intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý do áp dụng IFRS ở Việt Nam

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

28
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Lý do áp dụng IFRS ở Việt Nam" bàn về việc Việt Nam nên áp dụng nguyên vẹn bộ chuẩn mực IFRS, tránh trường hợp chuẩn mực IFRS bị “Việt Nam hóa”, từ đó có thể thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Bài viết trình bày những lý do mà Việt Nam nên áp dụng IFRS. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý do áp dụng IFRS ở Việt Nam

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam LÝ DO ÁP DỤNG IFRS Ở VIỆT NAM # Ths. Phạm Thị Lai Trường Đại học Quy Nhơn So với chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam (VAS), Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế (IFRS) có nhiều điểm nổi trội như mang lại tính minh bạch cao, gia tăng niềm tin cho nhà đầu tư trên toàn cầu về những thông tin trong BCTC của các doanh nghiệp (DN)… Vì những giá trị đó của IFRS mà nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam nên áp dụng nguyên vẹn bộ Chuẩn mực IFRS, chứ không nên chỉ áp dụng từng phần theo một lộ trình nhất định. Bên cạnh đó, với những lý do như kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, IFRS là ngôn ngữ chung toàn cầu, lập BCTC theo IFRS phản ánh giá trị hợp lý của các DN, giúp DN biết cách áp dụng đối với các nghiệp vụ phức tạp, chuẩn bị cho việc thay đổi chuẩn mực của Việt Nam trong tương lai,… càng khẳng định rằng, Việt Nam nên áp dụng nguyên vẹn bộ chuẩn mực IFRS, tránh trường hợp chuẩn mực IFRS bị “Việt Nam hóa”, từ đó có thể thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Bài viết trình bày những lý do mà Việt Nam nên áp dụng IFRS. Từ khóa: IFRS, VAS, IAS, tính toàn cầu, tính so sánh, tính minh bạch. Giới thiệu khái quát IFRS do Hội đồng CMKT quốc tế (IASB) và Hội đồng giải thích lập BCTC quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ thống lập BCTC. Phương thức lập BCTC được mô tả là tập trung vào mối quan hệ giữa DN với nhà đầu tư và tập trung vào luồng thông tin đến thị trường vốn. Cơ quan Nhà nước vẫn sử dụng BCTC như là hoạt động kinh tế, tuy nhiên BCTC này được lập cho mục đích của nhà đầu tư. Mục tiêu của IFRS là cung cấp một khuôn khổ quốc tế về cách lập và trình bày BCTC cho các công ty đại chúng. IFRS tập trung vào các hướng dẫn, diễn giải chung nhất về cách lập BCTC hơn là thiết lập các quy tắc lập báo cáo ngành cụ thể. Trong 10 năm gần đây, việc áp dụng IFRS đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Ông Hans Hoogervorst, Chủ tịch IASB cho biết, trong số 140 quốc gia được IASB khảo sát, có 116 nước yêu cầu toàn bộ hoặc hầu hết các DN nội địa áp dụng IFRS. Đa số các quốc gia còn lại cho phép áp dụng IFRS,… Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB), Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO)… đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu. Ở Châu Âu, 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IFRS. Ở Mỹ, thị trường nội địa vẫn nằm ngoài khuôn khổ của IFRS, tuy nhiên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã xác nhận việc đưa IFRS vào các mô hình của Mỹ được coi là nhiệm vụ ưu tiên. Lý do để áp dụng IFRS ở Việt Nam IFRS được ưa chuộng trên toàn cầu bởi nó tạo ra sự minh bạch, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình của DN; Giảm bớt độ chênh thông tin giữa nội bộ và bên ngoài công ty; Cải 90
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam thiện tính minh bạch và mức độ tin cậy về thông tin tài chính của các DN, đặc biệt là các DN niêm yết, qua đó hấp dẫn các dòng vốn đầu tư nước ngoài,… giúp loại bỏ rào cản thương mại xuyên quốc gia thông qua BCTC (BCTC) tin cậy hơn, minh bạch hơn và dễ so sánh hơn. Áp dụng IFRS sẽ làm tăng tính hiệu quả của thị trường, giảm chi phí huy động vốn, cho phép các doang nghiệp cạnh tranh bình đẳng và tạo niềm tin của nhà đầu tư, tăng tính cạnh tranh và duy trì tăng trưởng. Vì những giá trị đó của IFRS mà nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam nên áp dụng nguyên IFRS, chứ không nên chỉ áp dụng từng phần theo một lộ trình nhất định. Những lý do để áp dụng IFRS ở Việt Nam: - Kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới: Việc áp dụng IFRS không chỉ gói gọn vào các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam mà bắt đầu có ảnh hưởng đến các công ty ở Việt Nam. Trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các DN Việt Nam nói riêng sẽ được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế, ví dụ như tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững, phát triển đội ngũ nhân sự kế toán, kiểm toán,… - Việc lập BCTC theo IFRS phản ánh giá trị hợp lý của các DN: Các công ty Việt Nam vẫn áp dụng VAS nhưng việc hiểu biết IFRS giúp chủ DN có cái nhìn tốt hơn về giá trị DN của mình đặc biệt là trong các trường hợp mua bán, sáp nhập, có thêm cổ đông mới,… Cùng với sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như phục vụ cho mục tiêu kêu gọi vốn đầu tư, các DN cần có một bản BCTC lập theo IFRS đầy đủ, minh bạch, chính xác và có độ tin cậy cao. Mặt khác, Báo cáo Việt Nam 2035 được công bố mới đây, đưa ra đề xuất các CMKT Việt Nam cần thống nhất với IFRS, nhằm phát triển các thị trường vốn theo chiều sâu và thu hút hơn nữa nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, ở khía cạnh tác động tích cực của triển khai rộng rãi IFRS đến sự phát triển của thị trường tài chính, kinh nghiệm triển khai IFRS ở nhiều quốc gia cho thấy, sau khi áp dụng IFRS, thì mức độ tin cậy về thông tin của các công ty niêm yết, cũng như thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng ở các nước đó được giới đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Điều này không chỉ giúp các thị trường này cải thiện khả năng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, mà còn giúp cho nền kinh tế và DN của các nước này giảm đáng kể chi phí phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn, do định mức tín nhiệm tăng cao. Một bài học mà Việt Nam không nên bỏ qua là trước khi Thái Lan, Hàn Quốc áp dụng rộng rãi IFRS, nhà đầu tư nước ngoài đặt mối ngờ về việc một số công ty ở các quốc gia này “xào nấu” số liệu nhằm “làm đẹp” BCTC, gây rủi ro cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, kể từ khi các nước này áp dụng IFRS thì không còn mối ngờ này, vì cùng với thông tin minh bạch hơn, trách nhiệm giải trình của DN rõ ràng hơn,… - Đối với các nghiệp vụ phức tạp, VAS và các quy định liên quan có thể chưa có hướng dẫn cụ thể, nên việc hiểu biết IFRS giúp DN có cách áp dụng hợp lý hơn. - Chuẩn bị cho việc thay đổi của chuẩn mực Việt Nam trong tương lai gần theo chiều hướng hội nhập với quốc tế: Theo đó, việc áp dụng IFRS sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng với tầm nhìn Việt Nam 2035, các chính sách của ASEAN cũng như theo kịp đà phát triển của những nền kinh tế thành công khác trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng trên thị trường phẳng toàn cầu với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC),... 91
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam - IFRS là ngôn ngữ chính chung được sử dụng toàn cầu. Việc hiểu biết IFRS giúp DN có những thông tin hữu ích về các DN khác trong cùng ngành, có mức độ hoạt động tương đương ở các nước khác. - Riêng đối với DN Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà công ty mẹ sử dụng IFRS thì việc áp dụng IFRS là một yêu cầu bắt buộc nhằm phục vụ cho việc hợp nhất BCTC ở công ty mẹ. - Việc áp dụng IFRS giúp tăng cường khả năng so sánh và tính minh bạch của hoạt động BCTC: BCTC quốc tế được định dạng theo biểu mẫu thống nhất và loại trừ sự khác biệt trong CMKT, làm cho các thông tin trên BCTC có tính so sánh. Các BCTC có liên quan, có thể so sánh và phản ánh trung thực tình hình tài chính của tổ chức là điều mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm trong việc đưa ra quyết định đầu tư của mình. IFRS giúp đảm bảo tính thống nhất toàn cầu của chuẩn mực BCTC áp dụng cho các tổ chức trên các khu vực pháp lý khác nhau, trong việc đo lường, công khai và minh bạch tài chính. - Việc áp dụng IFRS giúp tăng hiệu quả thị trường vốn và thúc đẩy các khoản đầu tư xuyên biên giới: Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường đang dần được hoàn thiện, thị trường tài chính đang trong giai đoạn phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài mở rộng mạnh mẽ thì yêu cầu áp dụng IFRS là sự cần thiết cấp bách, khách quan. Theo khảo sát của IASB đánh giá toàn diện của hơn 100 nghiên cứu chuyên ngành về lợi ích kinh tế của IFRS cho thấy: Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra các bằng chứng là “IFRS đã giúp tăng cường hiệu quả hoạt động thị trường vốn và thúc đẩy các khoản đầu tư xuyên biên giới”. - Việc áp dụng IFRS giúp giảm chi phí vốn: Cái nhìn sâu sắc về các kết quả tài chính và việc tuân thủ nhóm các tiêu chuẩn tài chính chất lượng cao theo quy định của IFRS, có thể mang lại lợi ích cho cả DN và các nhà đầu tư bằng cách giảm chi phí vốn. - Việc áp dụng IFRS giúp cạnh tranh bình đẳng và tạo niềm tin cho nhà đầu tư; Tăng tính cạnh tranh của DN: Với việc sử dụng CMKT toàn cầu sẽ tạo ra các hoạt động mang tính toàn cầu, lúc này sẽ làm tăng tính cạnh tranh bình đẳng và tăng niềm tin cho các nhà đầu tư trên thị trường với điều kiện là chuẩn mực này phải được áp dụng một cách nghiêm ngặt bởi sự tuân thủ cao. BCTC cũng cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời và do đó các DN có thể so sánh được với đối thủ cạnh tranh, từ đó biết được điểm mạnh và điểm yếu so với đối thủ, lúc này DN sẽ tăng cường ưu thế của DN mình và khắc phục điểm yếu để DN hoàn thiện hơn, từ đó tăng tính cạnh tranh của các DN. Các công ty đầu tư cũng có thể có đánh giá tình hình của DN để tiến hành đầu tư, thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án hoặc thậm chí đầu tư vào các lĩnh vực mới tại nước ngoài. Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường đang dần được hoàn thiện, thị trường tài chính đang trong giai đoạn phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài mở rộng mạnh mẽ, cùng với những lợi ích mang lại khi áp dụng IFRS thì việc áp dụng IFRS ở Việt Nam là sự cần thiết cấp bách, khách quan. Và trên thực tế, Việt Nam đã và đang có những bước đi tích cực, để sẵn sàng tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, công cụ kế toán và kiểm toán của Việt Nam đã được cải cách và hoàn thiện phù hợp, trong đó đặc biệt là việc áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán đã được luật hóa. Mặt khác, “Chiến lược phát triển Kế toán - Kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030” đã khẳng định Việt Nam quyết tâm 92
  4. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam áp dụng IFRS. Luật Kế toán 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017, đã bổ sung “Nguyên tắc giá trị hợp lý”. Đây là những bước chuẩn bị chủ động, cần thiết, để tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS tại Việt Nam. Tuy nhiên, triển khai IFRS là vấn đề không đơn giản và rất quan trọng, nên Việt Nam cần có sự tư vấn, hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam, là tại một Hội thảo về chia sẻ kinh nghiệm triển khai IFRS tại các nước đang phát triển diễn ra ngày 8/3/2016 tại Bộ Tài chính, Chủ tịch IASB Hans Hoogervorst cam kết IASB sẽ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình áp dụng IFRS thông qua nhiều hình thức như: Đào tạo, cung cấp tài liệu giảng dạy, hỗ trợ kỹ thuật,… Cho nên, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam là khả thi. ------------------------ Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC về việc sửa đổi chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội. 2. Ths. Nguyễn Thị Kim Chung, Chuẩn mực BCTC quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 3/2016. 3. TS. Nguyễn Thế Lộc – TS. Vũ Hữu Đức (2010), Áp dụng CMKT quốc tế, NXB Lao động – Xã hội. 4. PGS.TS Võ Văn Nhị & ThS.Lê Hông Phúc, Sự hoà hợp giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển, Tạp chí Kiểm toán số 12, 2011. 5. Quốc hội (2015), Luật Kế toán 88/2015/QH13, ban hành ngày 20/11/2015 của Chủ tịch Quốc hội, Hà Nội. 6. Tác giả Thanh Thanh, Tạp chí Công Thương, Những thách thức và kinh nghiệm áp dụng IFRS tại Việt Nam, đăng ngày 16/06/2016. 7. “Hướng tới chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS”, Tạp chí chứng khoán số 213, 2016. http://www.baomoi.com/huong-toi-chuan-muc-bao-cao-tai-chinh-quoc-te-ifrs/c/19921739.epi 8. Sở GDCK Hà Nội và Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, So sánh Tóm tắt chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) và CMKT Việt Nam (VAS), NXB Tài chính, 04/2015. 93
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1