LUẬT DOANH NGHIỆP - Bài 7: TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH
lượt xem 9
download
Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Nó cần hội đủ 3 yếu tố sau : - Những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ thương mại cụ thể nào đó. - Những mâu thuẫn đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬT DOANH NGHIỆP - Bài 7: TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH
- Bài 7: TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH I. TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH : 1. Tranh chấp trong kinh doanh : a) Khái niệm : Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Nó cần hội đủ 3 yếu tố sau : - Những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ thương mại cụ thể nào đó. - Những mâu thuẫn đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại. - Những mâu thuẫn đó phát sinh chủ yếu giữa các thương nhân với nhau. b) Các dạng tranh chấp trong kinh doanh : - Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm : mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện; đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kỹ thuật; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua, bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, đầu tư tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thăm dò. - Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. - Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty và giữa các thành viên công ty với nhau. - Các tranh chấp khác. 2. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh : a) Khái niệm : Giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh là việc cách bên tranh chấp thông qua hình thức thủ tục thích hợp tiến hành các giải pháp
- nhằm loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi ích kinh tế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. b) Các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh. - Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp do các bên tự quyền lựa chọn trong đó bên thứ 3 là trung gian (trọng tài), sau khi nghe các bên trình bày, sẽ ra quyết định có tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp. - Giải quyết tranh chấp bằng tòa án là hình thức giải quyết thông qua hoạt động của tòa án, để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành. - Ngoài ra việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh còn được thực hiện thông qua các hình thức thương lượng, hòa giải. II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA : Trong điều kiện nền kinh tế Market với sự tham gia hoạt động kinh doanh của mọi thành phần kinh tế thuộc các hình thức sở hữu khác nhau với mục đích lợi nhuận là động lực trực tiếp của các chủ thể kinh doanh là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế kéo theo sự đa dạng về chủ thể và lợi ích cần bảo vệ, sự xuất hiện phong phú các ……….. kinh doanh đã làm phát sinh nhiều dạng tranh chấp như tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, tranh chấp liên quan đến mua bán chứng khoán, tranh chấp trong các lĩnh vực bảo hiểm, tư vấn, kế toán. Trước tình hình đó đòi hỏi doanh nghiệp và nhà nước phải có những phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, ổn định các quan hệ kinh tế của nền kinh tế, tạo lập môi trường pháp lý lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội. III. CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HĐKD : 1. Thuơng lượng : - Khái niệm : là …….. giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ 3 nào.
- - Đặc trưng : + …….. được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết giữa 2 bên không cần có sự hiện diện của bên thứ 3. + Không chịu sự ràng buộc của bất kỳ nguyên tắc pháp lý hoặc những qui định mang tính khuôn mẫu của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp. + Thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn không phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm việc thực thi. - Các hình thức thương lượng. + Thương lượng trực tiếp: là các bên tranh chấp trực tiếp gặp nhau bàn bạc, trao đổi và đề xuất ý kiến của mỗi bên nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp, pp này có ưu điểm là các bên nhanh chóng hiểu được quan điểm, thái độ hợp tác và thiện chí của nhau. Tuy nhiên nó cũng có trở ngại nhất định do phụ thuộc vào thái độ, kỹ năng đàm phán của đại diện mỗi bên tranh chấp. + Thương lượng …………. : là cách thức các bên tranh chấp gửi cho nhau tài liệu giao dịch thể hiện quan điểm và yêu cầu của mình nhằm tìm kiếm giải pháp loại trừ tranh chấp, pp này có ưu điểm là ý tứ trao đổi được trau chuốt chặt chẽ nên thường có tính thuyết phục cao và ít gây ức chế tâm lý tuy nhiên nó có hạn chế là phụ thuộc vào khả năng của người thảo văn bản, thường bị kéo dài, có khi dẫn đến bế tắc. * Ưu, nhược của hình thức thương lượng. - Ưu điểm : + Thuận lợi, đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả, ít tốn kém, bảo vệ được uy tín cho doanh nghiệp cũng như bí mật trong kinh doanh của các thương nhân. - Nhược điểm : + Việc thương lượng thành công hay không phụ thuộc nhiều vào sự hiểu biết và thái độ thiện chí, hợp tác của các bên tranh chấp. Do đó khả năng thành công khi thực hiện theo …………… này rất mong manh.
