intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lưu ý trước khi bé phải chụp X quang, phẫu thuật

Chia sẻ: Lovely Baby | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

61
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Nhắc tới uống thuốc, nhổ răng, tiêm… hầu như đứa trẻ nào cũng sợ và khóc. Đặc biệt là khi chụp X quang, phẫu thuật thì nỗi sợ của bé càng tăng lên. Nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ đối phó tốt với các thủ thuật y tế tốt hơn khi được cha mẹ chuẩn bị tốt tinh thần từ trước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lưu ý trước khi bé phải chụp X quang, phẫu thuật

  1. Các bé thường khóc sợ khi tới bệnh viện (Ảnh minh họa) Lưu ý trước khi bé phải chụp X quang, phẫu thuật - Nhắc tới uống thuốc, nhổ răng, tiêm… hầu như đứa trẻ nào cũng sợ và khóc. Đặc biệt là khi chụp X quang, phẫu thuật thì nỗi sợ của bé càng tăng lên. Nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ đối phó tốt với các thủ thuật y tế tốt hơn khi được cha mẹ chuẩn bị tốt tinh thần từ trước. Dưới đây là một số lời khuyên cho các bậc cha mẹ khi đưa con đi chụp X quang hoặc phẫu thuật: Chụp X quang - Một hoặc hai ngày trước khi tới thời gian chụp X quang nên cho con bạn tới bệnh viện để các con có thể quen với môi trường này.
  2. - Sử dụng các từ đơn giản, trung thực với con khi giải thích những điều sẽ xảy ra khi tới bệnh viện. - Bạn sẽ được yêu cầu cung cấp các danh sách thuốc nếu các con bị chấn thương hoặc bị bệnh trước khi kiểm tra. Thông tin này giúp cán bộ y tế chăm sóc tốt hơn cho con của bạn. - Nếu con bắt buộc phải chịu đau (tiêm chẳng hạn) thì nói chuyện với con về nó và cứ để cho con khóc nếu chúng muốn. - Luôn ở bên cạnh con trong quá trình kiểm tra. - Mang theo cho con trò chơi điện tử, sách, thú nhún… để con giải trí khi chờ tới lượt mình. - Bạn cũng có thể mang theo một vài món ăn nhẹ, nước trái cây sau khi kiểm tra xong. - Làm cho con cảm thấy thoải mái, an toàn vì sự hiện diện và nghe được giọng nói của bạn.
  3. Các bé lớn hơn thường dũng cảm chịu đau hơn Trẻ chuẩn bị phẫu thuật - Hãy trung thực: Đây là một nỗ lực để trấn an con bạn. Có thể bạn muốn nói dối để làm giảm bớt sự sợ hãi của con. Nhưng điều này càng khiến con bạn sợ hãi hơn khi chúng tới bệnh viện và trải qua cảm giác đó. Thay vì nói dối, bạn có thể nói cho con biết rằng, có thể con sẽ bị đau một chút và các bác sĩ, y tá ở đó rất thoải mái. - Biết tất cả những gì cần biết: Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về ca phẫu thuật của con bạn. Càng biết nhiều, bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn. Sau đó, bạn giải thích cho con về mọi thứ sắp diễn ra. - Giải đáp các thắc mắc của con càng nhiều càng tốt: Mẹ có được ngủ cùng con ở bệnh viện không? Ai sẽ được tới thăm con? Con phải làm gì để phẫu thuật thành công?... - Trấn an con: Nhấn mạnh rằng, ở bệnh viện chỉ là thời gian tạm thời, thời gian trải nghiệm, sau khi sức khỏe hồi phục, bác sĩ sẽ cho các con về nhà. Điểm tương đồng của ở bệnh
  4. viện và ở nhà là con vẫn được ăn uống đều đặn, có phòng chơi riêng và có giường nằm của chính mình. Một số trẻ còn nghĩ rằng, nằm bệnh viện là “xấu” và phẫu thuật là cách để “trừng phạt”. Vì thế, tránh bảo “Con không ăn cơm, mẹ cho đến bệnh viện bây giờ” hoặc “Con cứ khóc nữa là mẹ cho đi tiêm đấy” khiến con ghét bệnh viện. - Tìm những từ ngữ đơn giản để giúp con hiểu về tình trạng phẫu thuật của mình: Ví dụ không nói “Các bác sĩ sẽ cắt cánh tay của con đi” mà nói rằng “Các bác sĩ sẽ chữa tay cho con” hoặc không nói “Các bác sĩ sẽ gây mê cho con” mà nói “Các bác sĩ sẽ giúp con có một giấc ngủ ngắn trong vài giờ”… - Chấp nhận thái độ của con: Con bạn có thể buồn, sợ hãi hoặc khóc lóc hoặc biểu hiện bất kì cảm giác nào bạn đều chấp nhận. - Luôn ở bên cạnh con khi con chuẩn bị phẫu thuật: Để trẻ biết rằng, bạn và gia đình yêu trẻ, luôn quan tâm tới trẻ để trẻ cố gắng vượt qua cơn đau. Sức mạnh tinh thần có thể làm nên những điều kì diệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2