intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

202
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đi du lịch, thay đổi chế độ ăn, môi trường, tình trạng sức khỏe chung và các thuốc, bao gồm cả các loại thảo dược, có thể ảnh hưởng đến đáp ứng của cơ thể đối với thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K. Tác dụng phụ của thuốc Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K bao gồm chảy máu và các phản ứng dị ứng. Tác dụng phụ hay gặp nhất là chảy máu ở bất kỳ tổ chức hoặc cơ quan nào. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K

  1. Lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K Đi du lịch, thay đổi chế độ ăn, môi trường, tình trạng sức khỏe chung và các thuốc, bao gồm cả các loại thảo dược, có thể ảnh hưởng đến đáp ứng của cơ thể đối với thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K. Tác dụng phụ của thuốc Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K bao gồm chảy máu và các phản ứng dị ứng. Tác dụng phụ hay gặp nhất là chảy máu ở bất kỳ tổ chức hoặc cơ quan nào. Hãy liên lạc ngay với bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu hay triệu chứng chảy máu như: đau đầu, chóng mặt, hay mệt mỏi; chảy máu kéo dài khi cạo râu hay khi bị đứt tay; chảy máu cam; chảy máu lợi khi đánh răng; khạc ra máu; những vết thâm tím bất thường (những mảng đen và xanh trên da) không rõ nguyên
  2. nhân; nước tiểu đỏ hay sẫm màu; đi ngoài phân đỏ hay đen; ra máu nhiều hơn bình thường khi có kinh nguyệt hoặc chảy máu bất thường ở âm đạo; đau hay phù bất thường. Nguy cơ bị chảy máu có thể được giảm đi một cách đáng kể bằng cách giảm liều thuốc chống đông. Nếu bị chảy máu nhiều, cần uống hay tiêm vitamin K dưới da. Nếu bạn có van tim nhân tạo, tuyệt đối không nên sử dụng vitamin K vì có nguy cơ hình thành huyết khối tại van tim trừ khi bạn bị chảy máu nội sọ đe dọa đến tính mạng. Nếu tình trạng chảy máu của bạn không đáp ứng với vitamin K, có thể bác sĩ sẽ cho bạn truyền huyết tương tươi đông lạnh hoặc truyền máu tươi toàn phần. Tương tác thuốc Các thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K tương tác với nhiều thuốc. Vì vậy, điều quan trọng là phải hỏi kỹ bác sĩ điều trị trước khi dùng thuốc, khi thay đổi, hay dùng thêm bất kỳ một thuốc nào. Một số thuốc không kê toa có thể tương tác với thuốc chống đông bao gồm: acetaminophen, aspirin, ibuprofen, naproxen, thuốc ức chế thụ thể H2 như cimetidin hay ranitidin, và một số vitamin tổng hợp có chứa vitamin K. Một
  3. số thuốc khác có thể ảnh hưởng đến đáp ứng của cơ thể bạn với thuốc chống đông. Các thuốc thảo dược có thể tương tác với thuốc chống đông. Các thuốc có nguồn gốc thảo dược thường không được chuẩn hóa và rất thay đổi từ lô này sang lô khác. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn có dự định dùng thuốc thảo dược và/hoặc các sản phẩm tự nhiên, vì bạn cần được theo dõi sát hơn. Điều nên làm và không nên làm khi dùng thuốc Nên làm: - Dùng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K đúng như bác sĩ kê đơn. - Giữ chế độ ăn và các hoạt động thể lực như bình thường. - Làm các xét nghiệm máu khi được yêu cầu. - Nói với bác sĩ về bất kỳ thứ thuốc và thảo dược hoặc các sản phẩm tự nhiên nào khác mà bạn đang dùng. Đồng thời cũng hỏi bác sĩ trước khi bạn thay đổi, bắt đầu, hay dừng bất kỳ một thuốc nào.
  4. - Thông báo với bác sĩ khi bạn bị ốm, bị thương, hay bị đứt tay mà lâu cầm máu. - Để ý đến dấu hiệu chảy máu và báo ngay với bác sĩ của bạn. - Nói với các nhân viên y tế hoặc bác sĩ nha khoa rằng bạn đang d ùng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K. Không nên làm: - Không dùng gấp đôi liều thuốc chống đông vào ngày hôm sau nếu bạn quên uống thuốc. Hãy uống thuốc mà bạn quên càng sớm càng tốt ngay ngày hôm đó. - Không dùng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K khi bạn có thai hay sẽ có thai. Điều đó cực kỳ quan trọng vì thuốc chống đông không nên dùng khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Hãy nói với bác sĩ của bạn nếu bạn có thai hay muốn có thai. - Không dùng thêm bất kỳ thuốc gì trước khi hỏi ý kiến bác sĩ. - Không dùng các thuốc chống đông c ùng nhóm đối kháng vitamin K kết hợp với nhau. Nên tránh:
  5. - Tránh thay đổi quá nhiều chế độ ăn thường ngày của bạn. - Tránh uống rượu. - Tránh các hoạt động thể lực hoặc thể thao có thể gây chấn thương. Chế độ ăn khi dùng thuốc chống đông nhóm đối kháng vitamin K Rất nhiều thức ăn có chứa vitamin K, và vitamin K giúp cho cơ thể bạn tạo ra các yếu tố hình thành cục máu đông. Các thức ăn chứa chất béo cung cấp các vitamin tan trong dầu bao gồm cả vitamin K. Những thức ăn này nên được coi là nguồn cung cấp vitamin K trong chế độ ăn. Nên có một chế độ ăn ổn định hàng ngày. Nếu bạn ăn một số lượng lớn vitamin K có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc chống đông. Một chế độ ăn ổn định sẽ làm cho lượng vitamin K mà bạn ăn vào cũng ổn định. Bởi một lượng lớn vitamin K có trong thức ăn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc chống đông. Tuy nhiên cũng không nên tránh các thức ăn có chứa nhiều vitamin K. Một số thức ăn rất quan trọng cho cơ thể có chứa nhiều vitamin K như rau xanh và một số loại đậu.
  6. Các thức ăn có chứa nhiều vitamin K: nước sốt mayonnaise; các loại giá đỗ, đậu tương; rau cải bắp; rau diếp tươi; hành tươi; lá rau cải tươi; mù tạt tươi; rau mùi tây; lá rau chân vịt tươi; củ cải tươi; rau cải xoong. Các thức ăn có chứa lượng vitamin K trung bình: măng tây; quả lê; rau thìa là. Nhìn chung, rau xanh và một số cây họ đậu và dầu thực vật có chứa nhiều vitamin K. Các thức ăn có chứa ít vitamin K bao gồm các loại củ, quả, nước quả và các đồ uống khác. Cũng tương tự như vậy, một số thực phẩm có chứa ít vitamin K như hầu hết các loại thịt: thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm, cá ngừ, và thịt gà tây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2