- + Kết quả thương lượng không được bảo đảm thực hiện bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc, mà phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của các bên. 2. Hòa giải : a) Khái niệm : Là …………… giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian hòa giải để hỗ trợ thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh. b) Đặc trưng : Bản chất của hòa giải thể hiện qua các đặc trưng sau : + Có sự hiện diện của bên thứ 3 nhưng bên thứ 3 không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề, nhằm ràng buộc các bên tranh chấp, họ chỉ giúp hướng dẫn, thuyết phục các bên nhưng quyền quyết định cuối cùng thuộc về các bên tranh chấp. + Không chịu sự chi phối bởi các qui định có tính khuôn mẫu bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải. + Việc thực thi kết quả hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành. c) Qui trình hòa giải : Trao đổi thông tin, tài liệu, những vấn đề liên quan để làm rõ các yêu cầu của mình, đồng thời thống nhất, lựa chọn bên thứ 3 làm trung gian hòa giải. - Các bên có thể xác định thỏa thuận qui trình hòa giải. - Các bên trình bày ý kiến quan đểim của mình về vụ việc. - Người trung gian xem xét phân tích, đánh giá các tình tiết sự việc để khuyến nghị, tham vấn cho các bên. - Trên cơ sở đó các bên tự quyết định. d) Ưu, nhược điểm : - Ưu : + Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả, ít tốn kém. + Do bên thứ 3 thường là có chuyên môn, kinh doanh am hiểu sâu về lĩnh vực tranh chấp nên sẽ giúp cho các bên dễ thống nhất với nhau hơn, cơ hội hòa giải thành cao hơn.
- + Do sự xuất hiện của bên thứ 3 ghi nhận và chứng kiến nên mức độ tôn trọng việc hòa giải thành việc tự nguyện thực thio các cam kết đó cao hơn. - Nhược điểm : + Do phụ thuộc vào sự trung thực, thái độ thiện chí hợp tác của các bên nên kết qủa hòa giải cũng mong manh. + Do các bên phải trao đổi, cung cấp thông tin cho bên thứ 3 về hoạt động kinh doanh nên uy tín cũng như bí mật trong kinh doanh dễ bị ảnh hưởng hơn. + Phải trả khoản dịch vụ phí cho bên thứ 3 làm trung gian hòa giải nên tốn kém hơn so với hình thức thương lượng. 3. Khởi kiện qua Tòa án : a) Khái niệm : Khi có tranh chấp trong hoạt động kinh doanh không thể giải quyết bằng hình thức thương lượng hòa giải được thì các bên tranh chấp có thể làm đơn khởi kiện lớn, tòa án hoặc trung tâm trọng tài thương mại để giải quyết. Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án thay qui định của Tòa án về vụ tranh chấp, nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. b) Trình tự giải quyết tranh chấp ở Tòa án, theo các bước sau. b.1- Gửi đơn kiện và thụ lý đơn. - Nguyên đơn làm đơn khởi kiện gửi đến TAND có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết trong thời hiệu khởi kiện. - Thẩm quyền : Tòa án huyện được giải quyết các tranh chấp gồm : mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện đại lý, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa (không liên quan tới nước ngoài). Tòa án tỉnh giải quyết các tranh chấp liên quan có yếu tố nước ngoài, vận chuyển hàng hóa bằng đường không, đường biển, mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, đầu tư tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thăm
- dò khai thác; tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty và giữa các thành viên công ty với nhau và các tranh chấp khác theo qui định. + Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thương mại thường là 2 năm (kể từ ngày quyền lợi ích của mình bị vi phạm). Đối với các tranh chấp cụ thể nhà nước sẽ có quyền riêng. Ví dụ : Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm (3 năm). Khi gửi đơn phải gửi kèm các tài liệu liên quan. Tòa án xem xét đơn và thụ lý đơn kiện. - Các trường hợp bị trả lại đơn : hết thời hiệu, người khởi kiện không có quyền khởi kiện, hết thời hạn nộp tiền tạm ứng cung phí mà người khởi kiện không nộp. b.2-…………………… Sau khi tòa án thụ lý Tòa án phải tiến hành hòa giải để các đơn sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (đây là thủ tục bắt buộc). Nếu hòa giải thành nghĩa là các bên đương sự đã thỏa thuận giải quyết xong tranh chấp thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành và sau 7 ngày nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì tòa án sẽ ra 1 quyết định công nhận sự thỏa thuận - quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và không được kháng cáo kháng nghị. Nếu hòa giải không thành thì tòa án đưa vụ án ra xét xử. b.3- Mở phiên tòa xét xử Khi quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và ra bản án gửi cho các bên. Sau 15 ngày nếu không ncó kháng cáo, kháng nghị thi bản án có hiệu lực thi hành, nếu có kháng cáo kháng nghị thì sẽ tiếp tục xét xử theo các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. b.4- Thi hành bản án : Khi bản án, quyết định của tòa án được đưa ra thi hành thì các bên phải thực hiện nghiêm, nếu không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án trong thời hạn 3 năm. 4- Khởi kiện qua trọng tài thương mại : 4.1. Bản chất trọng tài thương mại: - Là hình thức giải quyết tranh chấp ngoài thủ tục tư pháp do các bên có tranh chấp lựa chọn để giải quyết tranh chấp thông qua hợp đồng của
- trọng tài viên. Trọng tài thương mại hợp đồng với tư cách là 1 tổ chức nghề nghiệp, do các trọng tài viên setup ra để giải quyết các tranh chấp thương mại. Mục đích của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng TTTM là để tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh có thể lựa chọn cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các nhà kinh doanh. 4.2. Các hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại: a) Trọng tài thường trực: theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài, đó là các tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân. Mỗi trung tâm trọng tài có điều lệ riêng, có danh sách trọng tài viên, có quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù của từng trung tâm. Khi giải quyết tranh chấp các trọng tài phải tuân thủ theo qui tắc tố tụng của trung tâm. Quy tắc tố tụng của trung tâm phải đảm bảo các bước tối thiểu cần thiết không được trái với quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. b) Trọng tài vụ việc: Là hình thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận setup để giải quyết 1 vụ tranh chấp cụ thể giữa các bên có tranh chấp và sau khi giải quyết xong, trọng tài sẽ chấm dứt ………. Đặc điểm: + Do các bên tranh chấp thành lập. + Không có trụ sở, không có bộ máy quản lý điều hành. + Không có qui tắc tố tụng riêng. 4.3. Thủ tục giải quyết trọng tài thương mại: a) Gửi đơn và thụ lý đơn : Nguyên đơn phải là đơn kiện gửi đến đúng trung tâm trọng tài mà các bên đã thỏa thuận. b) Bị đơn tự bảo vệ : Sau khi thụ lý đơn trung tâm trọng tài phải gửi đơn kiện cho bị đơn trong vòng 5 ngày. Sau khi nhận đơn, trong vòng 30 ngày bị đơn phải gửi đơn cho trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ trong đó nêu rõ lý lẽ và chứng cứ để tự bảo vệ phản bác đơn vị đồng thời chọn trọng tài viên của trung tâm trọng tài đó để tham gia hội đồng trọng tài.
- c) Thành lập hợp đồng trọng tài : Khi nguyên đơn gửi đơn kiện, cần gửi kèm tên trọng tài viên mình chọn vào hội đồng trọng tài. Trọng tài này sẽ cùng với trọng tài bên bị đơn chọn 1 trọng tài thứ 3 làm chủ tịch hội đồng. d) Hòa giải : - Sau khi xem xét vụ việc hội đồng trọng tài sẽ yêu cầu các bên tiến hành hòa giải (tự nguyện, không bắt buộc) các bên có thể yêu cầu hội đồng trọng tài hòa giải. - Nếu hòa giải thành thì các bên có thể yêu cầu hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành và ra 1 quyết định công nhận hòa giải. Đây là quyết định chung thẩm và được thi hành (trường hợp trọng tài có tham gia hòa giải). - Nếu bên phải thi hành quyết định này không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, cư trú, có tài sản của bên phải thi hành. - Nếu không hòa giải được thì lần nữa xét xử theo thủ tục trọng tài. e) Tổ chức họp giải quyết tranh chấp : Hội đồng trọng tài sẽ tổ chức phiên họp để giải quyết vụ việc. Sau khi kết thúc giải quyết, hội đồng trọng tài phải đưa ra quyết định trọng tài, giải quyết vụ tranh chấp, quyết định này được biểu ý theo nguyên tắc đa số. Đây là quyết định chung htẩm và có hiệu lực kể từ ngày công bố, trừ trường hợp quyết định này bị tòa án tiêu hủy theo qui định. Sau khi có quyết định trọng tài trong thời hạn 30 ngày nếu 1 bên không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy quyết định thì bên kia được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tỉnh. Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu tòa án hủy quyết định trọng tài thì tòa án sẽ xem xét, khi xét đơn yêu cầu hủy, hội đồng xét xử của tòa án không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra những giấy tờ liên quan để xem xét quyết định thì tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định nếu trọng tài, nếu không có căn cứ để hủy thì tòa án sẽ quyết định không hủy quyết định của trọng tài (công nhận quyết định của trọng tài), quyết định này sẽ được thực thi theo qui định.
