intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lý Thuyết Bệnh Học: CHÓNG MẶT DO BỆNH Ở TAI TRONG (Ménière’s Disease – Syndrome De Ménière)

Chia sẻ: Abcdef_43 Abcdef_43 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

106
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

a- Đại cương Là một chứng chủ quan với cảm giác chóng mặt, liên quan nhiều đến tiền đình vì vậy còn được gọi là ‘Hội Chứng Tiền Đình’. Thuộc loại Huyễn Vựng (Huyễn Vậng) của YHCT. Từ chuyên môn gọi là Nhĩ Nguyên Tính Huyễn Vựng, Mỹ Ni Nhĩ Thị Tổng Hợp Chứng, Hội Chứng Mê ni e (Vertige de Menière – Meniere’s Disease). Khi nói đến bệnh Chóng mặt, người ta thường nghĩ đến Hội Chứng Ménière (Chóng mặt, ù tai và điếc). Tuy nhiên, gọi là: + Bệnh Ménière khi nguyên nhân do xuất huyết ở mê...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lý Thuyết Bệnh Học: CHÓNG MẶT DO BỆNH Ở TAI TRONG (Ménière’s Disease – Syndrome De Ménière)

  1. CHÓNG MẶT DO BỆNH Ở TAI TRONG (Ménière’s Disease – Syndrome De Ménière) a- Đại cương Là một chứng chủ quan với cảm giác chóng mặt, liên quan nhiều đến tiền đình vì vậy còn được gọi là ‘Hội Chứng Tiền Đình’. Thuộc loại Huyễn Vựng (Huyễn Vậng) của YHCT. Từ c huyên môn gọi là Nhĩ Nguyên Tính Huyễn Vựng, Mỹ Ni Nhĩ Thị Tổng Hợp Chứng, Hội Chứng Mê ni e (Vertige de Menière – Meniere’s Disease). Khi nói đến bệnh Chóng mặt, người ta thường nghĩ đến Hội Chứng Ménière (Chóng mặt, ù tai và điếc). Tuy nhiên, gọi là: + Bệnh Ménière khi nguyên nhân do xuất huyết ở mê đạo. + Hội chứng Ménière khi nguyên nhân là những thương tổn loại khác ở mê đạo như Giang mai, viêm nhiễm, động mạch xơ cứng, dị ứng, co thắt… b- Chứng: Người bệnh thấy nhà cửa và đồ vật chung quanh bị quay lộn nhiều hướng kèm theo rối loạn thần kinh thực vật (tím tái, ra mồ hôi, tim đập nhanh, muốn nôn, nôn mửa…). Ngoài ra, còn có thể có các biểu hiện rung nhãn cầu ở mắt, lệch trỏ ngón tay, mất thăng bằng đi đứng. Triệu chứng điếc và ù tai thường rõ rệt trong thời gian điều trị và có thể bớt dần vào vài tháng sau. Trên thực tế lâm sàng thường gặp hai loại sau: THỰC CHỨNG a- Triệu chứng: Đột nhiên ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, có cảm giác như nhà cửa, đồ vật xoay chuyển bắt người bệnh phải nhắm mắt và nằm xuống nếu không sẽ ngã. Thường kèm theo muốn nôn, nôn mửa, mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi. Cơn chóng mặt xẩy ra có khi chốc lát, có khi kéo dài mấy tiếng đồng hồ, đôi khi mấy ngày. Nóng khát, bón, nước tiểu vàng, mạch Thực.
  2. b- Nguyên nhân: + Theo YHHĐ: có thể do Nhiễm khuẩn (viêm tiền đình), chấn thương gây vỡ xương đá, rối loạn vận mạch (huyết áp cao), u góc cầu tiểu não, kích thích giao cảm. + Theo YHCT: chủ yếu do Can hoả hoá phong bốc lên hoặc do đờm thấp đình trệ, khí thanh dương không đưa lên gây nên. c- Điều trị . Bình Can, tiềm dương: nếu do Can hoả vượng. . Kiện Tỳ, hoá đờm: nếu do đờm thấp đình trệ hoặc thanh hoả, hoá đờm nếu do đờm hoả. * DƯỢC + Thiên Ma Câu Đằng Ẩm (52) thêm Hà thủ ô trắng. Sắc uống. (Thiên ma,Câu đằng, Thạch quyết minh bình Can dương, tức Can phong; Sơn chi, Hoàng cầm tiết Can hỏa; Tang chi, Đỗ trọng, Ngưu tất bổ thận âm, dưỡng can huyết, lại có tác dụng thông lạc; Dạ giao đằng, Phục thần dưỡng huyết, an thần). + Linh Dương Câu Đằng Ẩm (21). (Linh dương giác, Câu đằng, Tang diệp, Cúc hoa thanh nhiệt, bình Can, tức phong, giải kính; Sinh địa, Bạch thược, Cam thảo lương huyết, dưỡng Can, tư dịch, thư cân, hoãn giải sựï co giật; Bối mẫu, Trúc nhự hoá đờm, thông lạc; Phục thần ninh Tâm, an thần). Hóa Ngưng Trừ Ẩm Thang (15). (Trạch tả lợi thủy, tiêu ẩm, dẫn thuốc đi xuống, làm chủ dược; Phụ có Bạch truật, Chỉ xác, Bán hạ hành khí, kiện Tỳ, hòa Vị, là nguồn gốc sinh ra đờm, cầm nôn mửa; Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược hóa ứ, thông lạc; Thiên ma, Câu đằng tức phong, bình Can để trị chóng mặt; Ngưu tất hoạt huyết, khứ ứ, lợi thủy, thông lâm, dẫn huyết đi xuống). Sài Hồ Trạch Tả Thang (43), Thông Khiếu Giải Độc Thang (55).
  3. - Lá Cối xay phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Mỗi lần dùng 20g, sắc với 3 chén nước còn một chén, uống lúc đói. CHÂM CỨU + Châm Phong trì, Ế phong, Thính cung, Nội quan, Thái xung, Trung quản, An miên (Châm Cứu Học Thượng Hải). + Thân mạch (Châm Cứu Học HongKong). + Nội quan, Phong trì, Tam âm giao, Hợp cốc, Thái xung (Châm Cứu Học Việt Nam). + Ấn đường, Nội quan, Suất cốc, Phong trì, Ế phong, Phong long, Giải khê, Thái xung (Châm Cứu Học Thực Hành). Nhĩ Châm . Tai trong, Thần môn, Chẩm (Châm Cứu Học Thượng Hải). . Thận, Thần môn, Sau tai (Châm Cứu Học HongKong). HƯ CHỨNG a- Triệu chứng Đột nhiên ù tai rồi chóng mặt, hoa mắt, có cảm giác như nhà cửa, đồ vật xoay chuyển bắt người bệnh phải nhắm mắt và nằm xuống nếu không sẽ ngã. Thường kèm theo muốn nôn, nôn mửa, mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi. Cơn chóng mặt xẩy ra có khi chốc lát, có khi kéo dài mấy tiếng đồng hồ, đôi khi mấy ngày. Nóng khát, bón, nước tiểu vàng. Đặc biệt khi lao động thì hoa mắt, chóng mặt càng tăng, ăn ngủ kém, sắc xanh, mạch Hư không lực. Nếu do hội chứng Ménière: Lên từng cơn dữ dội, tai nghe ù ù và chói, đôi khi hoàn toàn không nghe thấy gì nữa hoặc ngã xuống mà vẫn tỉnh táo. b- Nguyên nhân + Theo YHHĐ: có thể do nhiễm độc chất Nicotin (trong thuốc lá), Ký ninh (Quinin), Strptomycine, Nghiện rượu.
  4. + Theo YHCT: . Chủ yếu do Can Thận suy, Tâm Tỳ suy, Thận thuỷ suy kém không nuôi d ưỡng được Can huyết làm cho Can dương vượng lên gây ra bệnh. . Với hội chứng Ménière: chủ yếu do phong, thấp quá nhiều, Thận tinh suy kém, Tuỷ hải trống rỗng, trên dưới đều hư. Thiên ‘Hải Luận’ (Linh Khu 33) ghi: “Tủy hải bất túc thì não bị chuyển, tai ù, chân buốt, choáng váng, mắt không trông thấy gì, uể oải, thích nằm…”. c- Điều trị: Tư dưỡng Can Thận, bổ Tâm, Tỳ. DƯỢC Do Can Thận Hư: dùng bài: + Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn (20) (Thục địa tư Thận, dưỡng tinh, là chủ dược; Sơn thù dưỡng Can, sáp tinh; Sơn dược bổ tỳ, cố tinh; Trạch tả thanh tả Thận hỏa, giảm bớt nê trệ của Thục địa; Đơn bì thanh can hỏa, giúp giảm bớt tính ôn của Sơn thù; Bạch linh trừ thấp, giúp Hoài Sơn kiện Tỳ. Thêm Cúc hoa, Kỷ tử để làm nhẹ đầu, sáng mắt). + Chỉ Huyễn Thang (06). + Huyễn Vựng Phương (18). + Nhị Căn Thang (35). + Trấn Huyễn Ôân Đởm Thang (59). Do Tâm Tỳ suy: dùng bài: + Quy Tỳ Thang (39). (Dùng Sâm + Bạch truật + Chích thảo để kiện Tỳ, ích khí; Thêm Hoàng kỳ để tăng thêm công hiệu ích khí; Táo nhân + Viễn chí + Quế để dưỡng Tâm, an thần; Mộc hương lý khí, tỉnh Tỳ, Táo nhân, Viễn chí, Quế để dưỡng Tâm huyết mà an thần).
  5. + Chỉ Huyễn Trừ Vựng Thang (07). + Đại Bổ Nguyên Tiễn (10). + Định Huyễn Thang (14). + Ngô Linh Thang (27). Ngũ Vị Tử Hợp Tễ (30). (Toan táo nhân, Ngũ vị tử, Long nhãn nhục dưỡng Tâm, an thần; Sơn dược kiện Tỳ, ích khí; Đương quy dưỡng huyết, hoạt huyết. Khí được mạnh lên, huyết vận hành thì chứng chóng mặt cũng tự khỏi). Hoặc dùng: + Long nhãn, xắt nhỏ, trộn với Mè đen, thêm ít đường, nghiền nát. Nấu đặc giống như cháo, ngày ăn hai chén nhỏ. Chứng 15 ngày thường là có kết quả, nhất là đối với người lớn tuổi, khí huyết suy kém. + Long nhãn 7 trái, bỏ vỏ, hột + trứng gà 1 trái. Trộn chung, chưng cách thuỷ cho chín, ăn vào buổi sáng. Liên tục trong một tuần, thường có kết quả tốt. CHÂM CỨU - Thính cung, Ế phong, Phong trì, Nội quan, Túc tam lý, Thái khê, Thái xung (Châm Cứu Học Thượng Hải). - Thân mạch (Châm Cứu Học HongKong). - Nội quan, Phong trì, Tam âm giao, Hợp cốc, Phong long, Túc tam lý. Cứu Tỳ du, Cao hoang (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa). - Thiên trụ, Suất cốc, Phong trì, Ế phong, Hành gian, Huyết hải, Tam âm giao (Châm Cứu Học Thực Hành). - Phong trì, Hoàn cốt, Kiên tỉnh, Cách du, Can du, Thận du, Khúc trì, Xích trạch, Trung quản, Khí hải, Túc tam lý, Tam âm giao (Hiện Đại Châm Cứu Trị Liệu Lục). Với hội chứng Ménière: Dùng 2 - 4 huyệt quanh tai: Nhĩ môn, Thính cung, Thính hội, Thính huyệt, Hậu thính cung, Hậu thính huyệt, Ế phong, Phong trì…
  6. Và 2 – 4 huyệt ở xa: Khúc trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Túc lâm khấp… NHĨ CHÂM + Tai trong, Thần môn, Chẩm, Vị, Nội tiết, Tâm (Châm Cứu Học Thượng Hải). + Thận, Thần môn, Sau tai (Châm Cứu Học HongKong).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1