intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo! - Phần đầu

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

92
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm học mới vừa bắt đầu mà bạn đã bị cô giáo “mắng vốn”? Hay bạn lo lắng rằng con mình, với cái tính Con không chịu chia sẻ bướng bỉnh của bé, sẽ khó hòa nhập được trong môi trường mới? Vậy tại sao lại không cùng Webtretho “học lỏm” vài chiêu từ chính các giáo viên mầm non để phụ giúp các cô trong việc đưa những “siêu quậy” nhà mình vào khuôn khổ nhỉ?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo! - Phần đầu

  1. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo! - Phần đầu Năm học mới vừa bắt đầu mà bạn đã bị cô giáo “mắng vốn”? Hay bạn lo lắng rằng con mình, với cái tính Con không chịu chia sẻ bướng bỉnh của bé, sẽ khó hòa nhập được trong môi trường mới? Vậy tại sao lại không cùng Webtretho “học lỏm” vài chiêu từ chính các giáo viên mầm non để
  2. phụ giúp các cô trong việc đưa những “siêu quậy” nhà mình vào khuôn khổ nhỉ? Giáo viên mầm non thường rất tài trong việc dạy trẻ con tính độc lập, hợp tác, kiên nhẫn, và tự chủ. Vì sao? Vì họ đã phát triển được cả một kho chiến thuật để đối phó với trẻ em với những cá tính khác nhau; và họ không bị theo sai lầm “chiều con” của mẹ. Dưới đây là một vài lời khuyên của họ - đã được áp dụng trong lớp học - để giải quyết các vấn đề hành vi phổ biến như làm sao để trẻ nhỏ chịu lắng nghe, chia sẻ, và nhiều hơn thế nữa. 1. "Con tôi cứ ầm ĩ cả lên mỗi khi bạn muốn cùng chơi đồ chơi của cháu.” Hãy để bé giấu đi món đồ chơi yêu thích nhất. Tình trạng ầm ĩ kia xảy ra khi một đứa trẻ cảm thấy bé không thể kiểm soát được tình hình. Vậy nên bạn có thể cho phép con mình “giấu đi” vài món đồ chơi mà bé yêu thích nhất trước khi để các bé cùng chơi với nhau. Như thế, con bạn sẽ cảm thấy mình có chút quyền lực, và bé sẽ sẵn sàng chia sẻ hơn.
  3. Làm gương. Khi hai đứa trẻ trong lớp giành nhau một món đồ chơi, Deborah Field - một giáo viên mầm non tại Massachusetts - đã bảo chúng rằng, “Thật ra, đó là đồ chơi của cô, nhưng cô sẽ để các con thay phiên nhau chơi vì điều đó làm cô thấy vui.” Tương tự đó, Deborah đề nghị bạn cũng có một thứ gọi là “đồ chơi của Mẹ”, một chiếc xe đồ chơi chẳng hạn. Nếu con bạn nhất định không chịu cho bạn mình chơi cùng, hãy vui vẻ đề nghị bạn của bé chơi món đồ chơi dự phòng “của Mẹ”. Con bạn sẽ học được cách chia sẻ từ những hành động như thế. Mưa dầm thấm lâu. Bạn hãy lấy vài tờ giấy trắng, gấp lại và làm thành một quyển sách tranh. Trang đầu tiên sẽ thể hiện cảnh con bạn không chịu chia sẻ, và bạn của bé thì nhăn nhó không vui. Những trang tiếp theo sẽ cho bé xem các lựa chọn như đề nghị một món đồ chơi khác, hoặc thay phiên nhau chơi chẳng hạn. Trang cuối cùng sẽ là hình ảnh đám trẻ hòa thuận và vui vẻ cùng chơi với nhau. Hãy đọc nó mỗi ngày, như thế sẽ giúp bé hiểu được mình nên cư xử như thế nào, và bé sẽ mau chóng tự có những lựa chọn đúng đắn.
  4. 2. "Con tôi thường xuyên lo ra và dường như chẳng tập trung xem sách truyện gì cả.” Hãy để ý thời gian. “Đừng cố bắt bé phải đọc sách ngay sau khi đi học về, khi bé cần có thời gian để nghỉ ngơi,” đó là lời khuyên của Kelly Pfau, một giáo viên mầm non ở North Carolina. Thay vào đó, hãy để dành giờ đọc sách khi bé cảm thấy khỏe khoắn và thoải mái hơn, như sau giờ ngủ trưa hay trước khi đi ngủ chẳng hạn. Khiến nó thật vui thú. Trẻ con thường sẽ rất thích khi bạn làm cho câu chuyện trở nên sống động hơn. Vậy nên, sao bạn không thử thay đổi cách kể chuyện của mình nhỉ? Hãy thử làm hai con rối đơn giản và dùng những giọng khác nhau cho những nhân vật khác nhau để kể chuyện cho bé xem. Chọn sách đúng độ tuổi. Hãy chắc rằng những quyển sách không quá lớn hay quá nhỏ đối với con của bạn. Hãy tìm
  5. những quyển sách có nhiều hình minh họa nhiều màu sắc sặc sỡ, vui nhộn. 3. “Con tôi cứ bám lấy mẹ mọi lúc mọi nơi.” Đi trước một bước. “Chúng tôi yêu cầu bố mẹ của đứa trẻ đặc biệt nhút nhát và hay xấu hổ đưa bé đến sớm hơn một chút so với các bé khác,” Field - một cô giáo mầm non - nói. “Được cùng bố mẹ đến sớm một chút, trước khi lớp học đông đủ sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái hơn, thậm chí có thể sẽ chủ động chơi cùng một bạn khác nữa ấy chứ.” Chiến thuật này cũng có thể áo dụng trong những sự kiện xã hội. Dỗ dành. Nếu con bạn không chịu buông mẹ ra khi hai mẹ con ra sân chơi chẳng hạn, hãy từ từ hướng bé đến chỗ chiếc cầu tuột, hố cát, các khối xếp hình hay thứ gì đó mà bé thích. Sau đó chính bạn hãy chọn lấy một khối xếp hình hay một cái xẻng xúc cát. “Khi thấy mẹ ‘vào cuộc’, bé có thể cũng sẽ muốn tham gia,” đó là kinh nghiệm của
  6. Kimberly Patterson, giáo viên mầm non tại St. Louis. “Và một khi bé đã tiến tới, mẹ hãy từ từ lùi lại.” Đừng nôn nóng. Hãy tôn trọng tính cách và tâm lý của con mình. Bắt con phải tham gia khi bé cảm thấy không thoải mái có thể sẽ rất phản tác dụng. Bạn phải học cách chấp nhận rằng với con mình, việc quan sát điều mà những trẻ khác đang thực hiện cũng thú vị như trực tiếp tham gia vậy. 4. "Con tôi muốn mọi thứ ‘ngay lập tức’ và không chịu kiên nhẫn gì cả.”
  7. Hãy làm bé xao lãng. Đối với một bé mẫu giáo, hãy “lợi dụng” sự tập trung ngắn hạn của bé. Với trẻ 2 tuổi, thứ gì đó có thể dường như cực kỳ khẩn cấp, nhưng một khi bạn đã làm bé xao lãng bằng một bản nhạc, món đồ chơi hay món snack yêu thích, bé sẽ có thể quên cái việc “khẩn” kia ngay lập tức. Con chẳng kiên nhẫn gì cả (Ảnh: Inmagine) Giúp con hiểu về thời gian. Tuy vậy, bạn không thể bắt đứa con 3-4 tuổi của mình quên điều bé muốn một cách dễ dàng. Bé cũng chưa sẵn sàng để tiếp nhận những khái niệm như, “Hai giờ nữa mình sẽ đến nhà bạn của con.” Thay vào đó, hãy chuyển thời gian thành những đơn vị mà bé có thể liên hệ được, chẳng hạn như khoảng thời gian mà hai mẹ con thường chơi ngoài sân chơi. Còn nếu là vấn đề về ngày hay tuần, hãy cùng bé gạch đi mỗi ngày trên tờ lịch để bé có thể thấy tận mắt thời gian trôi qua thế nào.
  8. Giúp con biết chấp nhận chờ đợi. Một điều rất quan trọng mà con bạn phải học là bé không thể có mọi thứ vào ngay thời điểm mà bé đòi hỏi. Thường xuyên nhắc lại câu thần chú (“Mẹ rất tiếc, con yêu, nhưng con phải chờ đến ngày mai mới được mở quà cơ”) sẽ giúp bé dần dần chấp nhận sự thật đó. Và khi cái thời điểm xiết bao mong chờ ấy cuối cùng cũng đến, đừng quên khen ngợi con bằng cách nói, “Chà, con thật là kiên nhẫn, con của mẹ thật giỏi.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2