intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý do trẻ thiếu tự tin

Chia sẻ: Abcdef_17 Abcdef_17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

80
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những diễn biến trong gia đình, nhà trường, xã hội gần đây khiến các nhà quan sát đưa ra ý kiến: trẻ em Việt nam rất kém trong việc bảo vệ ý kiến, quan điểm, việc làm của mình, các em hầu như không biết phản biện, không biết bảo vệ những điều mà các em cho là đúng, do đó các em luôn chịu thiệt thòi. Không chỉ buồn, mà còn lo Những thông tin về trẻ em bị bạo hành, bị lạm dụng, bị chà đạp nhân phẩm liên tiếp được báo chí thông tin chi tiết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý do trẻ thiếu tự tin

  1. Lý do trẻ thiếu tự tin Những diễn biến trong gia đình, nhà trường, xã hội gần đây khiến các nhà quan sát đưa ra ý kiến: trẻ em Việt nam rất kém trong việc bảo vệ ý kiến, quan điểm, việc làm của mình, các em hầu như không biết phản biện, không biết bảo vệ những điều mà các em cho là đúng, do đó các em luôn chịu thiệt thòi. Không chỉ buồn, mà còn lo Những thông tin về trẻ em bị bạo hành, bị lạm dụng, bị chà đạp nhân phẩm liên tiếp được báo chí thông tin chi tiết và cụ thể... Điều này không chỉ dừng lại ở một số trường hợp nhỏ lẻ với những cá nhân cá biệt, mà còn xảy ra ở trường học, những nơi công cộng với việc cả lớp bị phạt phơi nắng, cả lớp chứng kiến bạn mình bị khám thân thể... Đó là chưa kể vô số kẻ xấu lợi dụng sự yếu thế của các bé gái để khống chế, cưỡng hiếp. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này, nhưng điều rõ nhất là các em không biết phản kháng, không biết tự bảo vệ mình. Trẻ con là tương lai của mỗi gia đình, của đất nước. Chúng ta đã nỗ lực rất nhiều để thế hệ tương lai lớn lên khỏe mạnh, hiểu biết. Có thể nói trong vài chục năm qua, chúng ta đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này: Chiều cao của trẻ em Việt Nam đã tăng lên so với trước; Con em của chúng ta đoạt được nhiều giải thi quốc tế về trí tuệ - nhất là
  2. các môn khoa học tự nhiên; huy chươg vàng về thể thao - đặc biệt là các môn võ. Nhưng nhìn chung, trẻ em của chúng ta hiện nay thiếu chủ động và tự tin, chưa thực sự tỏ ra năng động, thoải mái trước đám đông; chưa biết bày tỏ quan điểm, nhận thức của mình một cách đúng đắn trước cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo... Điều này diễn ra ở những phương diện rộng, đối với rất nhiều đối tượng. Mấy năm trước Việt Nam đăng cai Giải thi Toán quốc tế. Chúng ta giành được các giải rất cao về chuyên môn, nhưng khi giao lưu vẫn tỏ ra lép vế. Đấy là những cá nhân xuất sắc rồi đấy. Còn những trẻ em bình thường khác, thậm chí các em còn tỏ ra sợ sệt tới mức rúm ró khi chúng được yêu cầu phát biểu trước đám đông.
  3. Thái độ thụ động, kém tự tin, cam chịu chính là mảnh đất mầu mỡ để các hành vi xâm hại của người lớn phát triển. Một trường hợp điển hình: Mới đây, một cháu gái (ở tỉnh Hà Tĩnh) đã 14 tuổi, bị chính mẹ đẻ bán vào động mại dâm mà cũng không phản kháng, không chống cự. Đến khi được giải thoát mới có điều kiện bày tỏ sự uất ức của mình. Những biểu hiện này của cả một thế hệ khiến chúng ta không chỉ buồn mà còn vô cùng lo lắng. Hai thái cực của trẻ em Việt Nam Việc một số trẻ em rơi vào loại "cá biệt" như ngổ ngáo, không nghe lời bất kỳ ai, dù đó là cha mẹ hay thầy cô giáo; sẵn sàng dùng bạo lực với người khác. Có nhiều em, nhiều nhóm vì những mâu thuẫn nho nhỏ đã dùng dao để trả thù nhau, dẫn đến án mạng. Cái chết nào cũng đau thương, nhưng học trò phổ thông giết nhau thì nỗi đau đó còn tăng lên gấp bội. Những hiện tượng này đã được báo chí đề cập đến khá nhiều. Chúng ta cũng đã có một số trường giáo dưỡng để quản lý và giáo dục các đối tượng này. Nghĩa là vấn đề này đã được chúng ta nhận thức có biện pháp khắc phục. Hơn nữa số trẻ em loại này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Điều đáng nói, đáng quan tâm là một số lượng lớn trẻ em rơi vào thái cực ngược lại: Quá ngoan ngoãn, hiền lành; nghe và vâng lời trong mọi trường hợp; thiếu sự chủ động, tự tin trong nhiều hoàn cảnh của cuộc
  4. sống; không biết tự bảo vệ mình, bảo vệ ý kiến và quan điểm của mình trong những trường hợp cần thiết. Điều này đã ở mức báo động, bởi những biểu hiện tiêu cực của vấn đề này đã được bộc lộ: Thầy cô giáo áp dụng những biện pháp trừng phạt kỳ quái như dán băng dính, nhét giẻ vào miệng, bắt phơi nắng, hít đất hàng trăm cái... học sinh vẫn chấp nhận. Tính cách này cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến một số người xấu có điều kiện khống chế, xâm hại tình dục ở các bé gái... Và ở một mức độ sâu xa hơn là tính cách này cản trở các em học tốt, nhất là môn ngoại ngữ và các môn có tính thực hành. Trẻ em Việt Nam được nhận xét là thông minh, nhanh nhẹn, cần cù, nhẫn nại, chịu khó nhưng thiếu tính chủ động và sự tự tin. Mà đây là hai phẩm chất rất quan trọng cho việc học giỏi khi còn là học sinh; thành đạt khi là nhà chính trị, nhà kinh doanh. Thói quen cũ còn lấn át những cái mới Để có câu trả lời cơ bản, nghiêm túc cho vấn đề này cần có sự nghiên cứu của các nhà giáo dục. Tuy nhiên, qua quan sát thực tế cũng có thể đưa ra những kết luận ban đầu. Ở các gia đình, một số ông bố, bà mẹ rất yêu thương con nhưng tỏ ra khá độc đoán, muốn con gái nhất nhất phải theo ý mình. Họ tỏ ra rất bực tức,
  5. thất vọng khi con cái không làm theo ý muốn của mình, mặc dù việc làm của con là đúng. Lại có những bậc cha mẹ "cậy thế" là bố, mẹ để giải quyết một vài việc rất nhỏ. Anh Hùng thỉnh thoảng đánh cờ vua với cháu Dũng để giải trí và cũng để khẳng định ưu thế của mình. Lúc đầu anh Hùng luôn thắng con, nhưng rồi Dũng tiến bộ nhanh, nhiều lúc thắng lại anh Hùng. Đáng ra phải mừng cho con mới phải, nhưng nhiều lúc anh Hùng cay cú thật sự vì thua. Có hôm anh Hùng lâm vào thế bí, sắp thua, nghĩ mãi chưa ra nước hay thì Dũng nói với bạn: "Chỉ cần chén con xe này của nó là thắng". Nghe thế, anh Hùng hất tung bàn cờ, quát tướng lên: "Con cái mất dạy, gọi bố là nó!". Dũng và bạn xanh mặt chết khiếp. Đúng là nó buột miệng nói từ "nó" thật, nhưng đâu phải thể hiện sự không tôn trọng bố, mà đơn giản chỉ là gọi đối phương trong đấu cờ mà thôi. Đúng ra anh Hùng không nên xem câu nói của cháu Dũng là sự thiếu giáo dục, là sự hỗn láo. Cần hiểu đúng con và hoàn cảnh những hành động, câu nói của con phát ra. Không nên để thói quen lấn át những nhân tố mới đang hình thành ở thế hệ sau. Cần xem lại phương pháp giáo dục một cách nghiêm túc Nền giáo dục của chúng ta đang có nhiều vấn đề, không chỉ ở chỗ dạy kiến thức, mà chỉ còn ở chỗ phương hướng dạy để hình thành đạo đức,
  6. nhân cách, tính chủ động, sự tự tin, tinh thần phản kháng, cá tính sáng tạo... Đây là những vấn đề rất cơ bản của các thành viên để tạo nên một xã hội công bằng, văn minh, tiến bộ, phát triển bền vững. Chúng ta đã nhìn ra vấn đề này, vấn đề tiếp theo là hành động để khắc phục. Tôi giật mình khi nghe thấy một thầy giáo luống tuổi nói: "Tôi thà chứng kiến cảnh con tôi giương mắt ếch nhìn và cãi lại hơn là thấy nó cúi đầu lí nhí nói lời xin lỗi, mặc dù nó không có lỗi...". Đây là một phản ứng hơi thái quá đối với một nhà giáo, nhưng nó phản ánh thái độ tỏ ra không đồng tình với những gì đang diễn ra. Nhiều học trò không hiểu nghĩa của câu: "Tiên học lễ, hậu học văn" đang được kẻ hồng, kẻ đỏ bằng chữ to ở hầu hết các trường phổ thông, nhưng chưa ai có phản ứng chính thức về điều này. Rất có thể cái khẩu hiệu đầy tính triết lý này cũng là một nguyên nhân khiến con em ta kém tự tin. Có một thực tế là đa số trẻ em của chúng ta hiện nay tỏ ra khá thụ động, mặc dù chúng là những đứa thông minh, hiểu biết nhiều. Tại sao vậy? Có thể vì chúng được giáo dục phải cố gắng tỏ ra ngoan ngoãn, vâng lời, không được cãi lại bố mẹ, ông bà, thầy cô... Cãi lại là hỗn láo. Trên Đài Truyền hình Việt Nam đang chiếu bộ phim "Chàng trai đa cảm". Các nhà làm phim đã xây dựng được hình ảnh bé Hà Linh có
  7. phẩm chất chủ động và tự tin. Cô bé chín tuổi này rất ngoan ngoãn, nhưng thường chủ động bày tỏ ý muốn của mình. Bé có cách bày tỏ khá cương quyết, nhưng chấp nhận được vì sự đáng yêu và hợp lý. Cháu đã có sự lựa chọn xác đáng khi không ra nước ngoài cùng với mẹ và người chồng mới của mẹ, mà ở lại với bố - người không những yêu thương cháu hết mực mà còn tỏ ra dân chủ, thoải mái, đáp ứng những yêu cầu vui chơi, giải trí hợp lý của cháu. Tiếc rằng đây mới chỉ là nhân vật trong phim, nhân vật hư cấu. Tuy nhiên, điều này cũng chứng tỏ rằng, chúng ta kỳ vọng có một thế hệ trẻ em như thế. Các nhà làm phim đã đưa ra hình mẫu và được chấp nhận, nghĩa là về nhận thức, về tư tưởng một bộ phận dân chúng đã sẵn sàng tiếp nhận điều này. Đương nhiên, mọi thứ đều liên quan đến giáo dục ở nhà, ở trường và ngoài xã hội. Trước hết, các ông bố, bà mẹ cần thay đổi cách nghĩ, cách ứng xử trong nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Nếu có điều kiện, hãy bố trí cho trẻ con ngủ riêng. Không nên luôn luôn bế, ẵm con trong mọi trường hợp. Nếu con đã biết đi, khi đi dạo, để cho con tự đi.
  8. Để cho con tự làm lấy những việc chúng có thể làm. Ví dụ, từ 5 - 6 tuổi trở lên có thể tự đánh răng, rửa mặt, tự mắc lấy quần áo, tự xúc ăn... Lớn hơn chút nữa có thể tự gấp, cất quần áo vào tủ. Dạy trẻ tính tự chủ nên bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ. Xây dựng tính tự chủ của trẻ tập trung vào hai khía cạnh chính: Chú ý đến những gì đã được dạy dỗ - trực tiếp thi hành. Lúc còn nhỏ, cha mẹ có thể dỗ con nín khóc bằng sữa, ru con bằng cách đưa võng hay hát hò. Khi con cái lớn hơn, thì cha mẹ phải hướng dẫn con tập đi, chơi trò chơi, đọc những quyển sách nhiều màu sắc, phân biệt những hình dạng khác nhau để phát triển trí não của bé. Khi trẻ trở thành một học sinh, dạy trẻ biết ý thức về khả năng của mình và sự tự tin trở thành một phần quan trọng khác trong việc dạy dỗ con cái của cha mẹ. Điều quan trọng là hãy trao cho con cái, học sinh quyền hoài nghi và tranh cãi. Theo Gia Đình & Trẻ Em
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2