intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nói dối - “bệnh nan y” của trẻ

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

100
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không ít bậc phụ huynh đang phải đối mặt với những kiểu nói dối “thành hệ thống” của trẻ nhỏ mà chưa hiểu rằng đôi khi nguyên nhân bắt nguồn từ chính sự giáo dục không đúng cách của họ. Quá tin con Có những ông bố bà mẹ tin tưởng tuyệt đối vào con nên không đôn đốc kiểm tra thường xuyên. Thêm vào đó là thái độ ít tiếp thu những ý kiến đóng góp của bà con lối xóm về những hành vi thiếu trung thực của con cái mình. Điều đó đã tạo cơ hội cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nói dối - “bệnh nan y” của trẻ

  1. Nói dối - “bệnh nan y” của trẻ Không ít bậc phụ huynh đang phải đối mặt với những kiểu nói dối “thành hệ thống” của trẻ nhỏ mà chưa hiểu rằng đôi khi nguyên nhân bắt nguồn từ chính sự giáo dục không đúng cách của họ. Quá tin con Có những ông bố bà mẹ tin tưởng tuyệt đối vào con nên không đôn đốc kiểm tra thường xuyên. Thêm vào đó là thái độ ít tiếp thu những ý kiến đóng góp của bà con lối xóm về những hành vi thiếu trung thực của con cái mình. Điều đó đã tạo cơ hội cho trẻ nói dối hết lần này đến lần khác. Anh chị Hiếu, Quỳnh đều là nhân viên một công ty chứng khoán. Bận tối mắt tối mũi nên anh chị giao hết việc nhà cùng chuyện ăn học của cậu con trai 12 tuổi cho chị giúp
  2. việc. Tin tưởng con trai từ bé đến nay luôn ngoan ngoãn biết nghe lời nên anh chị yên tâm lắm. Một lần thấy chị giúp việc kêu mất tiền đi chợ, chỉ có hai cô cháu ở nhà đáng lẽ chị Quỳnh phải xem xét kỹ lưỡng hơn đến cậu con trai, đằng này vì quá tin tưởng con nên chị đổ hoàn toàn cho cô giúp việc. Chỉ đến khi nghe bác hàng xóm nói gặp con trai chị đánh điện tử ở quán gần trường chị mới ngớ người ra. Hoá ra đến gần một tuần nay “quý tử” bỏ học để đánh điện tử trong khi ngày nào cũng về nhà khoe mẹ hôm nay được cô giáo khen, hôm nay được 10 môn ấy môn nọ… Yêu cầu quá cao so với khả năng của trẻ Cô con gái 11 tuổi của chị Hồng, anh Thành càng lớn càng xinh xắn, đáng yêu. Muốn con thành đạt anh chị đặt ra cho cháu không biết bao nhiêu là kế hoạch. Mới đang học lớp 5 mà cháu bận không kém gì sĩ tử ôn thi đại học. Hôm nào cũng vậy, sau giờ học bán trú ở trường, Linh Chi phải tham gia các lớp học thêm đến 8 giờ mới tan, hôm học đàn, hôm học múa, hôm học tiếng Anh, hôm học
  3. Toán. Đã thế Chi phải học để đạt được điểm số, thành tích mà bố mẹ đặt ra. Gần đây anh Thành, chị Hồng thường xuyên thấy lớp học thêm của con nghỉ. Hôm thì cháu nói: “Mẹ ơi, hôm nay cô giáo ốm, nên lớp được nghỉ”, hôm khác lại thấy cháu thông báo: “Cô giáo con bận, hôm khác sẽ học bù mẹ ạ!”. Một lần thấy bảo cô giáo lại ốm, anh chị sốt ruột đến thăm mới vỡ lẽ ra con gái mình nói dối. Nhiều ông bố bà mẹ đặt ra yêu cầu quá cao với con cái, bắt chúng học quá nhiều. Hết học chính khóa lại đến học thêm, học gia sư…Áp lực về bài vở, điểm số khiến các cháu không còn thời gian giải trí nghỉ ngơi nên sinh ra tâm lý sợ học. Vì sợ học nên phải tìm cách “đối phó với tình hình”. “Khích lệ” con nói dối Nhiều ông bố bà mẹ thấy con nói dối thì cho rằng con mình… thông minh mới nghĩ ra được vậy. Như gia đình anh Hanh, chị Hà sau mười mấy năm mới sinh được một thằng cu, cả nhà ai cũng chiều chuộng, chăm chút như “cục vàng”.
  4. Mỗi khi muốn trốn ăn, cu Tí lại viện lý do đau bụng không ăn hoặc đòi “đi ị” rồi vào nhà vệ sinh hàng tiếng đồng hồ mới ra. Bà với mẹ cu Tí lại cho đó là điều hay, lần nào có khách đến chơi cũng đem ra kể với niềm tự hào vì có thằng con thông minh. Cu Tí thấy thế, như được khích lệ, càng viện những lí do hết sức “thuyết phục” để từ chối những việc mình không hợp ý. Thiếu quan tâm Rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng nói dối là biểu hiện bình thường của trẻ nhỏ, lớn lên chúng khắc từ bỏ thói xấu đó. Chính từ sự thờ ơ trong cách giáo dục của cha mẹ khiến trẻ cứ nói dối hết lần này đến lần khác, lâu dần thành quen và càng lớn càng khó sửa. Làm gương xấu cho con Thực tế có không ít trẻ nhỏ học được cách nói dối từ chính bố mẹ mình. Không ít ông bố, bà mẹ ngang nhiên nói dối người khác trước mặt con, có người còn “nhờ” con nói dối hộ.
  5. Dạy con không phải chỉ là những lời giáo huấn, quan trọng hơn là tấm gương của chính những người xung quanh và môi trường giáo dục nề nếp, quy củ. Nói dối trở thành nếp nghĩ ngay từ thủa ấu thơ ắt sẽ dẫn đến gian dối trong công việc, trong các quan hệ xã hội khi trẻ trường thành. Chính vì thế, giáo dục bước đầu của các bậc cha mẹ là rất cần thiết để xây dựng nên tâm hồn trong sáng, trung thực cho con.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2