intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lực hấp dẫn Trái Đất khiến Mặt Trăng biến dạng

Chia sẻ: Ha Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

51
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ phát hiện Trái Đất có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành bề mặt của Mặt Trăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lực hấp dẫn Trái Đất khiến Mặt Trăng biến dạng

  1. Lực hấp dẫn Trái Đất khiến Mặt Trăng biến dạng Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ phát hiện Trái Đất có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành bề mặt của Mặt Trăng. Các nhà khoa học cho rằng lực hấp dẫn của Trái Đất cổ đại đã khiến cho Mặt Trăng bị biến hình, làm cho khu vực gần xích đạo của Mặt Trăng bị phình lên. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mặt xa của Mặt Trăng vẫn là nơi rất thần bí. Khác với mặt gần của Mặt Trăng, mặt xa của Mặt Trăng có rất ít bình nguyên núi lửa và cao hơn so với mặt nước biển, thậm chí một số khu vực cao tới hàng chục ngàn mét. Theo các nhà khoa học sở dĩ mặt xa của Mặt Trăng có độ cao như vậy là do sự tác động của Trái Đất, cụ thể là do lực hấp dẫn của Trái Đất gây ra. Khi Mặt Trăng hình thành cách ngày nay hơn 4 tỷ năm, trước khi hạt nhân của Mặt Trăng đông kết lại, bề mặt của Mặt Trăng là một biển mắc ma. Trong giai đoạn này lực hấp dẫn của Trái Đất đã làm cho bề mặt của Mặt Trăng bị biến dạng.
  2. Nguyên lý này giống như hiện tượng thủy triều trên bề mặt Trái Đất do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra. Hiệu ứng nhà kính là gì Sự nóng lên toàn cầu là sự tăng nhiệt độ trên mặt Trái đất do sự thải khí cacbonic và các khí khác vào khí quyển đã vô ý thức làm thay đổi khí hậu trên toàn cầu. Sự nóng lên chung của hệ thống tạo bởi Trái đất và khí quyển do hiện tượng mà người ta gọi là hiệu ứng nhà kính giống như hiện tượng xảy ra trong các nhà kính ở các nước ôn đới dùng để trồng các cây không chịu được lạnh và trong đó nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bên ngoài. Khí quyển tác động như một nhà kính. Một số khí, kể cả hơi nước có trong khí quyển, mà người ta gọi là các khí có hiệu ứng nhà kính ngăn cản năng lượng
  3. bức xạ từ mặt Trái đất quay trở lại vũ trụ. Điều này làm nhiệt độ trên mặt trái đất cao hơn khoảng 33oC nhiệt độ mà nó có nếu như không có khí quyển (nhiệt độ trung bình của mặt đất là 15oC, và nếu không có khí quyển thì nhiệt độ đó sẽ là - 18oC) và tạo ra những điều kiện không thể thiếu được để giữ cho sự sống trên Trái Đất được như ngày nay. Bốn khí chủ yếu có hiệu ứng này là cacbonic (CO2), metan (CH4), các hợp chất clorofluoroacbon (CIFC5) và oxit nitơ (N2O). Nồng độ của chúng trong khí quyển tăng nhanh nhất là trong 50 năm trở lại đây do những hoạt động của con người và đặc biệt là do việc dùng các nhiên liệu mỏ và do đó hiệu ứng nhà kính tăng lên một cách đáng lo ngại. Năng lượng mặt trời đến trái đất dưới dạng sóng ngắn. Một phần bức xạ được bề mặt trái đất, khí quyển phản xạ trở lại vũ trụ. Phần còn lại sưởi ấm bền mặt trái đất. Trái đất cũng phát ra các sóng hồng ngoại. Các sóng này lại được các khí nhà kính như khí cacbonic, metan, ozone, hơi nước…giữ lại và duy trì nhiệt độ cho bầu khí quyển . Hiện tượng này gọi là hiệu ứng nhà kính. Tổng cộng, trái đất hấp thu năng lượng tương đương với 3 triệu tấn dầu đốt mỗi năm. Hiện nay, hiệu ứng nhà kính đang làm cho trái đất nóng lên và hậu quả của n ó là : Băng 2 cực tan, mực nước biển dâng cao và hiển nhiên, một khu vực đất  liền bị chìm. Các điều kiện sống của sinh vật bị thay đổi .  Khí hậu trái đất bị biến đổi.  Xuất hiện nhiều loài bệnh mới  Nguyên nhân: Do sự gia tăng đáng kể lượng khí nhà kính. Đó là: Khí cacbonic: do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ… hay do đốt gỗ, củi và các chất thải trong chế biến nông sản.
  4. Khí metan: sản phẩm của quá trình phân hủy chất hữu cơ có trong các chất thải nông nghiệp, quá trình xử lý chất thải và khai thác nhiên liệu hóa thạch. Oxit nitơ( đặc biệt N2O) : sinh ra do các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp sản xuất một số loại axit. Lý giải thành công bí ẩn 100 năm về ánh sáng bằng thí nghiệm Từ đầu thế kỷ 20, các nhà vật lý đã biết được rằng ánh sáng có xung lượng thông qua thí nghiệm áp suất ánh sáng của Lebedev năm 1899, nhưng cách thức mà xung lượng biến đổi khi ánh sáng truyền qua các môi trường khác nhau vẫn chưa được lý giải rõ ràng và được coi là một bí ẩn của thế kỷ. Hai lý thuyết đối nghịch nhau về thời gian đã dự đoán một cách chính xác hiệu ứng đối nghịch đối với ánh sáng tới một lớp điện môi: một giả thiết nó đẩy bề mặt theo chiều di chuyển của ánh sáng; một lý thuyết khác lại giả thiết việc nó kéo bề mặt về phía nguồn phát của ánh sáng. Sau 100 năm đối nghịch, một nhóm nhà vật lý thực nghiệm ở Trung Hoa tin rằng cuối cùng họ đã tìm được lời giải chính xác. Weilong She cùng các cộng sự ở Đại học Tôn Dật Tiên (Quảng Châu, Trung Quốc) đã nghiên cứu hiệu ứng ánh sáng tại lớp chuyển tiếp giữa không khí và sợi silica và họ đã phát hiện được rằng ánh sáng tác dụng một lực đẩy lên bề mặt (xem chi tiết trong bài báo đăng trên Phys. Rev. Lett. 101 (2008) 101243601), mà như lời của người phản biện Ulf Leonhardt (một nhà vật lý quang học ở Đại học St. Andrews,
  5. Vương quốc Anh) thì “Bài báo này là một công trình đẹp đẽ và có thể trở thành một trong những công trình kinh điển cho lý thuyết xung lượng ánh sáng”. Các tác giả đã giả thiết rằng phát hiện này có thể lát đường cho những ứng dụng mới ví dụ như là phản ứng nhiệt hạch hiệu suất cao sử dụng ép nén laser. Nhà vật lý người Đức Hermann Minkowski đã giả thuyết năm 1908 rằng xung lượng của ánh sáng tỉ lệ thuận với chiết suất vật liệu và năm tiếp theo đó, một nhà vật lý Đức khác là Abraham đã giả thiết ngược lại rằng xung lượng tỉ lệ nghịch với chiết suất. Và người ta đã tiên đoán rằng sự tranh luận này chỉ có thể được giải quyết bằng thực nghiệm nhưng có một thực tế hiển hiện rằng rất khó để ghi lại xung lượng của ánh sáng trong một chất điện môi. Trong những năm 70 của thế kỷ 20, dường như bí ẩn này đã được giải quyết bằng một thí nghiệm đơn giản bao gồm một lớp tiếp xúc không khí – nước. Sự chuyển hóa xung lượng đi đến một kết luận là nếu Abraham đúng, mặt nước sẽ bị nén đi một chút khi tia sáng truyền qua, nhưng nếu Minskowski đúng thì mặt nước sẽ bị lồi ra. Sự lồi đã được chứng tỏ và Minkowski đã được công bố là người chiến thắng. Nhưng thật không may, vào cuối năm đó, các phân tích chi tiết hơn đã chỉ ra rằng sự lồi ra trong thí nghiệm trên lại là hiệu ứng không có liên quan đến các tính chất quang học và nó lại một lần nữa tạo ra một cuộc tranh cãi quyết liệt. She cùng các cộng sự cuối cùng đã vượt qua những khó khăn này bằng cách thay thế mặt nước bằng một sợi silica kích thước nanomet. “Chúng tôi trình bày quan sát trực tiếp lực đẩy trên bề mặt sau của sợi silica tác dụng bởi sáng sáng truyền ra” – She nói. Với kết quả này, Abraham đã được công bố là người chiến thắng mới và xung lượng của ánh sáng tỉ lệ thuận trực tiếp với vật liệu mà nó truyền qua. “Thí nghiệm đã miêu tả một hình thức hiện đại của một vấn đề đẹp đến đơn giản” – Leonhardt nói. Một ứng dụng có thể bật lên từ kiến thực này là một kỹ thuật chính xác hơn cho lò phản ứng cầm tù quán tính nhờ laser: một phương pháp sản suất năng lượng phản ứng bằng cách ép một “viên thuốc con nhộng” nhiên liệu để tạo ra mật độ cao. Một
  6. loạt các tia laser không kết hợp đến từ một quả cầu điện môi trong suốt đặt trong chân không sẽ khiến cho nó bị co lại dưới áp suất và tạo ra phản ứng hạt nhân. Mansud Mansuripur ở Đại học Arizona, Hoa Kỳ đã nhận ra ưng thế của áp suất bức xạ cho lò phản ứng cầm tù quán tính nhưng ông cũng cảnh báo rằng She và các đồng nghiệp mới chỉ xem xét áp suất bức xạ điện từ mà đã bỏ qua các tác động của lực cơ học. “Một lượng chính xác cho biến dạng sợi silica trong thí nghiệm sẽ cần thiết cho việc cân bằng xung lượng” – Mansuripur nói.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
30=>0