Lực tài trợ nội tại - giải pháp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong giai đoạn khung hoảng kinh tế
lượt xem 3
download
Bài viết tập trung phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 đến chính sách tín dụng của hệ thống ngân hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó, giới thiệu giải pháp về lực tài trợ nội tại và cách thức tối ưu hóa tỷ lệ tăng trưởng từ lực tài trợ nội tại SFGR nhằm giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn về vốn trong quá trình tăng trưởng và phát triển.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lực tài trợ nội tại - giải pháp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong giai đoạn khung hoảng kinh tế
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LỰC TÀI TRỢ NỘI TẠI - GIẢI PHÁP CHO SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN KHUNG HOẢNG KINH TẾ INTERNAL FINANCING POWER – A SOLUTION TO CORPORATE GROWTH IN A PERIOD OF ECONOMIC CRISIS TS. Nguyễn Thanh Liêm, ThS. Trần Thị Ngọc Vỹ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế. Doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển khi thiếu vốn. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận được nguồn vốn cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Bài báo tập trung phân tích tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 đến chính sách tín dụng của hệ thống ngân hàng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Trên cơ sở đó, giới thiệu giải pháp về lực tài trợ nội tại và cách thức tối ưu hóa tỷ lệ tăng trưởng từ lực tài trợ nội tại SFGR nhằm giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn về vốn trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Từ khóa: khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính, lực tài trợ nội tại, tỷ lệ tăng trưởng từ lực tài trợ nội tại, thắt chặt tín dụng, sự tăng trưởng của doanh nghiệp. ABSTRACT Capital is an essential element to corporate performance in different economic sectors. Businesses are unable to survive and grow when going short of capital. However, businesses are not always able to attract enough capital to finance their operation, especially in the period of financial crisis and economic recession with credit squeeze. The paper focuses on analyzing the severe impact of world financial crisis in 2008 on banks’ credit policies and companies’ business performance in both domestic and international markets. Based on this, the paper introduces one solution related to internal financing power and self-financeable growth rate (SFGR) with the aim to help companies grow sustainably without relying too much on bank financing. Keywords: economic crisis, financial crisis, internal financing power, self-financeable growth rate, credit squeeze, company growth. 1. Đặt vấn đề ngại rủi ro do diễn biến thị trường khó dự báo Để tài trợ cho sự tăng trưởng, doanh sau khủng hoảng. Chính điều này, làm cho các nghiệp (DN) có thể huy động các nguồn lực DN rơi vào tình huống là không tìm ra nguồn bên trong (chủ yếu là ngân quỹ hoạt động) và để tài trợ cho nhu cầu vốn luân chuyển để duy bên ngoài (vốn vay và vốn chủ sở hữu). trì và ổn định hoạt động trở lại. Việc sử dụng vốn vay có thể gia tăng rủi ro Trong khi đó, việc tài trợ cho tăng trưởng cho DN vì áp lực thanh toán các khoản vay đến bằng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào sức mạnh hạn khi hoạt động kinh doanh không thuận lợi. tài chính của những người chủ DN. Câu hỏi đặt Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, ra là liệu họ có đủ tiềm lực tài chính để tài trợ việc tiếp cận các khoản vay là vô cùng khó cho DN? Nếu tiềm lực tài chính mạnh, liệu họ khăn khi hệ thống ngân hàng đồng loạt thắt có sẵn lòng đầu tư cho sự tăng trưởng của DN chặt tín dụng. Ngay cả khi nền kinh tế có dấu hay không? Thêm vào đó, tài trợ cho sự tăng hiệu phục hồi, các tổ chức tín dụng vẫn không trưởng bằng việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho DN vay vốn để khôi đến sự chuyển đổi trong cấu trúc sở hữu không phục hoạt động sản xuất kinh doanh vì tâm lý e 338
- HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) mong đợi đồng thời làm phát sinh thêm chi phí rằng trong nhiều trường hợp, sự tăng trưởng cho tổ chức. cần được tài trợ bằng ngân quỹ tạo ra từ hoạt Ngoài ra, vốn chủ sở hữu được xem như động. Nói cách khác, nên tài trợ cho sự tăng lớp đệm an toàn để đảm bảo rằng các hợp đồng trưởng bằng lực tài trợ nội tại được quyết định vay mượn có thể được thanh toán vào thời thông qua tỷ lệ tăng trưởng từ lực tài trợ nội tại điểm khó khăn. Khủng hoảng tài chính có SFGR (self-financing growth rate). Bài báo sẽ khuynh hướng làm cạn nguồn vốn chủ của DN tập trung làm rõ những vấn đề sau: tác động trong khi nợ vẫn giữ cố định. Khi lượng vốn của khủng hoảng tài chính thế giới (2008) đến chủ giảm đi, đòn bẩy tài chính tăng lên và các chính sách cho vay của hệ thống ngân hàng hợp đồng vay mượn trở nên rủi ro hơn. Chủ nợ trên bình diện quốc tế và trong nước, từ đó làm sẽ yêu cầu mức lãi suất cao hơn để bù đắp rủi rõ vai trò của lực tài trợ nội tại đối với sự tăng ro mà họ có thể gặp phải (Levital, 2008). Trên trưởng của DN thông qua SFGR. cơ sở cân nhắc những vấn đề trên, có thể thấy Hình 1: Tác động của khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính đến vốn luân chuyển của doanh nghiệp [9] 2. Khủng hoảng kinh tế và chính sách tín 2.1. Khủng hoảng kinh tế thế giới và chính dụng của hệ thống ngân hàng sách tín dụng của hệ thống ngân hàng quốc Dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tế hệ thống ngân hàng trong nước và quốc tế đều Khủng hoảng kinh tế thế giới thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng dù ở Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ, mức độ khác nhau, dẫn đến khó khăn cho hoạt sau đó lan rộng toàn cầu năm 2008, kéo theo sự động sản xuất kinh doanh của cộng đồng DN, sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính cụ thể là những DN lệ thuộc chủ yếu vào dòng khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo. vốn từ ngân hàng. Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính 339
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất ngoài và nội địa được xem như là nguồn tài trợ tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng chủ đạo cho sự tăng trưởng của DN ở các nước phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là đang phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu khủng hoảng, cả ngân hàng nước ngoài và Âu vào thế nguy hiểm. trong nước đều cắt giảm việc cho vay dù ở Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi những mức độ khác nhau (Fungácová et al., điểm cho quả bong bóng tại thị trường nhà đất. 2011). Các ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều hơn Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản ít bởi khủng hoảng tài chính đều từ chối đáng mà không quan tâm tới khả năng chi trả của kể các hợp đồng vay vốn (Puri et al., 2010). khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ Trên cơ sở nghiên cứu động thái cho vay ở USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 350 ngân hàng tại Mỹ trong giai đoạn từ 1997 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo đến 2009 để tìm hiểu về sự thay đổi mức lãi ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một suất cho vay và cung tín dụng trong giai đoạn nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay khủng hoảng tài chính, Kwan (2010) đã đi đến với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. kết luận biên lãi cho vay trung bình năm 2009 Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu cao hơn giai đoạn 1997-2008 là 61 điểm và cao có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm. hơn năm 2008 là 71 điểm. Ngoài ra, kết quả Trước tình hình trên, các ngân hàng, công nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong suốt giai ty bảo hiểm, tổ chức tài chính... đã mua lại các đoạn khủng hoảng tài chính, ngân hàng giảm hợp đồng thế chấp và biến chúng thành tài sản mức chiết khấu trên qui mô của các khoản cho đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị trường. vay, đồng thời tính thêm chi phí cho rủi ro và Loại sản phẩm phái sinh này được xếp hạng áp đặt thêm phụ phí cho các khoản vay không cao (AAA) bởi Moody’s, Standard & Poor’s thực hiện theo cam kết. Biên lãi tín dụng trung (S&P) và Fitch làm cho các nhà đầu tư tin rằng bình của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu hầu như không có mất mác khi đầu tư. Cuối tăng mạnh trong và sau giai đoạn khủng hoảng cùng, hàng trăm tỷ chứng khoán đảm bảo bởi tài chính (hình 2). Ngoài ra, các ngân hàng tài sản này trở nên không có giá trị (De Bondt, trong giai đoạn khủng hoảng đã áp dụng các 2010). Sự sụp đổ trong lĩnh vực này đã tạo ra hợp đồng cho vay với các điều khoản chặt chẽ hiệu ứng sụp đổ dây chuyền và khiến rủi ro bị hơn (Murfin, 2012). đẩy lên cao hơn. Những bất ổn từ hoạt động Thắt chặt tín dụng cũng là xu hướng chung cho vay dưới chuẩn khiến giá nhà sụt giảm ở các nước Châu Âu trong và sau giai đoạn mạnh, thị trường nhà đất đóng băng. Cuộc khủng hoảng tài chính. Theo khảo sát của tổ khủng hoảng từ đó lan từ thị trường bất động chức Ifo Institut vào tháng 9 năm 2009, 43.7% sản sang thị trường tín dụng và cuối cùng dẫn trong tổng số 4000 DN được hỏi ý kiến cho đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang biết các ngân hàng đã hạn chế việc cấp tín nhiều nước châu Âu, khiến nhiều công ty lớn dụng. Con số trên năm 2008 là 28.7%. Số liệu phá sản. từ Ngân hàng trung ương Châu Âu và hiệp hội Chính sách tín dụng của các ngân hàng trên Kiel cũng cho thấy tổng mức tín dụng ở 16 thế giới nước Châu Âu đã giảm mạnh vào tháng 6 năm 2009. Các khoản cho vay DN giảm 35 tỷ Euro Cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động so với tháng trước. Đây là đợt giảm mạnh nhất mạnh đến các lĩnh vực hoạt động của nền kinh kể từ năm 2003 (Hofmann et al., 2011). Vào tế. Các ngân hàng đồng loạt giảm cung tín năm 2009, tổng mức cho vay DN ở khu vực dụng. Việc thu hẹp tín dụng này chủ yếu do sự Châu Âu đã giảm xấp xỉ 4% so với năm trước cắt giảm các giao dịch ở thị trường liên ngân (European Central Bank , 2010). Hàng loạt các hàng và chính sách hạn chế cho vay của các phương tiện truyền thông đều tập trung thảo ngân hàng. Cung tín dụng của ngân hàng nước 340
- HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) luận về chính sách thắt chặt tín dụng của hệ là 48%. (Jewkes và MacLellan, 2011). Theo thống ngân hàng. Trong khi đó, các DN vừa và Hiêp hội các ngành công nghiệp của Đức, việc nhỏ có nhu cầu tăng mức tín dụng lên 32% thắt chặt tín dụng vẫn tiếp diễn trong năm 2010 trong nữa đầu năm 2009, để tài trợ cho sự phục (Hofmann et al., 2011). Trong khi đó ở Anh, hồi kinh tế nhưng lại gặp phải rào cản tín dụng tổng mức cho vay DN của ngân hàng năm từ phía hệ thống ngân hàng. Trung bình 34% 2009 giảm đến mức thấp nhất kể từ năm 1994. DN nhỏ và vừa ở Châu Âu bị ngân hàng từ Các DN chỉ vay được 74.1 tỷ đô la, giảm 80% chối cho vay. Riêng ở Tây Ban Nha con số này so với năm 2007 (Euroweek, 2010). Hình 2: Biên lãi tín dụng trung bình [11] Hình 3: Thay đổi trong chỉ số sản xuất ở Châu Âu và Mỹ Nguồn: [9], trang 1. 341
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hình 4: Sụt giảm trong tiêu dùng, đầu tư quý 2/2008 đến quý 4/2009 ở Mỹ Nguồn: [8] Hình 5: Tổng sản phẩm quốc nội của OECD từ quý 3/2008 đến quý 2/2010.Nguồn: [14] Tình trạng đóng băng của hệ thống tài Tại châu Âu, cụ thể ở Pháp sản xuất của chính tiếp tục dẫn đến sự giảm sút mạnh trong quý 4 năm 2008 tại các nhà máy giảm 6.7% so các hoạt động sản xuất của DN trên phạm vi với quý 3/2008 và 9.3% so với cùng kỳ năm toàn cầu và ở mức thấp nhất trong 20 năm qua. 2007. Bị ảnh hưởng mạnh nhất là ngành công (Global Economic Prospects, 2012). Ở Mỹ và nghiệp ô tô, sản xuất giảm 7.7% tháng 12/2008 Châu Âu, các chỉ số sản xuất giảm khoảng 20 so với một tháng trước đó. Sản xuất các sản điểm phần trăm trong chỉ trong vài tháng (hình phẩm tiêu dùng, máy móc thiết bị và năng 3) lượng đều giảm mạnh. Ở Ý, chỉ số sản xuất Tại Mỹ, thắt chặt tín dụng đã ảnh hưởng giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái. (Amiel, đến nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư của 2009). các DN. Việc tiếp cận vốn vay để đầu tư cho Ở các nước khác thuộc khối OECD, sản nhà máy, thiết bị và hàng tồn kho là vô cùng xuất bị tác động mạnh bởi chính sách thắt chặt khó khăn. Đây chính là một trong những tín dụng, kéo theo sự sụt giảm mạnh về sản nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm về sản lượng lượng trong giai đoạn từ quý 3/2008 đến quý năm 2009 (Hall, 2010). 2/2010. (OECD Economic Surveys, 2010). 342
- HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) Nhìn chung, trên bình diện quốc tế, chính lượng, các quyết định hàng tỉ đô la Mỹ ở các sách thắt chặt tín dụng bao trùm hệ thống ngân địa phương, tập đoàn kinh tế, liên quan đến hàng trong và sau khủng hoảng tài chính thế năng lượng, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực ở giới. Điều này đã gây khó khăn cho DN trong tầm kinh tế quốc dân đã được quyết định một việc tìm kiếm các nguồn vốn bên ngoài để tài cách nhanh chóng, thiếu sự thẩm định cần thiết trợ cho sự tăng trưởng trở lại sau khủng hoảng. của các chuyên gia, hội đồng thẩm định có 2.2. Khủng hoảng kinh tế Việt Nam và chính chuyên môn ở các bộ, ngành và thiếu sự tham sách tín dụng của hệ thống ngân hàng gia của các tổ chức quần chúng. Bên cạnh đó, các tập đoàn kinh tế nhà nước vốn được lập Bức tranh kinh tế ảm đảm trên thị trường như là một thí điểm (thiếu khung pháp lý hoàn quốc tế đã có những ảnh hưởng đáng kể đến thị chỉnh trong một thời gian quá dài) đã nhanh trường trong nước, động thái của hệ thống chóng tranh thủ sự lỏng lẻo về giám sát và ngân hàng và hoạt động sản xuất kinh doanh quản lý của các cơ quan nhà nước để đồng loạt của cộng đồng DN. đa dạng hóa đầu tư sang các lĩnh vực “thời 2.2.1. Khủng hoảng kinh tế Việt Nam thượng” như chứng khoán, đầu tư tài chính, bất Năm 2008, trước sự suy thoái của nền kinh động sản, thậm chí cả tham gia lập các ngân tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính toàn hàng thương mại. Chưa bao giờ trong một thời cầu, lạm phát tăng cao, kinh tế Việt Nam bắt gian ngắn các tập đoàn lại đua nhau thành lập đầu thực sự bước vào giai đoạn khó khăn. Quý nhiều công ty con, công ty cháu, công ty liên I năm 2008 với mục tiêu tăng trưởng GDP 9% kết nhanh đến như vậy. Tương tự, các công ty nhưng đã giảm còn 6,5%; biên độ giá của các đầu tư tài chính, công ty quản lý quỹ, công ty mặt hàng dao động mạnh, lãi suất ngân hàng đầu tư chứng khoán cũng xuất hiện một cách ồ liên tục thay đổi, giá dầu giảm ở mức thấp nhất ạt như thế. Điều tất yếu phải đến đã đến là trong vòng 3 năm qua,…tất cả những biến đổi cung tín dụng tiếp tục tăng trên 50%, lạm phát đó tác động mạnh đến nền kinh tế Việt tăng vọt lên 23%, nhập siêu vượt quá mức an Nam nói chung và DN nói riêng [16]. Cho đến toàn, thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, cuối năm 2008, những dấu hiệu cho thấy nền bong bóng thị trường bất động sản bị vỡ, hay kinh tế đang chìm sâu vào giai đoạn thu hẹp theo lời một bộ trưởng là những diễn biến đáng thể hiện tương đối rõ: tốc độ tăng trưởng đã bắt “giật mình”. [24]. đầu suy giảm; thị trường chứng khoán xì hơi; Từ tháng 3-2008, Chính phủ đã đột ngột giảm giá và ảm đạm trên thị trường bất động đổi chiều, cỗ xe kinh tế đang phi nước đại bị sản [18]. Có thể nói rằng những cảnh báo về thắng gấp bằng tất cả các phương tiện kỹ thuật khủng hoảng kinh tế đã xuất hiện từ cuối năm cho phép nhằm mục tiêu ưu tiên mới là kiềm 2007 về chất lượng tăng trưởng thấp. Những chế lạm phát. Tuy nhiên, tình hình kinh tế năm yếu kém về kinh tế đã tích tụ từ việc điều hành 2009 đến 6 tháng đầu năm 2013 vẫn ảm đạm nền kinh tế của chính phủ. Việc phân cấp (về và trì trệ. Với ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn nguyên tắc là đúng đắn và cần thiết) quá mức định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng cho chính quyền địa phương cấp tỉnh về đầu tư hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và (trong nước và ngoài nước), việc cấp đất, mở tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, khu công nghiệp... đã tạo ra những chồng chéo hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, dù và dư thừa đáng lo ngại về quá nhiều công đã đạt được các kết quả đáng khích lệ, nhưng trình đầu tư vào sân golf, bất động sản, nhà khó khăn vẫn chồng chất với những vấn đề nổi máy thép, nhà máy lọc dầu lớn nhỏ. Hệ quả là cộm như: nợ xấu, tồn kho trong DN, thị trường bên cạnh sự năng động và tăng nhanh về số bất động sản đóng băng. 343
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hình 6: GDP của Việt Nam giai đoạn 2000- 2012 Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng 1: Lạm phát và GDP của Việt Nam giai đoạn 2006-2012 Năm Lạm phát GDP 2006 7,5% 8,23% 2007 8,3% 8,46% 2008 23% 6,31% 2009 6,9% 5,32% 2010 11,75% 6,78% 2011 18,58% 5,89% 2012 6,81% 5,03% Nguồn: Tổng cục thống kê 2.2.2. Chính sách tín dụng của ngân hàng và chấp như hàng trong kho, các khoản thu…); hoạt động của doanh nghiệp 80% tỷ lệ lãi suất chưa phù hợp; Các điều kiện Chính sách tín dụng của hệ thống ngân vay vốn hiện nay chưa phù hợp với DN [20]. hàng (NH) Cụ thể, muốn vay được nguồn vốn lớn, thông thường DN phải có nguồn tài sản thế chấp gấp Kể từ năm 2008, khi nền kinh tế bước 3 lần mức vay, ngoài ra phải chứng minh được vào suy thoái, các NH trong nước đã thắt chặt phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. chính sách tín dụng. Đến thời điểm này, dù hầu Chưa kể, một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh hết các NH đã điều chỉnh giảm lãi suất cho đạo và cán bộ tín dụng của các NH lo lắng, sợ vay. phát sinh nợ xấu trong quá trình cho vay nên Dù vậy, trên thực tế để tiếp cận được nguồn rụt rè khi quyết định các phương án cho vay vốn lãi suất thấp như NH công bố thật không [27]. Thực tế cũng cho thấy, số DN vay được dễ dàng [27]. Qua khảo sát của Viện Phát triển vốn là chưa nhiều, bởi dư nợ tín dụng của các DN (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt NH tính đến ngày 23/4/2013 chỉ tăng 1,4% so Nam) cho thấy, 55% trở ngại là do thủ tục vay với cuối năm 2012. Trong khi, mục tiêu tăng (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay trưởng tín dụng cả năm 2013 được đặt ra ở vốn đơn giản cho các DN); 50% trở ngại yêu mức 12%. Thêm vào đó, hiện còn một vấn đề cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế khiến nhiều DN hết sức băn khoăn, đó là biên chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế 344
- HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) độ giữa lãi suất huy động và cho vay của các trong nước đã lệ thuộc vào nguồn vốn của NH. NH giãn khá xa. Dù lãi suất huy động đã giảm Chính sự phụ thuộc này đã làm cho khó khăn còn 7,5%/năm từ tháng 3, nhưng lãi suất cho của DN thêm chồng chất. Hiện nay, mức vay vay vẫn đang ở mức phổ biến 11%-15%/năm, bình quân của DN lên đến 60% - 70% tổng vốn cao so với khả năng tiếp cận của DN trong kinh doanh [23]. Cụ thể, có đến 90% các DN tình hình kinh tế vẫn khó khăn. Tính ra chênh chế biến thủy sản Việt Nam hoạt động dựa lệch lãi suất mà các NH đang hưởng có thể lên 100% vào nguồn vốn vay ngân hàng. Lĩnh vực tới 7,5%. Không chỉ với lãi suất tiền VND, mà bất động sản (BĐS) cũng tương tự, "mô hình" biên độ lãi suất USD cũng đang chênh ở mức chung của các DN hiện nay chỉ có vốn từ 10% cao [21]. Do đó, đến nay dù lãi suất có hạ nhiệt - 30%, số còn lại phụ thuộc vào nguồn vay NH nhưng giữa NH và DN vẫn chưa thể gặp nhau. và tiền đầu tư của khách hàng. Do đó khi thị Hoạt động của doanh nghiệp (DN) trường BĐS bị đóng băng, NH không cho vay thì các DN cũng không có đường xoay xở. Trước chính sách thắt chặt tín dụng của hệ [23]. Đặc biệt đối với các DN vừa và nhỏ thống NH, đã đẩy các DN vào tình thế thiếu (DNVVN) do vốn điều lệ thấp, việc tiếp cận vốn để hoạt động. Theo xếp hạng của tổ chức vốn vay cho sản xuất kinh doanh là vô cùng diễn đàn kinh tế thế giới WEF (Global khó khăn. Hiện nay, chỉ có 30% các DNVVN Competitiveness Index), chính sách siết chặt tiếp cận được vốn từ ngân hàng, 70% còn lại tín dụng đã trở thành nhân tố cản trở hàng đầu phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác đối với hoạt động của doanh nghiệp trong nước (trong số này có nhiều DN đang vẫn phải chịu [25]. vay ở mức lãi suất cao 15% – 18%). [20] Với sự hạn chế của các nguồn vốn khác như chứng khoán, đầu tư gián tiếp, hầu hết DN Hình 7: Những nhân tố cản trở hoạt động kinh doanh Nguồn [25] Trước áp lực khó khăn của thị trường, lại [26]. Điều này thể hiện rõ ở con số 50% DN khó tiếp cận vốn vay, lãi suất cao nhiều DN đã trong ngành thép đã ngừng hoặc giảm 60% - chọn phương án giải thể vì càng kinh doanh 70% công suất. Tương tự, trong ngành vật liệu càng lỗ. Theo báo cáo thường niên DN Việt xây dựng hàng loạt DN bán tháo cổ phần, trong Nam của VCCI, số DN giải thể trong năm đó có khoảng 10 DN trong ngành xi măng đã 2011 là 7.611 [17]. Trong năm 2012, trên bán hầu hết cổ phần cho DN nước ngoài [27]. 50.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt Gần đây, trong quý I/2013, có nước có 2.272 động. Trên thực tế, nhiều chuyên gia khẳng DN hoàn thành các thủ tục giải thể DN, và định có tới 60-70% doanh nghiệp đình trệ. 13.011 DN khó khăn phải dừng hoạt động [22]. 345
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Như vậy, không chỉ các doanh nghiệp trên Vậy làm cách nào có thể biết được với thế giới lao đao khi quá lệ thuộc vào nguồn lượng ngân quỹ được tạo ra từ trong hoạt động vốn vay từ hệ thống ngân hàng mà các doanh có thể tài trợ cho sự tăng trưởng ở mức độ nào nghiệp trong nước cũng cùng chung số phận. và làm cách nào để tăng khả năng tài trợ cho Một khi hệ thống ngân hàng bị tác động bởi bất tăng trưởng từ lực tài trợ nội tại? Tất cả sẽ kỳ sự biến động nào của nền kinh tế, đều kéo được đánh giá chi tiết thông qua tỉ lệ tăng theo sự điêu đứng của hầu hết DN, đặc biệt là trưởng từ lực tài trợ nội tại – SFGR (Self- các DN chỉ trông chờ vào nguồn tài trợ duy financeable growth rate). SFGR mô tả tỉ lệ tăng nhất từ phía ngân hàng. trưởng của một DN có thể thực hiện được từ 3. Lực tài trợ nội tại và sự tăng trưởng của lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động kinh doanh công ty thông thường mà không cần phải huy động vốn từ bên ngoài hoặc giảm kinh doanh (Churchill Nhu cầu vốn tăng khi kinh tế có dấu hiệu và Mullins, 2001). phục hồi, nhưng sự dè dặt của các ngân hàng đã khiến các công ty trở nên quan tâm hơn đến Hình 8 là biểu đồ mô tả quy trình tính toán việc tìm kiếm một giải pháp an toàn. Đó là duy SFGR. SFGR hàng năm cung cấp thông tin về trì nguồn dự trữ nhằm đảm bảo hoạt động kinh quy mô mà DN có thể tăng trưởng mỗi năm doanh trong một thời gian nhất định, tức là bằng nội lực. Nếu DN phát triển ở tỉ lệ thấp đảm bảo kinh doanh bằng lực tài trợ nội tại của hơn SFGR nghĩa là tiền mặt được tạo ra nhiều tổ chức. hơn so với số lượng cần thiết cho sự tăng trưởng. Nhưng nếu phát triển ở tỉ lệ cao hơn, Theo cách định nghĩa đơn giản lực tài trợ nghĩa là DN đó phải phụ thuộc vào nguồn tài nội tại là khả năng DN tài trợ cho các hoạt trợ từ bên ngoài để đảm bảo tính thanh khoản. động tăng trưởng bằng nguồn ngân quỹ được tạo ra từ hoạt động kinh doanh mà không cần sử dụng đến nguồn vốn từ bên ngoài (Hofmann et al., 2011). Hình 8: Phương pháp tính SFGR hằng năm Nguồn: [9], trang 10 Cách tiếp cận SFGR cho biết tỷ lệ tăng khúc khách hàng nào có tiềm năng tăng trưởng trưởng mà DN có thể đủ sức tài trợ, ngưỡng lớn nhất, và loại hình kinh doanh nào là điểm tăng trưởng mà DN cần điều chỉnh hoạt động hấp dẫn để đầu tư. Tỷ lệ này có thể được tính hoặc phải tìm kiếm nguồn tài trợ mới. Ngoài toán từ dữ liệu tài chính trong quá khứ hoặc ra, SFGR có thể cung cấp thông tin về mức độ ngoại suy từ các giả định về kết quả hoạt động hiệu quả trong hoạt động cho các DN ở các dự kiến trong tương lai. quy mô khác nhau, dòng sản phẩm hay phân 346
- HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) SFGR trong DN về cơ bản phụ thuộc vào sự thanh toán cho dịch vụ cung cấp. Chu kỳ ba yếu tố: kinh doanh được tính bằng tổng của kỳ chuyển Thời gian của một Chu kỳ kinh doanh hóa tồn kho và kỳ thu tiền bình quân. (OCC – Operating Cash Cycle) Kỳ chuyển hóa tồn kho: là khoảng thời Thời gian nguồn ngân quỹ dùng để tài trợ gian kể từ khi nhận được nguồn nguyên liệu từ cho vốn luân chuyển cũng như là chi phí hoạt nhà cung cấp cho đến khi thành phẩm được động trong mỗi chu kỳ kinh doanh. bán cho khách hàng, và được tính như sau: Vốn khả dụng trong mỗi chu kỳ kinh Kỳ chuyển hóa tồn kho [ngày] = Tồn kho: doanh. Giá vốn hàng bán x 365 ngày Trong đó: Kỳ thu tiền bình quân: bao gồm khoảng thời gian từ khi doanh thu hàng bán được ghi Chu kỳ kinh doanh (OCC): bao gồm nhận cho đến khi được khách hàng thanh toán khoảng thời gian mà nguồn quỹ tài chính tại và được tính như sau: một DN Kỳ thu tiền bình quân [ngày] = Khoản được sử dụng cho hàng tồn kho cũng như phải thu : Doanh thu thuần x 365 ngày là vốn luân chuyển khác trước khi nhận được Hình 9: Các yếu tố của Chu kỳ kinh doanh Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào thời Tỷ lệ tiền mặt cần cho chi phí khác = gian thanh toán đã được quy định và hiệu quả (Thời gian tiền mặt dùng để tài trợ cho chi phí trong việc quản lý khoản phải thu, nếu khách khác [ngày] : chu kỳ kinh doanh [ngày] ) x hàng thanh toán càng nhanh, kỳ thu tiền bình (Chi phí khác: Doanh thu thuần) quân càng nhỏ. Tổng tiền mặt dùng để tài trợ cho giá vốn Ngoài ra, để tính SFGR, cần xác định tỷ lệ hàng bán và chi phí khác trên mỗi đơn vị ngân quỹ được sử dụng để tài trợ cho chi phí doanh thu dẫn đến tổng số tiền mặt cần cho sản xuất (giá vốn hàng bán), tài trợ cho các chi một chu kỳ kinh doanh. Vốn khả dụng trên mỗi phí khác và số chu kỳ kinh doanh: chu kỳ kinh doanh cho thấy năng lực tài trợ Tỷ lệ tiền mặt cần cho chi phí sản xuất thực sự của một công ty trên mỗi đơn vị doanh (giá vốn hàng bán) = (thời gian tiền mặt dùng thu. Nó được tính bằng cách lấy doanh thu để tài trợ cho chi phí sản xuất [ngày]: chu kỳ thuần trừ đi giá vốn hàng bán và các chi phí kinh doanh [ngày] ) x (Chi phí sản xuất: Doanh khác. Giá trị còn lại này là tương đương với thu thuần) lợi nhuận hoạt động biên và là nguồn sẵn có công ty có thể sử dụng để đầu tư. 347
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Số Chu kỳ kinh doanh một năm = 365 : chu chuyển, thì khi DN không vay vốn được từ kì kinh doanh phía NH, họ có thể tiếp cận nhiều nguồn khác SFGR hàng năm = SFGR mỗi chu kỳ kinh như trái phiếu, thuê - mua, tái thế chấp, doanh x Số chu kỳ kinh doanh (CKKD) trong M&A... của các định chế tài chính như NH đầu năm tư, công ty thuê mua tài chính, công ty mua - bán nợ, quỹ đầu tư tương hỗ, quỹ đầu tư mạo Khi tính cả tác động lãi kép: SFGR hàng năm hiểm... còn tại Việt Nam hiện nay NH thương = (1 + SFGR mỗi CKKD)Số CKKD – 1 mại vẫn là kênh chủ yếu cung ứng vốn cho DN Các phương pháp tối ưu hóa tỷ lệ tăng [23]. Do vậy, khi NH gặp khó khăn trong hoạt trưởng từ lực tài trợ nội tại – SFGR động sẽ gây cản trở cho sự tăng trưởng và phát SFGR có thể được tăng lên bằng cách tác triển của DN. Chính vì vậy, DN không nên quá động đến các nhân tố quyết định của nó, bao phụ thuộc vào một nguồn tài trợ duy nhất từ gồm: NH mà cần xem xét khả năng tối ưu hóa SFGR Rút ngắn OCC (trên cơ sở tối ưu hóa chu thông qua việc rút ngắn chu kỳ kinh doanh kỳ chuyển hóa tiền mặt) bằng cách giảm thời bằng cách tối ưu hóa chu kỳ chuyển hóa tiền gian lưu hàng tồn kho, giảm thời gian thu hồi mặt trên quan điểm công ty và trên quan điểm khoản phải thu hoặc tăng thời gian thanh toán chuỗi cung ứng . khoản phải trả, qua đó đẩy nhanh việc thu hồi Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt là tổng thời dòng ngân quỹ. gian từ khi chi tiền mặt đến khi nhận tiền mặt Cắt giảm giá vốn hàng bán và các chi phí và được tính như sau: khác Kỳ chuyển hóa tiền mặt = Kỳ chuyển hóa Tăng doanh thu thuần. tồn kho + Kỳ thu tiền bình quân - kỳ thanh toán bình quân Trên cơ sở tập trung vào các giải pháp nhằm tối ưu hóa SFGR, DN sẽ chủ động hơn Trên quan điểm công ty, chu kỳ chuyển trong nguồn vốn để tài trợ cho sự tăng trưởng hóa tiền mặt có thể được rút ngắn trên cơ sở và giảm bớt sự lệ thuộc vào sức mạnh tài chính quản lý tốt các tiến trình: đặt hàng-thu tiền của các nhà đầu tư và các tổ chức bên ngoài. (order-to-cash), dự báo-thực hiện (forcast-to- fulfill), mua-thanh toán (purchase-to-pay), tín 4. Tối ưu hóa tỷ lệ tăng trưởng từ lực tài trợ dụng-trả lãi (credit-to-interest) (hình 11). nội tại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các nước phát triển, thị trường vốn với các kênh huy động vốn đa dạng, uyển Hình 10: Kỳ chuyển hóa tiền mặt Nguồn: [9], trang 14 348
- HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) Quá trình “đặt hàng - nhận tiền mặt” Tối ưu hóa quá trình lập kế hoạch về nhu (order to cash ) cầu vật tư và số lượng đặt hàng nhằm giảm Quá trình “đặt hàng - nhận tiền mặt” bao thiểu hàng tồn kho; bằng cách xem xét và điều gồm đánh giá tín dụng, thiết kế hợp đồng, lập chỉnh hàng hóa tồn kho ở mức an toàn. hóa đơn, thanh toán, thu gom và xử lý thông Quá trình “mua hàng – thanh toán” tin. Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt có thể được (Purchase to pay) rút ngắn trong quá trình này bằng cách giảm Quá trình “mua hàng – thanh toán” bao khoản phải thu. Điều này có thể đạt được bằng gồm tất cả các quy trình nằm trong phạm vi phương pháp sau: quản lý của chủ nợ, tức là quá trình giữa hoạt Đẩy mạnh quá trình lập và gửi hóa đơn cho động mua hàng và thanh toán tiền hàng cho khách hàng như sử dụng hóa đơn điện tử. nhà cung cấp. Các biện pháp khả thi nhằm mở Triển khai thực hiện chiến lược thu nợ và rộng khoản nợ bao gồm: hệ thống thu gom phù hợp, nhất quán. Tối ưu hóa hoặc tiêu chuẩn hóa tiến trình Bán các khoản phải thu cho một nhà cung thanh toán: Tránh thanh toán quá sớm hoặc là cấp dịch vụ tài chính quá muộn. Sử dụng các công cụ để tránh tổn thất các Tối ưu hóa các điều khoản thanh toán khoản phải thu như ưu đãi khi thanh toán Tránh giao hàng sớm hoặc sử dụng các trước hạn, điều khoản thanh toán giảm thiểu rủi điều khoản hợp đồng để việc giao hàng sớm ro..vv. không ảnh hưởng đến điều khoản thanh toán Áp dụng chiết khấu khi thời gian khách (việc giao hàng sớm sẽ được xử lý như thể là hàng thanh toán rút ngắn so với quy định hàng được giao đúng thời gian qui định) Quá trình “ dự báo - thực hiện” Hợp tác với khách hàng bên trong và bên ngoài nhằm tăng cường sức mạnh đàm phán. Quá trình dự báo - thực hiện bao gồm các quy trình sản xuất và quản lý hàng tồn kho, Quá trình tín dụng - trả lãi ( Credit to cũng như lập kế hoạch số lượng đặt hàng. interest) Những khả năng giảm chi phí đầu tư cho sản Quá trình tín dụng - trả lãi: DN cần tập xuất và hàng tồn kho bao gồm: trung vào dự báo tính thanh khoản, quản lý rủi Thuê ngoài: Tài sản cố định và vốn lưu ro, quản lý dòng tiền thanh toán và đầu tư ngân động có thể được giảm bằng cách chuyển quỹ thặng dư. nhiệm vụ cho các công ty bên thứ ba. Các giải pháp nêu trên có thể hỗ trợ từng Hàng tồn kho do người bán quản lý (Nhà DN riêng lẻ rút ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền cung cấp quản lý hàng tồn kho): Nhà cung cấp mặt, giảm OCC, tăng SFGR, tăng lực tài trợ sẽ quản lý và kiểm soát việc mua sắm hàng hóa nội tại. Ngoài ra, DN cần cân nhắc thêm các của DN thông qua ràng buộc chặt chẽ về thông giải pháp để gia tăng lực tài trợ nội tại trên cơ tin giữa DN với các nhà cung cấp. sở những lợi ích thu được từ sự hợp tác với các thành viên trong chuỗi cung ứng trong quản trị Kiểm soát tồn kho đúng thời hạn: Cung chu kỳ chuyển hóa tiền mặt. cấp hàng hóa vào đúng thời điểm, đúng số lượng, đúng vị trí sẽ tạo ra sự đồng bộ giữa Điều kiện tiên quyết cho việc này là sự tin cung ứng và tiêu dùng đồng thời kéo theo sự tưởng và sẵn sàng cung cấp thông tin về tình giảm thiểu về hàng tồn kho. hình tài chính của các bên tham gia trong chuỗi cung ứng. Theo đó, các đối tác trong chuỗi Giao hàng tận nơi (cross docking): là hình cần xác định chắc chắn kì chuyển hóa tiền mặt thức giao hàng trong hệ thống phân phối không và chỉ số tài chính như chi phí sử dụng vốn qua khâu dự trữ trung gian nhằm rút ngắn thời bình quân và tỉ lệ hàng tồn kho của các bên gian và giảm chi phí dự trữ. tham gia. Điểm mạnh và điểm yếu của các đối 349
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG tác được so sánh để phát triển một chiến lược tăng SFGR thông qua tối ưu hóa chu kỳ chuyển nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp thông qua hóa tiền mặt trên quan điểm công ty và trên hợp tác. quan điểm chuỗi cung ứng. 5. Kết luận Nhiều nhà quản trị hiểu được tầm quan Trong thời kỳ nền kinh tế khủng hoảng, trọng của việc quản trị dòng tiền mặt hiệu quả. việc tiếp cận các nguồn vốn vay bên ngoài vừa Công cụ được nêu ra trong bài này giúp họ tính khó khăn, lại rủi ro với phí tổn cao. Do đó bài toán được ảnh hưởng rõ ràng của bất kỳ thay báo xem xét việc sử dụng năng lực nội tại như đổi dự đoán nào trong vốn luân chuyển lên tỉ lệ là một công cụ tài trợ cho sự phát triển của DN. mà DN có thể tăng trưởng. Chính vì vậy, cách tiếp cận SFGR có thể được xem là một công cụ Khi tính được tỉ lệ tăng trưởng từ lực tài hỗ trợ đắc lực cho các quyết định tăng trưởng, trợ nội tại SFGR thì DN có thể biết được mình qua đó làm tăng giá trị tổ chức bằng chính sức đã khai thác tốt ngân quỹ do chính mình tạo ra mạnh nội tại./. hay chưa. Trong một chừng mực nào đó DN có thể tác động đến các nhân tố cấu thành để gia Hình 11: Quá trình quản lí chu kỳ chuyển hóa tiền mặt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Amiel, G. (2009). Leading the News: Decline in French output will weigh on GDP. Wall Street Journal, Europe [Brussels] 11 Feb 2009: 2. [2] Churchill, N. C., & Mullins, J. W. (2001). How fast can your company afford to grow. Harvard Business Review, 79(5), 135-143. [3] De Bondt, W. (2010). The crisis of 2008 and financial reform. Qualitative Research in Financial Markets, 2(3), 137-156. [4] European central Bank (2010), Monthly Bulletin May 2010, p.S33. 350
- HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013) [5] Euroweek (2010). UK Treasury moves to tackle loan addiction. Euromoney Trading Limited, London, http://search.proquest.com/docview/231043639?accountid=39093 [6] Fungácová, Z., Herrala, R., & Weill, L. (2011). The Influence of Bank Ownership on Credit Supply: Evidence from the Recent Financial Crisis. BOFIT Discussion Papers 2011. 34 (2011): 5-27. [7] Global Economic Prospects June 2012, Industrial Production Annex [8] Hall, R. E. (2010). Why does the economy fall to pieces after a financial crisis?.The Journal of Economic Perspectives, 24(4), 3-20. [9] Hofmann E., Maucher D., Piesker S., Richter P. (2011). Ways out of the working capital trap, Empowering self-financing growth through modern supply management. Springer-Verlag Berlin Heidelberg, pages 1-12. [10] Jewkes, S. & MacLellan, K.(2011). Down the pecking order; Europe's small businesses feel the credit squeeze. National Post [Don Mills, Ont] 16 Aug 2011: FP.9, http://search.proquest.com/docview/884256755?accountid=39093 [11] Kwan, S. H. (2010). Financial crisis and bank lending. SSRN Working Paper Series, May 2010, http://search.proquest.com/docview/1095315822?accountid=39093. [12] Levintal, O. (2008). Financial Crisis, Equity Capital and the Liquidity Trap. (February 26, 2009). http://search.proquest.com/docview/1095315387?accountid=39093. [13] Murfin, J. (2012). The Supply-Side Determinants of Loan Contract Strictness. The Journal of Finance, 67(5), Oct 2012, http://search.proquest.com/docview/1039643120?accountid=39093 [14] OECD Economic Surveys: Australia (2010). Recovering from crisis and addressing medium- term challenges. Chapter 1. [15] Puri, M., Rocholl, J., & Steffen, S. (2010). Global retail lending in the aftermath of the US financial crisis: Distinguishing between supply and demand effects. SSRN Working Paper Series, Jun 2010. [16] http://dddn.com.vn/20090206050147846cat149/hoi-thao-tinh-hinh-kinh-te-viet-nam-nam- 2008-du-bao-nam-2009-nhung-trao-doi-voi-doanh-nghiep.htm, truy cập ngày 07/06/2013. http://dddn.com.vn/2012031407035531cat126/nam-2011-so-doanh-nghiep-giai-the-len-toi- 7611.htm, truy cập ngày 10/06/2013. http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/suygiamkinhtevietnam-nd-13662.html, truy cập ngày 11/06/2013. [17] http://www.tapchitaichinh.vn/Kinh-te-Dau-tu/Buc-tranh-kinh-te-vi-mo-Viet-Nam-nam-2012- va-du-bao-nam-2013/20309.tctc, truy cập ngày 11/06/2013. [18] http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Doanh-nghiep-nho-va-vua-Thuc-trang-va- giai-phap-ho-tro-nam-2013/22487.tctc, truy cập ngày 10/06/2013. [19] http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Lai-suat-giam-co-cuu-duoc-doanh-nghiep- khong/25591.tctc, truy cập ngày 12/06/2013. [20] Lê Thị Lan Phương (2013). Những điểm nhấn của nền kinh tế Việt Nam nửa đầu năm 2013. Tạp chí Tài chính, số 06 (584), trang 48. [21] http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120408/pha-san-vi-song-nho-ngan-hang.aspx, truy cập ngày 09/06/2013. 351
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG [22] http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/13572/Nhin-lai-kinh-te-Viet-Nam- 2008.html, truy cập ngày 10/06/2013. [23] http://supplychaininsight.vn/home/supply-chain/plan1872339724/item/690-b%E1%BB%A9c- tranh-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng-chu%E1%BB%97i-cung- %E1%BB%A9ng-vi%E1%BB%87t-nam-n%C4%83m-2012.html, truy cập ngày 11/06/2013. [24] http://tuoitre.vn/Kinh-te/549802/kinh-te-kho-khan-dai-bieu-quoc-hoi-rung-rung-nuoc- mat.html#ad-image-0, truy cập ngày 12/06/2013. [25] http://www.sggp.org.vn/kinhte/2013/5/319805/, truy cập ngày 11/06/2013. 352
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại thành phố Đà Nẵng
7 p | 2996 | 616
-
DỰ ÁN HỢP TÁC KỸ THUẬT NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ HỆ THỐNG
4 p | 285 | 50
-
Tài liệu về Quản trị rủi ro
35 p | 313 | 44
-
các quy định về tổ chức phi chính phủ phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2
123 p | 95 | 12
-
các quy định về thanh tra phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2
268 p | 96 | 9
-
các quy định về cải cách hành chính phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2
36 p | 71 | 8
-
các quy định về viên chức phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2
152 p | 99 | 8
-
các quy định về tổ chức bộ máy phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2
430 p | 63 | 7
-
các quy định về tiền lương phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2
292 p | 104 | 7
-
các quy định về thi đua khen thưởng phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2
587 p | 97 | 6
-
các quy định về công tác thanh niên phục vụ công tác thanh tra ngành nội vụ: phần 2
70 p | 82 | 6
-
Kinh tế tư nhân ở Việt Nam - Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển và những đánh giá
8 p | 30 | 6
-
Hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã thành phố Hà Nội
11 p | 61 | 4
-
Về pháp luật điều chỉnh hoạt động đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng - TS. Phạm Thị Giang Thu
6 p | 52 | 3
-
Hà Nội: Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
4 p | 18 | 3
-
Hà Nội vượt khó từ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
4 p | 13 | 3
-
Khơi thông nguồn lực tài chính cho ứng dụng công nghệ cao vào phục vụ sản xuất và cuộc sống
8 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn