Lý Thuyết Dược Học: ÍCH MẪU
lượt xem 7
download
Tham khảo tài liệu 'lý thuyết dược học: ích mẫu', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý Thuyết Dược Học: ÍCH MẪU
- ÍCH MẪU Xuất Xứ: Bản Kinh. Tên Khác: Dã Thiên Ma (Bản Thảo Hội Biên), Đại Trát, Phản Hồn Đơn, Thấu Cốt Thảo, Thiên Chi Ma, Thiên Tằng Tháp, Tiểu Hồ Ma, Uất Xú Miêu, Xú Uất Thảo (Hòa Hán Dược Khảo), Đồi Thôi (Xuyến Nhã), Hạ Khô Thảo (Ngoại Đài Bí Yếu), Hỏa Hiêm, Ích Minh (Bản Kinh), Khổ Đê Thảo (Thiên Kim Phương), Ngưu Tần (Xuyến Nhã Chú), Phụ Đảm, Quĩ, Sung Uất Tử, Tạm Thái (Bản Thảo Thập Di), Trinh Úy (Danh Y Biệt Lục), Thổ Chất Hãn, Trư Ma (Bản Thảo Cương Mục), Uất Xú Thảo (Cừu Ân Sản Bảo), Uyên Ương Đằng, (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Sung Úy Thảo (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tên Khoa Học: Herba leonuri Heterophylli. Leonurus heterophyllus Sweet. Họ Khoa Học: Họ Hoa Môi (Lamiaceae). Mô Tả: Cây thảo, sống 1-2 năm. Cao 0,6-1m, thân hình vuông, ít phân nhánh, toàn thân có phủ lông nhỏ, ngắn. Lá mọc đối, tùy theo lá mọc ở gốc, giữa thân hoặc đầu cành mà hình dạng khác nhau: lá ở gốc có cuống dài, phiến lá hình tim, mép có răng cưa thô và sâu; Lá ở thân có cuống ngắn hơn, phiến lá thường cắt sâu thành 3 thùy, trên mỗi thùy lại có răng cưa thưa; Lá trên cùng không chia thùy và hầu như không có cuống. Hoa mọc vòng ở kẽ lá. Tràng hoa màu hồng hoặc tím hồng, phía trên xẻ môi, môi trên môi dưới gần bằng nhau. Quả nhỏ 3 cạnh, vỏ màu xám nâu. Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 6-7. Địa Lý: Mọc hoang chủ yếu ở bãi cát, ruộng hoang.
- Thu Hái, Sơ Chế: Thu hoạch lúc cây bánh tẻ (chớm ra hoa), cắt lấy cây, để chừa 1 đoạn gốc cách mặt đất khoảng 5-10cm để cây tiếp tục đâm chồi thu hoạch lần thứ 2, thứ 3. Lúc trời khô ráo, cắt cây, phơi nắng hoặc sấy nhẹ cho khô. Bộ Phận Dùng: Cả cây (Herba Leonuri). Dùng thứ cây có thân cành vuông, có nhiều lá, sắp ra hoa, dài khoảng 20-40cm kể từ ngọn trở xuống thì tốt nhất. Có thể dùng riêng hạt, gọi là Sung Úy Tử (Fructus Leonuri).. Mô tả dược liệu: Thân hình trụ vuông, bốn mặt có rãnh dọc, phái trê chia nhiều cành, dài 80cm – 1,2m, đường kinh 0,8cm. Bên ngoài mầu xanh úa hoặc xanh lục, chất nhẹ và dẻo, bẻ ra trong có tủy trắng. Lá mọc đối, có cuống, lát lá mầu xanh, nhăn, xoắn, thường rách. Tùy từng đoạn thân mà dạng lá có khác nhau, lá bên dưới hình bàn tay xẻ ba, lá bên trên hình lông chim, xẻ ba, sâu hoặc rộng, thùy mép nguyên hoặc có ít răng cưa, lá ngọn hơi nhỏ, không cuống. Có cây ở nách lá ra hoa nhỏ mầu đỏ tía, mọc thành một vòng. Cánh hoa hình môi, đài hoa hình ống. Thơm mùi cỏ (Dược Tài Học). Bào Chế: Rửa sạch, bằm nát, tẩm rượu hoặc giấm, sao vàng (dùng trong thuốc thang), hoặc nấu thành cao đặc. Tránh dùng dụng cụ bằng sắt ( Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Bảo Quản: Để nơi khô ráo. Thành Phần Hóa Học: + Có Leonurine, Stachydrine, Leonuridien, Leonurinine, Lauric acid, Linolenic acid, Sterol, Stachose, 4-Guanidino-1-Butanol, 4-Guanidino-Butyric acid, Vitamin A (Trung Dược Học). + Trong Ích mẫu có: Leonurine, Stachydrine, Ruebase, 4-Guaridino butanol, 4- Guauidino butyric acid, Arginine, Arg, Stigmsterol, Sitosterol, Bensoic acid,
- Potassium chloride, Lauric acid, Laurate, Linolenic acid, b-Linoleic acid, Oleic acid (Trung Dược Dược Lý Độc Tính Dữ Lâm Sàng). + Theo tài liệu nước ngoài, lá Ích mẫu (Leonurus sibiricus) chứa các Ancaloid: Leonurin, Leonuridin, Tanin (2-9%), chất đắng, Saponin, Tinh dầu (vết). Loài L.Heterophyllus có Stachydrin. Theo Viện Dược Liệu Việt Nam, Ích mẫu có 3 Alcaloid (trong đó có Alcaloid có N bậc 4), 3 Flavonosid (trong đó có Rutin), 1 Glycosid có khung Steroid. Hạt chứa Leonurin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Tác Dụng Dược Lý: + Tác dụng trên tử cung: Nơi súc vật thí nghiệm, Ích mẫu có tác dụng trực tiếp hưng phấn tử cung, làm cho tử cung co thắt nhiều và mạnh hơn dù yếu hơn Oxytocin. Trong 1 số thí nghiệm, 1 Ancaloid của Ích mẫu thảo có tác dụng này trên vật được gây tê. Điều trị tử cung sa bằng nước sắc Ích mẫu thấy có tác dụng giống như thuốc Ergotamine, tuy nhiên tác dụng của Ích mẫu chậ m nhưng an toàn hơn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). + Tác dụng lên tim mạch: đối với tim cô lập chuột Hà Lan, thuốc có tác dụng tăng lưu lượng động mạch vành, 1 chậm nhịp tim, cải thiện vi tuần hoàn bị rối loạn, ức chế tiểu cầu ngưng tập, nâng cao hoạt tính Fibrinogen, có tác dụng làm tan huyết khối trong phổi súc vật thực nghiệm. Tác dụng này chỉ có 1 thời gian ngắn. Cao Ích mẫu làm hạ huyết áp, nhất là đối với thời kỳ đầu của bệnh. (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). -Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: chất Leonurine hưng phấn trung khu hô hấp ở não và 1 Ancaloid trong Ích mẫu ức chế thần kinh trung ương của ếch. Điều trị cầu Thận-tiểu cầu viêm bằng nước sắc Ích mẫu cho 80 bệnh nhân nhiều độ tuổi khác nhau, được điều trị bình thường. Tất cả đều khỏi. Thời gian trị ngắn nhất là 5 ngày, chậm nhất là 36 ngày. Theo dõi trong 5 năm, không thấy có tái phát (Trung Dược Học). UĐối với Leonurus heterophyllus Sweet: . Nước sắc Ích mẫu này trên tử cung thỏ với nồng độ dưới 1/4 có tác dụng gây hưng phấn và với nồng độ trên 5,6% lại gây ức chế co bóp tử cung. Ngoài ra, cây thường có tác dụng gây sẩy thai: trên chuột lang có thai, nặng 520- 540g, cho uống nước sắc Ích mẫu với liều cao 15-17,5g/ 1 chuột, sau 2-4 ngày, cả 3 chuột đều bị sẩy thai (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- .Trên thỏ có thai, uống nước sắc Ích mẫu với liều 6-7g/kg, sau 2-7 ngày toàn bộ thỏ dùng thuốc đều bị sẩy thai. Trên thỏ cái đã được giao phối với thỏ đực, cho uống nước sắc Ích mẫu với liều 4g/kg, trong 7 ngày liên tiếp ngày sau khi giao phối, kết quả cả 3 thỏ dùng thuốc đều không thụ thai trong vòng 35 ngày, trong khi đó, nhóm thỏ đối chứng thì sinh đẻ bình thường (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). . Trên hệ tim mạch: qua 14 thí nghiệm trên tim ếch cô lập, trên huyết áp mèo và thỏ, bằng phương pháp thí nghiệm cấp diễn, Leonurus heteophyllus đã được chứng minh có tác dụng hồi phục hoạt động co bóp của tim ếch tiền bị gây rối loạn co bóp, nhưng không có đặc hiệu đối với huyết áp, chỉ gây ức chế nhẹ và nhất thời (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). . Đối với hoạt động của ruột, trên tiêu bản ruột cô lập của thỏ và chuột lang, Ích mẫu nồng độ thấp 0,7% có tác dụng kích thích co bóp ruột, còn với nồng độ cao trên 2,1% lại ức chế hoạt động này. Ích mẫu có tác dụng làm tăng nhạy cảm của biểu mô âm đạo chuột cống trắng đối với Oestrogen. Trên chuột cống cái đã cắt bỏ 2 buồng trứng, tiêm Oestradiol Benzoat với liều 0,04mg/ ngày sẽ xuất hiện Oestrus; với liều thấp 0,025mg/ ngày, không thấy xuất hiện Oestrus nhưng nếu phối hợp liều thấp này với Ích mẫu 1g/ ngày thì lại thấy xuất hiện Oestrus (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). ULoại Leonurus sibiricus L. có những tác dụng sau: . Đối với tử cung thỏ cô lập, Leonurine chiết xuất từ Leonurus sibiricus có tác dụng tăng cường trương lực và tần số co bóp tử cung. Qua 112 lần thí nghiệm trên tử cung cô lập của chuột lang, thỏ và chó, cao lỏng Ích mẫu tăng cường sức co bóp và trương lực cơ tử cung, trên các loại động vật khác nhau đều có kết quả giống nhau. Tác dụng này giống như tác dụng với chế phẩm thùy sau tuyến yên nhưng yếu hơn và bằng đã tác dụng của vị Hồng hoa (Carthamus tintorius L.). Thí nghiệm trên thỏ, nước sắc Ích mẫu bằng đường uống với liều 2,0-3,0/kg có tác dụng tăng cường hơi động co bóp tử cung tại chỗ. Tác dụng này thể hiện trên tử cung bình thường cũng như tử cung có thai. Điều đáng chú ý là cao Ích mẫu chiết bằng nước hoặc cồn mới có tác dụng tăng cường co bóp tử cung, còn thành phần tan trong Ether thì trái lại, có tác dụng ức chế hoạt động co bóp của tử cung (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). . Đối với hệ tim mạch: trên tim ếch cô lập, Ancaloid từ Ích mẫu với lượng ít có tác dụng tăng cường sức co bóp cơ tim, với lượng lớn thì làm tim ngừng đập. Trên tiêu bản chi sau của ếch, bằng phương pháp tiêm truyền, Alcaloid trên có tác dụng gây co mạch nhưng không mạnh . trên các cơ quan cô lập khác của thỏ, thuốc cũng có
- tác dụng tương tự. Đối với huyết áp, Alcaloid A chiết được từ Ích mẫu, trên mèo gây mê với liều dùng thích hợp, bản thân thuốc không có tác dụng đối với huyết áp nhưng nó có thể giảm hoặc đảo ngược tác dụng tăng huyết áp của Adrenalin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). . Tác dụng tán huyết: dung dịch Leonurin 1:200, đối với nhũ dịch hồng cầu thỏ, có tác dụng tán huyết hoàn toàn. Với nồng độ 1: 1000 vẫn có tác dụng, nhưng trên người, với liều điều trị hàng ngày dùng bằng đường uống các chế phẩm từ Ích mẫu đều không thấy xuất hiện triệu chứng tán huyết (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). . Đối với hô hấp: trên mèo gây mê bằng Urethan, dung dịch Leonurin 1% tiêm tĩnh mạch làm tăng tần số và biên độ hô hấp. Tác dụng này là do thuốc kích thích trực tiếp trung khu thần kinh phế vị (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). . Tác dụng lợi tiểu: trên thỏ gây mê, Leonurin với liều 1mg/kg tiêm tĩnh mạch, vài phút sau, lượng nước tiểu bài tiết tăng gấp 2-3 lần (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). . Tác dụng đối với hệ thần kinh: Leonurus sibiricus có tác dụng an thần và tác dụng này mạnh hơn Valerian (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). . Tác dụng kháng khuẩn: dịch chiết từ Ích mẫu (1: 4) có tác dụng ức chế 1 số vi khuẩn gây bệnh ngoài da (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). + Ích mẫu được dùng điều trị cho 234 bệnh nhân rối loạn kinh nguyệt, thấy cây có tác dụng điều trị tốt đối với những trường hợp kinh ít, kinh thưa, thống kinh cơ năng. Trường hợp kinh thẫm màu, thuốc có tác dụng làm cho màu huyết tươi. Trường hợp kinh thưa, thuốc có tác dụng làm cho chu kỳ tương đối mau và đều hơn. Trường hợp thống kinh cơ năng, thuốc có tác dụng làm giảm hoặc khỏi hẳn. Đối với trường hợp kinh nhiều, rong kinh do cường Oestrogen, Ích mẫu không có tác dụng. Tuy nhiên cũng có nhận định cho rằng Ích mẫu lại có tác dụng tốt đối với những trường hợp kinh ra nhiều hoặc rong kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). Tính Vị: + Vị cay, hơi đắng, không độc (Bản Thảo Cương Mục). + Vị hơi đắng, hơi cay, hơi hàn, tính hoạt (Cảnh Nhạc Toàn Thư).
- + Vào kinh Tâm, Can, Bàng quang (Trung Dược Học). + Vị cay, đắng, hơi hàn, không độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị đắng, cay, tính hơi hàn (Trung Dược Học). + Vị cay, hơi đắng, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy Kinh: + Vào kinh Tâm bào (Bản Thảo Hối Ngôn). + Vào kinh Can, Tâm bào, Tỳ (Dược Phẩm Hóa Nghĩa). + Vào kinh Tâm, Tỳ, Thận (Bản Thảo Tái Tân). + Vào kinh Tâm bào lạc, Can (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vào kinh Can, Tâm bào (Trung Dược Học). + Vào kinh Tâm, Can (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tác Dụng: + Tiêu thủy, hành huyết, trục huyết cũ, sinh huyết mới, điều kinh, chủng tử, giải độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Hoạt huyết, điều kinh, khứ ứ, lợi tiểu, tiêu viêm (Trung Dược Học). + Trừ huyết ứ, sinh huyết mới, hoạt huyết, điều kinh (Đông Dược Học Thiết Yếu). Chủ Trị: Trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, vô sinh, khí hư ra nhiều, bụng đau sau khi sinh, huyết vận, sinh xong sản dịch ra không dứt (Trung Dược Đại Từ Điển). -Liều Dùng: 10-30g. Dùng ngoài tùy nhu cầu. -Kiêng Kỵ:
- + Người vốn đã có huyết hư nhưng không có ứng huyết: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Kỵ thai, âm huyết hư: không dùng (Trung Dược Học). -Đơn Thuốc Kinh Nghiệm: + Trị các loại mụn nhọt, nhũ ung, trẻ nhỏ đầu bị lở loét: Dã thiên ma (Ích mẫu thảo) 20g, cho vào nồi sành, đổ nước đầy ngập gấp đôi, nấu cạn còn phân nửa, chia ra làm 3-4 lần để rửa nơi đau. Tính nó sát được trùng, làm cho khỏi ngứa, thật là thần hiệu (Thiên Kim phương). + Trị sản hậu huyết bị bế không ra được: Ích mẫu, gĩa vắt lấy nước cốt, thêm ít rượu, uống 1 chén (Thánh Huệ phương). + Trị sữa bị tắc gây ra nhũ ung: Ích mẫu, tán bột, hòa với nước bôi trên vú 1 đêm là khỏi (Thánh Huệ phương). + Trị tai thối, chảy nước vàng ra hoài: dùng ngọn và lá non cây Ích mẫu, gĩa, vắt lấy nước cốt nhỏ vào tai (Thánh Huệ phương). + Trị đinh nhọt, lở ngứa: Ích mẫu gĩa nát đắp vào chỗ đau. Nhưng phải vắt lấy nước cốt uống mới mau khỏi và còn có ý để phòng độc chạy vào trong (Thánh Huệ phương). + Trị xích bạch đới hạ: Ích mẫu (hoa), lúc mới nở, thái nhỏ, phơi khô. Tán bột. Uống trước bữa ăn, mỗi lần 12g, với nước sôi (Tập Nghiệm phương). + Trị trẻ nhỏ bị cam tích rồi đi lỵ nặng: Ích mẫu, lấy lá non và búp, nấu với cháo cho ăn (Quảng Lợi Thần Hiệu phương). + Trị thai chết trong bụng: Ích mẫu, gĩa nát, cho vào ít nước còn hơi nóng, vắt lấy nước cốt uống (Vi Trụ Độc Hành phương). + Trị sản hậu bị huyết vận mà Tâm khí muốn tuyệt: Ích mẫu gĩa vắt lấy nước uống 1 chén (Tử Mẫu Bí Lục). + Trị trĩ: Ích mẫu, gĩa vắt lấy nước cốt cho uống (Thực Y Kính phương). + Trị mụn nhọt rôm sẩy: Ích mẫu thảo, gĩa nát đắp (Đẩu Môn Phương).
- + Trị họng sưng đau, nghẹn, khó thở: Ích mẫu, gĩa nát, hòa với 1 chén nước mới múc dưới sông lên, vắt lấy nước cốt, uống hết sẽ làm cho nôn ra được là khỏi (Vệ Sinh Giản Tiện Phương). + Đề phòng trẻ mới sinh sau này không bị ghẻ lở: Ích mẫu nấu nước tắm (Giản Yếu Tế Chúng Phương). + Trị kinh nguyệt không đều, trưng hà, lâu ngày không có thai: Ích mẫu thảo, Đương quy, Mộc hương, Xích thược, lượng bằng nhau. Tán bột, luyện mật làm hoàn to như hạt bắp, uống với nước nóng (Ích Mẫu Hoàn - Y Học Nhập Môn). + Trị thai chết trong bụng: Ích mẫu gĩa lấy nước cốt hòa với nước Đồng tiện (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Trị kinh nguyệt không đều: Ích mẫu 10g, Đương quy 10g, Xích thược 10g, Mộc hương 5g. Phơi khô, tán bột, uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). + Trị kinh nguyệt không đều: Cao Ích mẫu (gồm Ích mẫu 800g, Ngải cứu 200g, Hương phụ 250g, Tá dược vừa đủ 1 lít). Ngày uống 2-3 lần mỗi lần 10-20ml (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). + Bổ huyết điều kinh: Ích mẫu 80g, Nga truật 60g, Ngải cứu 40g, Củ gấu 40g, Hương nhu 30g. Các vị sao, tán bột, luyện với đường làm viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 60 viên, chia làm 3 lần (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). + Trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, sau khi sinh hoặc nạo thai mà máu ra nhiều: Ích mẫu (tươi) 60g, Kê huyết đằng 30g. Sắc nước, thêm đường uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị kinh nguyệt không đều, sau khi sinh tử cung xuất huyết, kinh nguyệt ra nhiều: Ích mẫu 15-20g, sắc uống. Tác giả nhận xét là sau khi uống 1-2 giờ, có 14,6 đã tử cung co bóp tăng, sau 2 giờ tử cung tăng lên 25% (Trung Hoa Phụ Sản Khoa Tạp Chí 1956, 2: 202). + Trị phù do cầu Thận viêm mạn, huyết áp cao: Ích mẫu 20g, Bạch mao căn 15g, Phục linh 15g, Xa tiền tử 15g, Bạch truật 10g, Tang bì 10g. Sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Trị phù do cầu Thận viêm mạn, huyết áp cao: Ích mẫu 100-200giữa (dùng tươi: tăng gấp đôi - trẻ em giảm 1/2 liều) sắc với 700ml nước còn 300ml, chia 3 lần
- uống. Có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù rõ. Đối với cầu thận viêm cấp kết quả tốt (Vân Nam Trung Y Tạp Chí 1984, 2: 84). + Trị bệnh mạch vành: Vương Triết Thân và cộng sự dùng thuốc tiêm Ích mẫu nhỏ giọt tĩnh mạch trị 100 cas bệnh mạch vàng, thiếu máu cơ tim. Kết quả lâm sàng tốt 45%, có tiến bộ 39%. Tỉ lệ có kết quả 84%, kết quả điện tim tốt 28%, tiến bộ 33%, tỉ lệ điện tim là 61% (Trung Y Tạp Chí 1985, 26(3): 29). + Trị huyết áp cao: Ích mẫu, Ngô đồng, Hy thiêm thảo, Hạ khô thảo, chế thành bài thuốc trị 59 cas huyết áp cao. Sau 1 ngày uống thuốc, huyết áp đã hạ. Tác dụng tốt nhất vào ngày thứ 10 (Tuyển Tập Tư Liệu Nghiên Cứu Y Học - Sở Nghiên Cứu Y Dược Phúc Kiến 1977, 3:23). + Trị kinh nguyệt không đều, thống kinh: Ích mẫu 800g, Ngải cứu 200g, Hương phụ 250g, Xi rô và cồn 150 nấu vừa đủ 1 lít. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20ml (Cao Ích Mẫu - Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). -Tham Khảo: + Sung úy tử tính nó hoạt huyết, hành khí, có công bổ âm, đàn bà khi có thai và sau khi sinh nở chỉ cậy vào khí huyết mà thôi, vị này có thể làm cho lú có thai khí huyết không bị trệ, lúc mới sinh khí huyết không bị hư. Thuốc có thể vừa hành vừa bổ, thật là một vị thuốc thánh của các bà” (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di). + Sung úy tử là vị thuốc dương dương trong, ngoài âm. Hoa mầu trắng thì vào phần khí, hoa tím thì vào phần huyết, thự là một vị thuốc hay để trị đàn bà, con gái kinh nguyệt không đều và các bệnh về khí huyết, trong khi có thai hoặc sau khi sinh. Dùng nó cùng với các thang Tứ Vật hoặc vị Hương phụ rất có công hiệu vì nó có tính hoạt huyết, bổ âm, cho nên có thể làm cho sáng mắt, thêm tinh, điều kinh và trị được các bệnh của phụ nữ” (Bản Thảo C ương mục). + “Ích mẫu thảo thường hoạt huyết, điều kinh, có khi dùng chung với Sung úy tử, theo phương pháp hoạt huyết mà không phá huyết, là vị thuốc quan trọng nhất đối với việc điều kinh ở phụ nữ và sản hậu. Hễ có nhiệt vào đúng lúc đang hành kinh, để phòng nhiệt nhập vào huyết thất, có thể dùng vị thuốc này để điều kinh, trừ ứ huyết, sinh máu mới hoặc đang hành kinh hoặc chưa hành kinh đều có thể dùng vị thuốc này để điều kinh (Đông Dược Học Thiết Yếu). + “Nếu dùng làm thuốc an thai phải phối hợp với Củ gai và Tô ngạnh” (Dược Liệu Việt Nam).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÁC KỸ THUẬT MIỄN DỊCH THƯỜNG DÙNG – PHẦN 4
14 p | 123 | 20
-
TÀI LIỆU BIO-FLAVONOID
10 p | 97 | 14
-
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH BẢNG SỐNG MỚI – HIRABAYASHI CẢI BIÊN – NÉO ÉP ĐỈNH MẤU GAI VÀO ỐC KHỐI BÊN CHO BỆNH LÝ TỦY SỐNG CỔ
14 p | 74 | 8
-
TÍNH AN TOÀN CỦA HEPARIN TRỌNG LƯỢNG PHÂN TỬ THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ NHỒI MÁU NÃO CẤP
20 p | 132 | 6
-
CAO ÍCH MẪU
5 p | 145 | 6
-
ÍCH TRÍ (Qủa)
6 p | 76 | 5
-
ÍCH MẪU
6 p | 96 | 5
-
Long nhãn bổ huyết, ích trí
8 p | 74 | 5
-
Tự Ðo Ðường Huyết
14 p | 91 | 5
-
TRIỆU CHỨNG HỘI CHỨNG SUY TIM
7 p | 74 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn