉnh cao của tài năng lãnh đạo và quản lý là ở khoảng tuổi 50. Như vậy, khi vượt qua đỉnh cao này người lãnh đạo sẽ bắt đầu suy giảm năng lực của chính mình đến những năm tháng sau đó hiệu quả hoạt động quản lý lãnh đạo sẽ không còn như trước đó là chưa nói đến những căn bệnh nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân như :tham quyền cố vị,cục bộ địa phương… Vậy, đối với bản thân người lãnh đạo dù ở cương vị nào cũng phải nhận thức quy luật này để từ đó có hành động đúng và tự giác thực hiện việc lựa chọn người lãnh đạo tiếp sau mình và chuyển giao quyền lãnh đạo khi đã hoàn thành nhiệm vụ trong một giai đoạn mà mình được giao phó. Vì thế, chuyển giao quyền lãnh đạo cho lớp trẻ, cho người lãnh đạo kế tiếp xứng đáng và đúng lúc là yêu cầu khách quan do sự chi phối bởi quy luật sinh học của con người. Điều đó đòi hỏi đến một thời điểm nào đó, ở một độ tuổi nào đó thì người lãnh đạo, cầm quyền cần phải chuyển giao quyền lãnh đạo cho người khác trẻ hơn, còn độ tuổi phục vụ tốt hơn. Sự chậm trễ, để vượt ngưỡng những giới hạn của sinh học, những giới hạn về tuổi tác, về sức khoẻ trong vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo dẫn đến nguy hại cho cách mạng, vừa làm suy giảm uy tín của người lãnh đạo, vừa làm thui chột nhân tài, gây nên sự trì trệ đối với sự phát triển của phong trào, của xã hội. Quy luật tự nhiên - sinh học chỉ ra rằng, trách nhiệm chính trị của người lãnh đạo trong vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ sau là rất lớn. Trách nhiệm đó không chỉ thể hiện ở chỗ họ tận tâm, tận lực phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân mà còn thể hiện ở việc người lãnh đạo đó phải lựa chọn và chuyển giao quyền 13 Hồ Chí Minh, tr.185. 14 Lê Duẩn, Mấy vấn đề về Đảng cầm quyền, Nxb Sự thật, 1981, tr.79.
  19. lãnh đạo cho người xứng đáng khác một cách đúng lúc. Thước đo tài năng và phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo, của lãnh tụ chính trị còn thể hiện ở việc họ có lựa chọn chính xác và chuyển giao quyền lãnh đạo cho người khác xứng đáng và đúng lúc không. 1.2.2. Từ quy luật phát triển xã hội Lịch sử xã hội loài người là một dòng chảy, phát triển liên tục từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Chính sự phát triển của xã hội đã kéo theo những sự đòi hỏi về việc nâng cao trình độ và khả năng của các nhà lãnh đạo, quản lý đất nước. ở mỗi giai đoạn lịch sử đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết, một lớp người, một thế hệ sẽ xuất hiện để đáp ứng những yêu cầu và nhiệm vụ lúc bấy giờ. Một khi nhiệm vụ ấy đã giải quyết xong, lịch sử lại đặt ra những nhiệm vụ mới với những đòi hỏi cao hơn. Sau thắng lợi của cách mạng vô sản, giai cấp công nhân đi vào công cuộc xây dựng xã hội mới với những nhiệm vụ nặng nề và phức tạp, đó là nhiệm vụ quản lý, phát triển đất nước. Theo V.I.Lênin: "Bất kỳ công tác quản lý nào cũng đòi hỏi phải có những đặc tính riêng biệt... muốn quản lý thì phải là những người thông thạo chuyên môn, phải biết một cách đầy đủ và chính xác tất cả những điều kiện của sản xuất, phải hiểu được kỹ thuật của nền sản xuất đó ở trình độ hiện đại của nó, phải có một trình độ khoa học nhất định..."15. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói chuyện với các đồng chí cán bộ lâu năm ở Nghệ An, Người chỉ rõ: Công việc ngày càng nhiều. Trước đây Đảng ta tổ chức đánh Tây, đánh Nhật rất gian nan cực khổ. Nhưng so với trước, công việc khó khăn hơn nhiều, phức tạp hơn nhiều. Bây giờ Đảng ta phải làm nhiều chuyện: xây dựng nhà máy, xây dựng hợp tác xã, làm sao cho n gười nông dân, người công nhân ăn no, mặc ấm; làm sao cho nước càng ngày càng mạnh, dân càng ngày càng giàu...16. Cũng chính Người cho rằng: "Công việc ngày càng mới, càng về sau này, càng nhiều cái mới, càng ít cái cũ... Có người nay còn lãnh đạo đó nhưng sau này tiến lên 15 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 40, Nxb TB, M, 1977, tr.248. 16 Hồ Chí Minh, Về xây dựng Đảng, Nxb Sự thật, 1980, tr.166.
  20. máy móc nếu không biết kỹ thuật thì làm sao lãnh đạo được, nếu không biết phải mời anh ra, cho người khác giỏi hơn vào làm..."17. ở đây ta thấy rằng người lãnh đạo dù tài năng đến đâu thì họ vẫn là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử nhất định. Người lãnh đạo, lãnh tụ chính trị dù có tài ba lỗi lạc đến mức nào thì bao giờ họ cũng là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử nhất định, của một thời đại lịch sử nhất định. Năng lực lãnh đạo của người lãnh đạo, người cầm quyền không phải là vô hạn, không phải là toàn năng, không thể đáp ứng được tất cả mọi sự biến đổi của hoàn cảnh, mọi sự phát triển của nhiệm vụ cách mạng. Thực tiễn biến đổi và phát triển không ngừng, yêu cầu mới buộc phải có năng lực mới đáp ứng. Đó là tất yếu khách quan. Hơn nữa, bản thân người lãnh đạo không phải là không có nhược điểm và khuyết điểm, mà sự phát triển của tình hình ngày càng làm cho những nhược điểm, hạn chế bộc lộ rõ hơn, và đến một lúc nào đó thì những nhược điểm, hạn chế của người lãnh đạo sẽ cản trở sự phát triển của phong trào, của cách mạng. V.I.Lênin đã từng chỉ rõ: “Các lãnh tụ của công nhân không phải là thiên thần, không phải là thánh, không phải là anh hùng, mà cũng là người như tất cả mọi người khác. Họ cũng có khuyết điểm”18. Luận điểm của V.I.Lênin cho thấy tính chất hữu hạn về năng lực của người lãnh đạo; đồng thời chỉ rõ bản thân những người lãnh đạo cũng có những khuyết điểm, “Không có một nhà hoạt động chính trị nào mà trong bước đường hoạt động của mình mà không trải qua những thất bại này hay những thất bại khác”19. Trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân thế giới, đã có không ít trường hợp những lãnh tụ chính trị của thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, hoặc thời kỳ chiến tranh đã không còn phù hợp với thời kỳ xây dựng mới. Người lãnh đạo hôm qua, trong giai đoạn lịch sử trước có thể là những anh hùng, lập được những thành tích vẻ vang, góp phần quan trọng vào những thắng lợi và thành tựu của cách mạng, nhưng hôm nay, trong giai đoạn lịch sử mới, có thể họ không còn thích ứng với những đòi hỏi của tình hình mới. Việc vẫn duy trì quyền lãnh đạo của họ trong điều kiện mới đã gặp không ít trường hợp những người lãnh đạo đó lại là nhân tố kìm 17 Hồ Chí Minh, Về xây dựng Đảng, Nxb Sự thật, 1980, tr.167. 18 V.I.Lênin Toàn tập, Nxb TB. M. 1980, tập 21, tr. 524 19 V.I.Lênin Toàn tập, Nxb TB. M. 1979, tập 5, tr. 107
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2