Lý Thuyết Dược Học: MA HOÀNG
lượt xem 11
download
Xuất xứ: Bản Kinh. Tên khác: Long sa (Bản Kinh), Ty diêm, Ty tướng (Biệt Lục), Cẩu cốt, Xích căn (Hòa Hán Dược Khảo), Đậu nị thảo, Trung ương tiết thổ, Trung hoàng tiết thổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tịnh ma hoàng, Khử tiết ma hoàng, Bất khử tiết ma hoàng, Ma hoàng chích mật (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý Thuyết Dược Học: MA HOÀNG
- MA HOÀNG Xuất xứ: Bản Kinh. Tên khác: Long sa (Bản Kinh), Ty diêm, Ty tướng (Biệt Lục), Cẩu cốt, Xích căn (H òa Hán Dược Khảo), Đậu nị thảo, Trung ương tiết thổ, Trung hoàng tiết thổ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tịnh ma hoàng, Khử tiết ma hoàng, Bất khử tiết ma hoàng, Ma hoàng chích mật (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Tên khoa học: Ephedra sinica Stapf. Ephedra equisetina Bge. Ephedra intermedia Schrenk et Mey. Họ khoa học: Họ Ma hoàng (Ephedraceae). Mô Tả: Thảo ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.) còn gọi là Điền ma hoàng hay Xuyên ma hoàng: cây thảo, mọc thẳng đứng, cao 30-70cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài chừng 3-6cm trên có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc v òng từng 3 lá một, thoái hóa thành vảy nhỏ, phía dưới lá màu hồng nâu, phía trên màu tro trắng, đầu lá nhọn và cong. Hoa đực hoa cái khác cành. Cành hoa đực nhiều hơn (4-5 đôi). Quả thịt màu đỏ. Mộc tặc ma hoàng (Ephedra equisetina Bge.): cây mọc thẳng đứng, cao tới 2m. Cánh cứng hơn, màu xanh xám hay hơi tr ắng. Đốt ngắn hơn, thường chỉ dài 1- 3cm, lá dài 2mm, màu tía. Hoa đ ực và cái khác cành. Quả hình cầu, hạt không thò ra như Thảo ma hoàng. Phân biệt với Thảo ma hoàng ở chỗ: Thảo ma hoàng có đốt dài hơn (3-6cm), hạt thò ra nhiều hơn. Trung ma hoàng (Ephedra intermedia Schrenk et Mey.) c ũng có đốt dài như Thảo ma hoàng, nhưng đường kính cành Trung ma hoàng thường hơn 2mm, còn đường kính Thảo ma hoàng chỉ khoảng 1,5mm. Địa lý: Ma hoàng chưa thấy có ở nước ta, còn phải nhập ở Trung Quốc. Thu hái, Sơ chế: Cuối mùa thu cắt lấy thân mầu, phơi khô. Bộ phận dùng: Thân (bỏ đốt). Thứ thân to, mầu xanh nhạt, ít gốc, chắc, vị đắng, chát l à tốt.
- Mô tả dược liệu: Thân hình trụ tròn, nhỏ dài, có phân chi và có dính ít gốc chất gỗ mầu nâu. Dài khoảng 40cm, đường kính độ 0,2cm, mầu vàng lục hoặc xanh nhạt. Ở thân có đường nhăn nhỏ, chạy dọc, sờ vào hơi có cảm giác thô, đốt rõ. Trên đốt có 2 – 3 lá nhỏ, trên mầu trắng xám, đầu nhọn, dưới gốc mầu nâu liền với nhau thành dạng hình ống. Chất nhẹ, dòn, dễ bẻ. Bẻ ra có bụi nhỏ bay ra. Mặt bẻ không bằng, hơi có xơ, trong ruột mầu vàng hồng. Hơi thơm, vị đắng, hơi chát (Dược Tài Học). Bào chế: + Cắt bỏ rễ, nấu sôi 10 dạ, vớt bỏ bọt, dùng (Lôi Công Bào Chế). + Nấu giấm sôi, phơi khô (Lôi Công Bào Chế). + Tẩm mật, sao. Trước hết cho 1 ít nước vào mật, quấy đều, đun sôi, trộn đều Ma hoàng sạch, thái đoạn với n ước mật, sao nhỏ lửa đến khi không dính tay l à được (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Thân cắt khúc 1-2 cm (dùng sống). Tẩm mật loãng hoặc tẩm giấm sao qua (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Bảo quản: Để nơi mát, khô, tránh ánh nắng. Thành phần hóa học: Trong Ma hoàng có: + Ephedrine, Pseudoephedrine, Norephedrine, Norpseudoephedrine, Methylephedrine, Methylpseudoephedrine (Trương Kiên Sinh, Dư ợc Học Học Báo 1989, 24 (11): 865). + Ephedroxane (Chohachi Konno và cộng sự, Phytochemỉsty, 1979, 18 (4): 697). + a, a, 4-Trimethyl-3-Cyclohexen-1-Methanol, b-Terpineol, p-Meth-2-en-7-ol), a-Terpineol, 2,3,5,6-Tetramethylpyrazine (Gỉa Nguyên Ấn - Trung Quốc Dược Học Tạp Chí 1989, 24 (7): 402).
- + Benzoic acid, p-Hydroxybenzoic acid, Cinnaic acid, p-Coumaric acid, Vanillíc acid, Protocatechuic acid (Chumbalov T K và c ộng sự. C A, 1977, 87: 81247p). Tác dụng dược lý: + Dùng liều cao hoặc uống quá lâu ngày có thể gây ra mồ hôi ra quá nhiều gây nên suy nhược. Ma hoàng nướng mật có tác dụng làm giảm trạng thái phát hãn này (Trung Dược Học). + Có thể làm tăng huyết áp (Trung Dược Học). + Tác dụng phát hãn: Chỉ dùng lúc nóng ở người thấy có tác dụng làm tăng bài tiết mồ hôi. Thử độc vị trên thực nghiệm chưa thấy rõ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Tác dụng giải nhiệt: Tinh dầu Ma ho àng có tác dụng hạ nhiệt đối với chuật nhắt bình thường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Tác dụng chống co thắt phế quản từ từ và kéo dài do Ephedrin làm gĩan cơ trơn khí quản (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Tác dụng lợi tiểu: Alcaloid Ma hoàng có tác dụng lợi tiểu rõ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Có tác dụng làm co thắt cơ vòng bàng quang gây ra ứ nước tiểu (Thực Dụng Trung Y Học). + Alcaloid Ma hoàng có tác d ụng kích thích bài tiết nước tiểu và dịch vị (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Tác dụng tăng áp: Ephedrin làm co thắt mạch máu, vì vậy làm huyết áp tăng nhưng chậm và kéo dài vài giờ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Ephedrin có tác d ụng hưng phấn vỏ não, làm tinh thần phấn chấn, hưng phấn trung khu hô hấp, làm giảm tác dụng của thuốc ngủ (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Tác dụng kháng Virus: Ma hoàng có tác dụng ức chế Virus cúm [do tinh dầu Ma hoàng] (Dược Học Báo 10 (3): 147-149, 1963).
- + Rễ Ma hoàng có tác dụng hoàn toàn ngược với cành và thân Ma hoàng (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Cao lỏng Ma hoàng tiêm vào động vật thấy huyết áp giảm, mạch máu ngaọi vi gián, hô hấp tăng nhanh (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). Tính vị: + Vị đắng, tính ôn (Bản Kinh). + Vị hơi ôn (Biệt Lục). + Vị ngọt, tính bình (Dược Tính Luận). + Vị hơi đắng mà cay, tính nhiệt mà khinh trưởng (Bản Thảo Cương Mục). + Vị chua, hơi đắng, tính ấm (Trung Dược Học). + Vị cay đắng, tính ôn (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vị cay, hơi đắng, tính ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy kinh: + Vào kinh túc Thái âm [T ỳ] (Trân Châu Nang). + Vào kinh túc Thái âm [T ỳ], thủ Thiếu âm [Tâm] (Thang Dịch Bản Thảo). + Vào kinh Phế, Bàng quang (Trung Dược Học). + Vào kinh Phế, bàng quang (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vào kinh phế, Bàng quang, Tâm, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Tán hàn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn, lợi niệu, tiêu thủng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tác dụng: + Phát biểu, xuất hãn, khứ taf nhiệt khí, chỉ khái nghịch th ượng khí, trừ hàn nhiệt, phá trưng kiên tích tụ (Bản Kinh).
- + Giải biểu, khứ phong, tuyên Phế, bình suyễn, lợi niệu, ti êu phù (Trung Dược Học). + Phát hãn, bình suyễn, lợi thủy (Trung Dược Đại Từ Điển). + Phát hãn, bình suyễn, lợi tiểu, tán tụ (Đông Dược Học Thiết Yếu). Chủ trị: + Trị thương hàn, trúng phong, đầu đau, ôn ngược (Bản Kinh). + Trị sốt cao, ôn ngược, ôn dịch (Dược Tính Luận). + Trị mắt sưng đỏ đau, thủy thủng, phong thủng, sản hậu huyết trệ (Bản Thảo Cương Mục). + Trị ngoại cảm phong hàn, suyễn, phù thủng (Trung Dược Học). + Trị phong thấp khớp có hiệu quả (Hiện Đại Thực Dụng trung D ược). + Hậu phác làm sứ của nó (Bản Thảo Kinh Tập Chú). + Bạch vi làm sứ cho nó (Độc Bản Thảo). Kiêng kỵ: + Cuối mùa xuân có chứng ôn ngược, đầu mùa hè có chứng hàn dịch, nhất thiết phải kiêng dùng. Người hư yếu cũng cấm dùng. Nếu uống nhiều quá thì sẽ bị vong dương. Chứng thương phong có mồ hôi với chứng âm hư thương thực cũng cấm dùng. Bệnh không có hàn tà hoặc hàn tà tại phần lý và thương hàn có mồ hôi thì tuy có phát sốt, sợ lạnh đều không nên dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Người bị biểu hư, mồ hôi ra nhiều, ho suyễn do phế h ư: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Huyết áp cao, tim suy: d ùng nên cẩn thận (Thực Dụng Trung Y Học). + Kỵ Tế tân và Thạch vi (Bản Thảo Kinh Tập Chú). + Người thổ huyết không được dùng. Cơ thể vốn khí hư, suy nhược, có thai: không dùng (Dược Tính Thông Khảo).
- Liều dùng: 2 – 12g. Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị ngoại cảm phong hàn, biểu thực, không mồ hôi: Ma ho àng, Quế chi đều 8g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống (Ma Hoàng Thang – Thương Hàn Luận). + Trị thận viêm, thủy thủng cấp tính có nội nhiệt: Ma hoàng 8g, Thạch cao (sống) 40g, Cam thảo 4g, Đại táo 12g, Sinh kh ương 8g. sắc uống (Việt Tỳ Thang – Thương Hàn Luận). + Trị thận viêm, thủy thủng cấp kèm cảm nhiễm ngoài da: Ma hoàng 8g, Liên kiều 12g, Xích tiểu đậu 20g, Tang bạch b ì 12g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 4g, Đại táo 3 trái. Sắc uống (Ma Hoàng Liên Kiều Xích Tiểu Đậu Thang – Thương Hàn Luận). + Trị thương hàn phần biểu chưa giải, vùng dưới tim có thủy khí, nôn khan, sốt mà ho hoặc khát hoặc tiêu chảy hoặc ngăn nghẹn, hoặc tiểu ít không thông, bụng dưới đầy, suyễn: Ma hoàng (bỏ mắt), Thược dược,Tế tân, Can khương, Cam thảo (chích), Quế chi (bỏ vỏ) đều 3 lạng, Ngũ vị tử nửa thăng, Bán hạ nửa thăng (cho vào trước). Sắc uống (Tiểu Thanh Long Thang – Thương Hàn Luận). + Trị dưới tim hồi hộp: Bán hạ, Ma hoàng, lượng bằng nhau. Tán bột. Trộn mật làm viên, to bằng hạt đậu lớn. mỗi lần uống 3 viên, ngày 3 lần (Bán Hạ Ma Hoàng Hoàn – Kim Quỹ Yếu Lược). + Trị bệnh về thủy, mạch Trầm, Tiểu thuộc về chứng Thiếu âm: Ma ho àng 90g, Cam thảo 60g, Phụ tử 1 củ (nướng). Sắc uống (Ma Hoàng Phụ Tử Thang – Kim Quỹ Yếu Lược). + Trị thương hàn hoàng đản biểu nhiệt: Ma hoàng 1 nắm, bỏ đốt, cho vào bọc vải, ngâm với 5 thăng rượu, chưng còn ½ thăng, uống cho ra mồ hôi (Ma Hoàng Thuần Tửu Thang - Thiên Kim Phương). + Trị trúng phong tay chân co rút, các khớp đau nhức, phiền nhiệt, tâm loạn, sợ lạnh, không muốn ăn uống: Ma hoàng 30 thù, Hoàng kỳ 12 thù, Hoàng cầm 18 thù, Độc hoạt 30g, Tế tân 12 thù. Sắc uống (Tam Hoàng Thang – Thiên Kim Yếu Phương).
- + Trị biểu hàn, ho, suyễn mà sợ lạnh, không mồ hôi: Ma hoàng 8g, Hạnh nhân 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống nóng (Tam Ảo Thang – Cục Phương). + Trị thiên hành nhiệt bệnh mới phát 1 – 2 ngày: Ma hoàng 40g, bỏ đốt. Sắc với 4 thăng nước còn 2 thăng, bỏ bã. Thêm 1 nắm Gạo tẻ vào nấu thành cháo. Lấy nước thuốc xông c òn cháo thì ăn. Ra mồ hôi thì khỏi (Tất Hiệu phương). + Trị phong tý, đau do lạnh: Ma hoàng bỏ rễ 150g, Quế tâm 60g. ngâm với 2 lít rượu. Mỗi lần uống 1 thìa canh cho ra mồ hôi là phong sẽ hết. Mỗi lần uống nên hâm nóng (Thánh Huệ Phương). + Trị sản hậu bụng đau, máu ra không dứt: Ma ho àng (bỏ đốt), uống với rượu. Ngày 2 – 3 lần thì huyết sẽ hết ra (Tử Mẫu Bí Lục). + Trị lưu đờm, âm đản, mụn nhọt lâu ngày không có đầu: Ma hoàng 2g, Thục địa 40g, Bạch giới tử (sao, tán nhuyễn) 8g, Bào khương (tro) 2g, Cam thảo, Nhục quế đều 4g, Lộc giác giao 12g. Sắc uống (D ương Hòa Thang – Ngoại Khoa Toàn Sinh Tập). + Trị tửu tra tỵ: Ma hoàng, Ma hoàng căn đều 60g, Rượu tốt 5 hồ (bình nhỏ), cho thuốc vào chưng khoảng 3 nén nhang (15 phút), ph ơi sương một đêm. Mỗi buổi sáng và tối uống 1 chén nhỏ (Ma Ho àng Tuyên Phế Tửu – Y Tông Kim Giám) + Trị phế quản viêm cấp, phổi viêm, sốt cao không hạ, khát, ho suyễn: Ma hoàng, Hạnh nhân, Cam thảo, bách bộ đều 8g, Thạch cao (sống) 40g, Cát cánh, Hoàng cầm đều 12g. Sắc uống (Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị ho gà kèm đờm nhiệt: Ma hoàng, H ạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo, Bách bộ đều 8g, Xuyên bối mẫu 4g. Sắc uống (Ma Hạnh Thạch Cam Thang Gia Vị - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Tham khảo: + Ma hoàng là thuốc trị chứng thực ở phần Vệ, Quế chi trị chứng h ư ở phần Vinh (Bản Kinh). + “Muốn phát biểu, dùng Ma hoàng mà không có Thông bạch thì không phát được” (Y Phương Tập Giải).
- + Ma hoàng tính nhẹ, thanh có thể trừ thực chứng, là vị thuốc hàng đầu để [hát tán, nhưng chỉ nên dùng lúc đang mùa đông, b ệnh ở phần biểu, đúng là có hàn tà, nhưng c ũng không nên dùng nhiều vì mồ hôi là dịch của Tâm, ra nhiều mồ hôi quá thì động đến Tâm huyết mà sinh ra chứng chảy máu cam, thậm chí vong dương, vì vậy, phải cẩn thận (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Ma hoàng gặp Thạch cao thì phát tán không m ạnh Bản Thảo Sơ Chứng). + Dùng thuốc phần khí để giúp Ma hoàng thì có thể làm đổ mof hôi ở phần Vệ; Dùng thuốc phần huyết để trợ giúp cho Ma hoàng thì có thể làm đổ mồ hôi ở phần Vinh; Dùng thuốc ôn trợ lực cho dương dược thì có thể trục hết chứng âm hàn ngưng đọng; Dùng thuốc hàn để hỗ trợ âm dược thì có thể giải hết ôn t à, viêm nhiệt (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Dùng Ma hoàng phải bỏ rễã và đốt đi, vì Ma hoàng là vị thuốc phát hãn, nếu không bỏ rễ hoặc đốt của nó đi thì nó lại có tác dụng cầm mồ hôi. Sắc thuốc có Ma hoàng nên sắc Ma hoàng riêng, khi sôi, bọt nổi lên, vớt bỏ bọt đi, nếu uống phải bọt đó, làm cho người ta khó chịu, bứt rứt (Trung Quốc D ược Học Đại Từ Điển). + Ma hoàng là vị thuốc phát hãn, tính của nó là tẩu tán nhưng ông Chu Đan Khê vẫn thường dùng Sâm tốt để làm sứ cho nó, trị được những chứng Biểu thực mà mồ hôi không ra được. Cho uống một nước đã thấy công hiệu thì thôi ngay, không nên uống nhiều, làm cho mồ hôi ra quá hoặc có thể bị chảy máu cam, hoặc vong dương mà chết (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Ma hoàng hợp với Quế chi có tác dụng phát h ãn, là thuốc tân ôn giải biểu, thích hợp với người bị thương hàn thực chứng ở biểu, không ra mồ hôi, b êïnh thuộc kinh Thái dương (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Ma hoàng hợp với Hạnh nhân có tác dụng chỉ suyễn. Nếu kết hợp với Quế chi thì trị suyễn thuộc hàn; Hợp với Thạch cao thì trị suyễn thuộc Phế nhiệt (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Ma hoàng hợp với Cam thảo, uống nguội, có thể trị thủy thủng bế tắc ở Phế (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Ma hoàng cùng gĩa với Thục địa có tác dụng làm tan được hàn kết ở phần âm, có thể trị các chứng âm th ư, trưng hà (Đông Dược Học Thiết Yếu).
- + Ma hoàng phát hãn nhi ều hoặc ít là do thay đổi liều lượng phối hợp với Quế chi. Lượng Ma hoàng dùng nhiều hơn Quế chi thì sức phát hãn mạnh hơn. Trường hợp cần dùng Ma hoàng để phát hãn mà mồ hôi không ra nhiều, có thể thay đổi tỉ lệ thích hợp giữa Ma hoàng và Quế chi: dùng Ma hoàng bằng Quế chi hoặc Ma hoàng ít hơn, nên cân nhắc để quyết định (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Muốn phát hãn thì dùng cọng Ma hoàng, muốn chỉ hãn thì dùng rễ Ma hoàng. Ma hoàng bỏ đốt đi, gọi là Tịnh Ma hoàng, sức phát hãn tương đối mạnh. Ma hoàng không bỏ đốt thì sức phát hãn hơi yếu. Ma hoàng chích mật, dược tính tương đối hòa hoãn. Ma hoàng nhung là Ma hoàng gĩa nát như nhung, sức phát hãn càng hòa hoãn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MÃ TIỀN (Hạt)
7 p | 93 | 12
-
THẠCH HỘC (Thân)
4 p | 78 | 7
-
TÀI LIỆU MA HOÀNG
7 p | 76 | 5
-
Hiểu biết về điều trị các loại giun sán
19 p | 126 | 4
-
Thuốc tác dụng trên hệ adrenergic – Phần 2
20 p | 62 | 4
-
HOÀNG NÀN (Vỏ thân, vỏ cành)
5 p | 67 | 4
-
THĂNG MA (Thân rễ)
6 p | 67 | 4
-
HOÀN BỔ TRUNG ÍCH KHÍ
5 p | 150 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn