Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Nâng cao-Lý thuyết trọng tâm về Amin-Aminoaxit (Phần 2)
lượt xem 34
download
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Nâng cao-Lý thuyết trọng tâm về Amin-Aminoaxit (Phần 2) tập hợp những câu hỏi trắc nghiệm nhằm giúp các bạn củng cố kiến thức và nâng cao khả năng giải bài tập trắc nghiệm về Amin-Aminoaxit nói riêng và Hóa học nói chung.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Nâng cao-Lý thuyết trọng tâm về Amin-Aminoaxit (Phần 2)
- Khoá học LTĐH 2015 môn HOÁ HỌC - Thầy LÊ PHẠM THÀNH (0976.053.496) https://www.facebook.com/thanh.lepham M043. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VỀ AMIN – AMINOAXIT (Thi ngày: 11/11; Bài tập tự luyện – NÂNG CAO – Phần II; Thời gian: 30 phút) Câu 1. Amin có tính bazơ do nguyên nhân nào sau đây? A. Amin tan nhiều trong nước B. Có nguyên tử N trong nhóm chức C. Nguyên tử N còn có cặp electron tự do có thể nhận proton D. Phân tử amin có liên kết hiđro với nước Câu 2. Hợp chất nào có tính bazơ yếu nhất trong số các chất sau ? A. (CH3)3N B. CH3NH2 C. D. Câu 3. Hợp chất nào sau đây có tính bazơ mạnh nhất ? O2N NH2 A. B. C. D. Câu 4. Cho các chất sau: p-NO2-C6H4-NH2 (1), p-Cl-C6H4-NH2 (2), p-CH3-C6H4-NH2 (3), C6H5NH2 (4). Tính bazơ tăng dần theo dãy: A. (1) < (2) < (4) < (3) B. (2) < (1) < (4) < (3) C. (1) < (3) < (2) < (4) D. (3) < (2) < (1) < (4) Câu 5. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng tính bazơ ? A. C2H5ONa, NaOH, NH3, C6H5NH2, CH3C6H4NH2, CH3NH2 B. C6H5NH2,CH3C6H4NH2, NH3,CH3NH2, C2H5ONa, NaOH. C. NH3, C6H5NH2, CH3C6H4NH2, CH3NH2, C2H5ONa, NaOH D. C6H5NH2,CH3C6H4NH2, NH3,CH3NH2, NaOH, C2H5ONa. Câu 6. Cho các chất đimetylamin (1), metylamin (2), amoniac (3), anilin (4), p-metylanilin (5), p-nitroanilin (6). Tính bazơ tăng dần theo thứ tự là: A. (3), (2), (1), (4), (5), (6). B. (1), (2), (3), (4), (5), (6). C. (6), (4), (5), (3), (2), (1). D. (6), (5), (4), (3), (2), (1). Câu 7. Cho các chất sau: p-CH3C6H5NH2 (1), m-CH3C6H5NH2 (2), C6H5NHCH3 (3), C6H5NH2 (4). Tính bazơ tăng dần theo dãy: A. (1) < (2) < (4) < (3) B. (4) < (3) < (2) < (1) C. (4) < (2) < (1) < (3) D. (4) < (3) < (1) < (2) “Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết đọc” – Mark Twain
- Khoá học LTĐH 2015 môn HOÁ HỌC - Thầy LÊ PHẠM THÀNH (0976.053.496) https://www.facebook.com/thanh.lepham Câu 8. Hãy chọn thuốc thử thích hợp để phân biệt 3 chất khí sau: đimetylamin, metylamin, trimetylamin ? A. Dung dịch HCl B. Dung dịch FeCl3 C. Dung dịch HNO2 D. Dung dịch CuSO4. Câu 9. Cho các chất: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C6H5)2NH; (4) (C2H5)2NH; (5) NaOH; (6) NH3; Thứ tự sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ giảm dần là: A. (6) > (4) > (3) > (5) > (1) > (2). B. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3). C. (5) > (4) > (2) > (1) > (3) > (6). D. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6). Câu 10. Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol gồm: NH3 (1), CH3NH2 (2), NaOH (3), NH4Cl (4). Thứ tự tăng dần độ pH của các dung dịch trên là : A. (4), (1), (2), (3). B. (3), (2), (1), (4). C. (4), (1), (3), (2). D. (4), (2), (1), (3). Câu 11. (A8) Phát biểu không đúng là: A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO. B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. C. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin). D. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. Câu 12. Cho các chất: p-NO2–C6H4–NH2 (1); NH3 (2); (CH3)2NH (3); C6H5–NH2 (4); CH3– NH2 (5); NaOH (6); p-CH3–C6H4–NH2 (7). Chiều tăng dần lực bazơ của các chất trên là: A. (7) < (1) < (4) < (5) < (3) < (2) < (6). B. (4) < (1) < (7) < (5) < (3) < (2) < (6). C. (7) < (4) < (1) < (2) < (5) < (3) < (6). D. (1) < (4) < (7) < (2) < (5) < (3) < (6). Câu 13. C6H5NH2 là chất lỏng không màu, tan rất ít trong nước, muối của anilin là chất rắn tan được trong H2O. Hiện tượng nào sau đây là đúng nhất khi làm các thí nghiệm sau: “Nhỏ từ từ HCl đặc vào dung dịch C6H5NH2 sau đó lắc nhẹ thu được dung dịch X. Nhỏ tiếp dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X”? A. Sau thí nghiệm thu được dung dịch trong suốt. B. Sau thí nghiệm thu được dung dịch X phân lớp. C. Ban đầu tạo kết tủa sau đó tan nhanh và cuối cùng là phân lớp. D. Không quan sát được hiện tượng gì. Câu 14. Cho vài giọt anilin vào nước, sau đó thêm dung dịch HCl (dư) vào, rồi lại nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào, hiện tượng quan sát được là: A. Lúc đầu dung dịch bị vẩn đục, sau đó trong suốt và cuối cùng bị vẩn đục lại. B. Lúc đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị vẩn đục và cuối cùng trở lại trong suốt. C. Dung dịch trong suốt. D. Dung dịch bị vẩn đục hoàn toàn. “Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết đọc” – Mark Twain
- Khoá học LTĐH 2015 môn HOÁ HỌC - Thầy LÊ PHẠM THÀNH (0976.053.496) https://www.facebook.com/thanh.lepham Câu 15. Khẳng định nào sau đây luôn đúng? A. Tính bazơ của amin tăng dần theo thứ tự: bậc I < bậc II < bậc III. B. Tính bazơ của anilin là do nhóm –NH2 ảnh hưởng lên gốc –C6H5. C. Vì có tính bazơ nên anilin làm đổi màu dung dịch phenolphtalein. D. Do ảnh hưởng của nhóm –C6H5 làm giảm mật độ electron trên nitơ nên anilin có tính bazơ yếu. Câu 16. Phenol và anilin đều làm mất màu nước brom còn toluen thì không, điều này chứng tỏ: A. nhóm –OH và –NH2 đẩy electron mạnh hơn nhóm –CH3. B. nhóm –OH và –NH2 đẩy electron yếu hơn nhóm –CH3. C. khả năng đẩy electron của nhóm –OH > –NH2 > –CH3. D. nhóm –CH3 hút electron mạnh hơn nhóm –OH và –NH2. Câu 17. Mô tả không đúng là: A. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối thu được cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol. B. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa thu được tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat. C. Axit axetic phản ứng với NaOH, lấy muối thu được cho tác dụng với CO2 lại thu được axit axetic. D. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin. Câu 18. Có các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NaOH, C6H5OH (phenol), Na2CO3, H2NCH2COOH, HCl. Trong các dd trên, số dd có thể làm đổi màu phenolphtalein là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 19. Số amin có công thức phân tử C5H13N không tạo bọt khí với axit nitrơ ở nhiệt độ thường là: A. 3. B. 6. C. 8. D. 9. Câu 20. Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử CxHyN. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH3Cl (R là gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 21. Chiều tăng dần tính bazơ của dãy chất sau C6H5OH, C6H5NH2, CH3NH2, NaOH là: A. C6H5NH2, CH3NH2, C6H5OH, NaOH. B. CH3NH2, C6H5NH2, C6H5OH, NaOH. C. C6H5OH, CH3NH2, C6H5NH2, NaOH. D. C6H5OH, C6H5NH2, CH3NH2, NaOH. Câu 22. Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần tính bazơ từ trái sang phải: (1) CH3NH2; (2) NH3; (3) (CH3)2NH; (4) C2H5NH2 ; (5) C6H5NH2 ; (6) (C6H5)2NH; (7) NaOH; (8) C2H5ONa. A. 6-5-2-1-4-3-8-7. B. 6-5-2-1-4-3-7-8. C. 8-4-7-3-2-1-5-6. D. 8-5-6-2-1-4-3-7. “Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết đọc” – Mark Twain
- Khoá học LTĐH 2015 môn HOÁ HỌC - Thầy LÊ PHẠM THÀNH (0976.053.496) https://www.facebook.com/thanh.lepham Câu 23. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Phenol tác dụng với nước brom thu được axit picric. B. Xiclopropan làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng nhẹ. C. Propan-2-amin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí. D. Đốt cháy ancol X cho n CO2 n H2O thì X là ancol no, đơn chức, mạch hở. Câu 24. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng tính bazơ ? A. C6H5NH2, CH3C6H4NH2, NH3, CH3NH2, NaOH, C2H5ONa. B. NH3, C6H5NH2, CH3C6H4NH2, CH3NH2, C2H5ONa, NaOH C. C6H5NH2, CH3C6H4NH2, NH3, CH3NH2, C2H5ONa, NaOH. D. C2H5ONa, NaOH, NH3, C6H5NH2, CH3C6H4NH2, CH3NH2 Câu 25. Cho các dung dịch riêng biệt chứa các chất: anilin (1), metylamin (2), glyxin (3), axit glutamic (4), axit 2,6-điaminohexanoic (5), H2NCH2COONa (6). Số dung dịch làm quỳ tím hoá xanh là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 26. Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, khả năng gây ung thư phổi cao. Chất độc hại gây ra bệnh ung thư có nhiều trong thuốc lá là A. cafein. B. nicotin. C. moocphin. D. heroin. Câu 27. Cho các dung dịch sau: NH2-CH2-COOH (1) ; ClH3N-CH2-COOH (2) ; NH2-CH2- COONa (3) ; NH2-(CH2)2CH(NH2)-COOH (4) ; HOOC-(CH2)2CH(NH2)-COOH (5). Số dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 28. Trong các dung dịch: CH3-CH2-NH2, NH2-CH2-COOH, NH2-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh màu quỳ tím là A. 1 B. 2 C.4 D. 3 Câu 29. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi (oC) 182 184 –6,7 –33,4 pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12 Nhận xét nào sau đây đúng ? A. Y là C6H5OH. B. Z là CH3NH2. C. T là C6H5NH2. D. X là NH3. Câu 30. Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5-NH3Cl; ClH3N-CH2-COOH; H2N-CH2-COONa, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH; H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. Số lượng các dung dịch có pH > 7 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. “Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết đọc” – Mark Twain
- Khoá học LTĐH 2015 môn HOÁ HỌC - Thầy LÊ PHẠM THÀNH (0976.053.496) https://www.facebook.com/thanh.lepham Câu 31. Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5–NH3Cl (phenylamoni clorua), H2N–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, ClH3N–CH2–COOH, HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH, H2N–CH2–COONa. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 32. Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 33. Trong các hợp chất sau đây, dãy sắp xếp theo trật tự tăng dần tính bazơ là: A. C2H5NH2 < (C2H5)2NH < NH3 < C6H5NH2 B. NH3 < C2H5NH2 < C6H5NH2 < (C2H5)2NH C. (C2H5)2NH < NH3 < C2H5NH2 < C6H5NH2 D. C6H5NH2 < NH3 < C2H5NH2 < (C2H5)2NH Câu 34. Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ: (1) C6H5NH2; (2) C2H5NH2; (3) (C2H5)2NH; (4) NaOH; (5) NH3. Trường hợp nào sau đây đúng ? A. 1, 5, 2, 3, 4 B. 1, 2, 5, 3, 4 C. 1, 5, 3, 2, 4 D. 2, 1, 3, 5, 4 Câu 35. Hãy sắp xếp các chất sau theo trật tự tăng dần tính bazơ: CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH, (C6H5)2NH và NH3? A. (C6H5)2NH < NH3 < (CH3)2NH < C6H5NH2 < CH3NH2 B. (C6H5)2NH < C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH C. (C6H5)2NH < NH3 < C6H5NH2 < CH3NH2 < (CH3)2NH D. C6H5NH2 < (C6H5)2NH < NH3 < (CH3)2NH < CH3NH2 Câu 36. Cho các chất: (1) ancol etylic ; (2) etyl amin ; (3) metyl amin ; (4) axit axetic. Xếp các chất trên theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi: A. 2 < 3 < 4 < 1 B. 3 < 2 < 1 < 4 C. 1 < 3 < 2 < 4 D. 3 < 1 < 2 < 4 Câu 37. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là: A. C4H10, C3H7NH2, C3H7F, C3H7OH, CH3CH2COOH B. C4H10, C3H7Cl, C3H7NH2, C3H7OH, CH3CH2COOH C. Benzen, toluen, phenol, CH3COOH D. (CH3)3N, CH3CH2OH, CH3CH2CH2NH2, HCOOH Câu 38. Cho các dung dịch sau: NaOH, NH3, CH3NH2 và NH4Cl. Hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần pH của các dung dịch đó biết rằng các dung dịch đó có cùng nồng độ mol/l? A. NaOH < CH3NH2 < NH3 < NH4Cl B. CH3NH2 < NH4Cl < NH3 < NaOH C. NH3 < CH3NH2 < NaOH < NH4Cl D. NH4Cl < NH3 < CH3NH2 < NaOH Câu 39. Giá trị pH tăng dần của các dung dịch có cùng nồng độ mol nào sau đây là đúng ? A. NaOH, CH3NH2, NH3, Ba(OH)2, C6H5NH2 B. Ba(OH)2, NaOH, CH3NH2, C6H5NH2 C. NH3, CH3NH2, C6H5NH2, NaOH, Ba(OH)2 D. C6H5NH2, CH3NH2, NaOH, Ba(OH)2 Câu 40. Cho các chất sau: C6H5NH2 (1); C2H5NH2 (2); (C2H5)2NH (3); NaOH (4); NH3 (5). Trật tự tăng dần lực bazơ (từ trái qua phải) là: A. (1), (5), (2), (3), (4). B. (1), (5), (3), (2), (4). C. (1), (2), (5), (3), (4). D. (2), (1), (3), (5), (4). Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: www.moon.vn “Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết đọc” – Mark Twain
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Nâng cao-Kim loại tác dụng với muối (phần 1)
5 p | 558 | 200
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Nâng cao-Kim loại tác dụng với muối (phần 2)
4 p | 285 | 114
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Hướng dẫn giải bài tập hay và khó este (Phần 1.1)
2 p | 353 | 70
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Hướng dẫn giải bài tập hay và khó este (Phần 1.2)
2 p | 218 | 64
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Nâng cao-Phương pháp giải bài toán điện phân (Phần 1)
4 p | 200 | 60
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Cơ bản-Kim loại tác dụng với muối (phần 1)
4 p | 234 | 59
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Cơ bản-Lý thuyết trọng tâm về Amin-Aminoaxit (Phần 2)
6 p | 194 | 49
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Cơ bản-Phương pháp giải bài toán nhiệt luyện
4 p | 241 | 46
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Hướng dẫn giải bài tập hay và khó este (Phần 2.1)
2 p | 173 | 46
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Cơ bản-Kim loại tác dụng với muối (phần 2)
5 p | 158 | 44
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Hướng dẫn giải bài tập hay và khó este (Phần 2.2)
2 p | 142 | 36
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Nâng cao-Phương pháp giải bài toán nhiệt luyện
4 p | 161 | 30
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Nâng cao-Phương pháp giải bài toán thủy phân-Oxi hóa cacbohidrat
4 p | 120 | 25
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Cơ bản-Phương pháp giải bài toán điện phân (Phần 1)
4 p | 111 | 22
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Hướng dẫn giải một số bài tập khó-Dãy điện hóa của kim loại
2 p | 154 | 22
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Hướng dẫn giải một số bài tập khó-Pin điện hóa ăn mòn và bảo vệ kim loại
4 p | 177 | 22
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Khái niệm mở đầu về hóa hữu cơ
2 p | 115 | 14
-
Luyện thi ĐH môn Hóa học 2015: Cơ bản-Phương pháp giải bài toán thủy phân-Oxi hóa cacbohidrat
4 p | 115 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn