intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khám hệ vận động (khám khớp)

Chia sẻ: Phan Văn Trường _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của tài liệu Khám hệ vận động (khám khớp) giúp các bạn trình bày được các triệu chứng lâm sàng ở một bệnh nhân bị bệnh khớp. Trình bày được cách phát hiện một khớp bị viêm. Trình bày được cách phát hiện một tràn dịch khớp gối. Trình bày được các biến chứng thường gặp ở một bệnh viêm khớp: cứng khớp, biến dạng khớp, lệch trục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khám hệ vận động (khám khớp)

  1. KHÁM HỆ VẬN ĐỘNG (KHÁM KHỚP) MỤC TIÊU:  1. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng ở một bệnh nhân bị  bệnh khớp  2. Trình bày được cách phát hiện  một khớp bị viêm  3. Trình bày được cách phát hiện  một tràn dịch khớp gối  4. Trình bày được   các biến chứng   thường gặp  ở  một bệnh viêm khớp: cứng   khớp, biến dạng khớp, lệch trục.  5. Trình bày được các cận lâm sàng thông thường ở một bệnh khớp: xét nghiệm  máu, dịch khớp, x quang thường.  6. Trình bày được cách khám các khớp thường gặp đau khớp trên lâm sàng.  NỘI DUNG: 1. Đại cương: Các bệnh của bộ máy vận động nhất là khớp và xương gặp ở mọi   lứa tuổi nhất là ở trẻ em và người lớn tuổi, bệnh lý hệ cơ xương khớp chiếm đến   12% trong nhân dân; và trên 50%  ở  những người trên 60 tuổi, thường do hư khớp  gặp ở cả nam và nữ, đây là nguyên nhân phổ biến gây đau nhức khớp và làm giảm  vận động ở người già, do vậy khám định kỳ  cho người già, hướng dẫn chế độ  ăn   uống và các tư thế trong sinh hoạt và lao động là cần thiết để làm giảm tỷ lệ bệnh   thuộc hệ  vận động  ở  người già. Nhiều bệnh khớp và bệnh cột sống có liên quan  đến giới, tuổi, cơ  địa và tính chất di truyền thí dụ  viêm khớp dạng thấp thường   gặp ở phụ nữ tuổi trung niên, bệnh gút chỉ gặp ở nam giới trên 30 tuổi do liên quan   đến lối sống của nam giới hay ăn nhậu quá nhiều, bệnh viêm cột sống dính khớp   gặp ở nam giới có tính chất di truyền.             Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng về sức khoẻ sinh sản của phụ nữ mãn  kinh  ở  tỉnh Daklak năm 2002 của TS. Nguyễn Xuân Thao cho thấy gần 50%  phụ  nữ  mãn kinh bị đau khớp (40, 4%) và có 35, 2% có triệu chứng thoái hoá   khớp.  2. Triệu chứng lâm sàng:  2. 1. Triệu chứng chức  năng:  2. 1. 1. Đau khớp:           Là dấu hiệu hay gặp nhất,  phải xác định vị  trí vì người bệnh có thể không   phân biệt được đau ở ngay tại khớp hay  các phần cạnh khớp như cơ, xương,  dây chằng:  vị trí đau phải đúng vị trí của khớp. Cần phân biệt triệu chứng đau  khớp với cảm giác mỏi ở cơ và khớp là dấu hiệu thường thấy ở các bệnh toàn  thân như cúm, sốt rét, thiếu máu. . .  2. 1. 1. 1. Đau do viêm:  Có tính chất: Đau liên tục, có xu hướng tăng nhiều về đêm, kèm theo các triệu   chứng khác của viêm như nóng, đỏ và sưng ở khớp. Gặp trong viêm khớp.  2. 1. 1. 2. Đau không do viêm: 
  2.          Đau tăng khi vận động, giảm và hết khi nghỉ ngơi. Gặp trong thoái hoá khớp.  2. 1. 2. Hạn chế vận động:                   Bệnh nhân tự  cảm thấy không làm được một số  động tác của khớp như  không nắm được bàn tay, không co được cẳng tay, không giơ  tay lên cao,   không ngồi xổm được, không cúi xuống, quay cổ    được. .   những hạn chế  động tác có nhiều nguyên nhân gây nên như đau do viêm khớp, do dính khớp,   do các tổn thương thần kinh, cơ, xương. . Cần thăm khám kỹ  để  tìm nguyên  nhân gây hạn chế vận động.  2. 1. 3. Dấu hiệu cứng khớp buổi sáng:           Là  một dấu hiệu đặc biệt, khi mới ngủ  dậy người bệnh  thấy khớp cứng   đờ, khó vận động, chỉ  sau một thời gian mới thấy khớp mền trở lại, dễ vận   động hơn. Hay gặp dấu hiệu này  ở  2 bàn tay và khớp gối. Cứng khớp buổi  sáng chỉ có giá trị  khi kéo dài trên một giờ. Đây là một trong những dấu hiệu   đặc hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp.  2. 1. 4. Dấu hiệu phá gỉ khớp:           Khác với cứng khớp buổi sáng, dấu hiệu phá gỉ  khớp hay gặp trong thoáI  khớp. Lúc mới ngủ dậy hoặc mới khởi động sau một thời gian nghỉ ngơI  dàI,  thấy khớp vướng và khó vận động, nhưng chỉ sau vàI động tác khởi động thì  dấu hiệu này mất đI ; người ta ví như khớp bị gỉ  và các động tác khởi động đã  phá những “cặn gỉ” của khớp.  2. 1. 5. Các dấu hiệu khác: Một số dấu hiệu có thể gặp khi thăm khám: 2. 1. 5. 1. Dấu lắc rắc (lạo xạo):           Khi vận động khớp kêu lắc rắc, thường không có ý nghĩa về tổn thương của   khớp,  có thể thấy trong thoáI hoá khớp gối.  2. 1. 5. 2. Dấu hiệu bật lò xo:          Gặp ở một số ngón tay, khi gập hoặc duỗi ngón thấy khó và căng, chỉ sau khi   cố  thì bật được ra một cách đột ngột và nhanh, dấu hiệu bật lò xo gặp trong   viêm  bao gân gấp ngón tay.  2. 2. Triệu chứng thực thể:           Khi khám  phải  cởi bỏ quần áo, bộc lộ toàn bộ các khớp cần khám. Cần so   sánh 2 bên, so sánh từng phần và so sánh với người lành.  2. 2. 1. Sưng khớp:  Là hiện tượng khớp to hơn bình thường, sưng khớp có thể do những thay đổi  của đầu xương, sụn khớp hoặc do những tổn thương của phần mềm quanh   khớp (bao khớp, màng hoạt dịch, gân, dây chằng. . ); Trừ  khớp háng ở sâu khó   quan sát, phần lớn các khớp khi sưng đều có thể khám thấy.  Ta chia hai loại sưng khớp  tùy theo có biểu hiện viêm hay không:
  3. 2. 2. 1. 1. Sưng khớp do viêm hay viêm khớp:          Khớp bị viêm có sưng, nóng, đỏ, đau, có thể có nước trong khớp.  2. 2. 1. 1. 1. Viêm cấp:           Dấu hiệu sưng nóng đỏ đau nhiều, nhất là viêm do vi khuẩn sinh mủ, viêm do   tinh thể (bệnh gút, vôI hóa sụn khớp), thấp khớp cấp. Vì sưng đau nhiều nên   hạn chế vận động mọi động tác.  2. 2. 1. 1. 2. Viêm mạn tính: Mức độ sưng đau vừa phải, dấu hiệu nóng đỏ  kín đáo, gặp trong hầu hết các   bệnh mạn tính (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, gút mạn tính,  lao khớp)  2. 2. 1. 2. Sưng khớp không do viêm:          Khớp sưng do những thay đổi của đầu xương, sụn khớp, bao khớp, phần mền   quanh khớp. . mà không có phản ứng viêm.           Những thay đổi ở đây là kết quả của hiện tượng mọc thêm xương trong   thoái khớp, những tổn thương loạn sản xương, sụn, những di chứng chấn   thương, những bệnh rối loạn chuyển hóa (gút, bệnh alcapton niệu. . ). Khớp   sưng to, có thể lồi lõm, không đều, không cân xứng, không nóng, không đỏ  và  ít đau.   2. 2. 1. 3. Vị trí khớp sưng:  Rất quan trọng, vị trí khớp bị viêm  gợi ý  căn bệnh ví dụ: 1.  Viêm  ở  các  khớp bàn ngón  chân cái, cổ chân: nghĩ nhiều đến bệnh gút.  2.   Các khớp nhỏ   ở  cổ  tay, bàn ngón tay, khớp ngón gần đây là vị  trí đặc   biệt của  bệnh viêm khớp dạng thấp.  3.  Viêm các cột sống lưng, khớp háng 2 bên: nghĩ nhiều đến viêm cứng cột   sống 2. 2. 1. 4. Số lượng khớp bị viêm:  Cũng rất quan trọng, gợi ý căn bệnh, người ta chia ra 3 loại:  2. 2. 1. 4. 1. Viêm đa khớp: Khi viêm từ  4 khớp trở  lên, gặp trong các bệnh viêm  khớp dạng thấp, bệnh gút mạn tính, luput ban đỏ. .  2. 2. 1. 4. 2. Viêm một khớp: thường là viêm khớp nhiễm khuẩn.  2. 2. 1. 4. 3. Viêm vài khớp: từ 2 đến 3 khớp, gặp trong bệnh viêm khớp phản ứng,  thấp khớp cấp.  2. 2. 1. 5. Tính đối xứng của khớp viêm:           Tính đối xứng của khớp viêm cũng là một tính chất gợi ý chẩn đoán căn bệnh  ví dụ: viêm khớp dạng thấp có tính đối xứng, các khớp viêm của bệnh viêm  khớp phản ứng không có tính đối xứng.  2. 2. 1. 6. Diễn biến của viêm khớp: 2. 2. 1. 6. 1. Viêm khớp di chuyển: 
  4.           Tình trạng viêm từ  khớp này chuyển sang khớp khác, thì  khớp cũ khỏi, là   diễn biến điển hình của thấp khớp cấp.  2. 2. 1. 6. 2. Viêm khớp tiến triển:           Viêm nặng dần lên ở một khớp rồi phát triển sang các khớp khác, là kiểu diễn   biến của viêm khớp dạng thấp.  2. 2. 1. 6. 3. Viêm tái phát từng đợt:          Viêm khớp tiến triển một thời gian ngắn rồi hết hẳn viêm, một thời gian sau  lại táI phát vẫn  ở  vị  trí khớp bị  viêm cũ, đây là cách diễn biến của bệnh gút   cấp tính, thấp khớp  cấp.  2. 2. 1. 6. 4. Viêm cố định ở một vị trí:           Thường là viêm do vi khuẩn 2. 2. 2. Dị dạng và biến dạng khớp:          Những dị dạng là kết quả của các bệnh bẩm sinh ví dụ trật khớp háng bẩm   sinh.   Những   biến   dạng   là   kết   quả   của   những   bệnh   mắc   phải   như   chấn   thương, viêm khớp. . nó làm thay đổi trục khớp 2. 2. 3. Những thay đổi về động tác:          Khám các động tác phảI so sánh  hai bên hoặc  so sánh với người bình thường.   Khi khám động tác của một khớp, phải chú ý đến tất cả  khả  năng vận động  của khớp đó như gập, duỗi, khép, dạng, xoay. . và nên dùng một thước đo góc   để đánh giá khả năng vận động.  2. 2. 3. 1. Hạn chế động tác:                   Mức độ  nặng nhất là hạn chế  hoàn toàn, chỉ  cố  định  ở  tư  thế  nhất định,   thường là hậu qủa của dính khớp hoàn toàn: hạn chế  cả  động tác chủ  động  lẫn thụ động.           Hạn chế vận động một phần hoặc hạn chế một số động tác có thể  do tổn   thương  ở  khớp, hoặc các phần mềm quanh khớp hoặc do thần kinh: chỉ hạn   chế động tác chủ động nhưng hoạt động thụ động vẫn bình thường 2. 2. 3. 2. Khớp lỏng lẻo:           Các khớp có động tác với biên độ  lớn hơn bình thường, có thể  chỉ  là tình   trạng sinh lý do luyện tập, giảm trương lực cơ  trong bệnh lý thần kinh, do   bệnh khớp mạn tính làm giãn các dây chằng và bao khớp (viêm khớp dạng  thấp)  2. 2. 4. Tìm điểm đau: Khi thăm khám khớp, cần tìm các điểm đau của khớp, mỗi khớp có một số  đIểm đau đặc trưng ví dụ  khớp vai có điểm đòn quạ, điểm rãnh cơ  nhị  đầu.  Cần phân biệt các điểm đau của khớp với với điểm đau của các đầu gân, lồi  cầu nằm ngoài khớp.  2. 2. 5. Các phương pháp lượng giá dấu hiệu đau khớp:
  5. 2. 2. 5. 1. Đánh giá bằng thang nhìn:           Trên một thước vạch 10 độ, bệnh nhân tự xác định đau ở độ nào: (độ là không   đau, 10 là đau tối đa không chịu nỗi)  2. 2. 5. 2. Chỉ số Ritchie:           Đánh giá bằng dụng cụ tì nén vào khớp: dùng một que cứng có đầu tròn, ấn   vào khớp với một áp lực nhất định, nếu đau nhiều: 3 điểm, đau vừa: 2 điểm,  đau ít: 1 điểm, không đau: 0 điểm.  2. 2. 5. 3. Chỉ số Lee:            Đánh giá bằng các khả  năng làm các động tác  sinh hoạt hằng ngày: cầm,  nắm, đI lại. . và cho điểm. Nếu đau nhiều thì không làm được các động tác  2. 2. 5. 4. Đánh giá mức độ đau bằng số lần thức giấc trong đêm, bằng sức bóp của  bàn tay, bằng số thuốc giảm đau dùng trong ngày.  2. 2. 6. Các dấu hiệu khác: 2. 2. 6. 1. Cục u quanh khớp: cục tô phy, hạt Meyne, hạt dưới da.  2. 2. 6. 2. Các nang kén nổi to ở khớp do phình bao hoạt dịch 2. 3. Triệu chứng toàn thân: 2. 3. 1. Nhiệt độ, huyết áp, cân nặng, hình dáng.  Có nhiều bệnh khớp có biểu hiện toàn thân như  sốt, gầy sút, thay đổi hình  dáng. Trong quá trình khám bện nhân bị khớp phải chú ý khai thác.  2. 4. Khám các bộ phận liên quan:          Rất nhiều bệnh nội khoa có biểu hiện ở khớp và cũng có nhiều bệnh khớp có  dấu hiệu ở các bộ phận khác, do vậy việc thăm khám các bộ phận khác là cần   thiết khi chẩn đoán một bệnh có dấu hiệu ở khớp.  2. 4. 1. Khám cơ:           Phần lớn các bệnh khớp mạn tính đều có teo cơ vùng tương ứng.  2. 4. 2. Da và niêm mạc:           Chú ý tìm các tổn thương  ở  da và niêm mạc như  vảy nến trong bệnh viêm   khớp vảy nến, ban đỏ  hình cánh bướm  ở  mặt trong bệnh luput, da dày trong   bệnh xơ cứng bì. .  2. 4. 3. Các hạt nỗi ở dưới da quanh khớp: Hạt Meynet trong thấp khớp cấp, hạt tophi trong bệnh gút, hạt dưới da trong  bệnh viêm khớp dạng thấp.  2. 4. 4. Mắt:           Nhiều bệnh khớp có tổn thương mắt, viêm kết mạc trong hội chứng Reiter,   viêm mống mắt thể mi trong bệnh viêm khớp mạn tính thiếu niên. . .  2. 4. 5. Thần kinh, thận, tim mạch:                   Các bệnh thần kinh gây mất cảm giác sâu đều gây nên tổn thương khớp,  nhiều bệnh khớp gây tổn thương thận như bệnh gút, luput ban đỏ, tổn thương 
  6. tim trong bệnh thấp khớp cấp.  3. Triệu chứng cận lâm sàng:           Trong những năm gần đây những tiến bộ về các phương pháp xét nghiệm và  thăm dò như  chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ  hạt nhân, nội soi  ổ  khớp, . . đã giúp cho việc chẩn đoán sớm nhiều bệnh khớp.  3. 1. X quang:           Nhiều người coi X quang có một vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh   khớp và cột sống, nhưng thật ra phương pháp x quang có nhiều hạn chế  vì  khớp được cấu tạo bởi 2 phần: phần đầu xương (cản quang) và phần mềm  kể cả sụn khớp (không cản quang); do đó chỉ có những thay đổi của phần đầu   xương mới thấy được trên hình ảnh x quang.           Hiện nay có nhiều phương pháp chụp X quang: chụp thường, cắt lớp, chụp   sau bơm thuốc cản quang vào ổ khớp, MRI          Những tổn thương cơ bản về X quang của khớp và cột sống gồm: 3. 1. 1. Những thay đổi về xương: Biến dạng của đầu xương, của thân cột  sống; mất chất vôI hay loãng xương,  Đặc   xương   hay   xơ   xương   dưới   sụn;   Mọc   gai   xương,   cầu   xương;   Hình  khuyết, hốc, nham nhở bào mòn; Lún xương, lún cột sống, xẹp cột sống; Hình  ảnh di lệch, lệch trục.  3. 1. 2. Những thay đổi của khe khớp.           Khe khớp là khoảng thấu quang giữa 2 đầu xương, thực tế đây là phần sụn   khớp, (hay dĩa đệm) vì không cản quang nên không nhìn thấy cấu trúc trên  phim.  3. 1. 2. 1. Khe khớp hẹp:          Do sụn khớp bị tổn thương. Các bệnh viêm khớp và thoáI hóa khớp kéo dàI  đều gây tổn thương sụn và làm hẹp khe khớp.  3. 1. 2. 2. Khe khớp giãn rộng:          Tràn dịch khớp, hay gặp ở khớp gối.  3. 1. 2. 3. Dính khớp: Khi sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn, phần đầu xương dưới sụn  tiếp xúc trực tiếp với nhau và dính liền, có thể  có các dãi xơ  nối liền 2 phần   xương. Thoái khớp không bao giờ dẫn đến dính khớp.  3. 1. 3. Những thay đổi của diện khớp: Diện khớp là phần xương  ở  dưới sụn khớp ;  ở cột sống là mặt trên và dưới  của thân đốt sống. Diện khớp thường thay đổi muộn sau những tổn thương   của sụn khớp. Tổn thương diện khớp từ nhẹ đến nặng là: hình ảnh diện khớp  mờ, không rõ nét; nham nhở, hốc và khuyết  ở  đầu xương, phần dưới thấy  hiện tượng đặc hay xơ xương, khi bị dính khớp  thì không còn thấy diện khớp  ở 2 phía nữa. 
  7. 3. 1. 4. Những thay đổi phần mềm quanh khớp:          Trong lao khớp và lao cột sống có thể thấy hình ảnh áp xe lạnh ở quanh vùng   tổn thương. Một số  bệnh khớp có thể  thấy hình  ảnh vôI hóa bao khớp, dây  chằng (bệnh viêm cột sống dính khớp).  3. 2. Nội soi và sinh thiết khớp: 3. 2. 1. Nội soi là phương pháp đưa  ống soi vào  ổ  khớp nhằm chẩn  đoán và điều   trị:  Quan sát cấu tạo, màu sắc của màng hoạt dịch và sụn khớp, hướng dẫn kim sinh   thiết lấy phần mô bệnh lý để chẩn đoán mô học.  Rửa ổ khớp để đIều trị.  Cắt bỏ những dây chằng xơ dính, lấy dị vật.  3. 2. 2. Sinh thiết:          Dùng kim sinh thiết chọc vào ổ khớp lấy một mảnh màng hoạt dịch khớp để  chẩn đoán về mô học.  3. 3. Xét nghiệm dịch khớp:          Hầu hết các khớp đều được bao bọc bởi một màng hoạt dịch, bên trong chứa   một chất dịch nhầy gọi là dịch khớp; dịch khớp được tiết ra từ màng hoạt dịch  có nhiệm vụ làm trơn khớp khi vận động và nuôI dưỡng sụn khớp. Số lượng  dịch khớp tùy thuộc vào từng khớp từ 0, 5 đến 4ml. Tính chất vật lý và thành   phần cấu tạo của dịch khớp thay đổi trong phần lớn các bệnh khớp, do đó   bằng cách chọc và xét nghiệm dịch khớp có thể giúp chẩn đoán xác định bệnh.  3. 3. 1. Dịch khớp bình thường:  3. 3. 1. 1. Tính chất vật lý: Trong, không màu hoặc hơI vàng, nhớt như  lòng trắng  trứng, PH=7, 4.  3. 3. 1. 2. Tế bào: Có từ 300 đến 500 tế bào / 1mm3, chủ yếu là bạch cầu đa nhân  trung tính và tế bào màng hoạt dịch.  3. 3. 1. 3. Thành phần hóa học: Protein: 2gr%, lượng mucin (a. hyaluronic): 300mg %, lượng glucose gần bằng máu.           Nghiệm pháp đông mucin (mucin test): dùng 1ml dịch khớp trộn 4ml nước cất,   nhỏ vào 0, 13ml dung dịch acid acetic 7N. Bình thường thấy mucin đông vón xù  xì trong nền nước trong, lắc không tan, người ta gọi phản  ứng đông vón “tốt”  là  bình thường.  3. 3. 2. Dịch khớp bệnh lý: 3. 3. 2. 1. Chảy máu khớp: Gặp  trong chấn thương hoặc các bệnh về máu: dịch khớp có màu đỏ.  3. 3. 2. 2. Viêm khớp mủ:  Dịch khớp nhiều, có mủ  màu vàng hoặc trắng đục, độ  nhớt giảm, mucin test   không kết vón, Tế  bào > 10. 000/ml  đa số  là bạch cầu thoáI hoá, có sự  hiện 
  8. diện của vi khuẩn gây bệnh.  3. 3. 2. 3. Viêm khớp do lao:           Dịch khớp nhiều màu vàng nhạt, độ nhớt giảm, mucin test không kết vón, số  lượng tế  bào > 5000/ml có nhiều tế  bào lympho, tế  bào khổng lồ, chất bả  đậu, vi khuẩn lao BK.  3. 3. 2. 4. Viêm khớp dạng thấp:          Dịch màu vàng nhạt, độ nhớt giảm, đông vón giảm, tế bào > 1000/ml, có tế  bào hình nho trên 10% là những bạch cầu đa nhân trong bào tương có các hạt   nhỏ, trông như  một quả  nho có nhiều hạt, những hạt nhỏ  là các phức hợp  kháng nguyên­ kháng thể  mà bạch cầu thực bào, phản  ứng Waaler Rose (+).   Bổ thể giảm.  3. 3. 2. 5. Thoái khớp:  Dịch khớp ít, gần như bình thường màu vàng nhạt, Mucin test đông vón giảm,  số  lượng tế  bào không tăng 500/ml, có thể  thấy các tinh thể  calci, các mảnh  vở của sụn trong dịch khớp.  3. 3. 2. 6. Bệnh gút:  Dịch khớp màu vàng chanh, đông vón giảm, số  lượng tế  bào>1000/ml, dịch  khớp có tinh thể urat  là những tinh thể hình kim, hai đầu nhọn.  3. 3. 2. 7. Hội chứng Reiter:   Dịch màu vàng chanh, mucin test có giảm đông vón, Tế bào >1000/ml có nhiều  tế bào hạt vùi là hình ảnh virut bị thực bào bởi bạch cầu     3. 4. Các xét nghiệm đánh giá hiện tượng viêm trong khớp:          Những xét nghiệm này nhằm phát hiện có phản ứng viêm hay không, mức độ  viêm và theo dõi diễn biến của quá trình viêm.  3. 4. 1. Công thức máu: Thay đổi tùy nguyên nhân của viêm khớp 3. 4. 2. Tốc độ lắng máu: tăng trong hầu hết các bệnh viêm khớp 3. 4. 3. Sợi huyết: bình thường 300­ 350mg%, tăng trong hầu hết các bệnh viêm  khớp. Tăng trong hầu hết các bệnh viêm khớp 3. 5. Các xét nghiệm đặc biệt:  3. 5. 1. Các kháng thể kháng liên cầu:  Tăng trong bệnh thấp khớp cấp: Kháng Streptolysin O: ASLO, bình thường có  150 đơn vị % máu, tăng khi >200 đôn vị /100ml máu.  3. 5. 2. Yêu tố dạng thấp:  Trong máu bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, có globulin miễn dịch   có khả  năng ngưng kết  với gama globulin và được đặt tên là yếu tố  dạng thấp, bản  chất nó là một IgM, Có 2 phương pháp xét nghiệm. Phản ứng dương tính xuất   hiện muộn khi bệnh đã gần 1 năm, mức độ  dương tính không tương ứng với  mức độ nặng nhẹ của bệnh. 
  9. 3. 5. 2. 1. Waaler Rose: Dùng hồng cầu người có nhóm máu 0, Rh(­), gắn gama   globulin thỏ  đã mẫn cảm với hồng cầu người cho  ủ  với huyết thanh bệnh   nhân, nếu có yếu tố dạng thấp thì thấy ngưng kết hồng cầu. Phản  ứng coi là  dương tính khi ngưng kết ở độ pha loãng huyết thanh 
  10. 4. 1. 2. Thăm khám lâm sàng: 4. 1. 2. 1. Quan sát:  4. 1. 2. 1. 1. Tư  thế  đứng thẳng: nếu tổn thương khớp háng nặng, sẽ  thấy bệnh  nhân nghiêng về bên lành, các cơ bên bệnh có thể teo, nhẽo.  4. 1. 2. 1. 2. Đứng một chân (nghiệm pháp Trendelenburg): vì đau bệnh nhân không  đứng được chân bên bệnh, nếu đứng chân bên bệnh thì khung chậu sẽ  lệch  nghiêng về phía bên lành.  4. 1. 2. 1. 3. Ngồi xổm: chân bên bệnh thường không co sát vào bụng được, nếu  bệnh nặng,   bệnh nhân không thể ngồi xổm được.  4. 1. 2. 1. 4. Dáng đi khập khểnh của tổn thương khớp háng, khi bước lên bậc thang  chân bên bệnh nhấc lên chậm và khó.  4. 1. 2. 2. Sờ nắn tìm các điểm đau, tìm hạch to và khám các cơ quanh khớp  4. 1. 2. 3. Khám các động tác là khâu quan trọng nhất, khám ở các tư thế đứng, nằm   ngữa và nằm sấp, có thể  xử  dụng thước đo góc để  đánh giá khả  năng vận   động cụ thể 4. 1. 2. 3. 1. Yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số động tác có tính chất tổng hợp để  đánh giá sơ bộ: cúi người ra trước, giạng 2 chân, ngồi xổm 4. 1. 2. 3. 2. Lần lượt khám các động tác:gấp, duỗi, khép, giạng và quay. Thường  khám với tư thế bệnh nhân nằm ngữa. Các góc hoạt động của khớp háng bình   thường: Gấp chân duỗi: 90 độ, gấp chân gấp: 120 độ,  Duỗi cố: 30 độ, Khép:  35 độ, Giạng với chân duỗi thẳng: 45 độ, Giạng với chân gấp: 90 độ, Quay ra:   40 độ, quay vào: 45 độ  4. 2. Khám khớp gối:          Bệnh lý khớp gối rất phong phú, đa dạng và thường gặp trong lâm sàng.  4. 2. 1. Hỏi bệnh: 4. 2. 1. 1. Đau: chú ý khai thác vị trí và tính chất của đau.           Đau do viêm thì liên tục và tăng về đêm.           Đau cơ giới (thoái hóa) tăng khi vận động, khi  lên hoặc xuống cầu thang và   giảm đau khi nghĩ ngơi, Cần phân biệt đau xương chày hoặc đau xương đùi   với đau khớp gối 4. 2. 1. 2. Hạn chế vận động: thể hiện bằng các động tác đi, đứng, ngồi xuống và  đứng lên, một số trường hợp có dấu hiệu phá gỉ khớp.  4. 2. 1. 3. Tiếng lạo xạo khi vận động: ít giá trị trong chẩn đoán 4. 2. 1. 4. Chú ý khai thác tiền sử  bệnh: chấn thương, bệnh về  máu, bệnh khớp  trước đây.  4. 2. 2. Quan sát:          Quan sát những thay đổi về da, phần mềm và hình thái khớp gối: sưng đỏ tấy  trong viêm khớp mủ, thấp khớp cấp; sưng to căng trong tràn dịch khớp gối; 
  11. nổi u phình to ở trước xương bánh chè, ở vùng kheo do các kén hoạt dịch thoát   ra ; mọc các u cục quanh khớp trong bệnh gút, mọc gai xương trong thoáI  hoá.          Quan sát hiện tượng teo cơ quanh khớp.          Tư thế bệnh nhân đứng thẳng:  phát hiện các dị dạng khớp gối và xương. Tật   khớp   gối   lệch   vào   trong,   ra   ngoài;   xương   chày   biến   dạng   trong   bệnh   còi  xương.  4. 2. 3. Sờ nắn:         *Tìm các điểm đau: lồi cầu của xương chày và xương đùi           *Di động xương bánh chè: bệnh nhân nằm ngữa, chân duỗi thẳng, dùng các  ngón tay nắm xương bánh ché từ  3 phía, rồi di động sang hai bên và  di động  dọc theo trục chân, nếu có thoái hoá khớp gối bệnh nhân sẽ thấy đau và cảm   giác lạo xạo khi di động (dấu hiệu bào gỗ)          *Bập bềnh xương bánh chè và dấu ba động: Khi khớp gối có nhiều dịch sẽ có  hai dấu hiệu này. Bệnh nhân nằm ngữa, chân duỗi thẳng, thầy thuốc dùng 5   ngón tay đặt lên xương bánh chè, ngón tay trỏ  ngay trên mặt xương, ngón cái  và ngón 3 để  hai bên bờ  ngoài và bờ  trong xương bánh chè, khi ngón trỏ   ấn  nhẹ xuống, ta có cảm giác xương bánh chè chạm nhẹ vào xương phía dưới và   nước dồn ra xung   quanh (dấu hiệu   bập bềnh xương bánh chè hay chạm  xương bánh chè) nếu lượng nước nhiều, ta gõ nhẹ ngón tay 3 sẽ thấy có cảm   giác nước dội vàongón cáI (dấu hiệu ba động).          *Dấu hiệu rút ngăn kéo: Bệnh nhân ngồi, cẳng chân vuông góc với đùi chân.   Tay trái  thầy  thuốc  cố   định phía  dưới  đùi  chân,  tay phảI thầy thuốc  nắm  chânbệnh nhân ngay phần trên cẳng chân, kéo cẳng chân bệnh nhân về  phía  thầy thuốc. Bình thường các dây chằng giữ  được khớp gối tốt nên ta không   kéo ra được, nếu  kéo ra được chút ít gọi là khớp lỏng lẻo.  4. 2. 4. Khám  các động tác: yêu cầu bệnh nhân làm các động tác gấp, duỗi khớp  gối chủ động và thụ  động. Khi khớp gối tổn thương, hoạt động gấp duỗi sẽ  hạn chế. Ngược lại khi có hiện tượng dãn dây chằng sẽ  có dấu hiệu khớp  lỏng lẻo được thể hiện bằng dấu rút ngăn kéo và lúc lắc cẳng chân 4. 3. Khám khớp vai: Khớp vai có khả năng làm nhiều động tác nhất trong cơ thể. Khớp vai có một   bao khớp rất rộng và lỏng lẻo. Sự  vận động khớp vai có sự  tham gia của 3   khớp xương và 2 khớp xương cơ: khớp cánh tay­ bả; khớp bả­ lồng ngực;   khớp đòn­ bả; khớp cơ  delta­ cánh tay và khớp  ức đòn. Khớp vai được tăng   cường bởi nhiều gân, dây chằng và có nhiều mối liên quan đến đám rối thần  kinh cánh tay, chuỗi hạch giao cảm cổ, đỉnh phổi, cột sống cổ.           Bệnh lý của khớp vai  phần lớn do những tổn thương của phần mềm quanh   khớp; những thương tổn thực sự của khớp vai rất ít gặp. 
  12. 4. 3. 1. Hỏi bệnh:  4. 3. 1. 1. Đau:           Khớp vai có biểu hiện đau ở nhiều vị trí: mỏm vai, vùng xương bả, khớp ức   đòn,     Hướng lan của đau có thể đi xuống cánh tay, lên gáy và vùng chẩm, đau  nhiều về đêm.  4. 3. 1. 2. Hạn chế  vận động khớp vai: bệnh nhân khó làm một số  động tác như  chải đầu, gãi lưng, giơ tay.  4. 3. 1. 3. Hỏi tiền sử.  4. 3. 2. Sờ nắn: tìm triệu chứng  nóng của dấu hiệu viêm khớp, viêm cơ vùng vai.  4. 3. 3. Khám các động tác của khớp vai: khám các động tác chủ động và thụ động  của khớp vai gồm:         *Giơ tay ra trước, ra sau, lên trên         *Khép tay vào, giạng tay ra, lên trên         *Nhún vai lên, hạ vai xuống, đưa ra trước và ra sau.          *Quay vòng tròn.  4. 3. 4. Khám các bộ phận liên quan         *Teo cơ vùng bả vai và cánh tay gặp trong viêm khớp vai kéo dài.          *Rối loạn vận mạch bàn tay: phù nề, teo đét, co. . trong hội chứng vai gáy.          *Các tổn thương cột sống cổ, các nội tạng  ở trong lồng ngực có thể  có liên   quan đến khớp vai (hội chứng đau vai do hư  cột sống cổ, do ung thư  phế  quản, nhồi máu cơ tim) 4. 4. Khám cột sống  Cột sống là cột trụ nâng đỡ và liên kết các phần của cơ thể ; cột sống có mối   liên quan mật thiết với tủy sống và các rễ thần kinh từ tủy đI ra do đó những   bệnh lý của cột sống vừa gây ra dấu hiệu tại chổ vừa có hội chứng rễ  thần   kinh.  4. 4. 1. Khai thác triệu chứng cơ năng, bệnh sử, tiền sử:  4. 4. 1. 1. Đau:           *Vị trí: đau  ở  một đIểm hay lan toả; đau ngay  ở   cột sống  hay hai bên cột   sống.          *Hướng lan của đau.           *Diễn biến của triệu chứng đau, chú ý dấu hiệu ép hay kích thích rễ  thần   kinh: đau tăng trội lên và lan theo các rễ thần kinh khi ho, hắt hơI, rặn mạnh   (làm tăng áp lực ống sống.  4. 4. 1. 2. Hạn chế động tác:           Có thể hạn chế hoàn toàn làm cho một đoạn cột sống thẳng đờ không thể làm  được bất kỳ  động tác nào; hoặc hạn chế  một phần: khó cúi nhặt một vật  thấp, khó quay đầu. . Hạn chế  động tác có thể  do tổn thương của cột sống,  
  13. nhưng cũng có thể  do tổn thương các phần quanh cột sống gây nên (cơ, dây   chằng. . )          Những dấu hiệu kèm theo:    *Hội chứng ép rễ, chèn ép tủy: đau và liệt vùng cánh tay: đau và liệt vùng  cánh tay, rối loạn cơ trơn, liệt 2 chân           *Chú ý khai thác các  dấu hiệu toàn thân như sốt, gầy sút.  4. 4. 2. Quan sát về cấu tạo và hình thái cột sống.  4. 4. 2. 1. Da, tổ chức dưới da và khối cơ cạnh cột sống. .  4. 4. 2. 2. Quan sát hình thái cột sống: *Mất đường cong sinh lý:  2 đoạn cong cột sống cổ và đoạn thắt lưng lồi ra   trước có thể  bị  thay đổi gặp trong viêm cột sống hoặc do phản  ứng co cứng   cơ cạnh cột sống.           *Gù: lưng cong như hình cánh cung gặp trong bệnh loạn sản cột sống lưng,   loãng xương ; Gù nhọn có một đỉnh nhô cao là di chứng của chấn thương hoặc   viêm cột sống nhiễm khuẩn.  *Vẹo: nhìn từ  phía sau thấy cột sống cong sang môt bên. Vẹo thường là hậu   quả của tổn thương một bên cột sống, hoặc là một dị dạng bẩm sinh.  4. 4. 3. Sờ nắn: 4. 4. 3. 1. Tìm các điểm đau ở cột sống kết hợp với gõ vào các gai  sau của đốt sống  4. 4. 3. 2. Tìm các dấu hiệu lồi đốt sống ra phía sau : dùng ngón tay cáI vuốt nhẹ từ  dưới lên dọc theo các gai sau cột sống. Bình thường ngón tay đi từ  dưới lên   không bị vướng, khi có một đốt sống lồi ra phía sau, ngón tay sẽ vấp vào phần   gai sau lồi ra, có thể gặp trong lao cột sống.  4. 4. 3. 3. Sờ nắn khối cơ chung cạnh cột sống tìm các tổn thương viêm hoặc u.  4. 4. 4. Khám các động tác của cột sống.  4. 4. 4. 1. Cột sống cổ:           *Khám các động tác: ở tư thế ngồi người bệnh làm các động tác chủ động và   nếu cần thầy thuốc làm các động tác thụ  động: cúi, ngữa, nghiêng 2 bên và   quay 2 bên.           *Khoảng cách chẩm tường: người bệnh đứng áp lưng vào tường, chân thẳng,   bình thường khoảng này = 0. Khi có tổn thương  ở  cột sống cổ  hay lưng thì  chẩm không sát được với tường. đo khoảng cách này có thể đánh giá mức độ  của bệnh.  4. 4. 4. 2. Cột sống lưng:           Đo độ giãn lồng ngực: dùng thước dây đo vòng ngực ở liên sườn 4, so sánh 2  mức lúc thở  ra cố  và lúc hít vào cố. Bình thường lồng ngực giãn được từ  4  đến 6cm. Khi có tổn thương vùng cột sống lưng, độ giãn lồng ngực sẽ giảm.  4. 4. 4. 3. Cột sống thắt lưng: 
  14.         *Khám các động tác cúi, ngữa, nghiêng và quay.                 *Nghiệmpháp tay đất: Bệnh nhân đứng thẳng từ  từ  cúi xuống phía trước,  khớp gối giữ thẳng, bình thường bàn tay chạm đất. Khoảng cách giữa bàn tay  và mặt đất sẽ đánh giá mức độ nặng nhẹ của tổn thương.                 *Đo độ  giãn thắt lưng: Bệnh nhân đứng thẳng, người ta vạch một đường   ngang qua đốt sống thắt lưng 5 (ngang 2 mào chậu), đo ngược lên 10cm rồi  vạch đường ngang thứ hai; cho bệnh nhân cúi xuống, chân vẫn giữ thẳng. Khi  đã  cúi đến mức tối đa, ta đo lại khoảng cách giãn ra thành 14­15cm. Khi có tổn   thương vùng thắt lưng thì độ giãn thắt lưng giảm.  TÀI LIỆU THAM KHẢO: ­ Nội khoa cơ sở – Trường Đại học  Y Hà Nội­ NXBYH, 1997. Trang 377­404.  ­ Đau lưng mạn tính, Nguyễn thị Thìn­ NXBYH, 1999.  ­ Bệnh học Nội Khoa, “Hư Khớp” Trường Đại học Y Hà Nội, NXBYH, Hà Nội,  2002. Trang 282, 290.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0