intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiến trình phát triển tư duy về kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Chia sẻ: AtaruMoroboshi _AtaruMoroboshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

33
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Tiến trình phát triển tư duy về kinh tế tư nhân ở Việt Nam" phân tích làm rõ tiến trình phát triển tư duy về kinh tế tư nhân ở Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế bền vững hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiến trình phát triển tư duy về kinh tế tư nhân ở Việt Nam

  1. 118 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TƯ DUY VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Văn Thắng Trường Đại học Sư phạm Huế Tóm tắt: Chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình đổi mới cả về lý luận và thực tiễn. Trong quá trình đó, vấn đề kinh tế tư nhân đã từng bước được làm sáng tỏ và thực hiện một cách hiệu quả góp phần to lớn vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bài viết phân tích làm rõ tiến trình phát triển tư duy về kinh tế tư nhân ở Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế bền vững hiện nay. Từ khóa: Kinh tế tư nhân Việt Nam, tiến trình phát triển THINKING DEVELOPMENT PROCESS ABOUT THE PRIVATE ECONOMY IN VIETNAM Abtract: Moving from a centrally planned subsidized economic model to a socialist- oriented market economy is an innovation process in both theory and practice. In the process, the private economy has gradually been clarified and effectively implemented, contributing greatly to the country's socio-economic development achievements. The analysis clarifies the process of developing the thinking on the private economy in Vietnam and the lessons learned for planning current guidelines and policies for sustainable economic development. Keywords: Vietnam's private economy, development process 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trước đổi mới, nhận thức lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân ở Việt N am là vấn đề nan giải và gặp không ít trở lực ngăn cản sự phát triển tư duy nhận thức từ đó dẫn đến có sự "Phá rào" về cơ chế quản lý kinh tế. Sự “Phá rào” đó đã khởi động công cuộc đổi mới tư duy và chính sách của Đảng. N ăm 1986, Đại hội lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt N am đã quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước, khâu đột phá đó là đổi mới tư duy kinh tế. Với quan điểm nhất quán “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng Cộng sản Việt N am đã có sự đổi mới nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân. Từ Đại hội VI cho đến nay, tư duy nhận thức về kinh tế tư nhân ngày càng sáng tỏ hơn về lý luận và thực tiễn. Sự phát triển tư duy về kinh tế tư nhân trong hơn 30 năm đổi mới của Đảng không chỉ là nhận thức đúng quy luật phát triển kinh tế mà còn
  2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 119 có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra cách thức, biện pháp hữu hiệu cho việc hoạch định đường lối chiến lược, chính sách phát triển kinh tế tư nhân phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đóng góp vào thành tựu to lớn của thời kỳ đổi mới, tạo nên thế và lực lớn mạnh, đưa đất nước vững bước tiến vào thế kỷ XXI. Kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững; vì vậy nghiên cứu, đánh giá tiến trình phát triển tư duy nhận thức về kinh tế tư nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho việc đNy mạnh phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay là hết sức cần thiết. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1. Bước ngoặt đổi mới tư duy nhận thức về kinh tế tư nhân Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta chủ trương xây dựng cơ cấu kinh tế xã hội chủ nghĩa gồm hai thành phần đó là: kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể được gọi là kinh tế xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế khác thì gọi là phi xã hội chủ nghĩa và là đối tượng phải thực hiện cải tạo, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn. Kế hoạch 3 năm 1958-1960 xác định cải tạo xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ cơ bản, khâu chính là đNy mạnh hợp tác hóa nông nghiệp, đồng thời phát triển và củng cố kinh tế quốc doanh. Trong công, thương nghiệp chủ trương cải tạo hòa bình tư bản tư doanh bằng chính sách sử dụng, hạn chế và cải tạo; chính sách chuộc lại trả dần đối với tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản thông qua các hình thức gia công, đặt hàng, kinh tiêu, đại lý, xí nghiệp công tư hợp doanh; kết hợp biện pháp kinh tế với biện pháp hành chính, giáo dục. Thực hiện một bước chủ trương công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Đại hội lần thứ III năm 1960 của Đảng đặt ra kế hoạch 5 năm lần thứ I với nhiệm vụ là hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kết quả trong 3 năm cải tạo, phát triển (1958-1960) và năm đầu tiên (1961) thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I, miền Bắc đã đạt được một số kết quả khả quan, kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa được coi là cơ bản hoàn thành. Sản lượng lương thực tính theo đầu người tăng lên nhiều so với thời kỳ Pháp thuộc; nghề thủ công cũng được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, những thành quả mà kinh tế miền Bắc đạt được vào những năm 1958-1961 không hẳn là thành quả của cải tạo xã hội chủ nghĩa công thương nghiệp, của hợp tác hóa, vì lúc này, quá trình hợp tác hóa vẫn chưa hoàn thành, trong một phạm vi rất lớn, nông nghiệp vẫn nằm trong tay các hộ nông dân. Thực chất, những thành quả này là do sự phục hồi tất yếu của một nền kinh tế đã từng bị chiến tranh tàn phá nhiều năm. Miền Bắc hòa bình là một điều kiện rất thuận lợi để có thể phục hồi ruộng đất hoang hóa trong thời kỳ chiến tranh. Mặt khác, sau khi hòa bình lập lại, một số lớn lực lượng lao động trước đây được huy động cho chiến tranh như bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân quốc phòng… nay đã trở lại với sản xuất làm cho nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự tăng trưởng tương đối. N ông dân miền Bắc sau cải cách ruộng đất được chia ruộng, phấn khởi lao động trên mảnh ruộng của mình nên nông nghiệp
  3. 120 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM có sự khởi sắc. Điều này làm cho nhiều người ngộ nhận đó là do kết quả của việc hợp tác hóa trong nông nghiệp, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa công thương nghiệp vì vậy mà đã có nhiều định kiến đối với kinh tế tư nhân. Trong nông nghiệp, đến cuối năm 1960 đầu năm 1961, các hợp tác xã đã bắt đầu bộc lộ những nhược điểm của nó. Trường hợp điển hình ở miền Bắc là thực tiễn phong trào hợp tác hóa của thành phố Hải Phòng. Từ năm 1962, tức là hai năm sau khi hoàn thành hợp tác hóa ở miền Bắc ở một số huyện ngoại thành của Hải Phòng như Tiên Lãng, An Lão… đã thấy cách tổ chức lao động tập thể là không có hiệu quả và nên thực hiện lao động tư nhân. Vì thế, có một vài hợp tác xã bắt đầu thực hiện chế độ khoán sản phNm đến hộ gia đình, người lao động đối với cây công nghiệp và một số hoa màu. Sau đó Hải Phòng đã có ý đề nghị Trung ương cho mở rộng khoán thành phong trào lớn hơn và áp dụng đối với cả cây lúa. Tuy nhiên, đề nghị này không được Trung ương chấp thuận. Trước tình thế đó, khoán sản phNm chỉ có thể là việc làm tự phát, lén lút, gọi là “khoán chui”. Đến năm 1966, hình thức khoán sản phNm đến nhóm, người lao động đã xuất hiện công khai ở toàn tỉnh Vĩnh Phúc nhưng cũng như ở Hải Phòng, chế độ khoán ở Vĩnh Phúc cũng bị cấm. N ăm 1974, Đoàn Xá - một xã thuộc huyện An Thụy, thành phố Hải Phòng đã từng là một địa phương tiên phong của phong trào hợp tác hóa có hai hợp tác xã là Đoàn Xá và Tiến Lập. Ở hợp tác xã Tiến Lập, khi thấy được sự yếu kém của mô hình hợp tác xã đã “phá rào cơ chế” thực hiện chính sách khoán sản phNm đến hộ gia đình và người lao động. “Cứ 1 sào xã viên nộp lại cho hợp tác xã 70 kg thóc. Số dư họ hưởng. Kết quả thật bất ngờ: Xã viên nhận khoán đã chủ động, không quản ngày đêm, cày hết đất, cấy kín hết diện tích. Cấy xong thì ngày đêm lo nước, lo phân, lo làm cỏ. Khi lúa chín thì gặt ngay, không để rụng, để rơi .Trong cơ chế làm ăn tập thể, năng suất chỉ đạt 60-70 kg/sào. Từ khi cho khoán, năng suất mỗi sào từ 1,4-1,5 tạ. Sau khi nộp "tô" cho hợp tác xã, mỗi sào cũng còn dư 1 tạ. Thế là nông dân yên tâm đã có cái ăn”(1). Mặc dù thấy rõ được hiệu quả kinh tế của việc khoán sản phNm mà thực chất là thực hiện phát triển kinh tế tư nhân nhưng trong hoàn cảnh tư duy lúc đó, chế độ khoán dù "thuận" lòng dân nhưng lại là "nghịch" về lập trường, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng nên sáng kiến khoán ở Tiến Lập thành phố Hải Phòng vừa mới manh nha thì đã bị thủ tiêu. Sự “phá rào” trong cơ chế quản lý kinh tế đã vượt trước tư duy, cách làm của nhiều người thời ấy vì vậy chế độ khoán sản phNm đã bị lên án nặng nề, trở thành điều cấm kỵ, không ai còn dám công khai đề cập đến cách làm này nữa. N ăm 1975, sau khi miền N am được giải phóng, đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1976 dự đoán đây là thời kỳ hòa bình và phát triển kinh tế với độ cao nhất khi đất nước đã “sạch bóng quân thù”. Đại hội đề ra các chỉ tiêu cho kế hoạch 5 năm lần thứ II (1976-1980), đặc biệt là kế hoạch nâng chỉ tiêu sản lượng lúa từ 11,82 triệu tấn năm 1976 lên 21 triệu tấn vào năm 1980. Tuy nhiên, ngay từ năm 1977, đất nước đã bắt đầu lâm vào khủng hoảng, nông nghiệp sa sút, sản lượng sụt giảm nghiêm trọng. Tại nhiều địa phương, một số lớn hợp tác xã không những không thực hiện nổi nghĩa vụ lương thực với N hà nước, mà hằng năm còn (1) Đặng Phong, “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới, N xb Tri thức, 2009, tr 159.
  4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 121 phải xin nhà nước cấp lương thực cho nông dân. N hiều vùng đã xuất hiện nạn đói - chính người sản xuất lương thực lại bị đói. Ở thành phố Hải Phòng, hợp tác xã Đoàn Xá (sau khi hợp nhất với hợp tác xã Tiến Lập) vụ Đông xuân năm 1976 mất mùa nghiêm trọng, “sản lượng thu hoạch toàn xã đạt 160 tấn lúa chỉ bằng 1/6 sản lượng các vụ Đông Xuân hằng năm. N ếu theo chỉ tiêu kế hoạch N hà nước giao, xã phải nộp 100 tấn thóc cho huyện, phải bán thêm 50 tấn nữa theo giá nghĩa vụ cho N hà nước. Vậy thì 7.000 nhân khNu của xã chỉ còn 10 tấn thóc ăn cho 6 tháng dài, tức là trung bình mỗi đầu người chỉ còn 1 kg gạo để ăn trong suốt nửa năm”(1). Trong tình hình đó, đã xuất hiện bước ngoặt đổi mới tư duy nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Đoàn Xá đã mạnh dạn thay đổi cách nghĩ ‘dám làm, dám chịu”: “N ếu khoán thì cầm chắc sẽ bị kỷ luật…N hưng không khoán thì chắc chắn rồi cũng sẽ bị kỷ luật vì không có lúa nộp không lãnh đạo được hợp tác xã, lại còn cái tội để cho dân đói, phải đi ăn mày…Khoán tuy sai chủ trương nhưng chắc chắn có gạo ăn, có lúa nộp và giữ được hợp tác xã”. Trên tinh thần dũng cảm và quyết tâm đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Đoàn Xá đã họp và biểu quyết trong toàn hợp tác xã. Dựa trên kết quả biểu quyết có 90% cán bộ xã viên đồng ý khoán, đội ngũ lãnh đạo ở Đoàn Xá đã sáng tạo cách làm độc đáo là “N gày 10/06/1977, Ban thường vụ Đảng ủy xã đã họp phiên bất thường và ra “N ghị quyết miệng” cho phép khoán sản phNm. Ban quản trị hợp tác xã cũng ra “Quyết định miệng” để triển khai khoán”(2). Mặc dù không được ủng hộ về chủ trương, chính sách nhưng kết quả thực tiễn ở Đoàn Xá thành phố Hải Phòng đã tạo ra bước ngoặt cho sự đổi mới nhận thức về vai trò và tính tất yếu của việc phát triển kinh tế tư nhân. Tình hình đất nước cuối năm 1978 đầu năm 1979 vô cùng khó khăn, nền kinh tế nước ta vốn đã thấp kém, thiên tai dồn dập, dự trữ nguyên vật liệu đang bị cạn kiệt, viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút, chiến tranh hai đầu biên giới xảy ra, đế quốc Mỹ và các thế lực chống đối Việt N am bao vây, cấm vận kinh tế, đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội bắt đầu xuất hiện. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Trung ương 6 khóa IV tháng 8 năm 1979 đã có những quyết sách khởi đầu chuyển biến nhận thức về đường lối kinh tế của Đảng, tháo gỡ những ràng buộc của cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất "bung ra". Hội nghị đã thông qua N ghị quyết số 20- N Q/TW “Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách” nêu ba nhiệm vụ phải thực hiện từ năm 1979 đến năm 1981. N ếu so với những mục tiêu mang nặng tính duy ý chí được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ IV năm1976, thì những tư tưởng của N ghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa IV là điểm đột phá về tư duy kinh tế và đường lối kinh tế, mở đầu cho một loạt biện pháp và chính sách của N hà nước liên tiếp sau đó. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 6 khóa IV đã có sự thay đổi căn bản nhận thức về chủ trương đối với sự tồn tại, phát triển của các thành phần kinh tế. Hội nghị đã phê phán xu hướng “tả khuynh” trước đây, chỉ muốn sớm đưa cá thể vào hợp tác xã, đưa hợp tác xã lên quốc doanh, muốn tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội. Hội nghị đã quán triệt tinh thần: "Phải xuất phát từ hiệu quả kinh tế mà xét, cái gì cá thể có thể làm tốt, phục vụ tốt nhu cầu thì nên để cá thể làm, không nhất thiết phải đưa vào tập thể ngay, cái gì tổ sản xuất làm tốt thì để tổ sản xuất làm không nhất thiết (1) Đặng Phong, “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới, N xb Tri thức, 2009, tr 160. (2) Đặng Phong, “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới, N xb Tri thức, 2009, tr 163.
  5. 122 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM phải tập hợp ngay vào hợp tác xã, cái gì hợp tác xã làm tốt thì không vội phát triển quốc doanh thay thế, cái gì địa phương làm được thì giao cho địa phương làm, Trung ương không nên nắm giữ, cái gì ngành này đã làm tốt thì không cần thiết phải chuyển sang ngành khác"(1). Hội nghị còn chỉ rõ: "Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Chính phủ phải khNn trương kiểm tra, rút kinh nghiệm, uốn nắn những lệch lạc, thực hiện đúng chủ trương của Đảng về năm thành phần kinh tế ở miền N am để tập dụng mọi khả năng về lao động, kỹ thuật, quản lý nhằm phát triển sản xuất. Trong các ngành công nghiệp, nhất là trong công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng thành phần kinh tế quốc doanh phải giữ vai trò chủ đạo, nhưng vẫn để cho một số tư sản dân tộc hoạt động dưới sự quản lý của N hà nước"(2). Xác định rõ lợi ích của việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế: "Phải tận dụng các thành phần kinh tế: quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể, cá thể (kể cả tư sản được kinh doanh hợp pháp)"(3). N ghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa IV đã nhanh chóng được nhân dân cả nước đón nhận và biến thành hành động cụ thể trong thực tiễn kinh tế. Chỉ một thời gian ngắn, trong cả nước đã xuất hiện rất nhiều điển hình về cách làm ăn mới. Long An từ giữa năm 1980 đã thí điểm mô hình theo cơ chế "mua cao, bán cao", "bù giá vào lương" thay đổi cho cơ chế "mua cung, bán cấp"; Hải Phòng, Vĩnh Phú, N ghệ Tĩnh thí điểm hình thức khoán; xí nghiệp Dệt Thành Công Thành phố Hồ Chí Minh - một xí nghiệp dệt lớn, được trang bị hiện đại nhất nhì ở miền N am trước năm 1975 nhưng từ năm 1978 bắt đầu lâm vào tình trạng “hấp hối”, thiếu đầu vào do đó giảm sút đầu ra nhưng nhờ có sự “cởi trói” của N ghị quyết Trung ương 6 khóa IV đã trở thành lá cờ đầu của cả nước trong công nghiệp... Có thể nói, nếu đặt trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, thì N ghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 khóa IV vừa như một luồng gió mới, vừa như một lá bùa "hộ mệnh", “cú hích” để các địa phương, các ngành thêm năng động sáng tạo trong việc "phá rào", đột phá nhằm tìm kiếm những giải pháp khắc phục những ách tắc trong sản xuất, lưu thông của đời sống kinh tế, giải tỏa những bức xúc trong cuộc sống. Đến lượt nó, những đột phá trong thực tiễn kinh tế lại tạo ra cả những nhu cầu lẫn khả năng phải đột phá tiếp về cơ chế. "Phá rào hay tháo gỡ thực ra cũng giống như việc xuyên một lỗ nhỏ qua một hàng rào, qua một bức tường. Khi đã được phép xuyên một lỗ nhỏ cho dễ thở, thì người ta mở nó thành một chiếc cửa sổ. Đến khi được chấp nhận mở chiếc cửa sổ thì người ta phá nó ra thành một chiếc cửa ra vào. Đó là một lộ trình của cuộc cải cách ở Việt N am"(4). Từ bước đột phá giải phóng sức sản xuất, “làm cho sản xuất bung ra” của Hội nghị Trung ương 6 khóa IV, ngày 13/01/1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị 100-CT, cho phép áp dụng chế độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp của Việt N am. N ội dung của khoán trong Chỉ thị 100 là: khoán chi phí sản xuất, khoán công điểm, khoán sản phNm đến nhóm lao động và người lao động. Chỉ thị 100 đã được các địa phương hiểu như là khoán trực tiếp cho người lao động và đã vận dụng khoán đến tận hộ nông dân. N hư vậy, xét về hành động và tư tưởng đổi mới, có thể khẳng định rằng bước ngoặt của sự đổi mới nhận thức về kinh tế tư nhân (1) Đảng Cộng sản Việt N am, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 40, N xb Chính trị Quốc gia, 2004, Hà N ội, tr 276-277. (2) Đảng Cộng sản Việt N am, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 40, N xb Chính trị Quốc gia, 2004, Hà N ội, tr 366. (3) Đảng Cộng sản Việt N am, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 40, N xb Chính trị Quốc gia, 2004, Hà N ội, tr 381. (4) Đặng Phong, “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới, N xb Tri thức, 2009, tr 41.
  6. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 123 bắt đầu từ việc làm “phá rào” cơ chế quản lý kinh tế khi thực hiện khoán sản phNm đến hộ gia đình, nhóm, người lao động ở Tiến Lập, Đoàn Xá thành phố Hải Phòng những năm 1962, 1974, 1977-1978, ở tỉnh Vĩnh Phú năm 1966 để rồi sau đó có sự đổi mới về tư tưởng lý luận của Hội nghị Trung ương 6 khóa IV năm 1979 và những N ghị quyết, Chỉ thị tiếp theo. Đồng thời, chính thực tiễn đổi mới ở địa phương, từ hành động “dám làm, dám chịu” của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cơ sở đã thúc đNy sự đổi mới ở trung ương, trung ương đã lắng nghe, thừa nhận thực tiễn đổi mới ở địa phương, từ đó ra chủ trương đổi mới của chính mình trên tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. 2.2. Sự phát triển nhận thức về kinh tế tư nhân thời kỳ đổi mới Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986 khởi đầu cho sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước mà khâu đột phá là đổi mới nhận thức về nền kinh tế nhiều thành phần. Đại hội VI đã thừa nhận và khẳng định nhất quán nền kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt N am, xác định cơ cấu kinh tế gồm 5 thành phần: kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tự nhiên tự túc tự cấp. Với việc xác định 5 thành phần kinh tế như trên đã thực sự “cởi trói” cho nền kinh tế, đặc biệt kinh tế tư nhân đã có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Tiếp tục có những nhận thức mới về vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, tháng 4 năm 1988, Bộ Chính trị ra N ghị quyết 10-CT/TW về cải tiến chế độ khoán trong sản xuất nông nghiệp. N ghị quyết đã nhìn nhận những sai lầm trong mô hình hợp tác hóa trước đây: chủ quan, nóng nội trong cải tạo, gò ép nông dân vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, đưa hợp tác xã lên quy mô lớn, trình độ cao, tập thể hóa triệt để tư liệu sản xuất trong khi chưa có đủ điều kiện. N ghị quyết chủ trương lấy hộ làm đơn vị sản xuất tự chủ, hợp tác xã là tổ chức tự nguyện của nông dân, chủ yếu lo toan các lĩnh vực dịch vụ, cung ứng tiêu thụ sản phNm. Hộ nông dân là đơn vị chủ thể của đơn vị sản xuất nông nghiệp, có quyền chủ động trong việc quyết định phương án sản xuất. N goài thuế là nghĩa vụ duy nhất đối với N hà nước, số sản phNm còn lại được mua bán với cơ chế thuận mua vừa bán. Hộ nông dân cũng có quyền tự kiếm thêm vật tư, tự do xuất khNu các sản phNm thừa ngoài nghĩa vụ. Trong N ghị quyết 10, lần đầu tiên Đảng công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể tư nhân trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, thừa nhận tư cách pháp nhân, báo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo hộ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể tư nhân. Đại hội lần thứ VII của Đảng năm 1991 đã đặt ra vấn đề cần nhất quán khẳng định chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội xác định Việt N am lúc này có 5 thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước. Có thể nói đây là một bước tiến mới trong nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân. N ếu như trước đây quan điểm của Đảng là nền kinh tế có thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa và phần còn lại là kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, tức là đã có sự phân biệt đối xử mang tính đối lập giai cấp rõ ràng thì nay đã có sự nhận thức đúng với thực tiễn hơn. Điểm mới trong nhận thức về kinh tế tư nhân tại Đại hội VII là coi kinh tế gia đình (kinh tế hộ) là một lực lượng kinh tế có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
  7. 124 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM đất nước, thừa nhận sự tồn tại và vai trò quan trọng của kinh tế cá thể. Đại hội lần VIII của Đảng năm 1996 có quan điểm nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò và xu hướng phát triển từng thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở Việt N am. Đại hội VIII xác định có 5 thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác (nòng cốt là hợp tác xã), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Với việc Việt N am gia nhập ASEAN và Mỹ bỏ bao vây, cấm vận đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt N am từng bước hội nhập sâu rộng vào các thể chế kinh tế toàn cầu. Bằng việc thay đổi cơ chế và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân hoạt động đã góp phần to lớn vào việc đNy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế lên 9,5%. Sự phát triển kinh tế - xã hội đã giúp Đảng, N hà nước định hình rõ hơn về mô hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trương, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần IX của Đảng năm 2001 đã có sự phát triển mới nhận thức về nền kinh tế nhiều thành phần. N goài việc xác định tên gọi, vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế như quan điểm Đại hội VIII, Đại hội IX đã bổ sung thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Lần đầu tiên, Đảng định nghĩa rõ ràng, cụ thể mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Đại hội khẳng định: “Chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”(1). Trong mô hình kinh tế này, kinh tế tư nhân được coi trọng và đề cao, “khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của N hà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển hóa thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động; liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước”(2). Sự phát triển nhận thức mới về kinh tế tư nhân của Đảng còn được thể hiện rõ trong Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (2002). Lần đầu tiên, Đảng đã có hẳn một N ghị quyết chuyên bàn về phát triển kinh tế tư nhân và Đảng viên làm kinh tế tư nhân. N ghị quyết Trung ương 5 khóa IX nêu rõ: “Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế… tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý và tâm lý xã hội để các doanh nghiệp tư nhân phát triển rộng rãi trong những ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô…”(3). Đặc biệt, một số vấn đề quan trọng, nhạy cảm cũng đã được N ghị quyết nói rõ, nhất là vấn đề Đảng viên làm kinh tế tư nhân: “Đổi mới (1) Đảng Cộng sản Việt N am, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội, 2001, tr 23. (2) Đảng Cộng sản Việt N am, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội, 2001, tr 31. (3) Đảng Cộng sản Việt N am, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội, 2002, tr 57-58-59.
  8. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 125 phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong khu vực kinh tế tư nhân… N hững đảng viên đảng viên đang làm chủ doanh nghiệp tư nhân chấp hành tốt Điều lệ Đảng và luật pháp, chính sách của N hà nước thì vẫn là Đảng viên của Đảng”(1). Kết quả của sự phát triển nhận thức mới về kinh tế tư nhân được cụ thể hóa ở việc ngày 13 tháng 10 năm 2004, Quốc hội đã ban hành pháp lệnh về ngày “Doanh nhân Việt N am”, sau đó ngày 13 tháng 10 hàng năm được coi là ngày tôn vinh các “Doanh nhân Việt N am”, ghi nhận sự đóng góp của các doanh nhân (trong đó có tư nhân) cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đại hội lần X của Đảng năm 2006 đã có sự phát triển nhận thức mới về kinh tế tư nhân. Đại hội X xác định cơ cấu 5 thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Điểm mấu chốt ở Đại hội X là lần đầu tiên gọi đúng tên kinh tế tư nhân, bỏ cụm từ “tư bản” và xem xét lại khái niệm “bóc lột” khi nói đến thành phần kinh tế này. Đồng thời, Đại hội X cũng đã xác định: “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”(2). Đại hội lần XI của Đảng năm 2011 có sự đổi mới nhận thức về các thành phần kinh tế, không đề cập đến thành phần kinh tế tư bản nhà nước và cụm từ “tư bản” không còn được nhắc đến trong các thành phần kinh tế. Đại hội XI xác định có 4 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đai hội XI tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước, mở rộng các loại hình tổ chức kinh tế của kinh tế tư nhân (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, kinh tế cá thể, tiểu chủ). Đồng thời Đại hội XI cũng khuyến khích tư nhân mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước. Đại hội lần XII của Đảng năm 2016 tổng kết 30 năm đổi mới đất nước, đổi mới tư duy nhận thức và cách tiếp cận về các thành phần kinh tế. Đại hội XII tiếp tục xác định có 4 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đại hội XII vẫn khẳng định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo nhưng phạm vi và vai trò của doanh nghiệp nhà nước đã được thu hẹp, đồng thời nhấn mạnh doanh nghiệp tư nhân là nhân tố, động lực nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, Đại hội XII cũng khẳng định: “Khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế… Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”(3). Để phát triển kinh tế tư nhân trong tình hình mới, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành N ghị quyết số 10-N Q/TW ngày 03/6/2017 “Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. N ghị quyết đã xác định: phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, (1) Đảng Cộng sản Việt N am, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội, 2002, tr 60-61. (2) Đảng Cộng sản Việt N am, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội, 2006, tr 83. (3) Đảng Cộng sản Việt N am, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội, 2016, tr 107-108.
  9. 126 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Sự kiện đánh giá nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển đất nước hiện nay chính là việc Ban kinh tế Trung ương, Chính phủ tổ chức “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt N am 2019” từ ngày 2 đến ngày 3 tháng 5 năm 2019 tại Hà N ội với 2.500 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Diễn đàn được thực hiện gồm 1 phiên toàn thể, 7 hội thảo, tọa đàm chuyên đề, hoạt động triển lãm và kết nối doanh nghiệp. Sự kiện này nhằm đánh giá kết quả sau gần 2 năm thực hiện N ghị quyết 10 của Hội nghị Trung ương 5, N ghị quyết 98- N Q/CP của Chính phủ, nhận diện các mặt được để phát huy và các mặt chưa được để khắc phục; quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo cơ hội cho các doanh nhân tư nhân, cơ quan, tổ chức đối thoại, hiến kế, kiến nghị, đề xuất với Đảng, N hà nước về các cơ chế, chính sách và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân. N hư vậy, kinh tế tư nhân có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự đóng góp của kinh tế tư nhân vào thành tựu đổi mới của đất nước hơn 30 năm qua là rõ ràng và không thể phủ nhận. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã từng bước nâng cao nhận thức tư duy lý luận về kinh tế tư nhân từ đó có những quyết sách đúng đắn cho việc phát huy vai trò của thành phần kinh tế này trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động cũng không nên chỉ thấy mặt tích cực của kinh tế tư nhân mà không thấy mặt hạn chế, tiêu cực của nó. Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân hiện nay vẫn cần phải đNy mạnh nghiên cứu, đánh giá, làm rõ nhiều vấn đề về tư duy lý luận, quan điểm, chính sách đến thực tiễn. 2.3. Một số bài học rút ra trong tiến trình phát triển nhận thức về kinh tế tư nhân ở Việt Nam Thứ nhất, cần xuất phát từ thực tiễn, đánh giá đúng thực tiễn để đổi mới nhận thức lý luận Thực tiễn là nơi kiểm nghiệm tính đúng sai của đường lối, chính sách kinh tế và xa hơn nữa là kiểm nghiệm tính đúng đắn của tư duy lý luận kinh tế. Căn cứ để đánh giá tính đúng đắn của tư duy lý luận kinh tế là ở thực tiễn phát triển hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Sự mạnh dạn đột phá đổi mới cơ chế quản lý ở các địa phương như Hải Phòng, Vĩnh Phú những năm 60-70 của thế kỷ trước nhằm thực hiện lợi ích chính đáng của người lao động để rồi từ đó có sự đổi mới toàn diện tư duy kinh tế của Đảng ở N ghị quyết Trung ương 6 khóa IV, Chỉ thị 100, N ghị quyết các Đại hội Đảng từ 1986 đến nay chính là tuân theo quy luật: từ thực tiễn đến tư duy, từ tư duy đến chính sách. Chính thực tiễn, với những phản ứng từ người dân đã tác động đến tư duy nhận thức của đội ngũ những người lãnh đạo ở cơ sở, những người gần dân nhất, hiểu rõ thực tiễn nhất và đặt họ trước sự lựa chọn: vì lợi ích thiết thực của dân thì phải đột phá bằng tư duy mới, chấp nhận rủi ro khi không tuân thủ khuôn thước chính sách. Bài học kinh nghiệm cho thấy, mạnh dạn thay đổi chính sách đã tạo điều kiện để tháo gỡ cho thực tiễn và thước đo đúng sai của nhận thức chính là
  10. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 127 hiệu quả trong cuộc sống. Hiện nay, trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế tư nhân cần có sự linh hoạt, kiên quyết. Đảng phải "biết tình hình thực tế", phải "nhìn thấy sự vật hiện có","biết nhìn thẳng vào sự thật" từ đó có nhận thức đúng về vị trí, vai trò và xu hướng vận động, phát triển của kinh tế tư nhân trong bối cảnh mới. Trong nhận thức và hành động cần dựa trên lợi ích của nhân dân và toàn xã hội, căn cứ vào thực tiễn, linh hoạt, mềm dẽo trong xử lý các vấn đề kinh tế nảy sinh. Sở dĩ trước đổi mới, Đảng ta còn mắc sai lầm vì không dám nhìn thẳng vào sự thật, vào cái “chân lý tầm thường” mà luôn “thả mình theo cái ảo tưởng đưa chúng ta lên cao”(1). Thứ hai, cần coi trọng và thực hiện các bước “quá độ”, sử dụng các thành phần kinh tế “trung gian” Từ quan điểm có tính phương pháp luận đó, trong quá trình phát triển kinh tế cần phải biết nghĩ đến mắt xích trung gian có thể tạo điều kiện thuận lợi cho bước chuyển từ nền kinh tế sản xuất nhỏ nông nghiệp lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Phải tiến hành nhiều biện pháp, chính sách mang tính quá độ, khi đNy mạnh phát triển kinh tế tư nhân. Trong quá trình thực hiện các chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển cần hiểu rõ và quan tâm đến lợi ích kinh tế của người sở hữu nhỏ, của cá nhân người lao động, tìm ra đâu là ranh giới có thể lùi lại ở những thời điểm ban đầu để đáp ứng được nó. Có thể thấy sự “phá rào” ở Việt N am là xuất phát từ những ách tắc của cơ chế kinh tế cũ, thậm chí là bức xúc chung của xã hội. Từ sự “phá rào” đổi mới nhận thức, qua thời gian với các “bước đi” quá độ sẽ làm cho nhận thức lý luận ngày càng hoàn chỉnh hơn. Có thể sớm hơn ở chỗ này, ở người này, ngành này, lĩnh vực này nhưng cũng có thể chậm hơn ở chỗ kia, ở người kia, ngành kia, lĩnh vực kia. 3. KẾT LUẬN Tư duy nhận thức về kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế là một tiến trình từng bước đổi mới căn bản, toàn diện có ý nghĩa quyết định đến thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khởi đầu bằng những đột phá về “khoán sản phNm” đến hộ gia đình, nhóm, người lao động trong nông nghiệp ở các địa phương như Hải Phòng, Vĩnh Phú; trong công thương nghiệp như Long An, thành phố Hồ Chí Minh để từ đó Đảng Cộng sản Việt N am có cơ sở khoa học đúng đắn mạnh dạn thực hiện những bước đột phá đổi mới mạnh mẽ tư duy nhận thức về đường lối kinh tế nói chung, về kinh tế tư nhân nói riêng. N ghị quyết Trung ương 6, khóa IV về những nhiệm vụ cấp bách của cách mạng nước ta, Chỉ thị 100 của Ban Bí thư về khoán sản phNm đến người lao động trong nông nghiệp và Quyết định 25/CP của Hội đồng Bộ trưởng về quyền tự chủ của các xí nghiệp công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh... là những bước đột phá đầu tiên trên con đường tìm tòi hướng đi mới trong hoạt động kinh tế. Tuy còn có những hạn chế nhất định song có thể khẳng định các nghị quyết, chỉ thị trên đây đã tạo tiền đề vững chắc cho sự ra đời N ghị quyết Đại hội VI năm 1986 của Đảng – Đại hội đổi mới toàn diện. Từ Đại hội VI đến nay, tư duy về kinh tế tư nhân ngày càng (1) V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, N xb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, tr 274.
  11. 128 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM hoàn thiên, từ chỗ không thừa nhận đến thừa nhận và rồi đề cao vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân như hiện nay trong nền kinh tế quốc dân chính là đã nhận thức đúng quy luật phát triển của phép biện chứng duy vật. Trong bối cảnh mới của đất nước, mọi nhận thức về kinh tế tư nhân và sự thay đổi còn ở phía trước, nhưng với quan điểm cởi mở, tư duy biện chứng, luôn tìm kiếm sự sáng tạo, đổi mới, đột phá của Đảng trong việc xác định các lực lượng kinh tế chủ lực sẽ là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt N am (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 40, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội. 2. Đảng Cộng sản Việt N am (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội. 3. Đảng Cộng sản Việt N am (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa IX, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội. 4. Đảng Cộng sản Việt N am (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội. 5. Đảng Cộng sản Việt N am (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội. 6. Đảng Cộng sản Việt N am (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội. 7. Đặng Phong (2009), “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới, N xb Tri thức. 8. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, N xb Tiến bộ, Mát-xcơ-va.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2