intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mục đích Khám tai

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khai thác những triệu chứng sau đây: Đau tai, giảm thính lực, ù tai, chảy tai, chóng mặt và liệt mặt. Thời gian xuất hiện, diễn biến, liên quan của các triệu chứng với nhau, với toàn thân với các cơ quan khác. Những triệu chứng chức năng như: đau, điếc, ù tai, chóng mặt mà bệnh nhân kể, cần phân tích xem có đúng không? vì bệnh nhân có thể dùng những từ không đồng nghĩa với thầy thuốc. Ví dụ: có những bệnh nhân kêu là chóng mặt nhưng khi hỏi kỹ thế nào là chóng mặt,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mục đích Khám tai

  1. Khám tai 1. Hỏi bệnh. Khai thác những triệu chứng sau đây: Đau tai, giảm thính lực, ù tai, chảy tai, chóng mặt và liệt mặt. Thời gian xuất hiện, diễn biến, liên quan của các triệu chứng với nhau, với toàn thân với các cơ quan khác. Những triệu chứng chức năng như: đau, điếc, ù tai, chóng mặt mà bệnh nhân kể, cần phân tích xem có đúng không? vì bệnh nhân có thể dùng những từ không đồng nghĩa với thầy thuốc. Ví dụ: có những bệnh nhân kêu là chóng mặt nhưng khi hỏi kỹ thế nào là chóng mặt, thì họ kể rằng mỗi khi đứng dậy nhanh thì tối sầm mắt kèm theo nảy đom đóm mắt. Chúng ta gọi hiện tượng này là hoa mắt (Éblouisement) chứ không phải chóng mặt (Vettige). Ngoài ra chúng ta ph ải tìm hiểu thêm về các hiện tượng bệnh lý ở những cơ quan khác như: tim, mạch máu, phổi, đường tiêu hoá... tất cả các triệu chứng đó sẽ giúp chúng ta nhiều trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng toàn thân của người bệnh: tình trạng nhiễm khuẩn, thể trạng suy nh ược.
  2. Đã điều trị thuốc gì chưa? phương pháp điều trị trước đây, đã mổ chưa? ai là người mổ, mổ ở đâu? ... Các rối loạn của cơ quan khác như: thần kinh, tiêu hoá (hỏi bệnh nhân xem có rối loạn tiêu hoá, có bị thấp khớp không? Những bệnh to àn thân có ảnh hưởng đến một số hiện tượng như: ù tai, điếc, chóng mặt... Hỏi về tiền sử: cần hỏi về tiền sử cá nhân, gia đ ình, các yếu tố sinh hoạt, nghề nghiệp, thói quen như: hút thuốc lá, uống rượu, dị ứng thuốc, đẻ non... 2. Thăm khám thực thể. 2.1. Khám bên ngoài. Quan sát và phát hiện những biến đổi về hình thái của da, các biến dạng ở - vành tai (do bẩm sinh), những trường hợp viêm hạch do mụn nhọt hay rò xương chũm. Chúng ta quan sát vành tai, cửa tai xem da ở trước tai và sau tai. Sờ nắn vùng chũm, vành tai để biết được điểm đau và chỗ sưng phân biệt - viêm ống tai ngoài đơn thuần tiên lượng tốt hơn so với viêm xương chũm. Dùng ngón tay cái ấn vào những điểm kinh điển như: hang chũm, mỏm - chũm, bờ chũm, nắp tai để tìm điểm đau. Chú ý hiện tượng nhăn mặt khi ta ấn vào tai bệnh. Đối với trẻ nhỏ chúng ta không n ên dựa hoàn toàn vào sự trả lời của bệnh - nhi vì sờ vào chỗ nào nó cũng kêu đau hoặc khóc thét lên. Trái lại chúng ta đánh giá cao hiện tượng nhăn mặt vì đau khi chúng ta ấn vào tai bệnh.
  3. Tay sờ giúp chúng ta phát hiện sự đóng bánh ở sau tai hoặc sưng hạch ở - trước tai. H1. Cách bế em bé khi khám tai H2. Cách kéo vành tai khi khám H3. Hình ảnh màng tai bình thường 2.2. Soi tai và màng tai. Tư thế bệnh nhân: Nếu soi tai trẻ nhỏ, nên cho đi tiểu trước khi khám nhờ một người phụ bế - trên lòng. Nếu trẻ quấy khóc, dãy giụa, cuộn trẻ vào một khăn to nhờ 3 người giữ, một người giữ đầu, 1 người giữ vai và tay và 1 người giữ chi dưới. Hoặc người mẹ phải bế em bé trên đùi và ôm ghì em bé vào ngực để giảm sự sợ hãi và dãy dụa. Nếu bệnh nhân là người lớn để họ ngồi đối diện với thầy thuốc. Bệnh nhân - quay đầu, hướng tai được khám đối diện với thầy thuốc, chú ý khám tai tốt trước, tai bệnh sau. Sử dụng speculum tai:
  4. Thầy thuốc đầu đội đèn clar hoặc gương trán tập trung ánh sáng vào cửa - tai. Một tay cầm phía trên vành tai kéo nhẹ lên phía trên và ra sau. Tay kia cầm phễu soi tai bằng hai ngón cái và trỏ, đưa nhẹ và hơi xoay ống soi vào trong và chọn speculum vừa cỡ với ống tai. Nên hơ ấm dụng cụ (mùa lạnh) trước khi cho vào tai. Khi đặt speculum - không nên đẩy thẳng từ ngoài vào trong mà phải theo chiều cong của ống tai, tránh làm tổn thương thành ống tai. Nếu có ráy hoặc mủ ống tai th ì phải lấy ráy hoặc lau sạch mủ rồi mới khám - tai. Muốn thấy phần trên của màng nhĩ cần phải hướng phễu soi tai về phía trên - và phía trước. Quan sát từ ngoài vào trong: Xem ống tai ngoài có nhọt, loét, xước da, dị vật hay nút ráy không? - Khám màng nhĩ: Phải biết được hình dạng, màu sắc, độ nghiêng của màng - nhĩ, hình dạng các mốc giải phẫu, độ lõm, độ phồng, có thủng, có rách không? để chẩn đoán viêm tai giữa. Hình ảnh màng nhĩ bình thường: Màng nhĩ hình trái xoan, màu trắng bóng như vỏ củ tỏi. Ở người lớn màng nhĩ nghiêng về phía ngoài 45o so với trục đứng của ống tai ngoài. Ở hài nhi góc này lên trên 60o. Vì v ậy nên màng nhĩ rất khó xem ở loại bệnh nhân này.
  5. Người ta chia màng nhĩ làm 2 phần, phần căng và phần chùng. Ranh giới giữa 2 phần là dây chằng nhĩ búa trước và dây chăng nhĩ búa sau. Giữa phần căng và chúng ta thấy có điểm lõm, đó là rốn màng nhĩ tương xứng với cực dưới của cán búa. Cán búa là 1 cái gờ dọc đi từ bờ trên của màng căng xuống đến rốn màng nhĩ, nó hơi nghiêng về phía trước khoảng 15o. Ở cực trên của cán búa có 1 điểm lồi bằng đầu kim ghim, đ ược gọi là mõm ngắn của xương búa. Về phía dưới và trước của màng nhĩ có 1 vùng sáng hình tam giác. Đó là sự phản chiếu ánh đèn do mặt bóng của màng nhĩ (gọi là nón sáng). Phần chùng bắt đầu từ phía trên dây chằng nhĩ búa, màng nhĩ ở đây màu hồng, dễ nhầm lẫn với da của ống tai. Phần chùng còn được gọi là màng Shrapnell và ngăn cách thượng nhĩ với ống tai ngoài. Trong khi khám màng nh ĩ chúng ta nên bảo bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng và nuốt nước bọt (nghiệm pháp Toyenbée) để xem m àng nhĩ có di động không? Chúng ta có th ể thay thế nghiệm pháp này bằng cách bơm không khí vào ống tai với Speculum Siegle. Trong trường hợp tai bị bệnh chúng ta sẽ thấy sự thay đổi m àu sắc, độ bóng, độ nghiêng của màng nhĩ. Trong trường hợp tai giữa có mủ thì màng nhĩ sẽ bị đẩy lồi ra ngoài. Sự vắng mặt của tam giác sáng và của những nếp gờ sẽ nói lên màng nhĩ bị phù nề. Màng nhĩ cũng có thể bị thủng hoặc có những sẹo mỏng, sẹo dầy, sẹo dính, sẹo vôi hoá. Màng nhĩ bình thường ở mỗi người có thể khác nhau vì vậy phải xem cả 2 tai để có cơ sở so sánh.
  6. Bình thường màng căng có hình tròn, màu trắng xám hơi nghiêng so với trục ống tai. Màng chùng màu đục, có hình tam giác. Các mốc giải phẫu: Mấu ngắn xương búa: nhỏ bằng đầu đinh ghim, lồi lên và lộ ra qua màng - nhĩ, đó là mỏm ngắn của xương búa. Cán xương búa: là một nếp trắng, đi xuống dưới và ra sau tới giữa màng - căng. Tam giác sáng: từ trung tâm màng nhĩ ta thấy hiện lên một vùng sáng do sự - phản chiếu ánh sáng lên mặt của màng nhĩ. Dây chằng nhĩ búa trước và sau: đi từ mấu ngắn xương búa ngang ra phía - trước và phía sau. Màng chùng: ở trên mấu ngắn xương búa và dây chằng nhĩ búa (màng - Shrapnell). Màng căng: dưới màng chùng. - Nếu màng nhĩ thủng cần xem kỹ lỗ thủng, ở màng căng hay màng chùng, hình thái lỗ thủng, một lỗ hay nhiều lỗ, kích thước và có sát khung xương không? b ờ lỗ thủng có nhẵn hay nham nhở, có polyp không?... 2.3. Khám vòi nhĩ (Eustachi). Chúng ta có nhiều cách thử để xem vòi nhĩ (Eustachi) có bị tắc không?
  7. Nghiệm pháp Toyenbée: bảo bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng và nuốt nước - bọt, nếu bệnh nhân có nghe tiếng kêu ở tai là vòi nhĩ thông. Nghiệm pháp Valsava: bảo bệnh nhân bịt mũi, ngậm miệng và thổi hơi thật - mạnh làm phồng cả 2 má, nếu bệnh nhân có nghe thấy tiếng kêu ở tai là vòi nhĩ thông. Nghiệm pháp Polizer: bảo bệnh nhân ngậm 1 ngụm nước, bịt 1 bên mũi, - thầy thuốc dùng 1 quả bóng cao su to bơm không khí vào mũi bên kia trong khi bệnh nhân nuốt nước, nếu bệnh nhân nghe tiếng kêu trong tai tức là vòi Eustachi thông. 3. X-Quang. Khi có nghi ngờ viêm tai xương chũm cần chụp phim xác định các tổn thương. Các tư thế: Schuller, Chaussee III, Stenver, Mayer. Bình thường: thấy rõ các thông bào và vách ngăn của chúng. Bệnh lý: Các thông bào mờ, các vách ngăn không rõ trong viêm xương chũm cấp tính. Các thông bào mờ, các vách ngăn mất trong viêm xương chũm mạn tính. Trên nền xương chũm mờ có vùng sáng, xung quanh bờ đậm nét, trong lởn vởn như mây nghĩ tới bệnh tích có cholesteatome trong viêm xương chũm mạn tính có cholesteatome
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2