intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế tư nhân ở Việt Nam - Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển và những đánh giá

Chia sẻ: AtaruMoroboshi _AtaruMoroboshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân bao gồm: hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ về khoa học công nghệ, hỗ trợ về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đánh giá cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo nền tảng và hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trên các nội dung đã xem xét. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế tư nhân ở Việt Nam - Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển và những đánh giá

  1. 110 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM - CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐÁNH GIÁ TS. Đặng Thị Hoài Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Đảng và Nhà nước đã tạo nền tảng cơ chế, chính sách hỗ trợ sự phát triển của kinh tế tư nhân. Có thể xem xét cơ chế, chính sách hỗ trợ ở hai góc độ: Cơ chế, chính sách tạo nền tảng cho sự phát triển của KTTN bằng việc nhất quán thừa nhận chế độ sở hữu, thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp và tạo môi trường đầu tư kinh doanh; Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KTTN bao gồm: Hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ về khoa học công nghệ, hỗ trợ về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đánh giá cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo nền tảng và hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trên các nội dung đã xem xét. Từ khóa: Cơ chế hỗ trợ KTTN, chính sách hỗ trợ KTTN PRIVATE ECONOMY SECTOR IN VIETNAM - SUPPORTING DEVELOPMENT MECHANISMS AND POLICIES ANALYSIS AND ASSESSMENTS ON THEM Abstract: The Vietnamese Communist Party and the State have created the basis for mechanisms and policies to support the economic development of the private sector. These supporting mechanisms and policies can be considered at two perspectives: Mechanisms and policies create the basis for the development of the private sector by consistently acknowledging ownership, economic sectors and policies, type of business and creation of business investment environment; Mechanisms and policies to support the development of the private sector including: Financial support, production premises, science and technology, training support and quality improvement of human resources. Assessments of mechanisms and policies that support the development of the private economy in Vietnam will be based on these considered issues Key words: Private Sector Support Mechanism, Private Sector Support Policy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khi đổi mới, trong kỳ đại hội Đảng VI, kinh tế tư nhân đã được thừa nhận chính thức trong văn kiện của Đảng. Sự thay đổi về nhận thức đã đánh giá, khẳng định đúng vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, từ đó tạo ra cho thành phần kinh tế này mảnh đất để nó phát triển. Với hàng loạt những chế tài thừa nhận sự tồn tại hợp pháp, hỗ trợ về cơ chế, chính sách tạo nền tảng cũng như cơ chế, chính sách hỗ trợ sự phát triển đối với kinh tế tư nhân.
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 111 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ chế, chính sách tạo nền tảng cho phát triển kinh tế tư nhân Chế độ sở hữu, thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp Trước năm 1986, nền kinh tế chịu sự chi phối tuyệt đối của chế độ sở hữu công cộng; không thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, đa sở hữu, quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm tài chính của doanh nghiệp. Đại học Đảng VI, khẳng định nền kinh tế tồn tại 5 thành phần kinh tế. Đến đại hội Đảng XII có những khái quát mới về mặt lý luận: “ N ền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt N am có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế N hà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.” [6]. Đến nay, trong nền kinh tế của Việt N am tồn tại 4 thành phần kinh tế bao gồm: Kinh tế N hà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (gồm Kinh tế cá thể, tiểu chủ và Tư bản tư nhân) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CN XH, Hiến pháp năm 2013 khẳng định “ N ền kinh tế Việt N am là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; Kinh tế N hà nước giữ vai trò chủ đạo” [3]. Về chế độ sở hữu, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, tôn trọng đa hình thức sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân và quyền kế thừa về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong các doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác (Điều 32), và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư sản xuất kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa. Tiếp đến là Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2000, trong đó quy định việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của công ty TN HH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân…, luật này tồn tại song song cùng Luật Doanh nghiệp N hà nước cho đến năm 2005, hai luật này thống nhất thành Luật Doanh nghiệp và có hiệu lực từ 1/7/2006. Trong Luật này đã bổ sung thêm công ty TN HH một thành viên là cá nhân và nhóm công ty. Có thể nói, Kinh tế tư nhân đã được khẳng định sự tồn tại trong nền kinh tế thị trường của nước ta. Môi trường đầu tư và kinh doanh N hà nước Việt N am đã ban hành, xây dựng và điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư và kinh doanh như Luật Công ty vầ Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990), sau đó được thay thế bằng Luật doanh nghiệp (1999), Luật khuyến khích đầu tư trong nước (1994) và Luật Doanh nghiệp N hà nước (1995) và Luật Hợp tác xã (cả hai Luật này đều được thay thế vào năm 2003). Sau đó, Việt N am đã ban hành một Bộ luật có thể điều chỉnh và chi phối các hoạt động đầu tư cả trong và ngoài nước là Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư năm 2005 và có hiệu lực từ 1/7/2006. Các Luật này được xây dựng theo hướng cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có Kinh tế tư nhân tham gia vào thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới một cách bình đẳng trên tất cả các mặt.
