intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý Thuyết Bệnh Học: CẬN THỊ

Chia sẻ: Abcdef_43 Abcdef_43 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

72
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

A- Đại cương Cận: gần Thị: thấy. Cận thị là chỉ nhìn thấy ở gần. Theo nguyên ngữ: Myopia thì My: mở một nửa, Opia: con mắt. Nghĩa là hé mở một nửa, mở lim dim. Trên thực tế người cận thị khi muốn nhìn xa thường phải nheo mắt, lấy mi hoặc bàn tay che bớt con ngươi để nhìn xa được rõ hơn. Theo quang học, Cận thị là 1 tật chiết xạ làm cho mắt chỉ thấy rõ vật gần trước mắt. Mắt cận thị chỉ cĩ thể nhìn rõ khi sự vật được đưa lại gần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý Thuyết Bệnh Học: CẬN THỊ

  1. CẬN THỊ (Myopia - Myopie) A- Đại cương Cận: gần Thị: thấy. Cận thị là chỉ nhìn thấy ở gần. Theo nguyên ngữ: Myopia thì My: mở một nửa, Opia: con mắt. Nghĩa là hé mở một nửa, mở lim dim. Trên thực tế người cận thị khi muốn nhìn xa thường phải nheo mắt, lấy mi hoặc bàn tay che bớt con ngươi để nhìn xa được rõ hơn. Theo quang học, Cận thị là 1 tật chiết xạ làm cho mắt chỉ thấy rõ vật gần trước mắt. Mắt cận thị chỉ cĩ thể nhìn rõ khi sự vật được đưa lại gần mắt để hình ảnh được hội tụ tại võng mạc. Điểm xa nhất mà mắt nhận thấy được rõ gọi là viễn điểm. Đối với cận thị, viễn điểm ở 2 mét cách mắt độ cận thị sẽ là 1 Diơp (Diơp, đơn vị để đo sức nhìn của mắt), ở 0,5m độ cận là 2 Diơp… B- Phân loại: Theo các sách chuyên sâu về mắt cĩ 2 loại cận thị: 1) Cận thị nhẹ: Dưới 6 diơp: đáy mắt khơng cĩ tổn thương ở mạch võng mạc. Độ cận tăng dần từ tuổi học đường đến trưởng thành, tuổi thành niên rồi cố định. Đeo kính phân kỳ thì thị lực trở lại bình thường. Nếu cận thị nhẹ diễn biến bình thường nơi người cĩ sức khỏe bình thường, độ cận sẽ khơng thay đổi cho đến lúc lớn tuổi, lúc đĩ lão thị sẽ làm giảm số Diơp, khi đọc sách cĩ thể hạ số kính hoặc bỏ kính.
  2. 2) Cận thị nặng (Cận thị bệnh): Trên 7 Diơp, dù đeo kính thị lực vẫn khơng đạt được mức bình thường, mắt trơng lớn cĩ vẻ như hơi lồi, đáy mắt cĩ nhiều suy biến nơi mạch mạc và võng mạc. C- Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị. - Do Thủy tinh thể quá phồng hoặc do nhãn cầu dài quá làm cho hình ảnh hiện lên trước võng mơ. Bình thường đường kính trước sau của nhãn cầu vào khoảng 20mm, nơi người Cận thị đường kính đĩ gia tăng làm cho mắt dài quá khổ, hình ảnh thu vào võng mạc bị khuếch tán gây ra mờ, khơng rõ. - Do khơng biết điều tiết mắt, bắt mắt làm việc (đọc sách, xem truyền hình…) quá lâu gây mỏi cơ mắt, đọc sách ở nơi khơng đủ ánh sáng. - Theo YHCT do Thận và Can suy, Can khai khiếu ở mắt, Can lại tàng huyết, nếu huyết khơng đủ đem lên nuơi dưỡng phần trên làm mắt sẽ suy kém. Thận sinh Can, nếu Thận Thủy suy kém khơng nuơi dưỡng được Can mộc làm cho Can khơng khai khiếu được ở mắt, mắt sẽ kém. Thường là do dương khí hư kém bên trong. D- Điều trị + Kiện Tỳ, ích Thận, cố tinh, làm sáng mắt. Dùng bài Bổ Thận Từ Thạch Hồn (10). Tang Phiêu Tiêu Phương (95).
  3. (Tang phiêu tiêu vào kinh Can, Thận để ích âm, sinh tinh, thu sáp; Phúc bồn tử vào kinh Can, Thận để ích Thận, cố tinh, bổ Can, làm sáng mắt; Thỏ ty tử tính khơng ơn cũng khơng táo, để bình bổ âm dương, bổ Thận, dưỡng Can; Đảng sâm bổ trung ích khí, kiện Tỳ, trợ vận; Bạch truật bổ Tỳ, táo thấp; Tiêu lục khúc tiêu thực, hịa Vị; Sơn dược ích Phế Thận, bồi bổ cho hậu thiên. Các vị thuốc hợp lại cĩ tác dụng kiện Tỳ, cố Thận, sáp tinh, bổ tiên thiên bất túc. Tinh huyết được nuơi dưỡng, thị lực sẽ tăng lên, nhìn xa được, cĩ tác dụng tăng cường thị lực, nâng cao thị lực). + Tư bổ Can Thận, hoạt huyết, thơng khiếu, dùng bài Ngũ Tử Cận Thị Hồn (68). CHÂM CỨU - Tinh minh, Phong trì, Thừa khấp, Hợp cốc (Châm Cứu Học Thượng Hải). Huyệt ở mắt khi châm vê nhẹ, châm từ từ làm cảm ứng khuếch tán đến nhãn cầu. Các huyệt khác kích thích vừa. Huyệt Phong trì tốt nhất là gây cảm ứng lan đến mắt. - Thừa khấp, Tinh minh, Quang minh, Ngọc chẩm, Đầu Quang Minh, Cầu hậu, Ế minh, Kiện minh 4, Tăng minh 1, Tăng minh 2 (Châm Cứu Học HongKong). - Tư bổ Can, Thận, ích khí, làm sáng mắt. Châm bình bổ bình tả huyệt Tinh minh, Tồn trúc, Thừa khấp, Quang minh, Phong trì, Can du, Thận du (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học). (Tinh minh, Tồn trúc, Thừa khấp là các huyệt thường dùng trị bệnh về mắt, cĩ tác dụng thanh Can, làm sáng mắt; Phong trì là huyệt hội của kinh thủ, túc Thiếu dương với mạch Dương duy, cĩ tác dụng thơng kinh, hoạt lạc, dưỡng huyết, làm sáng mắt; Can du, Thận du hợp với Quang minh để ích khí, làm sáng mắt. Lấy việc
  4. điều tiết mắt làm chính. Dùng huyêät gần phối hợp với huyệt ở xa. Lấy bối du huyệt hợp với huyệt cục bộ làm chính). NHĨ CHÂM + Chọn huyệt Mắt, Can, Thận. Kích thích vừa, lưu kim 30 phút. Cách ngày châm một lần, 10 ngày là một liệu trình (Tân Biên Châm Cứu Trị Liệu Học). Phối hợp: - Đeo kính phân kỳ thích hợp với độ Diơp của mắt - Khơng xem sách ở nơi thiếu ánh sáng. - Khơng bắt mất làm việc quá lâu. - Hai người nam nữ đều cận thị nặng (quá 9 Diơp trở lên) khơng nên lập gia đình với nhau để tránh ảnh hưởng di truyền cho con cháu. - Theo các chuyên gia Nhật Bản: người cận thị ăn nhiều chất ngọt cĩ thể làm cho bệnh phát triển thêm do thành phần đường quá nhiều sẽ làm giảm lượng sinh tố B1 thậm chí làm sụt hàm lượng Canxi trong cơ thể khiến cho khả năng đàn hồi của mắt kém đi, dẫn đến giảm thị lực. - Cĩ thể dùng bài tập sau đây để giảm bớt và phịng ngừa cận thị. Ngồi ở ghế nheo 2 mắt lại khoảng 3 - 5 giây, mở ra 3 - 5 giây. Tập 6 - 8 lần. Chớp mắt nhanh thật nhanh trong suốt 1 - 2 phút Đứng lên nhìn về phía trước mắt 2 – 3 phút. Nâng ngĩn tay trỏ bên phải lên cách mắt khoảng 20 – 25cm, nhìn vào đầu ngĩn tay 5 phút, hạ xuống. Tập 10 lần.
  5. Giơ tay về phía trước nhìn đầu ngĩn tay, đưa ngĩn tay từ từ vào gần mắt cho đến khi thấy nhịa thành 2. Lập lại 8 lần. Ngồi xuống che mi mắt lại, xoa bĩp quanh hốc mắt trong 1 phút. Đứng lên nâng bàn tay phải lên cách mắt 25 - 30cm duỗi một ngĩn tay và nhìn nĩ bằng 2 mắt 3 - 5 giây. Dùng tay trái che mắt trái nhìn bằng mắt phải 3 - 5 giây rồi đổi sang mắt phải. Tập 6 lần mỗi bên 3 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2