intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi con 3 tháng tuổi – Tuần 3

Chia sẻ: Hoa Bi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

53
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bạn có em bé, dường như tất cả mọi người đều có ý kiến về cách bạn nuôi con. Bạn cảm thấy mất tự tin khi phải đứng trước quá nhiều lời khuyên từ mọi phía. Bạn phải làm gì đây? Hãy tìm hiểu các đặc điểm phát triển bình thường của trẻ sơ sinh, và làm theo những gì bạn nghĩ là tốt nhất cho con.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi con 3 tháng tuổi – Tuần 3

  1. Khi con 3 tháng tuổi – Tuần 3
  2. Khi bạn có em bé, dường như tất cả mọi người đều có ý kiến về cách bạn nuôi con. Bạn cảm thấy mất tự tin khi phải đứng trước quá nhiều lời khuyên từ mọi phía. Bạn phải làm gì đây? Hãy tìm hiểu các đặc điểm phát triển bình thường của trẻ sơ sinh, và làm theo những gì bạn nghĩ là tốt nhất cho con. Bàn tay yêu dấu Con yêu của bạn đã phát hiện ra bàn tay mình từ mấy tuần trước rồi và bây giờ bé tỏ ra mê mẩn thấy rõ. Bé ngắm nghía, nghiên cứu hai bàn tay, nhét vô miệng và cố mút chúng nữa. Bạn không có gì phải lo khi con mải mê với những phát hiện mới của bé như thế. Mút tay là cách bé tự dỗ mình rất hiệu quả – thậm chí trong lúc đó bạn có thể tranh thủ nghỉ ngơi một lát. Con 11 tuần tuổi đã cứng cáp hơn. (Ảnh: Inmagine)
  3. Cứng cáp hơn Vào tuần tuổi này, khi được ẵm lên, bé có thể nâng đầu và giữ một lát hoặc giữ được khá lâu nếu được ẵm ngửa. Nếu được trợ giúp, bé còn có thể ngồi và giữ đầu vững. Khi bé được đặt nằm sấp, bạn có thể thấy bé nâng đầu và ngực lên một góc khoảng 45 độ giống như đang hít đất vậy. Để khuyến khích bé, bạn hãy ngồi xuống và lúc lắc đồ chơi trước mặt bé. Có một trò chơi giúp phát triển cơ cổ của bé, đó là bạn đặt bé nằm ngửa rồi nhẹ nhàng nắm hai bàn tay kéo cho bé ngồi dậy. Nhẹ nhàng đỡ bé nằm xuống, rồi lại tiếp tục kéo bé lên. Bé có thể gượng đầu thẳng với thân mình khi được kéo lên như thế. Khi được 4 tháng tuổi, con bạn sẽ có thể sẵn sàng ngồi xe đẩy (loại dành để chạy bộ – có độ dốc cho bé ngồi chứ không nằm), nhưng bây giờ hãy cứ theo đường bằng phẳng mà đi cái đã. Bạn đừng vội đẩy xe đẩy của của con trên những con đường gồ ghề, xóc nảy cho đến khi nào bé có thể nâng đầu và có thể ngồi lên được. Khi đầu và cổ con đã cứng cáp, bạn cũng có thể địu con sau lưng – loại địu có chức năng nâng đỡ tốt và có miếng đỡ đầu. Đọc sách Đọc sách cho con nghe là một việc rất tốt, kể cả khi bé còn nhỏ như thế này. Nghe bạn đọc, tai bé sẽ làm quen với nhịp điệu của ngôn ngữ. Bạn hãy thay đổi cao độ của giọng nói, lúc trầm lúc bổng, sử dụng trọng âm hoặc ngân nga một vài giai điệu sẽ làm cho bé rất thích thú. Nhưng nếu bé nhìn đi
  4. hướng khác hay tỏ ra không thích khi bạn đang đọc thì hãy thử trò khác hoặc để cho bé nghỉ ngơi, hãy nhìn phản ứng của con để biết cần phải làm gì. Bố mẹ có thể chọn những quyển sách có nhiều hình ảnh, nhiều màu sắc, nội dung đơn giản, thậm chí những quyển sách chỉ toàn tranh, không cần chữ và nhìn vào tranh để kể cho bé nghe câu chuyện. Bạn không nhất thiết phải chọn sách đúng với độ tuổi của bé. Sách dành cho độ tuổi lớn hơn cũng có thể làm bé thích thú nếu có hình ảnh rõ ràng, màu sắc tươi sáng. Bạn cũng có thể đọc cho bé nghe cả sách báo của người lớn, nếu bạn thích chúng và đọc với giọng đọc truyền cảm, bé sẽ thích nghe âm điệu lúc trầm lúc bổng của bạn đấy. Cuộc sống của bạn: Xử trí thế nào với hàng tá những lời khuyên đây (Ảnh: Inmagine)
  5. Khi bạn có em bé, dường như tất cả mọi người đều có ý kiến về cách bạn nuôi con: “Cho con bé mặc ấm vào chứ!” “Con mà không cho nó ăn dặm sớm là nó sẽ còi cọc mãi cho coi!” “Con đừng cho nó ngậm núm vú giả, hư hết răng bây giờ!” Chưa xét đến chuyện đúng hay sai, nhưng rõ ràng sự can thiệp quá sâu như vậy làm bạn cảm thấy khó chịu. Xử trí thế nào bây giờ? Đầu tiên, đừng quá nghiêm trọng với tất cả những gì bạn được nghe. Không gì có thể khiến bạn mất tự tin nhanh bằng phải nghe mọi lời khuyên từ mọi người cả. Hãy làm những gì bạn cho là tốt nhất. Đôi khi mọi người khuyên bảo như vậy để cho có cái mà nói thôi. Đơn giản nhất là bạn cứ trả lời chung chung như “Con cảm ơn cô đã quan tâm đến bé!” hoặc “Con sẽ nghiên cứu cách bác chỉ.” Nếu ông bà nội ngoại muốn can thiệp vào chuyện ăn ngủ của bé, bạn có thể viện đến một người thứ ba: “Cảm ơn mẹ. Để con tham khảo thêm bác sĩ xem được không nha mẹ.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2