- 4.4. Công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài thương mại nước ngoài tại Việt Nam. a) Công nhận: a.1: Các trường hợp được công nhận: - Tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài trong trường hợp qui định được tuyên tại nước (hoặc trọng tài của nước đó) mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về điều này. - Ngoài ra, quyết định của trọng tài nước ngoài cũng có thể được tòa án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi nước ta và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó. a.2: Các trường hợp không được công nhận: - Quyết định của trọng tài nước ngoài không được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam trong các trường hợp sau đây: + Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có …………. năng lực để ký kết thỏa thuận theo qui định của pháp luật mỗi bên. + Thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên chọn áp dụng. + Người thi hành quyết định trọng tài không được thông báo về việc chỉ định trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ việc hoặc vì lý do chíh đáng không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình. + Quyết định của trọng tài nước ngoài vượt quá yêu cầu của các bên thỏa thuận hoặc không được yêu cầu giải quyết. + Thành phần của trọng tài, thủ tục giải quyết không phù hợp với thỏa thuận hoặc với pháp luật của nước đó (nước ra phán quyết). + Quyết định chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các loại hình. + Quyết định đó đã bị cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành. + Quyết định đó không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (nguyên tắc bình đẳng, tự định đoạt …)
- + Vụ việc đó, theo pháp luật Việt Nam không được giải quyết theo thể thức trọng tài. b) Thủ tục: Tổ chức, cá nhân yêu cầu thi hành phải làm đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài thương mại và gửi cho bộ tư pháp (Việt Nam). Trong thời hạn 7 ngày, bộ tư pháp chuyển hồ sơ cho tòa án có thẩm quyền theo qui định (Đ94, Đ35 Bộ luật tố tụng dân sự - 2005). c) Hiệu lực: Quyết định của trọng tài nước ngoài được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành sẽ có hiệu lực pháp luật như quyết định của tòa án Việt Nam, hiệu lực pháp luật và được thi hành theo qui định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Luật kinh doanh - Nguyễn Văn Thu
142 p | 1251 | 405
-
Chương 7: Phá sản và pháp luật về phá sản
13 p | 917 | 276
-
LUẬT HẢI QUAN VIỆT NAM - những quy định chung
32 p | 369 | 95
-
Giáo trình - Luật thương mại II - chương 7-9
10 p | 209 | 73
-
Chương 7: Pháp luật về phá sản
22 p | 166 | 50
-
GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI - PHẦN THANH TOÁN QUỐC TẾ
14 p | 152 | 44
-
Giáo trình Luật Lao động cơ bản 2005 phần 7
21 p | 143 | 26
-
Câu hỏi ôn tập luật cạnh tranh
2 p | 256 | 18
-
Giáo trình-Hành chính công -Doanh nghiệp nhà nước-c12
29 p | 131 | 18
-
Chương 3: tổ chức các mối quan hệ giao dịch thương mại
111 p | 113 | 17
-
Đầu tư phát triển Công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - 7
14 p | 79 | 8
-
Giáo trình Pháp luật kinh tế: Phần 1 (Tái bản lần thứ 6)
217 p | 18 | 7
-
Giáo trình luật lao động về thời gian làm việc Th.s. Diệp Thành Nguyên - 7
21 p | 84 | 6
-
Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty theo Luật Doanh nghiệp 2005 có phải là “bình mới, rượu cũ”?
5 p | 52 | 6
-
Luật cạnh tranh: Quyển 7
16 p | 72 | 5
-
Tài liệu LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
14 p | 106 | 4
-
Giáo trình Kinh tế chính trị (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
53 p | 30 | 4
-
Nghị định của Chính phủ số 41-CP ngày 6-7-1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động và kỷ luật lao động và trách nghiệm vật chất
8 p | 75 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn