intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luật văn Thạc sĩ Luật học: Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam và những gợi ý với việc sửa đổi, bổ sung chế định này trong Hiến pháp 1992

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn là làm rõ những nội dung và giá trị tiến bộ của chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc sửa đổi, bổ sung chế định này của Hiến pháp 1992. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luật văn Thạc sĩ Luật học: Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam và những gợi ý với việc sửa đổi, bổ sung chế định này trong Hiến pháp 1992

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG HẢI YẾN CHẾ ĐỊNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP 1946 CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG GỢI Ý VỚI VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỊNH NÀY TRONG HIẾN PHÁP 1992 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG HẢI YẾN CHẾ ĐỊNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP 1946 CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG GỢI Ý VỚI VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỊNH NÀY TRONG HIẾN PHÁP 1992 Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số : 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Công Giao HÀ NỘI - 2014 2
  3. Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n §Æng H¶i YÕn 3
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHẾ ĐỊNH 7 QUYỀN CON NGƢỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁPTHẾ GIỚI 1.1. Mối quan hệ giữa Hiến pháp và nhân quyền 7 1.1.1. Khái niệm Hiến pháp và nhân quyền 7 1.1.2. Tác động qua lại giữa Hiến pháp và nhân quyền 10 1.2. Cách thức hiến định, khuôn khổ và lịch sử phát triển của các 17 quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp trên thế giới 1.2.1. Cách thức hiến định các quyền con người, quyền công dân 17 trong Hiến pháp trên thế giới 1.2.2. Khuôn khổ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến 18 pháp trên thế giới 1.2.3. Sự phát triển của các quyền hiến định trong Hiến pháp trên 21 thế giới Chương 2: CHẾ ĐỊNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN 27 TRONG HIẾN PHÁP 1946 CỦA VIỆT NAM 2.1. Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của Hiến pháp 1946 27 4
  5. 2.1.1. Hoàn cảnh ra đời 27 2.1.2. Cấu trúc, ý nghĩa 28 2.2. Nguồn gốc tư tưởng của chế định về quyền và nghĩa vụ của 30 công dân trong Hiến pháp 1946 2.2.1. Khái quát sự phát triển tư tưởng hiến định về quyền con 30 người, quyền công dân ở Việt Nam trước 1946 2.2.2. Những nguồn tư tưởng của chế định quyền và nghĩa vụ của 34 công dân trong Hiến pháp 1946 2.3. Khuôn khổ các quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến 43 pháp 1946 trong mối tương quan với các Hiến pháp trên thế giới và luật nhân quyền quốc tế 2.4. Giá trị lịch sử, chính trị và pháp lý của chế định quyền và 51 nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp 1946 2.4.1. Giá trị lịch sử 51 2.4.2. Giá trị chính trị 53 2.4.3. Giá trị pháp lý 55 Chương 3: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỊNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ 58 CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP 1992: NHỮNG GỢI Ý RÚT RA TỪ HIẾN PHÁP 1946 3.1. Khái quát về chế định về quyền và nghĩa vụ của công dân 58 trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 của Việt Nam 3.2. Những hạn chế của chế định về quyền con người, quyền công 63 dân trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) 3.2.1. Hạn chế về nội dung 63 3.2.2. Hạn chế về kỹ thuật lập hiến 67 3.3. Sửa đổi, bổ sung chương V Hiến pháp 1992: những gợi ý rút 70 ra từ Hiến pháp 1946 5
  6. 3.4. Những tiến bộ và hạn chế trong chế định quyền con người, 76 quyền công dân của Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2013: phân tích so sánh với Hiến pháp 1946 3.4.1. Những điểm tiến bộ 76 3.4.2. Những điểm hạn chế 81 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC 95 6
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiến pháp 1946 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua ngày 09-11-1946. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến của nước ta. Bản Hiến pháp này gồm 7 chương và 70 điều. Trong số các bản Hiến pháp của nước ta từ trước tới nay, Hiến pháp 1946 được đánh giá là bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ bậc nhất, là sự kết tinh những giá trị cao cả của thời đại, thể hiện rõ tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Hiến pháp này đã đáp ứng khát vọng của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đó về bảo vệ nền độc lập của dân tộc, bảo toàn lãnh thổ, đoàn kết toàn dân, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và xây dựng chính quyền nhân dân mạnh mẽ, sáng suốt. Nhận xét về bản hiến pháp năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Bản Hiến pháp chưa hoàn toàn, nhưng nó đã được làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới, nước Việt Nam độc lập. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó đã tuyên bố với thế giới: phụ nữ đã được đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân... Hiến pháp đó cũng đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các dân tộc [25]. Hiến pháp 1946 có nhiều quy định về quyền con người, quyền công dân. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền tự do dân chủ của con người được đạo luật cơ bản ghi nhận và bảo đảm. Nội dung của quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân nhằm mục tiêu bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. "Con người 7
  8. không phải là một sinh vật trừu tượng ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội" [24]. Con người cũng như quyền con người phải được thừa nhận ở một quốc gia, một khu vực, hay trên phạm vi quốc tế, phải được bảo vệ bởi cơ chế quốc gia, khu vực hay quốc tế. Nội dung, tư tưởng của Hiến pháp 1946 được thể hiện ở các giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý và tính nhân văn cao cả, đặc biệt trong việc ghi nhận các quyền con người, đó là những giá trị lớn và bền vững nhất được tiếp thu và kế thừa trong các bản hiến pháp sau này. Trong bối cảnh nước ta đang ra sức thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là tiếp tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, thì việc nghiên cứu, nhìn nhận lại giá trị của Hiến pháp 1946 trong việc ghi nhận quyền con người là việc làm rất cần thiết. Ở đây, sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện đã đi vào chiều sâu, đòi hỏi các quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1992 cần được sửa đổi, bổ sung và thực thi một cách đầy đủ, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của người dân - trong đó có nhiều điều có thể học hỏi được từ chế định quyền công dân của Hiến pháp 1946. Xuất phát từ những lý do phân tích nêu trên, tác giải đã mạnh dạn chọn đề tài: "Chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam và những gợi ý với việc sửa đổi, bổ sung chế định này trong Hiến pháp 1992" để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu Ở nước ta từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Hiến pháp 1946, trong đó tiêu biểu là những công trình sau: 1. Văn phòng Quốc hội (2009), Phát huy những giá trị lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp 1946 trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách này phân tích chi tiết bối cảnh lịch sử cùng những 8
  9. nội dung cơ bản của Hiến pháp 1946. Tác phẩm đánh giá cao ý nghĩa về các phương diện lịch sử, chính trị, pháp lý của Hiến pháp 1946 và khẳng định rằng bản hiến pháp này vẫn còn giá trị tham khảo với sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay. 2. GS.TS Vũ Đình Hòe (1998), "Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam: Một mô hình mới - Hiến pháp dân tộc và dân chủ", trong cuốn Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các hiến pháp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Bài viết của tác giả tập trung phân tích thể chế chính trị trong Hiến pháp 1946, khẳng định rằng đó là một mô hình chính trị hoàn toàn mới, phản ánh tư tưởng dân tộc, dân chủ và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước ta thời kỳ đó. Tác giả cũng cho rằng mô hình thể chế trong Hiến pháp 1946 hiện vẫn còn một số giá trị tham khảo cho đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3. ThS. Bùi Ngọc Sơn, Lại bàn về bài học từ Hiến pháp 1946, Nguồn: http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/phap-luat/to-chuc-bo-may-nha- nuoc/lai-ban-ve-bai-hoc-tu-hien-phap-1946. Bài viết liệt kê một số bài học rút ra từ việc xây dựng Hiến pháp 1946, trong đó nhấn mạnh những đặc điểm về thể chế và quyền con người. Tác giả đánh giá cao mô hình thể chế và chế định quyền, nghĩa vụ công dân của bản hiến pháp này và cho rằng những kinh nghiệm xây dựng Hiến pháp 1946 là rất hữu ích cho việc sửa đổi hiến pháp 1992 của nước ta. 4. GS.TS Trần Ngọc Đường, Tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh về một bản Hiến pháp dân chủ, Nguồn: vienkhpl.ac.vn/index.php?cid=274. Bài viết phân tích tư tưởng lập hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện qua quá trình xây dựng và nội dung của Hiến pháp 1946. Tác giả bài viết khẳng định rằng Hiến pháp 1946 thể hiện rõ nét tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một thể chế dân chủ, pháp quyền, về việc xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Vì vậy, Hiến pháp 1946 là một nguồn tham khảo 9
  10. có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng và thực thi các bản hiến pháp về sau của nước ta. 5. TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Hiến pháp 1946 với tư tưởng pháp quyền, Nguồn: www.tutuonghochiminh.vn, ngày 10-10-2011 trong mục Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước. Bài viết khẳng định Hiến pháp 1946 đã phản ánh một cách toàn diện, sâu sắc những tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đó là những tư tưởng tiến bộ trên thế giới. Tác giả bài viết cho rằng một số tư tưởng pháp quyền trong Hiến pháp 1946 đã không được kế thừa trong các hiến pháp về sau của nước ta, và việc này cần được xem xét trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992. 6. Loạt bài đăng trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh điện tử tháng 8/2010: Hiến pháp 1946- Thành tựu độc đáo về tư tưởng, của các tác giả Nghĩa Nhân - Thu Nguyệt… Loạt bài này tập trung phân tích những giá trị tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng pháp quyền, được thể hiện trong Hiến pháp 1946. Các tác giả loạt bài viết này cho rằng Hiến pháp 1946, mặc dù vẫn còn những hạn chế do điều kiện lịch sử, song đã thể hiện đỉnh cao tư tưởng lập hiến dân chủ, pháp quyền ở nước ta - hơn cả các hiến pháp về sau. Các tác giả cũng cho rằng những thành tựu độc đáo về tư tưởng của Hiến pháp 1946 cần được nghiên cứu để kế thừa trong lần sửa đổi Hiến pháp 1992. Những công trình nêu trên đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin lớn về Hiến pháp 1946. Nhiều tri thức, thông tin trong các công trình đã nêu được kế thừa, trích dẫn trong luận văn này. Mặc dù vậy, các công trình nêu trên đều chưa tập trung phân tích toàn diện chế định quyền và nghĩa vụ công dân của Hiến pháp 1946, và đặc biệt là chưa chỉ ra những kinh nghiệm cụ thể trong việc sửa đổi chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1992. Chính vì vậy, việc thực hiện luận văn này vẫn là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh sửa đổi Hiến pháp 1992. 10
  11. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm rõ những nội dung và giá trị tiến bộ của chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1946, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc sửa đổi, bổ sung chế định này của Hiến pháp 1992. Luận văn chỉ tập trung phân tích chế định quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1992 mà không mở rộng sang các chế định khác của hai bản hiến pháp này. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về nhà nước, pháp luật và quan điểm của Liên hợp quốc về nhân quyền. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn này bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, và so sánh. 5. Tính mới và những đóng góp của luận văn Như đã đề cập, ở Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về Hiến pháp 1946 nhưng chưa có công trình nào phân tích một cách toàn diện những giá trị tiến bộ của chế định quyền và nghĩa vụ của công dân trong bản Hiến pháp này, và đặc biệt là đưa ra những đề xuất, khuyến nghị áp dụng những giá trị tiến bộ đó cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992. Luận văn này góp phần khỏa lấp khoảng trống đó. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, sửa đổi Hiến pháp 1992. Ngoài ra, luận văn còn có thể sử dụng như là tài liệu tham khảo trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu về luật hiến pháp và luật nhân quyền ở Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam. 11
  12. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về chế định quyền con người, quyền công dân trong trong Hiến pháp trên thế giới. Chương 2: Chế định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp 1946 của Việt Nam. Chương 3: Sửa đổi, bổ sung chế định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp 1992: Những gợi ý rút ra từ Hiến pháp 1946. 12
  13. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CHẾ ĐỊNH QUYỀN CON NGƢỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP TRÊN THẾ GIỚI 1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA HIẾN PHÁP VÀ NHÂN QUYỀN 1.1.1. Khái niệm Hiến pháp và nhân quyền 1.1.1.1. Hiến pháp Có nhiều định nghĩa về Hiến pháp (constitution), tuy nhiên, ở góc độ chung nhất, có thể hiểu Hiến pháp là: "…hệ thống quy định cơ bản về những nguyên tắc chính trị của quyền lực nhà nước và về việc thiết lập kiến trúc thượng tầng, quyền hạn và trách nhiệm của tổ chức bộ máy nhà nước, sự bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của con người và của công dân" [11]. Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất. Tất cả các văn bản pháp luật khác phải phù hợp, không được trái với hiến pháp. Vị trí tối cao của hiến pháp là do nó phản ánh sâu sắc nhất chủ quyền của nhân dân và về nguyên tắc phải do nhân dân thông qua (qua hội nghị lập hiến, Quốc hội lập hiến hoặc trưng cầu ý dân). Điều này khác với các đạo luật bình thường chỉ do Quốc hội (nghị viện) gồm những người đại diện do dân bầu và ủy quyền xây dựng [7, tr. 7]. Lịch sử tồn tại và phát triển của hiến pháp gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Do nhu cầu chung sống, duy trì sự tồn tại và phát triển, con người cần có nhà nước. Các nhà nước cần được xây dựng dựa trên những quy tắc tổ chức để bảo đảm rằng bộ máy cơ quan của nó có thể quản lý được mọi hoạt động trong xã hội một cách hiệu quả. Vì vậy, ngay từ thời cổ đại, ở phương Đông và cũng như phương Tây, đã có những văn bản đề cập đến những quy tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước mà đôi khi được coi như là 13
  14. hiến pháp, ví dụ như ở Hy Lạp. Tuy nhiên, phải đến thời kỳ Cách mạng Tư sản, do nhu cầu hoàn thiện các quy định về cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và ghi nhận các quyền tự do của người dân để hạn chế việc lạm dụng của chính quyền mới dẫn đến sự ra đời của hiến pháp theo cách hiểu hiện đại [7, tr. 8]. Trong thời đại ngày nay, sự hiện diện của Hiến pháp, thành văn hoặc không thành văn, là một tiêu chí không thể thiếu của chế độ dân chủ. Hiến pháp có tác dụng khẳng định tính chính đáng của nhà nước, bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xác định những phương thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước và ngăn chặn sự xâm phạm của chính quyền lực nhà nước đến các quyền và tự do của người dân. Hiến pháp, do đó, rất cần thiết cho sự phát triển của một đất nước cũng như mỗi người dân [7, tr. 8]. Hiến pháp gắn liền với sự thành lập, tồn vong và thịnh suy của một quốc gia, đúng như Daniel Webster (1782-1852) từng nhận định: "Một quốc gia, một Hiến pháp, một vận mệnh". Vai trò quan trọng đó của Hiến pháp một phần lớn nhờ vào việc Hiến pháp xác lập nên khuôn khổ pháp lý để tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ các quyền con người - điều mà các văn bản pháp luật khác không thể làm thay được. Chính vì vậy, nghiên cứu về Hiến pháp không thể không nghiên cứu về chế định về quyền trong nội dung của nó. 1.1.1.2. Nhân quyền Nhân quyền (hay quyền con người - human rights) là thành tựu chung của cả loài người, là kết tinh của nền văn minh nhân loại. Vấn đề bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trên phạm vi quốc tế được các nước trong phe Đồng Minh (Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Pháp...) nêu ra trong nhiều đề xuất ngay từ khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 còn chưa kết thúc, sau đó được chính thức đưa vào Hiến chương Liên hợp quốc năm 1948 (Charter of the United Nations). Đây là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, ở cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về quyền con người (Office of High Commissioner for 14
  15. Human Rights - OHCHR) thường được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu. Theo định nghĩa này, quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người [19]. Bên cạnh định nghĩa kể trên, một định nghĩa khác cũng thường được trích dẫn, theo đó, quyền con người là những sự được phép mà tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội...; đều có ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người. Định nghĩa này mang dấu ấn của học thuyết về các quyền tự nhiên [11]. Ở Việt Nam, đã có những định nghĩa về quyền con người do một số cơ quan nghiên cứu và chuyên gia từng nêu ra. Những định nghĩa này cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế [19]. 1.1.1.3. Chủ nghĩa hiến pháp Chủ nghĩa Hiến pháp - gọi theo Giáo sư Nguyễn Đăng Dung - hoặc chủ nghĩa hợp hiến theo Giáo sư Đào Trí Úc trong tiếng Anh đều viết là constitutionalism. Đây là một khái niệm khởi xướng bởi John Locke, hiện có nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, nhận thức chung cho rằng, chủ nghĩa hiến pháp đề cập và giải quyết mối quan hệ giữa quyền lực của nhân dân và quyền lực của nhà nước bằng cách xác lập các nguyên tắc: (i) Quyền lực (tuyệt đối) thuộc về nhân dân; (ii) Quyền lực nhà nước là do nhân dân trao cho, có giới hạn và phải chịu sự kiểm soát; (iii) Những hành động tùy tiện của nhà nước phải bị ngăn chặn. Bên cạnh đó, chủ nghĩa hiến pháp - như tên gọi của nó - nhấn mạnh vai trò của văn bản pháp luật quan trọng nhất của nhà nước có tên là Hiến pháp trong việc xác lập, quy định, từ đó nhằm bảo đảm thực hiện các nguyên tắc kể trên trong thực tế [11]. 15
  16. 1.1.2. Tác động qua lại giữa Hiến pháp và nhân quyền 1.1.2.1. Tác động của quyền con người là nền tảng cho sự phát triển của Hiến pháp Quyền con người, quyền công dân là cốt lõi của mối quan hệ giữa các nhà nước và người dân ở một quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt với sự ổn định, phát triển về chính trị, kinh tế, xã hội của các dân tộc, vì vậy, nó là một trong hai chế định cơ bản nhất (cùng với chế định về chế độ chính trị) trong mọi bản hiến pháp. Nói cách khác, quyền con người/quyền công dân và hiến pháp có mối quan hệ không thể tách rời. Về vấn đề này, cố Giáo sư Hoàng Văn Hảo từng viết: Chính vai trò giá trị của quyền con người, quyền công dân mà trong tư duy chính trị của nhân loại, vấn đề quyền con người, quyền công dân trở thành một nội dung chính của lịch sử lập hiến. Luật về các quyền của Anh sau Cách mạng 1689, Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, hiến pháp của tất cả các nước, dù ở chế độ xã hội nào (tư bản, xã hội chủ nghĩa, các nước đang phát triển) đều có chế định quyền con người, quyền công dân. Đó là nội dung cơ bản nhất của mỗi hiến pháp, nội dung quan trọng đến mức nếu không có chế định quyền con người, quyền công dân thì cũng không thể có bản thân hiến pháp, nội dung đó chi phối kết cấu của bản hiến pháp, chế định quyền công dân thường được đặt lên hàng đầu trong hiến pháp của nhiều nước [11]. Về mặt nguồn gốc, quyền con người gắn liền với tư tưởng về luật tự nhiên (còn được gọi là luật của tự nhiên - natural law/law of nature, nguyên gốc từ tiếng La-tinh: lex naturalis). Luật tự nhiên là phạm trù chung của cả triết học và luật học, chỉ những qui tắc trong tự nhiên tồn tại độc lập với luật 16
  17. lệ được đặt ra bởi một nhà nước. Nội hàm cốt lõi của nó là một trật tự và hành xử đúng với tự nhiên mà mọi sự vật, hiện tượng và con người phải tuân theo như là một quy luật. Đây là một trong những tư tưởng xa xưa và phổ quát nhất của loài người, vì nó tồn tại như là một nguyên lý chính yếu trong mọi nền văn hóa và mọi trường phái tư tưởng lớn, bao gồm các tôn giáo và học thuyết triết học nổi tiếng ở cả phương Đông và phương Tây như Hindu giáo và Phật giáo ở Ấn Độ, Thiên chúa giáo ở La Mã, Hồi giáo ở Trung Đông và Nho giáo ở Trung Quốc. Trong triết học Hy Lạp cổ đại, Platon đồng nghĩa luật tự nhiên với sự "công bằng" trong cách ứng xử của con người. Aristotle - học trò của ông - cho rằng trong tự nhiên đã có sẵn những quy luật, luật lệ và công lý mà con người phải tuân thủ khi hành xử cũng như khi xây dựng và thực thi pháp luật. Học thuyết luật tự nhiên sau đó được tiếp tục phát triển bởi một loạt nhà tư tưởng cổ và trung đại, bao gồm Thomas Aquinas, Francisco Suárez, Richard Hooker, Thomas Hobbes, Hugo Grotius, Samuel von Pufendorf, John Locke, Francis Hutcheson, Jean Jacques Burlamaqui, và Emmerich de Vattel, trong đó nổi bật nhất là Hugo Grotius và Thomas Hobbes. Tuy nhiên, luật tự nhiên không chỉ dừng lại ở những tư tưởng triết học. Những nguyên tắc của nó từ lâu đã được đề cập một cách hàm ý hay công khai trong các văn kiện pháp luật nổi tiếng của nhân loại về nhân quyền, bao gồm Bộ luật Hammurabi (1810 - 1750 TCN) ở Babylon; Đại Hiến chương Magna Carta (the Magna Carta, 1251) và Bộ luật về các quyền (the Bill of Rights, 1689) của nước Anh; Tuyên ngôn Độc lập (the Declaration of Independence, 1776) của nước Mỹ; Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân (the Declaration of the Rights of Man and of the Citizen, 1789) của nước Pháp… Những văn kiện này đều ghi nhận các quyền con người, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các mức độ và góc độ khác nhau, như là những quyền tự nhiên. Các văn kiện kể trên đồng thời được coi như là Hiến pháp (bộ luật Hammurabi), một cấu phần của Hiến pháp (Đại Hiến chương Magna Carta, 17
  18. Bộ luật về các quyền của nước Anh), hoặc tạo cảm hứng mạnh mẽ cho sự ra đời của Hiến pháp ở nhiều quốc gia (Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp). Không chỉ vậy, những tư tưởng về quyền tự nhiên của con người còn được thể hiện trực tiếp trong Hiến pháp của nhiều quốc gia. Tu chính án (điều sửa đổi, bổ sung) thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ có thể coi là một ví dụ điển hình cho việc đó. Theo Khoản 1 Điều này: Không một bang nào được ban hành hoặc thực thi bất cứ đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền bất khả xâm phạm của công dân Hoa Kỳ. Cũng không một bang nào có thể tước đoạt sinh mệnh, tự do hoặc tài sản của một cá nhân mà không theo một quy trình do luật định. Cũng không thể phủ nhận quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng của một cá nhân trong phạm vi thẩm quyền tài phán của bang đó [39]. Trong quy định này, các cụm từ "đặc quyền, quyền bất khả xâm phạm, sinh mệnh, tự do và tài sản" đều phản ánh ảnh hưởng của tư tưởng và lý thuyết về các quyền và luật tự nhiên. Một ví dụ điển hình nữa ở thời kỳ sau này đó là Hiến pháp Nam Phi 1996. Bản Hiến pháp này chứa đựng cả một Bộ luật Nhân quyền ở Chương II với những quy định cụ thể hóa Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền 1948, ngoài ra, nó còn có những quy định tuyên bố rõ ràng rằng luật tập quán quốc tế về nhân quyền sẽ được áp dụng ở Nam Phi. Những phân tích ở trên chứng tỏ rằng, tư tưởng về các quyền con người nói chung, các quyền tự nhiên của con người nói riêng không chỉ là nền tảng cho các cuộc cách mạng xã hội của nhân loại nhằm lật đổ ách thống trị chuyên chế, bất công, bắt đầu từ các chế độ chiếm hữu nô lệ, sang đến chế độ phong kiến, chế độ thực dân - đế quốc và cả các chế độ chuyên chế về sau này, mà còn có mối liên hệ rõ ràng và trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của Hiến pháp và chủ nghĩa Hiến pháp trên thế giới. 18
  19. Nhận định trên có thể chứng minh qua những kết quả nghiên cứu thực tiễn lịch sử lập hiến của nhân loại (nghiên cứu, phân tích các bản Hiến pháp đã được các quốc gia thông qua trên thế giới từ trước tới nay). Những nghiên cứu này, mặc dù kết quả có ít nhiều khác nhau, song đều cho thấy một xu hướng đó là: cùng với thời gian, các Hiến pháp trên thế giới ngày càng ghi nhận các quyền con người một cách rộng rãi và cụ thể hơn. Hai biểu đồ dưới đây cho thấy rõ điều đó: Biểu đồ 1.1: Số lượng các quyền được ghi nhận bởi Hiến pháp các quốc gia trong giai đoạn từ 1800 đến 2000 Nguồn: [44]. Theo biểu đồ trên, số lượng các quyền con người được các Hiến pháp trên thế giới quy định đã tăng liên tục từ không vào thời điểm năm 1800 đến trên 60 quyền vào thời điểm năm 2000. Số quyền này thậm chí đã vượt qua tổng số các quyền (theo cách tính của nhiều chuyên gia) được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế (hoặc mang tính quốc tế) tiêu biểu nhất về nhân quyền. Cụ thể xem bảng sau: 19
  20. Bảng 1.1: Số lượng các quyền được ghi nhận trong một số văn kiện quốc tế tiêu biểu về nhân quyền Tên văn kiện Số quyền Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân (Pháp, 1789) 13 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (1948) 34 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966) 34 Công ước châu Mỹ về nhân quyền (1969) 36 Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc (1981) 30 Nguồn: [11]. Từ một cách tiếp cận khác, biểu đồ dưới đây cho thấy nội dung của các Hiến pháp trên thế giới ngày càng tương thích hơn với những văn kiện quốc tế tiêu biểu về nhân quyền đã nêu ở bảng trên {tính từ trên xuống dưới, từ trái qua phải: Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân (Pháp, 1789); Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (1948); Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (1966); Công ước châu Mỹ về nhân quyền (1969) và Hiến chương châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc (1981)}. Biểu đồ 1.2: Mức độ tương thích giữa các Hiến pháp trên thế giới với các văn kiện quốc tế tiêu biểu về nhân quyền (xét trong giai đoạn từ 1800 đến 2000) Nguồn: [44]. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2