  3. 112 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM Đối với việc gia nhập thị trường, tất cả các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế N hà nước, kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều được tự do kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật không cấm. Luật đầu tư năm 2014 quy định 6 ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã loại bỏ gần 120 ngành nghề và điều kiện kinh doanh không hợp lý. Luật đầu tư năm 2014 cũng đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với các nhà đầu tư trong nước; tách bạch thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với các thủ tục về đăng ký đầu tư; giảm thời gian xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xuống còn 3 ngày làm việc, rút ngắn thời gian gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, trao quyết định về hính thức, số lượng, nội dung và con dấu cho doanh nghiệp. Đối với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh ngiệp, nội dung Luật doanh nghiệp 2014 đã bãi bỏ nội dung về ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; đã thống nhất về cách hiểu vốn điều lệ công ty và thời hạn thực hiện góp vốn điều lệ; cho phép công ty TN HH và công ty cổ phần có hơn một đại diện pháp luật thay vì chỉ có duy nhất một đại diện theo pháp luật quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2005. Đối với vấn đề tổ chức lại và rút lui khỏi thị trường, Luật Doanh nghiệp năm 2014, cho phép các công ty khác loại hình có thể hợp nhất, chia, tách, sát nhập; Quy trình giải thể doanh nghiệp đã được thiết kế theo hướng “tự động”, theo đó cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện xóa tên doanh nghiệp là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể. Đồng thời doanh nghiệp tự động giải thể sau 180 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. N goài ra, Chính phủ cũng ban hành hàng loạt các N ghị định hướng dẫn thi hành và quy định, làm rõ… các luật đã ban hành. Tất cả đều nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng thực hiện hoạt động kinh doanh đúng quy định, ổn định và phát triển. 2.2. Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân Có rất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nói chung, đối với kinh tế tư nhân có thể thấy sự hộ trợ phát triển của N hà nước đối với thành phần kinh tế này qua các chính sách sau: Hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ về khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực, hỗ trợ xúc tiến mở rộng thị trường, hỗ trợ tiếp cận và khai thác thông tin. Hỗ trợ về tài chính: Tài chính cho các doanh nghiệp tư nhân được hỗ trợ qua việc phát triển đầy đủ và ngày càng hoàn thiện thị trường vốn, như thị trường cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng. Hỗ trợ về chính sách thuế, chính sách thuế được cải cách theo hai hướng là cải cách chính sách thuế và cải cách thủ tục hành chính thuế. Cụ thể là, từ năm 2000, các đạo luật về thuế đã xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, cải cách thuế xuất nhập khNu qua việc cắt bỏ các dòng thuế quan, giảm thuế suất và dãn thời gian nộp thuế nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Quốc hội đã ban hành Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực từ 1/1/2004 trong đó chỉ có 3 mức thuế suất là 0%, 5%, 10% và bỏ mức thuế cao 20%. Thuế
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 113 thu nhập doanh nghiệp cũng giảm từ 32% xuống còn 28%, để khuyến khích đầu tư, Luật cũng đã bãi bỏ thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung 25% đối với doanh nghiệp trong nước, bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với Việt kiều và các nhà đầu tư nước ngoài. Thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2016, quy định mức thuế suất là 20% đối với các loại hình doanh nghiệp không phân biệt mức thuế dựa vào doanh thu như trước nữa và có sự ưu tiên đối với các doanh nghiệp hoạt động ở những vùng khó khăn. Bên cạnh đó thủ tục hành chính liên quan đến thuế cũng được đơn giản hóa, giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Hỗ trợ về thị trường tín dụng, việc cho phép các ngân hàng thương mại tư nhân trong và ngoài nước tham gia thị trường tín dụng đã làm cho ngành ngân hàng có những thay đổi mạnh mẽ, tích cực về tư tưởng, nhận thức và hành động trong việc đổi mới cơ chế chính sách tín dụng tạo điều kiện cho ccs thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, phục vụ sản xuất kinh doanh. Hệ thống ngân hàng thương mại phát triển tạo sự cạnh tranh, khiến cho khu vực kinh tế tư nhân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay cũng như mức lãi suất cho vay cũng có tính cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, làm lợi cho ccs doanh nghiệp. Tuy nhiên khối doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn gặp khó khăn hơn doanh nghiệp nhà nước trong việc tiếp cận nguồn vốn, vì vậy Chính phủ đã ban hành nghị định 90/2001/N Đ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo đó có quy định về việc thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. N ăm 2014, Chính phủ có nhiều giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào các dự án của Chính phủ. Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn bằng cách đưa quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vào hoạt động một cách mạnh mẽ. Quỹ này tập trung cho các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển, có dự án, phương án kinh doanh khả thi và doanh nghiệp nằm trong diện đối tượng được ưu tiên. Quỹ này cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất có ưu đãi so với thị trường. N goài ra có rất nhiều các hỗ trợ khác đối với khu vực kinh tế tư nhân như quyết định của Thống đốc N gân hàng N hà nước Việt N am ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, nhằm tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng mở rộng các kênh tổ chức tín dụng cho các doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với pháp luật Việt N am. Tiếp đến là các quy định về việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, những quy định này đã đơn giản hóa các điều kiện phát hành cổ phiếu, trái phiếu, không phân biệt quy mô doanh nghiệp…do đó tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn. Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất Một trong những khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân là tiếp cận với đất đai để có mặt bằng sản xuất. Các doanh nghiệp sẽ thường gặp khó khăn do chính sách đất đai, do đó sự hỗ trợ của N hà nước, của Chính phủ đối với doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cũng như tác động đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Cốt lõi của chính sách liên quan đến đất đai là Luật đất đai sửa đổi bổ sung năm 2013 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014. Luật đất đai năm 2013 đã thay đổi theo hướng
  5. 114 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM mở rộng các quy định liên quan đến quyền tiếp cận đất đai của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế. Cụ thể là đã xóa bỏ rất nhiều rào cản trong tiếp cận đất đai cũng như trao quyền nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài về quyền sử dụng đất và có sự bình đẳng hơn về cơ hội tiếp cận đất đai giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Chính sách pháp luật về giao, cho thuê đất sản xuất kinh doanh hiện hành cơ bản không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, Chính phủ còn giao Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ trì, phối hợp với các Bộ và cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất sản xuất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cho phép áp dụng thời hạn thanh toán tiền thuê đất linh hoạt phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời các cơ quan cũng phải rà soát, sửa đổi các quy định nhằm đơn giản hóa và giảm bớt các thủ tục về đất đai, rà soát các quy định của pháp luật về đất đai theo hướng điều chỉnh giảm tiền thuê đất, chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất. N goài ra còn rất nhiều các N ghị định, thông tư khác nhằm hướng dẫn thực thi cũng như điều chỉnh luật đất đai theo hướng có lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Hỗ trợ về khoa học công nghệ Cùng với nguồn nhân lực thì khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh do đặc điểm về quy mô các nguồn lực (vốn, nhân lực..) còn hạn chế. N gay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới (1986), các chính sách hỗ trợ và khoa học công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển, nhiều văn bản đều hướng đến khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường các hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh, để doanh nghiệp thực sự là động lực của nền kinh tế. Bộ khoa học công nghệ xây dựng “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng suất chất lượng” và tiếp tục phát triển “Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp” theo quyết định số 68/2005QĐ-TTg, ngày 4/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Có rất nhiều hoạt động khác đã và đang được thực hiện như: xúc tiến việc thiết lập thị trường công nghệ, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới, nghiên cứu các chính sách phát triển của các doanh nghiệp khoa học công nghệ, xây dựng quy định về thể chế để đưa quỹ phát triển khoa học công nghệ Quốc gia vào hoạt động. Bộ khoa học công nghệ đã trình Quốc hội thông qua 8 đạo luật lớn, trong đó các đạo luật cơ bản tác động trực tiếp đến hoạt động khoa học công nghệ trong doanh nghiệp, đặc biệt Luật khoa học công nghệ đã bổ sung những quy định mới, tạo hành lang và thủ tục thuận lợi để doanh nghiệp có thể huy động các nguồn vốn đầu tư của N hà nước và từ chính doanh nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ. N ghị định 119 của Bộ khoa học và công nghệ đã khuyến khích, ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ…
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 115 Hiện nay, do nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò chủ thể của mình trong đổi mới công nghệ còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề sở hữu trí tuệ trong cạnh tranh thương mại quốc tế chưa được các doanh nghiệp ý thức đầy đủ do đó làm cho sức cạnh tranh hàng hóa của các doanh nghiệp Việt còn yếu. Vì vậy, việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo đà cho doanh nghiệp tư nhân có sự phát triển. Hỗ trợ về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực N hà nước đã dành những khoản kinh phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực vừa và nhỏ, quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 18/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai tích cực ở các địa phương và các hiệp hội. Thông tư liên tịch số 65/2004/TTLT/BTC – BLĐTBXH ngày 2/7/2004 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động và Thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn nhằm hỗ trợ cung cấp nguồn lao động chất lượng cao hơn cho doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) Hầu hết các địa phương đều xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ đào tạo dạy nghề mặc dù có sự khác nhau về biện pháp, mức hỗ trợ, đối tượng hỗ. Một số sở được giao nhiệm vụ mở các lớp đào tạo quản lý, nghiệp vụ kinh doanh cho các đối tượng chủ doanh nghiệp tư nhân nhằm nâng cao trình độ kiến thức về pháp luật quản lý. Về quản trị doanh nghiệp nhằm khác phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng và thông tin, từng bước nâng cao năng lực quản lý, trợ giúp nhà quản lý của các doanh nghiệp, kỹ năng xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. N hà nước cũng đã dành những khoản kinh phí nhất định cho công tác đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự hỗ trợ cho kinh tế tư nhân trong việc đào tạo nhân lực được thể hiện qua rất nhiều các văn bản pháp luật như N ghị định số 48/2015/N Đ-CP- quy định chi tiết một số điều của Luật giáo dục nghề nghiệp, quyết định 46/2015/QĐ-TTg – Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ dưới 3 tháng, quyết định số 52/2012/QĐ- TTg về chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, ban hành 16/11/2012…còn rất nhiều các thông tư, quy định, hướng dẫn thực hiện luật, cũng như quy định hỗ trợ đào tạo nhân lực cho các địa phương, cho khu vực kinh tế tư nhân. Bên cạnh những nội dung hỗ trợ trên, N hà nước còn hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp tư nhân trong xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường thông qua các chương trình như: Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, chương trình phát triển thương hiệu quốc gia, chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng xúc tiến thương mại trong và ngoài nước…; Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và khai thác thông tin nhằm khắc phục những thiếu hụt về thông tin của doanh nghiệp. Các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai hoạt động cung cấp dịch vụ bằng các phương tiện như cổng thông tin doanh nghiệp, báo in, truyền hình…
  7. 116 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 2.3. Những đánh giá về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian qua. Cơ chế, chính sách tạo nền tảng cho phát triển kinh tế tư nhân Sau hơn 30 năm đổi mới nền kinh tế, đồng thời đổi mới cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân có thể nhận thấy: Về Chế độ sở hữu, thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp, Việt nam đã đa dạng hóa các hình thức sở hữu, nhất quán thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần và duy trì nhiều hính thức doanh nghiệp khác nhau. Trên cơ sở đó đã thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp đối với tư liệu sản xuất và tài sản cá nhân. Tuy nhiên, chế độ sở hữu chưa hoàn thiện, đầy đủ, nhất là quy định sở hữu tư nhân về tài sản và sở hữu trí tuệ của Việt N am đạt mức trung bình. Doanh nghiệp N hà nước được sắp xếp, tái cấu trúc đa phần phù hợp. Doanh nghiệp tư nhân ngày càng lớn mạnh, góp phần làm tăng sức cạnh tranh của thị trường trong nước, đNy lùi độc quyền. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân của Việt nam vẫn còn nhiều hạn chế như quy mô nhỏ, năng lực quản lý yếu, sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả Môi trường đầu tư và kinh doanh: Cơ chế, chính sách về môi trường đầu tư kinh doanh được coi là thành công nhất bởi sự xuất hiện của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư với những quy định thông thoáng đã cởi trói cho doanh nghiệp, từ khâu thành lập, đăng ký kinh doanh, rút lui khỏi thị trường, đăng ký thuế…tất cả đều được cải thiện theo hướng đơn giản hóa thủ tục và thuận tiện. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế vướng mắc, đó là giữa các Luật, đặc biệt là Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư còn có sự chưa ăn khớp. * Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân Hỗ trợ về tài chính: Hệ thống ngân hàng thương mại phát triển với sự thay đổi về cơ chế, chính sách vay vốn đối với khu vực kinh tế tư nhân co nhiều tiến bộ, tuy nhiên số vốn vay của các ngâ hàng đối với khu vực kinh tế này còn rất xa so với mong đợi. Việc vay vốn ở các ngân hàng quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với quy định vay thế chấp, các doanh nghiệp tư nhân yếu về vốn vậy nên khả năng thế chấp cũng hạn chế. Chính sách về thuế đã tạo khung khổ pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi, đặc biệt là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc cập nhất và thay đổi bổ sung chính sách thuế thường xuyên làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch đầu tư cũng như kế hoạch hoạt động cũng như một số quy định trong các văn bản khác liên quan đến chính sách thuế gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất: Sự thay đổi của Luật đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai, tạo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế khi tiếp cận đất đai. Thủ tục hành chính cũng như chi phí thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh chóng thuận tiện hơn. Tuy nhiên, không phải chủ thể kinh doanh nào cũng có khả năng tiếp cận đất đai được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…vì vậy, tác động đến sự cạnh tranh giữa các chủ thể trên thị trường. Hỗ trợ về khoa học công nghệ: Sự hỗ trợ trong việc ban hành chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân về khoa học công nghệ một cách rõ ràng đã mang đến nhiều cơ hội
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 117 cho doanh nghiệp để áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất đồng thời khuyến khích được các doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực sản xuất mới. Các chính sách hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ đối với donah nghiệp tư nhân là phù hợp với yêu cầu khác quan và điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân còn thiếu đồng bộ, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khó khăn trong việc tiếp cận với cac chính sách hỗ trợ này. N ăng lực công nghệ của chúng ta còn thấp vì vậy việc tiếp cận và mua các công nghệ cũ dẫn đến ảnh hưởng đến tài chính của các doanh nghiệp tư nhân vốn đã khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hỗ trợ về nguồn nhân lực: Chính sách nguồn nhân lực đã giúp nâng cao tay nghề cho người lao động, qua những chương trình hỗ trợ dạy nghề đã nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, do sự hạn hẹp về ngân sách nên nguồn tài chính cho đào tạo nhân lực gặp nhiều khó khăn, nhiều chương trình đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu nên không đạt mục tiêu. Đội ngũ doanh nhân chưa thực sự phát triển và có những kỹ năng bắt kịp với sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và thế giới. Việc tiếp cận các dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực do N hà nước cung cấp của các doanh nghiệp tư nhân còn yếu do những quy định về việc hưởng chế độ đào tạo từ ngân sách nhà nước không hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân. 3. KẾT LUẬN Trên đây là tổng quát về những nội dung mà N hà nước đã và đang hỗ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân và một số đánh giá về các nội dung đó. Còn rất nhiều sự hỗ trợ khác từ phía N hà nước cho thành phần kinh tế này được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Các doanh nghiệp tư nhân cần nắm bắt, tìm hiểu rõ để tranh thủ sự hỗ trợ từ phía N hà nước, khắc phục những khó khăn, hạn chế để có thể phát triển một cách tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo 30 năm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 2. Các văn bản Luật, N ghị định, N ghị quyết trong Website: Thư viện pháp luật 3. Đảng cộng sản Việt N am (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong TKQĐ lên chủ nghĩa xã hội, N XB sự thật, Hà N ội, 1991 4. Đảng cộng sản Việt N am (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (Khóa VI, VII, VIII,IX, X), Phần 1, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội 5. Đảng cộng sản Việt N am (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội 6. Đảng cộng sản Việt N am (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, N XB Chính trị quốc gia, Hà N ội 7. N guyễn Hồng Sơn và cộng sự, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cốt yếu về phát triển kinh tế tư nhân ở Việt N am, Đề án, ĐH kinh tế, ĐHQGHN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2