Lục Bình
lượt xem 6
download
Tặng ĐCG "Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi Thương những đời như lục bình trôi..." - Vũ Đức Sao Biển Gã đi lững thững qua con đường Lê Lợi, rồi quẹo sang Nguyễn Huệ, hướng ra Bến Tàu, đi mà không hề chú ý gì đến ngoại cảnh chung quanh (trên mặt đất- xin phép bạn cho tôi được mở ngoặc đơn). Vì gã còn bận ngước mặt ngó lên những vòm cây lá đang reo hát trên đầu, và vì đầu óc gã đang mơ màng băn khoăn với bao ý đồ sáng tác. Mùa mưa ở Sài...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lục Bình
- vietmessenger.com Nguyễn Thành Nhân Lục Bình Tặng ĐCG "Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi Thương những đời như lục bình trôi..." - Vũ Đức Sao Biển Gã đi lững thững qua con đường Lê Lợi, rồi quẹo sang Nguyễn Huệ, hướng ra Bến Tàu, đi mà không hề chú ý gì đến ngoại cảnh chung quanh (trên mặt đất- xin phép bạn cho tôi được mở ngoặc đơn). Vì gã còn bận ngước mặt ngó lên những vòm cây lá đang reo hát trên đầu, và vì đầu óc gã đang mơ màng băn khoăn với bao ý đồ sáng tác. Mùa mưa ở Sài Gòn đã sắp chấm dứt rồi, nhưng thỉnh thoảng trời lại trút một cơn mưa ào ạt. Như lúc sáng nay. Và sau mỗi cơn mưa, cây lá lại xanh ngắt, trẻ trung và mát mẻ. Gã đắm đuối nhìn những nhánh cong queo, những tàng lá đang đung đưa khẽ theo cơn gió chiều mát rượi, như thể đang đắm đuối nhìn một cô gái đẹp. Thỉnh thoảng, gã lại va phải một ai đó đi ngược chiều, hay bước bừa lên những vũng nước đọng chưa rút kịp ven đường. Lâu lắm rồi gã không có dịp để đi bộ chút chút cho giãn gân giãn cốt. Những vỉa hè trên mọi con đường Thành phố luôn luôn bị lấn chiếm bởi muôn vàn thứ linh tinh, chúng trở thành chỗ để phục vụ cho mọi nhu cầu, ngoại trừ nhu cầu đi tản bộ. Vâng, thì người ta vẫn có thể qua lại, tới lui. Nhưng người ta sẽ phải thường xuyên chú ý để khỏi va phải trăm thứ bà rằn, khỏi đâm xầm vào một người, một vật gì đó hiện ra trên khắp những quãng đường ngắn ngủi. Đi như thế có thể gọi là đi tản bộ lang thang? Có thể cho phép người ta thả hồn lơ mơ theo một dòng xúc cảm,hay quan trọng hoá hơn một chút- để tìm cấu tứ của một truyện ngắn hay bài thơ gì đó, như mục đích của gã hôm nay? Gã không phải là nhà văn nhà thơ gì cả. Nhưng gã mê văn thơ. Mê hơn mê - dàn bà đẹp, thế mới khổ thân cho gã chứ! gã mê ddọc cũng tương đương như mê viết. Đọc thì dễ quá, phải không? Chỉ cần có chút thì giờ và chút tình yêu chữ nghĩa, người ta có thể đọc bất cứ thứ gì, từ các tác phẩm hiếm quý cổ kính chỉ còn nằm trong các thư viện xưa ẩm mốc cho đến những cuốn truyện ba xu bán "xôn" trong những cửa hàng sách cũ. Viết thì khó hơn nhiều. Mà gã, ngoài chuyện khoái đọc, còn muốn viết, khát khao cái sự viết quá chừng. Khổ là lực lại bất tòng tâm. Gã cũng đã viết nhiều lắm rồi chứ, từ lâu lắm rồi chứ. Hồi đó, gã viết trên những cuốn vở học trò đen thui và ddôi khi lẫn lộn mấy sợi gỗ, sợi rơm còn sót lại, với
- một cây bút máy hiệu Hồng hà. Ôi, nhắc tới nó mà lòng gã bùi ngùi xúc động. Chiến hữu của ta ơi! Chiến hữu thân thương với một cái ngòi rè vì bị gã ấn quá mạnh trong bao cơn cảm xúc, với cái đuôi bút xác xơ vì hàng ngàn lần nằm giữa hai hàm răng của gã. Giờ thì khoẻ hơn, gã đã gác bút rồi. Gác bút - không phải quẳng bút nhé - vì bây giờ gã chỉ việc ngồi gõ lách cách trên cái bàn phím, và nếu cần, chỉ việc nhấn control+A rồi delete, là tất cả cái mớ ngôn từ lộn xộn vô giá trị làm gã điên tiết sẽ biến mất liền tù tì, không phải mất công vò xé mấy tờ giấy lem nhem vứt vào sọt rác, rồi lại phải mất công đi đổ rác sáng hôm sau. Vâng, nói có cây bút máy Hồng hà và cái computer đời 486 làm chứng, gã đã viết nhiều thật đó mà! Nhưng... hầu hết những gì gã viết đã bị thủ tiêu một cách tức tưởi hết mất rồi. Vì "lực bất tòng tâm" (hay "chí cao tài mọn" thì cũng thế!), xin bực mình nhắc lại! Giá có ai có câu biện bạch nào hay hơn xin làm ơn chỉ giúp, gã sẽ khấu đầu lạy tạ! "Lực" (hay tài) của gã, chủ quan mà nhận xét, giỏi lắm chỉ viết được dăm ba bài thơ con cóc tía, dăm chục trang truyện tếu thọc lét ngang hông người khác. mà "tâm" (hay chí) của gã, ôi, nó cao xa hoằng viễn quá xá quà xa. Gã hằng mơ mình viết được một tác phẩm để đời. Một, và chỉ một mà thôi, cũng hả lòng hả dạ lắm rồi! Cở như Gone With The Wind hay Whistling Hill vậy đó. Mười mấy năm cầm bút, rồi gõ phím của gã đã trôi sông đổ biển. Tuổi trẻ của gã đã bị phí hoài vì cái giấc mơ làm văn hào không đúng chỗ. Bạn bè xem gã là một tên điên khùng ba trợn, mắc bệnh vĩ cuồng. Từng người tình lần lượt bỏ gã ra đi "như những dòng sông nhỏ"! Vợ gã cũng đá gã ra lề đường để chạy theo một tay bụng phệ, ít mơ mộng mà có nhiều tiền vàng trong két sắt. Thật ra, gã có sống, có làm gì khác người đâu nhỉ! gã chỉ đam mê văn chương, mơ ước trong thầm lặng, chứ nào có ti toe hay khoe mẽ gì đâu. Dù sao, dù có bị ngộ nhận thế nào, gã vẫn còn yêu tha thiết chuyện văn chương, vẫn còn say sưa viết lách, dù ngày càng biết lượng sức mình. Giờ đây, gã đâu còn mơ hái một giải Nobel. Gã chỉ mong mình viết được những mẩu truyện ngăn ngắn, chân thật và giản dị. Vậy mà cả mấy tháng trời rồi, gã vẫn không thể viết được dòng nào. Văn hứng ngày xưa đã đưa gã bay bổng chín tầng mây, viết ào ào như nước lũ ngập tràn hàng chồng giấy, dù là viết toàn những dòng vô nghĩa tào lao, giờ cũng đã bỏ gã đi mất tiêu rồi. Lắm khi gã ước ao có lại những phút giây cảm hứng tuyệt vời ngày cũ. Chỉ viết khơi khơi, rồi viết xong có xé liệng, có đốt bỏ cũng được, cũng vui. Mà viết không ra chữ! Để gã phải lang thang đi rong tìm chút hồn văn trên mấy vỉa hè chật chội của Sài Gòn, như buổi chiều hôm nay vậy. Buồn bã, gã không thèm say đắm nhìn mây trời nữa mà cúi gằm đầu xuống đếm bước chân mình. Một cái vỏ lon bia tình cờ nằm lăn lóc kế bên chân gã, đang bực bội, gã ngứa chân sút một cái thật kêu vào nó. Nó bay lên, rồi cũng tình cờ hôn hơi mạnh vào một tà váy ngắn phía trước. - Thằng cha này!... Mù hả? Người con gái trẻ trợn mắt nhìn gã với vẻ căm thù. Chiếc váy của nàng đẹp thật, sạch sẽ thơm tho như thân hình nàng vậy. Nhưng tí bia còn sót trong lon và sình đất bám trên đôi giày gần há mõm của gã đã làm nó bớt sạch sẽ ít nhiều. Gã bừng tỉnh, ấp úng mấy lời xin lỗi lí nhí trong cổ họng. Nàng nguýt gã một cái thật dài rồi quay lưng ỏng ẹo bước đi. Gã thầm tạ ơn trời vì đã may mắn gặp phải một cô gái tương đối dịu dàng hiền thục! Dãy quán dọc bờ sông Sài Gòn nằm phơi mình trước gió. Đôi ba cặp tình nhân trẻ tuổi ngồi mê mải tâm tình, không buồn chú ý đến gã. Gã bước tới một cái bàn đặt sát bờ rào ven sông. Cô bé phục vụ đến bên bàn nhìn gã chờ đợi. Gã gọi một chai bia và một dĩa đậu phọng rang rồi nhìn hờ hững ra dòng sông đang chảy lặng lờ. Ngoài kia, trên dòng nước, những đám lục bình lềnh bềnh trôi, như đời gã, như đời của bao người, trôi mà chẳng biết về đâu, chẳng biết sẽ tấp vào cái xó xỉnh nào. Có khi nào chúng trôi được ra tới biển? Mà không đâu, bao nhiêu hóc hẻm bờ sông, bao nhiêu ngáng trở, cuối cùng sẽ giam lỏng chúng lại một nơi, gom chúng thành một đám bùng nhùng dính chặt vào nhau, giả sử có một bụi
- lục bình yêu tự do và khát khao biển rộng, chúng cũng không thể bứt thoát khỏi những bện đan chằng chịt của cộng đồng họ hàng bà con của chúng, chúng sẽ chết dí trong cuộc sống mòn dưới gầm cầu, bên những cột nhà sàn ổ chuột mà thôi - Gã tự hỏi thầm rồi tự đáp. Dù sao, lục bình ở dưới gầm cầu cũng có thể ra hoa mà, gã tự an ủi mình, rồi mỉm cười vu vơ, tự thưởng cho mình một ngụm bia. Đó là thơ chứ còn gì nữa, gã chợt vỗ - dùi hớn hở. Viết về ước mơ của đám lục bình, về cuộc đời của nó, về những bông hoa của nó, hẳn sẽ là một bài thơ chân thành và giàu sức sống. Một người chống nạng, trên tay cầm một xấp vé số tới mời gã. Gã thò tay vào túi, móc ra một mớ giấy bạc nhăn nheo, nhàu nát. Gã không nhìn lên, khẽ nói: - Anh chọn cho tôi hai tấm đi, xong rồi giữ luôn. Tặng anh đó. Hy vọng anh sẽ trúng, và sẽ kiếm được công việc khác khoẻ hơn chút đỉnh. Im lặng. Người ddàn ông bán vé số đứng nhìn gã đăm đăm, trên nét mặt có cái gì đó là lạ, nửa tin nửa ngờ, nửa muốn hỏi nửa e dè. Gã ngạc nhiên, ngẩng lên nhìn lại anh ta. Nét mặt này gã đã gặp ở đâu mà, trông quen lắm. Cái chân này! Lính thì phải rồi, nhưng tên gì, ở đại đội nào cà? Trí nhớ của mình coi bộ hay đi lạc quá, gã nhủ thầm. Người ddàn ông bật lên tiếng: - Xin lỗi, anh là anh Bình, trước ở C8, D2 phải không? - Phải, vậy còn anh là... Gã sực nhớ ra. Trời đất, thằng Phi! Thằng em trong tiểu đội, vậy mà gã lại không nhận ra nó, thật là tồi tệ. Gã đứng bật dậy, ôm chầm lấy vai anh ta, nghẹn ngào. - Phi, mày còn sống hay sao! Tao mừng quá, Phi ơi! Gã kéo chiếc ghế ra, đẩy nhẹ người bạn lính ngồi xuống rồi hét to gọi cô bé phục vụ: - Lấy bia đi cháu gái! Gã quay sang người ddàn ông bán vé số, giờ là Phi, vẫn còn run run xúc động: - Tao không nhớ ra kịp, mày đừng buồn. Mày vào có mấy tháng rồi sau trận đó mất tích luôn, anh em tưởng mày chết mất xác rồi...Mừng thiệt đó, Phi à! Phi cúi xuống cười buồn: - Hôm đó, đại đội mở đường máu rút, em còn kẹt lại vì sợ quá, không dám chui ra khỏi cái hố mèo. Đến lúc địch rút, mò ra thì đơn vị đã đi khỏi đó lâu rồi. Em đi lạc sang đoàn 7704 rồi ở đó luôn cho đến lúc bị thương, được đưa về nước. Gã nhìn Phi trân trối, rồi đưa tay bóp nhẹ vai của anh ta. Trong khoảnh khắc, trận đánh ngày hôm ấy quay trở về trong ký ức gã... Lúc đó, Phi là lính của tiểu đội gã. Nó là lính đầu 1985, mới về đơn vị khoảng vài ba tháng. Gã cưng nó lắm, vì nó trắng trẻo thư sinh và hiền như con gái, ai nói gì cũng chỉ cười cười vâng dạ. Hôm đó, vì mê truy kích địch, đại đội gã thọc quá sâu vào đất Thái. Đến lúc lính biên phòng Thái từ các chốt gần đó tăng viện nổ pháo tấn công, đại đội mới biết mình đã sang đất Thái quá xa. Đại đội trưởng vội ra lênh lui lại cố thủ, đợi ddến tối rút về lại đất K. Cầm cự đến sụp tối thì đơn vị đồng loạt nổ súng uy hiếp để mở đường rồi rút dần dần. Ra khỏi tầm pháo địch, điểm quân số lại thì không còn Phi nữa. Trận
- đó có bốn người bị thương, và Phi mất tích. Ai cũng cho là nó đã bỏ thây bên Thái rồi. - Mày bị thương năm nào? - Cuối 86 anh à. Gã nhìn xuống chân Phi, một bên đã cưa tới gối. - Đạn nhọn hay mìn cóc? - Dạ mìn anh. - Thôi, còn mạng là may rồi. Vậy giờ mày sống ở đâu? - Em ở bên nhà vợ, quận 2 đó. Vợ em nhận may gia công ở nhà, bữa nào rảnh anh ghé nhà em nhậu chơi nghe. - Vậy sao mày không ở nhà phụ vợ mà ddi vầy cho cực? - Dạo này ít hàng anh à. Ráng đi bán kiếm thêm chút đỉnh. - Ờ, con cái gì chưa? - Dạ hai đứa anh, con trai hết, thằng lớn tám tuổi, thằng nhỏ ba tuổi... Còn anh? - Ừm, tao hả... Giờ thì lông bông, trước đây có vợ nhưng chia tay rồi, chưa có con. Gã nâng lỵ - Thôi, cụng ly đi. Mừng cho mày, vợ chồng có hạnh phúc không? - Dạ, vợ em thương em lắm anh à. Chị của cổ làm hộ lý trong quân y viện 175, cổ hay vào thăm chị, rồi riết hai đứa em quen nhau, thương nhau. - Ờ, hay nhỉ... Gã nhìn đám lục bình tấp dưới chân kè ddá lúc nãy. Sóng đã đẩy chúng về phía dưới xa hơn, và dường như chúng đã dầy hơn do tụ họp với nhiều đám khác. Con nước ròng ngày càng xuống thấp, trôi xuôi ra mé cửa biển. Cuộc sống có bao nhiêu điều kỳ lạ, bất ngờ! Cái thằng tưởng đã bỏ xác đất người giờ đây lại sống tương đối êm đềm hạnh phúc, dù còn cơ cực. Hay thiệt đó. Gã ngẫm nghĩ rồi bật cười to. - Anh bây giờ làm gì? - Làm nhà nước. Cũng nhàn, có điều không khá được. - Hơi đâu lo anh. Hồi xưa anh em mình cơm muối mà vẫn khoẻ khoắn yêu đời đó thôi. Ăn thua ở mình, biết chấp nhận cuộc sống là ddược mà. - Ờ, phải đó. Mày cũng đã chững chạc, trưởng thành nhiều rồi. Hổng còn là thằng Phi ngỗng đực hồi nào nữa há. Phi nè, mày thử nhìn cái đám lục bình kia xem. Mày biết nó giống cái gì hôn? Nó giống như anh em mình vậy đó. Trôi nổi dòng đời, ngẫu nhiên tụ họp, rồi cách xa nhau, rồi lại ngẫu nhiên tụ họp. Ha ha, thú vị chứ, phải không?
- Gã vỗ vai Phi. Cả hai cười ha hả. Tiếng cười vang trên sóng nước, lan xa. Tháng 11/2002 This post was typed, scanned and proofed by vm staff and members. If you use our source on your website please give us credit and link back to vietmessenger.com. Please do not copy our source for commercial purposes. Much thank. Hết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hội thảo quốc gia: Nguồn nhân lực và phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
21 p | 224 | 33
-
Lục Bình Tím
120 p | 111 | 7
-
Lục Bình Trôi
3 p | 89 | 4
-
Đêm Nghe Lục Bình Trôi
5 p | 65 | 4
-
Ăn lục bình
6 p | 71 | 3
-
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch tỉnh Bình Định
14 p | 5 | 3
-
Đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 3 | 3
-
Đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình
9 p | 7 | 3
-
Kinh nghiệm phát triển nhân lực du lịch nông nghiệp trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 cho huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
8 p | 6 | 3
-
Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực và kỹ thuật cho đội tuyển futsal nam Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho đội tuyển Karatedo nam trường THPT Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, thành Hố Hồ Chí Minh
7 p | 49 | 3
-
Hoa Lục Bình
2 p | 91 | 3
-
Truyện ngắn Hoa Lục Bình
152 p | 69 | 3
-
Lục Bình Trên Sông
10 p | 65 | 2
-
Các bài tập nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên học môn Cầu lông tại trường Đại học Y Dược Thái Bình
6 p | 7 | 2
-
Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh Bình Dương
15 p | 4 | 1
-
Đánh giá hiệu quả một số bài tập phát triển thể lực cho nam học sinh khối 8 trường THCS Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận
4 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn