LUẬT DOANH NGHIỆP - BÀI 6: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH THƢƠNG MẠI
lượt xem 16
download
Hợp đồng kinh doanh: là hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hoặc với các bên có liên quan để triển khai thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. - Hợp đồng thương mại: là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với các bên liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬT DOANH NGHIỆP - BÀI 6: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH THƢƠNG MẠI
- BÀI 6: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH THƢƠNG MẠI I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TRONG THƢƠNG MẠI: 1. Khái niệm, đặc điểm: - Hợp đồng: - Hợp đồng kinh doanh: là hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hoặc với các bên có liên quan để triển khai thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. - Hợp đồng thương mại: là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với các bên liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại. - Đặc điểm: + Nội dung: ký kết về lĩnh vực kinh doanh thương mại. + Mục đích: nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận cho các chủ thể ký kết (ít nhất là 1 bên chủ thể), khác với hợp đồng kinh doanh thương mại, mục đích của hợp đồng dân sự chủ yếu đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của các chủ thể ký kết. + Chủ thể của hợp đồng: là các chủ thể kinh doanh, thương nhân và các bên có liên quan. + Hình thức: hợp đồng kinh doanh thương mại chủ yếu được ký kết bằng hình thức văn bản hoặc các hình thức tương đương như: điện báo, telex… ngoài ra hoạt động kinh doanh thương mại còn có thể được ký kết thông qua hình thức bằng lời nói, hình vẽ. 2. Phân loại: - Theo các loại hợp đồng kinh tế trước đây, các hợp đồng kinh tế được phân loại thành nhiều loại dựa trên các căn cứ khác nhau như căn cứ vào tính kế hoạch hợp đồng kinh tế người ta chia thành hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh và hợp đồng không theo chỉ tiêu pháp lệnh; căn cứ vào tính chất hàng hóa tiền tệ của mối quan hệ kinh tế, người ta chia hợp đồng kinh tế thành hợp đồng kinh tế mang tính đền bù và hợp đồng kinh tế mang tính
- chất tổ chức … trong điều kiện hiện nay, việc phân loại hợp đồng như trên không thực sự còn ý nghĩa. - Hiện nay, căn cứ vào tính chất và nội dung của các hợp đồng kinh doanh thương mại, có thể phân loại thành hợp đồng mau bán hàng hóa, hoạt động cung ứng dịch vụ, hoạt động xúc tiến thương mại … 3. Vai trò của hoạt động kinh doanh thƣơng mại: - Là cơ sở quan trọng để thực hiện và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, từng tổ chức kinh tế. - Đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh, các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. - Góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế xã hội. - Là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế quốc dân. II. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG KINH DOANH THƢƠNG MẠI: 1. Nguyên tắc. a) Tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng. Theo nguyên tắc này, hợp đồng kinh doanh thương mại được hình thành trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện thỏa thuận giữa các chủ thể ký kết, không thể do sự áp đặt ý chí của bất cư cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào, các bên hoàn toàn tự do ý chí, tự do thỏa thuận nhưng không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ các bên như tự do lựa chọn bạn hàng, thời hạn ký kết, nội dung ký kết… b) Bình đẳng và cùng có lợi: - Nội dung nguyên tắc này yêu cầu khi ký kết hợp đồng kinh doanh thương mại, các chủ thể phải đảm bảo nội dung hợp đồng có sự tương xứng nhau về quyền và nghĩa vụ nhằm đáp ứng lợi ích kinh tế của mọi bên. c) Trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản: - Nguyên tắc này yêu cầu các bên tham gia quan hệ hợp đồng phải dùng chính tài sản của đơn vị mình để đảm bảo việc ký kết và thực hiện hợp đồng (thực tế có chủ thể đứng ra bảo lãnh cho chủ thể khác ký kết hợp đồng). d) Không trái pháp luật:
- - Nguyên tắc này yêu cầu chủ thể ký kết hợp đồng, nhưng nội dung và hình thức của hợp đồng phải đảm bảo theo quy định của pháp luật;các bên liên quan không được lợi dụng việc ký kết hợp đồng để hoạt động trái pháp luật. 2. Căn cứ ký kết hợp đồng kinh doanh thƣơng mại: - Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, đơn đặt hàng đề nghị chào hàng của đối tác. - Căn cứ vào khái niệm phát triển sản xuất kinh doanh của các chủ thể ký kết (vốn, năng suất lao động…) - Căn cứ vào khái niệm đảm bảo tài sản của các bên ký kết hợp đồng. Ngoài ra, việc kkk các hợp đồng kinh doanh thương mại còn phụ thuộc vào các nhu cầu khác của các chủ thể kinh doanh. 3. Chủ thể ký kết hợp đồng kinh doanh thƣơng mại: Tùy thuộc vào từng loại hợp đồng kinh doanh thương mại, pháp luật qui định các bên tham gia ký kết hợp đồng có thể là pháp nhân, thương nhân, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. 4. Hình thức ký kết hợp đồng kinh doanh thƣơng mại: Tùy thuộc từng loại hợp đồng việc ký kết hợp đồng được thực hiện bằng lời nói, hành vi, văn bản, và các hình thức tương đương văn bản thông qua việc ký kết trực tiếp hoặc bằng phương pháp gián tiếp. 5. Nội dung hợp đồng kinh doanh thƣơng mại: Tùy thuộc vào từng loại hợp đồng, nội dung các hợp đồng có thể khác nhau nhưng thông thường gồm 3 loại điều khoản cơ bản: Điều khoản chủ yếu, điều khoản thông thường và điều khoản tùy nghi. Trong đó thể hiện toàn bộ các nội dung mà các bên tham gia ký kết đã thỏa thuận thể hiện quyền và nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên với nhau. + Điều khoản chủ yếu: là những điều khoản cơ bản, quan trọng nhất của hợp đồng (ví dụ: hợp đồng mua bán hàng hóa các điều khoản chủ yếu là đối tượng, số lượng, chất lượng, giá cả). + Điều khoản thông thường: là những điều khoản đã được pháp luật qui định, ghi nhận, nếu các bên không ghi vào hợp đồng thì coi như mặc nhiên công nhận và có nghĩa vụ phải thực hiện những qui định đó.
- + Điều khoản tùy nghi: là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau khi chưa có qui định của Nhà nước hoặc có qui định nhưng các bên được phép vận dụng linh hoạt mà không trái pháp luật. 6. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng: (1) - Các chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực chủ thể theo qui định . (2) các bên đại diện giao kết phải đúng thẩm quyền. (3) Nội dung và mục đích mua bán, hoặc thực hiện các nội dung khác như cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại … không được trái pháp luật (4) Hợp đồng được giao kết không trái các nguyên tắc ký kết theo qui định. III. THỰC HIỆN HỢP DỒNG 1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng: - Là những yêu cầu mà các bên tham gia giao kết phải tuân thủ nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia. Trong thực tế việc thực hiện hợp đồng kinh doanh thương mại cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: + Chấp hành và thực hiện nghiêm các nội dung cam kết trong hợp đồng. + Tuân thủ các qui định của hợp đồng theo pháp luật. + Thực hiện trên tinh thần hợp tác cùng có lợi, giúp đỡ khắc phục những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. + Không được xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của người khác. 2. Nội dung thực hiện hợp đồng: - Là việc các bên tham gia ký kết phải thực hiện để hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. Với mỗi loại hợp đồng khác nhau thì các nội dung thực hiện cũng có thể khác nhau, nhưng tựu trung việc thực hiện hợp đồng có một số nội dung chủ yếu sau: + Thực hiện đúng các điều khoản về đối tượng của hợp đồng như hàng hóa, sản phẩm, công việc, dịch vụ mà các bên thỏa thuận thực hiện. Cần lưu ý về tính hợp pháp của đối tượng hợp đồng.
- + Thực hiện đúng các điều khoản về số lượng như: sản lượng về hàng hóa giao dịch, khối lượng công việc thực hiện, đơn vị đo lường, phương thức đo lường … + Thực hiện đúng các điều khoản về chất lượng hàng hóa, công việc đã thỏa thuận căn cứ trên những tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước hoặc tiêu chuẩn chất lượng mà các bên đã đăng ký vớic cơ quan có thẩm quyền. + Thực hiện đúng điều khoản về giá cả, phương thức thanh toán. Lưu ý, đối với những sản phẩm, dịch vụ mà Nhà nước đã định giá hoặc quy định khung giá thì các bên chỉ được thỏa thuận theo giá qui định. + Thực hiện đúng các điều khoản về thời gian. + Thực hiện đúng các điều khoản về địa điểm thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên còn phải thực hiện đúng các nội dung cam kết khác đã thỏa thuận như: bảo hiểm vận chuyện hàng hóa, bảo hành sản phẩm … 3. Sửa đổi, chấm dứt hợp đồng: a) Sửa đổi : - Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận sửa đổi một phần nội dung hợp đồng khi phát sinh những tình huống mới. Việc sửa đổi hợp đồng là sự thỏa thuận điều chỉnh một số nội dung trong hợp đồng mà không làm thay đổi bản chất của hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận sửa đổi và giải quyết hiệu quả của việc sửa đổi. Các nội dung không sửa đổi vẫn có giá trị thực hiện. Hình thức sửa đổi hợp đồng tuân thủ như việc ký kết hợp đồng. b) Chấm dứt hợp đồng: Thông thường hợp đồng kinh doanh thương mại chấm dứt khi các bên đã thực hiện hoàn thành các cam kết thỏa thuận hoặc khi 1 bên đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc trường hợp hủy hợp đồng theo các thỏa thuận trong hợp đồng tuy nhiên trong thực tế việc đình chỉ hợp đồng có thể do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định đình chỉ, hoặc do 1 bên ký kết là cá nhân đã chết, pháp nhân đã phá sản… 4. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: a) Thế chấp:
- - Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh thương mại, thực t ế có trường hợp 1 bên thực thi nghĩa vụ nhưng chỉ được hưởng quyền sau 1 thời gian theo thỏa thuận trong hợp đồng (hợp đồng tín dụng, hợp đồng đại lý…), do đó để các bên bảo đảm thực thi đúng các nghĩa vụ cam kết, trong kinh doanh thương mại thường áp dụng một số biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, trong đó có 3 biện pháp chủ yếu là thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. b) Thế chấp tài sản: Là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. - Tài sản thế chấp gồm nhà ở, quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn liền trên đất. c) Cầm cố tài sản: - Là việc một bên chủ thể hợp đồng (bên cầm cố ) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. - Tài sản dùng cầm cố như: các động sản có giá trị, các giấy tờ có giá, các kim loại quý, đá quý … - Thường thì khi thực hiện cầm cố tài sản bên cầm cố giao tài sản cho bên kia. Tuy nhiên trong thực tế các tài sản thuộc loại có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thỏa thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản và giao cho bên kia các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu. c) Bảo lãnh tài sản: Là trường hợp người thứ 3 (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà bên này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong thực tế, bên bảo lãnh có thể bảo lãnh bằng uy tín, tổ chức, cá nhân và cũng có thể bảo lãnh bằng việc bảo lãnh bằng tàis ản của mình hoặc các bên có thể thỏa thuận bên bảo lãnh phải thế chấp, cầm cố tài sản cho bên nhận bảo lãnh.
- * Một số loại tài sản không được dùng làm tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng : tài sản kinh doanh mua bán; tài sản đang tranh chấp, đang cầm cố thế chấp, thuê, mướn …
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 6
13 p | 541 | 309
-
ĐẶC ĐIỂM HÀNG DỆT MAY THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NÀY.
52 p | 473 | 132
-
Giáo trình Luật kinh tế: Phần 1 - TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên)
169 p | 279 | 102
-
CHƯƠNG 6 PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
13 p | 532 | 99
-
Các ưu đãi đối với DN sau cổ phần hóa
1 p | 280 | 96
-
LUẬT HẢI QUAN VIỆT NAM - những quy định chung
32 p | 369 | 95
-
Giáo trình - Luật thương mại II - chương 5-6
9 p | 222 | 91
-
Giáo trình Luật kinh tế: Phần 2 - TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên)
154 p | 239 | 84
-
Luật thương mại phần 1
33 p | 254 | 40
-
TÀI LIỆU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP NĂM 2008
46 p | 223 | 28
-
Câu hỏi ôn tập luật cạnh tranh
2 p | 256 | 18
-
Luật cạnh tranh: Quyển 6
20 p | 75 | 8
-
Tìm hiểu Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Phần 1
17 p | 122 | 8
-
Giáo trình Pháp luật kinh tế: Phần 1 (Tái bản lần thứ 6)
217 p | 18 | 7
-
Qui định về phá sản theo pháp luật hiện hành
26 p | 80 | 5
-
Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
53 p | 30 | 4
-
Báo Pháp luật Việt Nam – Số 312 năm 2019
20 p | 28 | 3
-
Đề cương chi tiết học phần Pháp luật kinh tế (Hệ đào tạo Đại học – Ngành: Tài chính - Ngân hàng) - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
18 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn