Hiểu biết về điều trị các loại giun sán
lượt xem 4
download
Những thốc có nguồn gốc hoá học: Hồi trước dùng: - Tinh dầu giun chiết xuất từ cây Chenopodium anthelminthicum. Cây nầy mọc hoang ở Việt Nam, có thể có được sản lượng lớn, nên khuyến khích trồng đại rtaf để thay thế những biệt dược ngoại nhập mặc dù tinh dầu giun có một số nhược điểm được trình bày dưới đây. Hoạt chất chính là asscaridol mà nồng độ thay đổi tuỳ theo phương pháp chiết xuất nhưng đảm bảo có trên 60% ascaridol mới có tác dụng tốt. Về dạng sử dụng, trước kia thường dùng tinh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hiểu biết về điều trị các loại giun sán
- Hiểu biết về điều trị các loại giun sán 1. Giun đũa 1.1. Những thốc có nguồn gốc hoá học: Hồi trước dùng: - Tinh dầu giun chiết xuất từ cây Chenopodium anthelminthicum. Cây nầy mọc hoang ở Việt Nam, có thể có được sản lượng lớn, nên khuyến khích trồng đại rtaf để thay thế những biệt dược ngoại nhập mặc dù tinh dầu giun có một số nhược điểm được trình bày dưới đây. Hoạt chất chính là asscaridol mà nồng độ thay đổi tuỳ theo phương pháp chiết xuất nhưng đảm bảo có trên 60% ascaridol mới có tác dụng tốt. Về dạng sử dụng, trước kia thường dùng tinh dầu giun với dầu thầu dầu hoặc dùng tinh dầu đóng vào nang nhưng kinh nghiệm cho thấy không cần thiết phải dùng dầu thầu dầu để xổ. Trẻ em cứ mỗi độ tuổi uống 2 giọt, người lớn uống 1.5ml. Rất công hiệu nhưng có thể có những phản ứng phụ nhẹ như ù tai, chóng mặt, nhức đầu,mệt, hay nặng h ơn
- như tru ỵ tim mạch, suy hô hấp. Không n ên sử dụng điều trị cho trẻ em d ưới 3 tuổi, người già, ốm yếu có bệnh về gan, thận, tim, thần kinh, đ àn bà có thai và phải phân liều chính xác để tránh ngộ độc vì dùng quá liều. Santonia – calomel: Santonin cúc một chế phẩm lấy từ nụ hoa của cây họ hoa Cúc Arrtemisia cina còn calomel là một muối thuỷ ngân (HgCl). Hai thứ n ày thường được dùng liều bằng nhau. Uống sáng sớm bụng đói trong 3 ngày liên tiếp. - Trẻ em từ 2 tưới 4 tuổi: 0g02 santonin + 0g02 calomel. - Trẻ em từ 4 tới 8 tuổi: 0g04 santonin + 0g04 calomel - Trẻ em từ 8 tới 12 tuổi: 0g06 santonin + 0g06 calomel. - Người lớn: 0g10 santonin + 0g10 calomel. Santonin khá độc có thể cho phản ứn phụ: - Ở mức độ nhẹ là nhìn vàng, làm chóng mặt, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn. - Ở mức độ nặng, nhất là ở trẻ em, có thể gây chứng co giật ngưng trệ hô hấp, tiêu chảy, đái ra máu. Hiện thời dùng:
- - Piperazin dưới dạng hyđrat, citrat, adipat, sebacat. Trình bày: Viên hay xirô. - Liều thông thường là 50mg/kg thể trọng mỗi ngày mỗi ngày trong 7 ngày liên tiếp. Piperazin ít độc, rẻ tiền. Có hiệu lực cao (công hiệu từ 70 -90% nên đã được chọn để trị hàng loạt bệnh giun đũa. - Levamisol: (Solaskil*, vinacor*, Decaris*) trình bày: viên 30mg và 150mg. Người lớn uống một liều duy nhất 150mg Trẻ em: uống một liều duy nhất: 10Kg thể trọng ít có phản ứng phụ. - Pamoat pyrantel (Combantrin*) Trình bày viên 125mg và dung d ịch treo (uống 125mg cho mỗi muỗng lường). Uống một liều duy nhất: 10mg/Kg thể trọng ít có phản ứng phụ). - Mebendazol (Vermox*) và Flubendazol Fluvermal*) thư ờng được dùng ở các nước kém mở mang, nơi mà thường có sự đa nhiễm vì công hiệu với cả giun kim, giun móc và giun tóc. Trình bày: viên 100mg. Uống 1 viên sáng, 1 viên chiều trong 3 ngày liên tiếp vất luận tuổi nào. Đàn bà có thai và trẻ em dưới 3 tuổi không nên dùng. Trẻ em dưới 3 tuổi trở lên uống cùng liều như người lớn. (h.21)
- 1.2. Những thuốc từ nguồn gốc dược liệu: Nhóm này được phát triển tuỳ theo hoàn cảnh dược liệu của địa phương. Hiệu lực của thuốc đôi khi còn hạn chế nhưng tác dụng rất lớn do nguyên liệu có sẵn, bào chế đơn giản, khắc phục được tình trạng thiếu thuốc. Ở Việt Nam, dân gian dùng: a. Trâm bầu: (chân bầu) Tên khoa học của trâm bầu là Combretum quadrangulage thuộc họ Bàng (Combretaceae). Cây này m ọc rất nhiều ở các tỉnh phía Nam, dọc theo các bờ ruộng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên 0g25 từ hạt trâm bầu xấy khô, nấu cao. Người lớn uống 8-12 viên mỗi ngày, sáng sớm trong 3 ngày liền, sau đó, tẩy nhẹ bằng nước sắc lá muồng trâu. Công hiệu khoảng 40 -50% nhưng có khá nhiều phản ứng phụ như chóng mặt, nhức đầu, biếng ăn, đau bụng, nấc cụt, mất ngủ. b. Cây xoan: Còn gọi là cầu đông, khổ luyện, xoan trắng. Tên khoa học là Meliazedarach thuộc họ xoan (Meliaceae) Cây xoan là một cây cao (25-30m) mọc hoang và cũng được trồng ở nhiều nơi trong nước. Người ta lấy gỗ làm nhà, vỏ rễ và thân cây được dùng chữa giun ở Việt Nam từ lâu đời dưới hình thức.
- - Viên 0g25 (Vỏ xoan cạo bỏ lớp nâu bên ngoài. Chỉ lấy lớp vỏ lụa bên trong, sao vàng tán thành bột rồi đập thành viên). - Trẻ em từ 2-4 tuổi uống mỗi ngày từ 2 đến 3 viên. - Trẻ em từ 9 – 12 tuổi uống mỗi ngày 5 viên. - Trẻ em từ 12 tuổi trở lên uống mỗi ngày 6 viên. - Người lớn uống mỗi ngày 7-8 viên Uống liền 3 sáng, sáng sớm bụng đói. - Nước sắc: Vỏ lấy về cạo bỏ lớp vỏ nâu bên ngoài thái thô, phơi khô và sắc 4 nước (mỗi lần đun sôi và giữ sôi 1 giờ 30 đến 2 giờ). Cô các nước sắc lại cho có trọng lượng bằng vỏ ban đầu. Ví dụ 1Kg vỏ thì cô còn 1 lít. Sau đó thêm cùng một thể tích (1 lít) xirrô đơn, trộn đều và cho uống 1 lần với một liều như sau: - Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi uống 20ml - Trẻ em từ 3 tới 5 tuổi uống 30ml - Trẻ em từ 6 tới 9 tuổi uống 40ml. - Trẻ em từ 10 tới 13 tuổi uống 50ml. - Trẻ em từ 14 đến 18 tuổi uống 60ml
- - Người lớn uống 80ml Chừng 20 đến 40% bệnh nhân uống thuốc này thấy có tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ, đau bụng. Trung Quốc đã sử dụng từ 1952 thuốc viên chế từ vỏ xoan để chữa giun đũa, đạt kết quả từ 72- 76%. Ở Việt Nam từ năm 1973, Đỗ Tất Lợi và cộng sự đã chiết được hoạt chất của vỏ xoan và chế thành viên 0g10 đặt tên là viên Melia dùng với liều: - Trẻ em từ 1 tới 4 tuổi uống 1 đến 3 viên. - Trẻ em từ 5 tới 15 tuổi uống 4 đến 6 viên. - Trên 15 tuổi uống 7 đến 10 viên Lưu ý: Vì vỏ xoan rất độc nên có thể gây chết người nếu dùng quá liều nêu trên. c. Sử quân tử: Còn gọi là cây quả giun, quả nấc, tên khoa học là Quissqualis indica thuộc họ Bàng (Combretaceae). Sử quân tử là một loại dây leo, nọc tựa vào một cây khác hay hàng rào, mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta. Tại Thành phố Hồ Chí Minh được trồng làm cây cảnh rất nhiều, nhưng ít thấy có quả.
- Sử quân tử có tác dụng chữa giun tốt (kết quả đạt khoảng 70%) nh ưng cũng có trở ngại là gây nấc cụt, làm hạ huyết áp, uống ngiều thì mệt. Cách dùng và liều lượng như sau: Dùng nhân quả già, cắt bỏ hai đầu và bóc hết màng lụa tán thành bột để uống. Trẻ em dưới 12 tuổi uống từ 5-10g, trên 12 tuổi uống từ 10-20g, uống một lần vào buổi sáng. Ba giờ sau uống thuốc xổ muối (sulfat natrium hoặc sulfat mangnesium 15g). d. Keo dậu:Còn gọi là cây bình linh, bọ chét, nam táo nhân, tên khoa học là Leucaena leucocephala thuộc họ Trinh nữ (Minosaceae). Mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước để làm hàng rào, làm phân xanh, bòng mát. Hạt keo rất ít độc, ăn một số lượng nhiều không đáng ngại, có tác dụng chữa giun đũa nhưng tye lệ ra giun không cao. Có thể sử dụng dưới dạng hạt tươi hoặc hạt rang cho đến khi nở rồi tán thành bột. - Trẻ em từ 3-5 tuổi uống 5g bột mỗi ngày trong 3 ngày. - Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi uống 7g bột mỗi ngày trong 3 ngày. - Trẻ em từ 11 – 15 tuổi uống 10g bột mỗi ngày trong 3 ngày. Người lớn 15-20 g bột mỗi ngày trong 3 ngày. 2. Giun kim:
- Hồi trước dùng: - Santonin – calomel - Tím gentian - Phesnotiazin Hiện thời dùng: - Các muối Píperazin (liều lượng giống như dùng trị giun đũa) - embonat pyrvinium (povanyl *, Vanquin*) Trình bày: dung dịch treo dùng uống và viên bọc đường. Uống một liều duy nhất 5mg/10Kg thể trọng. Thuốc không công phạt, dễ uống nhưng vì là một dẫn xuất của cyanin nên phân có màu đỏ, cha mẹ không nên lo sợ. - Combantrin* (liều lượng giống như dùng trị giun đũa). - Vermox* và Fulisvermal*: Uống 1 viên 100mg mỗi ngày, trong 3 ngày bất luận tuổi. Nhưng dù dùng thuốc nào cũng nên trị tất cả người trong gia đình hay tập thể (đã bị nhiễm hay nghi bị nhiễm) và uống thuốc lần thứ hai từ 10 tới 15 ngày sau.
- Dân gian dùng: Rau sam Portulaca oleracea, họ Portulaceae) để trị giun kim. Lấy 50g rau sam tươi, rửa sạch, thêm ít muối, giã nhỏ, vắt lấy nước thêm ít đường vào cho dễ uống. Uống liên tiếp từ 3 – 5 ngày. - Gỏi đu đủ: dùng đu đủ tươi mới hái, gần chín, tự làm lấy gỏi và ăn liền buổi sáng vì men papain trong mủ đu đủ là chất trừ giun kim. An càng nhiều càng tốt (Khoa học, phổ thông số 178) 3. Giun móc: Hồi trước dùng: - Tinh dầu giun (xem giun đũa) - Tetraclor etylen (Didakene)* dưới dạng viên bọc nhựa chứa đựng 1ml thuốc. Người lớn uống một liều duy nhất 4 -5 viên, trẻ em 1-2 viên và uống thuốc xổ muối vài giờ sau. Trước và trong ngày dùng thuốc, tránh uống rượu, không ăn nhiều dầu mỡ vì các chất này làm cơ thể hấp thụ nhiều thuốc, dễ gây ngộ độc. Tác dụng cao nhất là đối với Necator nhưng tường đối độc. Những người đau gan, đau thận, phụ nữ có thai không nên dùng. Hiện thời dùng:
- - Alcopar*: Trẻ em trên 3 tuổi và người lớn, sáng sớm bụng đói uống: 1 lần 1 gói 5g với chút nước. Dưới 3 tuổi, uống nửa gói. Dung nạp tốt và không có chống chỉ định nhưng thuốc này ít công hiệu đối với Neecator. - Combantrin* Uống 20mg/Kg/ngày trong 2 tới 3 ngày liên tiếp. Công hiệu với cả 2 loại giun móc. - Levamisol (Solaskil*, Vinacor* Decaris*) 5mg/Kg/ngày trong 2 t ới 3 ngày. Kết quả tốt. - Vermox*, Fluvermal*: 2 viên 0g100 mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp. Như đã nói, hai thuốc này cũng công hiệu đối với giun đũa, giun kim, giun tóc, giun lươn. Ngoài ra vì giun móc gây ch ứng thiếu máu nên phải cho bệnh nhân uống thêm những muối sắt như protoxalat, sulfat, fumarat sắt và truyền máu trong trường hợp thiếu máu trầm trọng. 4. Giun tóc: Nếu ít thì thì không cần điều trị vì các tổn thương niêm mạc ruột không đáng kể. Nếu nhiều thì lhos trị vì 3/5 phần trước của thân bám sâu vào niêm mạc ruột làm thuốc diệt giun khó ngấm vào thân nó. Trường hợp nặng dùng: - Vermox* hay Fluvermal*: 2 viên 0g100 mỗi ngày trong 3 ngày bất luận tuổi.
- - Diffetarson (Bémarsal)* người lớn: 4 viên 0g50 mỗi ngày trong 10 ngày, trẻ em, giảm phân nửa. 5. Giun lươn: Chí có một thuốc thật sự công hiệu: đó là Thiabendazol (Mintezol*). Vì có vài phản ứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nên các bác sĩ đề nghị uống 25mg/Kg/ngày trong 3 ngày liên tiếp thay vì uống 50mg/Kg một lần duy nhất. Kết quả ra giun đạt 90%. 6. Sán dải heo và sán dải bò: Đối với sán dải trưởng thành hồi trước dùng - Cao ete, dương xỉ đực: Sáng sớm bụng đói uống cả thảy 16 viên nang 0g50, cứ 10 phút uống 2 viên, vài giờ sau uống thuốc xổ muối. - Quinacrine: Sáng sớm bụng đói cứ 5 phút uống 2 viên, uống cả thảy 8 viên, vài giờ sau uống thuốc xổ muối. - Stanoxyl (muối thiết) công hiệu cao và ít độc. Cho uống 18 viên mỗi ngày, chia làm 3 lần, trong một tuần. Hiện thời dùng:
- - Diclorophen (Plath-lyse*) Trẻ em cứ 1 tuổi uống 1 viên. Người lớn: uống 14 viên (cứ 5 phút uống 2 viên) sáng sớm bụng đói. - Niclosamid, (Trédésmine*, Yomesane*) Người lớn, sáng sớm bụng đói, nhai với một ít nước 2 viên, một giờ sau, nhai thêm 2 viên. Hiện là loại tuốc tốt nhất để chữa bệnh sán dải heo và sán dải bò. - Vermox* và Fluvermal*: Bốn viên mỗi ngày chia làm 2 lần trong 3 ngày liên tiếp. Đối với ấu trùng sán dải heo không có thuốc điều trị, thường phải giải phẫu để lấy nang ấu trùng. Vì thế nếu nang ấu trùng định vị dưới da và ở mắt thì dễ nhưng nếu định vị ở não và nhiều thì việc giải phẫu có thể nguy đến tính mạng bệnh nhân. Thuốc dân tộc - Thạch lựu: Cây thạch lựu còn có tên là bạch lựu, thập lựu tên khoa học là Ounica granatum thuộc học Lựu (Punicaceae). Vỏ lựu nhất là rễ chứa alcaloid pelletierin và isopelletierin cos tác dụng mạnh đối với sán dải heo và bò. - Vỏ lựu khô tán vừa phải 60g - Nước 750g
- Ngâm trong 6 giờ sau đó sắc còn 500g rồi gạn và lọc. Sáng sớm bụng đói, uống thuốc nầy chia làm 2 hay 3 lần, mỗi lần cách nửa giờ. Hai giờ sau khi uống liều cuối cùng, uống thuốc xổ. Khi uống thuốc cần nằm nghỉ cho đỡ mệt. - Hạt bí ngô còn có tên là hạt bí đỏ, nam qua tử là hạt của nhiều lợi bí như bí ngô (Cucurbita pepo) bí rợ (Cucurbita moschata). Tác dụng chữa sán d ãi tuy không mạnh bằng dương xỉ đực nhưng không độc đối với cơ thể. Có thể ăn uống hoặc rang chín sau khi bóc vỏ cứng b ên ngoài. Liều lượng như sau: Sáng sớm bụng đói, người lớn ăn 100 g nhân, trẻ em ăn từ 30g tới 70g tuỳ theo tuổi (có thể tán nhỏ và trộn với mật ong cho dễ ăn). Ba giờ sau uống thuốc xổ muối. - Hạt cau: Cây cau có tên khoa học là Areca catechu thuộc họ Palmae. Hoạt chất chữa sán của hạt cau là arecolin, có tính gây tiết nước bọt nhiều, tăng bài tiết dịch vị, dịch tràng và làm co đồng tử. Dùng hạt cau sống từ 50 tới 100g (tuỳ theo tuổi và thể trạng bệnh nhân). Trẻ em dưới 10 tuổi dùng 30g hoặc ít hơn. Đổ vào ½ lít nước, sắc cạn còn độ 150 – 200ml là được. Có thể dùng phối hợp với hạt bí rợ. Trong trường hợp nầy, ăn hạt bí trước rồi 2 giờ sau uống nước sắc hạt cau. Nửa giờ sau khi uống nước sắc này, uống một liều
- thuốc xổ muối. Nằm nghỉ, đợi thật buồn đi ngo ài, đi tiêu vào một chậu nước âm ấm, nhúng cả mông vào. 7. Sán lá nhỏ ở gan: Không có thuốc nào thật sự công hiệu. Hồi trước dùng: - Những dẫn xuất của antimon như Glucantime, Anthiomaline nhưng những thuốc này độc. - Cloroquin: 0g50 mỗi ngày trong một tháng. - emetin hoặc 2 – dehydro – emetin (xin xem phần điều trị bệnh lỵ amib) Hiện thời dùng: - Bithionol: 30mg/Kg th ể trọng mỗi ngày, ngày uống ngày nghỉ trong 20 ngày. - Fluvermal*: 2 viên mỗi ngày trong 7 ngày. - Praziquantel (Biltricide: 60mg/Kg th ể trọng mỗi ngày chia làm 2 lần, uống trong 8 ngày. 8. Sán lá lớn ở ruột: Hồi trước dùng:
- - Tétracloretylen: 5ml cho người lớn. - Hexyl resorcinol 1g/ mỗi ngày trong 3 ngày liên tiếp. Hiện thời dùng: Niclosamid (Yomesene*, Tresdeesmine*). Rất công hiệu. Sáng sớm bụng đói, nhai 2 viên rồi một giờ sau nhau 2 viên nữa. Dân gian dùng hạt cau để chữa sán lá lớn ở ruột, đạt kết quả khả quan. Dùng hạt cau già (1g/Kg thể trọng), ngâm trong 300 – 500ml nước. Sắc để cạn còn một nửa và uống sáng sớm bụng đói. Vài giờ sau khi uống nước sắc hạt cau, uống thuốc xổ. 9. Amib gây lỵ: Phép trị liệu dựa vào sự hiểu biết về sinh học của Entamoeba histolytica khi n ào amib này sống trong lòng ruột dưới dạng minuta hay bào nang thì phải điều trị bằng những thuốc tác động trong lòng ruột, không tan, không thẩm thấu qua th ành ruột. Những thuốc nầy được gọi là diệt amib trực tiếp bằng c¸ch tiếp xúc. Ngược lại, khi nào amib phát triển theo chu trình gây bệnh, đi ngang qua th ành ruột rồi theo đường máu đến các mô, thì phải dùng những thuốc diệt amib có khả năng khuếch tán trong mô mới công hiệu. Ông Deschiens cũng đã chứng minh
- rằng luôn luôn có một sự nhiễm vi trùng phụ kèm theo bệnh lỵ amib, lâm bệnh cho bệnh này nặng hơn. 1. Những thuốc diệt amib bằng cách tiếp xúc: Những thuốc này chỉ tác động vào dạng minuta (không ăn hồn cầu) và bào nang trong lòng ruột, không công hiệu đối với dạng histolytica (ăn hồng cầu). Được dùng dưới hình thức uống và gồm có: a. Những dẫn xuất của arsen như: - Stovarsol*: người lớn 3 viên 0g25 mỗi ngày trong 5 ngày. - Bémarsal*: Người lớn 4 viên 0g50 mỗi ngày trong 10 ngày. - Dùng lâu có thể gây nhức đầu, tiêu chảy, nổi mẩn. b. Những dẫn xuất có halogen của oxi quinolein thường được dùng trong bệnh lỵ amib mãn tính như Direxiode * Entérovioforme * Yatrème *: ngư ời lớn uống từ 0g50 tới 1g mỗi ngày, tối đa trong 10 ngày. Những báo cáo gần đây cho thấy lạm dụng oxi quinolein có thể làm viên bán cấp dây thần kinh tuỷ và thị giác có thể gây m ù và liệt hạ chi (subacute myelo optic neuropathy) nên phải dùng cẩn thận, từng đợt ngắn. 2. Những thuốc diệt amib bằng cách khuếch tán trong mô
- Tác động chủ yếu đối với amib dạng ăn hồng cầu ở trong th ành ruột và ở gan. a. Emetin: Là một alcaloid chiết xuất từ cây Ipeca, thường được dùng dưới dạng clorhyđrat. Tiêm dưới da với liều 1mg/Kg mỗi ngày trong 10 ngày liên tiếp. Rồi ngưng 45 ngày trước khi tiêm một loạt emetin thứ nhì nếu bệnh chưa khỏi vì thuốc nầy bài tiết rất chậm, khá độc và tích tụ trong cơ thể nên có thể sinh ra những biến chứng ở thận, tim, hệ thần kinh. b. 2 dehydro emetin là một emetin tổng hợp bài tiết hai lần nhanh hơn emetin 6 lần. Liều dùng cũng giống như emetin; khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày. Cũng có bán dưới dạng thuốc viên. c. Métronidazol (Flagyl*) Uống 30mg/Kg mỗi ngày trong vòng 7 ngày đến 10 ngày. Rất công hiệu đối với bệnh lỵ amib ở ruột trong thời kỳ cấp và nhất là l ỵ amib ở gan. Có thể gây ra một vài phản ứng phụ như buồn nôn, nhức đầu chóng mặt và đàn bà có thai không nên dùng trong ba tháng đầu. Hiện thời có những thuốc mới cùng nhóm hoá học với métronidazol nhưng có một thời gian thải trừ dài hơn nên có thể rút ngắn đợt chữa còn 1 tới 5 ngày như: - Tinidazol (Fasigyne*) - Secnidazol (Tibéral*) Cũng uống 30mg/Kg thể trọng mỗi ngày như métronidazol.
- 3. Những thuốc trị nhiễm trùng phụ: Trong thời gian điều trị amib, nên dùng thêm những kháng sinh như tétracyclin, Spiramycin để diệt các vi trùng thuận cho sự phát triển của amib. 4. Những thuốc trị lỵ amib từ nguồn gốc dược liệu. Không kể những thưc thuốc đã được chiết xuất từ dược liệu thảo mộc, hiện nay ở Việt Nam và ở nhiều nước khác vẫn dùng những dược liệu thảo mộc thô hoặc điều chế đơn giản (thuốc sắc, cao lỏng, thuốc tể, viên) để chữa bệnh lỵ amib. Ở Việt Nam những thảo mộc thường được dùng theo kinh nghiệm dân gian là: - Sầu đâu rừng còn gọi là sầu đâu cứt chuột, hạt khổ sâm, khổ luyện tử, nha đảm tử tên khoa học là Brucea Javanicá thuộc họ Thanh Thất (Simarubacreae). Chớ nhầm với cây Xoan còn gọi là cây sầu đâu đã trình bày ở phần giun đũa. Mỗi ngày dùng 10 – 14 quả tán nhỏ, làm thành viên 0g10. Toàn qu ả hoặc 0g02 nhân đã khử dầu. Uống liền trong 3-4 ngày đến một tuần lễ. Sầu đâu rừng độc uống quá liều có thể gây đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, người mệt. - Một hoa trắng còn gọi là mức hoa trắng, thừng thực to lá, cây sừng trâu, tên khoa học là Holarrhena antidysenterica thuộc họ Trúc Đào (Apocynaceae). Hạt và vỏ được dùng làm thuốc chữa lỵ amib dưới dạng bột, rượu thuốc hoặc cao lỏng.
- Bột vỏ ngày uống 10g. Bột hạt ngày uống 3-6g. Cao lỏng ngày uống 1-3g. Rượu hạt (1/5) ngày uống 2 – 6g. - Hoàng Liên là thân rễ phơi khô của nhiều loài Coptis thuộc họ Ranunculaceae Tán bột chế thành viên 0g50. Ngày uống 3-6 g chia làm 3 lần trong thời gian 7- 15 ngày. Chữa cả lỵ do trực trùng Shigella gây nên. Ngoài ra, chúng tôi thấy những dược liệu thảo mộc sau đây có tác dụng diệt amib trong ống nghiệm (in vitro) tỏi (Allium sativum); mơ tam thể (????? Tosa), hoàng đàng (Fibanreatin t???), hậu phác (????) cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia) 10. Trùng roi: (Giardia intetinalis) Hồi trước dùng: - Quinacrin * - Cloroquin (Nivaquine*) Hiện thời dùng: - Flagyl *: Người lớn 2 tới 3 viên mỗi ngày. Trẻ em 10mg/Kg mỗi ngày. Uống trong 7 ngày. Nên uống một đợt thứ hai bảy ngày. - Fasigyne*, Tibéral*, Flagentyl *: Uống một liều duy nhất: Người lớn: 2 g, trẻ em 50mg/Kg. Ba tuần sau uống một lần thứ hai.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ RỐI LOẠN NHỊP TIM THƯỜNG GẶP (Kỳ 1)
5 p | 350 | 111
-
Các thuốc điều trị giun
6 p | 235 | 38
-
Nhiều điểm mới trong điều trị suy tim
5 p | 144 | 27
-
Tìm hiểu về bệnh loãng xương
8 p | 149 | 19
-
Các chọn lựa điều trị suyễn
6 p | 149 | 15
-
Kiến thức cần biết về thuốc: Không phải thuốc nào cũng dùng ngày 2 lần
6 p | 98 | 15
-
Các loại thuốc điều trị giun
7 p | 151 | 14
-
Liệu Pháp Sinh Học Trong Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp
4 p | 135 | 14
-
Thuốc trị bệnh vảy nến
3 p | 109 | 7
-
Tim mạch - Những chỉ số nên biết
5 p | 98 | 7
-
Hội chứng do thuốc gây ra trong điều trị các bệnh viêm khớp
5 p | 604 | 7
-
Ung thư gan- những điều bạn nên biết
4 p | 75 | 6
-
Các cô gái nên biết 4 điều này trước khi cưới…
4 p | 97 | 4
-
Hiểu cảm cúm để trị hiệu quả
5 p | 77 | 4
-
Một số bệnh viện và trung tâm điều trị đau
8 p | 80 | 4
-
Ai có thể làm quyết định về sức khỏe của bạn?
5 p | 63 | 3
-
Có thể điều trị ung thư bằng nhiệt?
3 p | 97 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn