TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
LƢU Ý KỸ THUẬT TRONG NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG<br />
CHÉO TRƢỚC DẠNG 2 BÓ VỚI BA ĐƢỜNG HẦM<br />
Vũ Nhất Định*; Nguyễn Tiến Bình**<br />
TÓM TẮT<br />
Dây chằng chéo trƣớc (DCCT) bao gồm 2 bó: bó trƣớc trong và bó sau ngoài. Ở điểm<br />
bám chày, bó trƣớc trong ở trƣớc bó sau ngoài. Trong phẫu thuật tái tạo DCCT dạng 2 bó<br />
với 3 đƣờng hầm (2 đƣờng hầm đùi và 1 đƣờng hầm chày), cả 2 bó đều đi qua 1 đƣờng hầm<br />
chày, bó trƣớc trong có thể không ở trƣớc bó sau ngoài.<br />
Bài báo này tổng kết kinh nghiệm của chúng tôi đối với kỹ thuật tái tạo DCCT dạng 2 bó<br />
với 3 đƣờng hầm ở 120 trƣờng hợp (85 nam, 35 nữ, tuổi từ 17 - 50) sử dụng gân chân<br />
ngỗng và vít chèn sinh học.<br />
Chúng tôi lƣu ý: vị trí của bó trƣớc trong và bó sau ngoài ở đƣờng hầm chày có liên quan<br />
đến tƣơng quan giữa kích thƣớc của 2 mảnh ghép và kích thƣớc của đƣờng hầm chày, vị trí<br />
của vít so với 2 mảnh ghép dây chằng trong đƣờng hầm chày.<br />
* Từ khóa: Dây chằng chéo trƣớc; Tái tạo dây chằng chéo trƣớc 2 bó 3 đƣờng hầm; Nội soi.<br />
<br />
A TECHNICAL NOTE OF ARTHROSCOPIC RECONSTRUCTION<br />
OF THE DOUBLE BUNDLE ANTERIOR CRUCIATE LIGAMENT<br />
WITH THREE TUNNELS<br />
SUMMARY<br />
The anterior cruciate ligament (ACL) is composed of 2 bundles: anteromedial (AM) and<br />
posterolateral (PL) bundles. On the tibial insertion, AM bundle is located anterior to the PL<br />
bundle. In double bundle ACL reconstruction with three tunnels (2 femoral tunnels and only<br />
1 tibial tunnel), both two bundles go through a single tibial tunnel, AM bundle perhaps<br />
should not be locate anterior to the PM bundle.<br />
This article summarizes our experiences to double bundle anterior cruciate ligament<br />
with three tunnels of 120 patients (85 males, 35 females; age ranged 17 to 50 years) with<br />
the use of hamstring tendons and interference screw for fixation.<br />
We note that: positions of the AM bundle and PM bundle in the tibial tunnel is<br />
associated with the correlation between the tibial tunnel size and two graft size, position of<br />
bioabsorbable screw in the tibial tunnel.<br />
* Key words: Anterior cruciate ligament; Reconstruction of double - bundle anterior<br />
cruciate ligament; Arthroscopy.<br />
* Bệnh viện 103<br />
** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Nhất Định (vunhatdinh103@yahoo.com.vn)<br />
Ngày nhận bài: 18/9/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 4/11/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 14/11/2013<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mặc dù còn có những tranh cãi về kết<br />
quả phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT<br />
dạng 2 bó và phẫu thuật tái tạo DCCT<br />
dạng 1 bó, nhƣng phẫu thuật nội soi tái<br />
tạo DCCT dạng 2 bó vẫn ngày càng<br />
đƣợc đón nhận [1, 2, 3, 4, 5].<br />
Hiện nay có 3 kỹ thuật tái tạo DCCT<br />
dạng 2 bó đƣợc sử dụng nhiều, đó là: kỹ<br />
thuật tái tạo DCCT dạng 2 bó với 2<br />
đƣờng hầm, kỹ thuật tái tạo DCCT dạng<br />
2 bó với 3 đƣờng hầm và kỹ thuật tái tạo<br />
DCCT dạng 2 bó với 4 đƣờng hầm.<br />
Mỗi kỹ thuật có những ƣu nhƣợc<br />
điểm nhất định và cũng có đòi hỏi về kỹ<br />
thuật riêng biệt để tạo 2 bó DCCT riêng<br />
biệt, đó là bó trƣớc trong và bó sau<br />
ngoài.<br />
Trong kỹ thuật tái tạo DCCT dạng 2<br />
bó với 3 đƣờng hầm (2 đƣờng hầm đùi<br />
và 1 đƣờng hầm chày), 2 bó có thể nằm<br />
trƣớc sau (theo đúng giải phẫu) (ảnh 1B)<br />
hoặc nằm ngang (không đúng theo giải<br />
phẫu) (ảnh 1C) tại miệng đƣờng hầm<br />
chày.<br />
Nghiên cứu này rút ra những lƣu ý kỹ<br />
thuật từ 120 bệnh nhân (BN) đƣợc tái<br />
tạo DCCT dạng 2 bó với 3 đƣờng hầm<br />
để đảm bảo 2 mảnh ghép DCCT ở vị trí<br />
trƣớc sau tại miệng đƣờng hầm chày<br />
theo nhƣ giải phẫu đã mô tả (ảnh 1A).<br />
<br />
A. Giải phẫu DCCT<br />
<br />
B. Bó trƣớc trong nằm phía trƣớc<br />
bó sau ngoài<br />
<br />
C. Bó trƣớc trong nằm ngang với<br />
bó sau ngoài<br />
Ảnh 1: Hình ảnh giải phẫu và hình<br />
ảnh sau tái tạo của DCCT.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
120 BN, trong đó 35 nữ và 85 nam<br />
với độ tuổi từ 17 - 50 tuổi, bị đứt DCCT<br />
đƣợc phẫu thuật nội soi tái tạo DCCT<br />
dạng 2 bó với 3 đƣờng hầm bằng gân cơ<br />
bán gân và gân cơ thon tự thân chập đôi<br />
tại Bệnh viện 103. BN không bị tổn<br />
thƣơng dây chằng chéo sau (DCCS), dây<br />
chằng bên, gãy xƣơng chi dƣới hoặc<br />
thoái hóa khớp gối nặng nề.<br />
Nguyên nhân tổn thƣơng chủ yếu liên<br />
quan đến tai nạn thể thao gặp 82 trƣờng<br />
hợp, do tai nạn sinh hoạt gặp 11 trƣờng<br />
hợp, còn lại là do các nguyên nhân khác<br />
(tai nạn giao thông, tai nạn trong hoạt<br />
động quân sự).<br />
Có 38 trƣờng hợp có tổn thƣơng sụn<br />
chêm kèm theo, không lựa chọn các<br />
bệnh nhân bị đứt dây chằng chéo sau và<br />
các dây chằng bên kết hợp.<br />
Thời gian từ khi bị tổn thƣơng đến<br />
khi đƣợc mổ tái tạo dây chằng sớm nhất<br />
là 3 tuần và muộn nhất là 10 năm.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Kỹ thuật mổ:<br />
- Tƣ thế BN: BN nằm ngửa trên bàn<br />
phẫu thuật, tiến hành khám và đánh giá<br />
lại tình trạng lỏng khớp gối sau khi vô<br />
cảm. Chân không bị tổn thƣơng duỗi<br />
thẳng trên bàn. Chân bị đứt DCCT gấp<br />
gối 90º, tựa vào các dụng cụ hỗ trợ ở<br />
mặt ngoài 1/3 giữa (G) đùi và bàn chân.<br />
Ga rô hơi đặt ở 1/3G đùi và duy trì suốt<br />
<br />
trong thời gian phẫu thuật với áp lực 300<br />
mmHg.<br />
Sử dụng 3 đƣờng vào khớp gối: trƣớc<br />
trong (ngang khe khớp gối, sát bờ trong<br />
gân bánh chè), trƣớc ngoài (ngang khe<br />
khớp, sát bờ ngoài gân bánh chè) và<br />
đƣờng vào phía trong cách lối vào trƣớc<br />
trong 2 cm, ngang khe khớp.<br />
Chuẩn bị mảnh ghép dây chằng: rạch<br />
da dài 3 cm ở mặt trƣớc trong 1/3T cẳng<br />
chân, tƣơng ứng với vị trí bám của gân<br />
cơ bán gân và gân cơ thon, đƣờng rạch<br />
theo hƣớng của gân. Bộc lộ và lấy gân<br />
bằng dụng cụ chuyên dụng (triper). Làm<br />
sạch cơ khỏi các gân cơ bán gân và gân<br />
cơ thon. Gập đôi gân cơ bán gân làm<br />
mảnh ghép bó trƣớc trong, gập đôi hoặc<br />
gập 3 gân cơ thon làm mảnh ghép bó sau<br />
ngoài. Nếu các gân này nhỏ, lấy thêm<br />
gân cơ bán gân chân bên đối diện. Đo<br />
đƣờng kính riêng biệt đầu gập đôi của 2<br />
mảnh ghép dây chằng để xác định đƣờng<br />
kính của 2 đƣờng hầm đùi và đo đồng<br />
thời đƣờng kính 2 mảnh ghép dây chằng<br />
để xác định đƣờng kính của đƣờng hầm<br />
chày.<br />
Tạo đƣờng hầm đùi: dùng shaver và<br />
arthrocare dọn, bộc lộ xác định rõ dấu<br />
vết vị trí bám giải phẫu của bó trƣớc<br />
trong và bó sau ngoài ở mặt trong lồi<br />
cầu ngoài. Tạo đƣờng hầm đùi cho bó<br />
trƣớc trong: khoan đinh dẫn đƣờng ở tƣ<br />
thế gối gấp tối đa qua lối vào trƣớc<br />
trong; khoan đƣờng hầm chột với đƣờng<br />
kính tƣơng ứng đƣờng kính mảnh ghép<br />
bó trƣớc trong, sâu 30 mm theo đinh dẫn<br />
đƣờng. Luồn chỉ chờ theo đinh dẫn<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
đƣờng. Tạo đƣờng hầm đùi cho bó sau<br />
ngoài: khoan đinh dẫn đƣờng ở tƣ thế<br />
gối gấp 90º qua lối vào bổ sung phía<br />
trong; khoan đƣờng hầm chột với đƣờng<br />
kính tƣơng ứng đƣờng kính mảnh ghép<br />
bó sau ngoài, sâu 25 mm theo đinh dẫn<br />
đƣờng. Luồn chỉ chờ theo đinh dẫn đƣờng.<br />
Tạo đƣờng hầm chày: không dọn<br />
điểm bám của dây chằng ở điểm bám<br />
chày. Khoan đinh dẫn đƣờng theo dụng<br />
cụ định vị từ mặt trƣớc trong cẳng chân<br />
tới trung tâm điểm bám DCCT ở mâm<br />
chày. Khoan đƣờng hầm chày có đƣờng<br />
kính bằng đƣờng kính của cả 2 mảnh<br />
gân ghép.<br />
Kéo bó sau ngoài qua đƣờng hầm<br />
chày lên đƣờng hầm đùi. Dùng que thăm<br />
đƣa chỉ chờ bó trƣớc trong ra trƣớc bó<br />
sau ngoài, kéo bó trƣớc trong qua đƣờng<br />
hầm chày lên đƣờng hầm đùi (mảnh<br />
ghép có đƣờng kính lớn cho bó trƣớc<br />
trong, mảnh ghép có đƣờng kính nhỏ<br />
cho bó sau ngoài). Cố định các mảnh<br />
ghép dây chằng bằng vít chèn sinh học.<br />
Cố định bó sau ngoài ở đƣờng hầm đùi,<br />
tƣ thế gối gấp tối đa. Tiến hành gấp duỗi<br />
gối thụ động với biên độ từ 0 - 120º. Cố<br />
định 2 bó ở đƣờng hầm chày, tƣ thế gối<br />
gấp 30º. Cố định bó trƣớc trong ở đƣờng<br />
hầm đùi, tƣ thế gối gấp tối đa. Sau khi<br />
cố định mảnh ghép dây chằng ở các<br />
đƣờng hầm, tiến hành kiểm tra vị trí và<br />
sức căng của mỗi bó dây chằng, có hay<br />
không va chạm giữa mảnh ghép dây<br />
chằng với mái liên lồi cầu đùi.<br />
<br />
Ảnh 2: DCCT trƣớc mổ, khoan tạo 2<br />
đƣờng hầm đùi, 2 bó DCCT sau tái tạo.<br />
Tháo ga rô, đặt dẫn lƣu, đóng vết mổ,<br />
cố định gối duỗi.<br />
Tập vận động sau phẫu thuật tái tạo 2<br />
bó với 3 đƣờng hầm tƣơng tự nhƣ phẫu<br />
thuật tái tạo dây chằng dạng 1 bó.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2013<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Bảng 1: Kích thƣớc của 2 bó mảnh ghép dây chằng.<br />
MẢNH GHÉP DÂY CHẰNG<br />
BÓ TRƢỚC<br />
TRONG<br />
<br />
BÓ SAU<br />
NGOÀI<br />
<br />
Đƣờng kính lớn nhất<br />
<br />
7,5 mm<br />
<br />
7 mm<br />
<br />
Đƣờng kính nhỏ nhất<br />
<br />
6 mm<br />
<br />
5 mm<br />
<br />
Dài nhất<br />
<br />
12 cm<br />
<br />
10 cm<br />
<br />
Ngắn nhất<br />
<br />
9 cm<br />
<br />
8 cm<br />
<br />
KÍCH THƢỚC MẢNH GHÉP DÂY CHẰNG<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ƣu tiên bó có kích thƣớc lớn và dài cho bó trƣớc<br />
trong, trƣờng hợp kích thƣớc của bó trƣớc trong < 6 mm hoặc bó sau ngoài < 5 mm,<br />
lấy thêm gân cơ bán gân ở chân đối diện để đảm bảo mảnh ghép dây chằng có kích<br />
thƣớc đủ lớn.<br />
Bảng 2: Vị trí của 2 bó mảnh ghép dây chằng tại miệng đƣờng hầm chày (n = 120).<br />
VỊ TRÍ 2 BÓ TAI MIỆNG ĐƢỜNG HẦM<br />
HAI BÓ NẰM HAI BÓ NẰM<br />
NGANG NHAU TRƢỚC SAU<br />
<br />
Σ<br />
<br />
ĐƢỜNG KÍNH MIỆNG ĐƢỜNG HẦM CHÀY<br />
<br />
Đƣờng hầm chặt so với mảnh ghép dây chằng<br />
<br />
-<br />
<br />
67<br />
<br />
67<br />
<br />
Đƣờng hầm vừa so với mảnh ghép dây chằng<br />
<br />
10<br />
<br />
28<br />
<br />
38<br />
<br />
Đƣờng hầm lớn hơn so với mảnh ghép dây chằng<br />
<br />
15<br />
<br />
-<br />
<br />
15<br />
<br />
25<br />
<br />
95<br />
<br />
120<br />
<br />
Σ<br />
<br />
Tất cả các trƣờng hợp đƣờng kính đƣờng hầm chày lớn hơn đƣờng kính của cả 2<br />
bó mảnh ghép dây chằng, bó trƣớc trong đều bị nằm ngang bằng với bó sau ngoài tại<br />
miệng đƣờng hầm chày. Tất cả các trƣờng hợp có đƣờng kính đƣờng hầm chày chặt<br />
so với đƣờng kính của cả 2 bó mảnh ghép dây chằng, bó trƣớc trong đều nằm phía<br />
trƣớc bó sau ngoài tại miệng đƣờng hầm chày.<br />
<br />