Lý thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát tới báo cáo tài chính
lượt xem 1
download
Mục đích bài viết "Lý thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát tới báo cáo tài chính" nhằm kiến nghị cần xem xét vấn đề ảnh hưởng của lạm phát tới báo cáo tài chính hợp nhất, thậm chí ở mức thấp hơn so với quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lý thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát tới báo cáo tài chính
- LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI BÁO CÁO TÀI CHÍNH ThS. Dương Thị Chi Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Lạm phát là yếu tố đã và đang ảnh hưởng tới đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên các quy định kế toán Việt Nam hiện nay chưa đề cập và hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty mẹ có Công ty con hoạt động tại nước ngoài, diễn ra lạm phát cao so với Việt Nam, trong bài viết tác giả đưa ra quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế về vấn đề này với mục đích so sánh. Sau đó bằng cách tự xây dựng mô hình công ty mẫu là công ty con được mở tại Lào, với các nghiệp vụ mẫu phát sinh, tác giả tính toán để chỉ ra ảnh hưởng lạm phát ở mức 10% và 20% tới báo cáo tài chính. Mục đích bài viết kiến nghị cần xem xét vấn đề ảnh hưởng của lạm phát tới báo cáo tài chính hợp nhất, thậm chí ở mức thấp hơn so với quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ khóa: báo cáo tài chính, lạm phát, ảnh hưởng của lạm phát, đánh giá lại. Ab tract Inflation is factor having effect on oversea investment, including Vietnam. However, Vietnam law’s system do not mention effect of inflation on consolidation financial statements for multinational companies. In comparison, International Accounting Standard 29 “Financial Reporting in Hyperinflationary Economies-IAS 29” is showed. Assumed subsidiary (Laos) of a Vietnam parent company is used for reporting to the parent based on current regulations, with effect of inflations at 10% and 20%. Article purposes that inflation adjustments to financial statement should be consider and should be consistently applied to financial statements even at lower rates than required by IAS 29. Key words: financial statements, inflation, inflation effect, restatement. 1. Giới thiệu Đầu tư ra nước ngoài là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển và hội nhập của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam là quốc gia không ngoại lệ, theo thống kê: giai đoạn 1989-1998 có 18 dự án với tổng vốn đăng ký trên 13,6 triệu USD, đến năm 2005 33
- số dự án ra nước ngoài là 131 với tổng vốn đăng ký đạt 731,4 triệu USD, gấp 7 lần về số dự án và gấp 53 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ trước, đến hết năm 2009 con số đầu tư đạt khoảng 7,73 tỷ USD với 465 dự án, năm 2010 Việt Nam có 107 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 2,962 tỷ USD (Nhìn lại chặng đường 20 năm đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam,2010), năm 2014 tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước đạt trên 1,786 tỷ USD (Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong năm 2014,2015). Ðiểm đến của các DN Việt Nam không chỉ là các thị trường quen thuộc như Lào, Cam-pu-chia, Nga... mà còn mở sang cả những quốc gia vốn là các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapore, Australia, châu Âu, châu Phi. Một số doanh nghiệp khác tranh thủ giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu để đầu tư mua lại một số cửa hàng kinh doanh, cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại quy mô vừa và nhỏ tại Hoa Kỳ, châu Âu, Australia... Tuy nhiên hiện nay lạm phát là nhân tố ảnh hưởng tới rất nhiều quốc gia, đặc biệt đó là vấn đề hay xảy ra ở các quốc gia đang phát triển. Lạm phát là nguyên nhân và những mối liên hệ của nó tới chính sách tiền tệ và các cuộc khủng hoảng tài chính, là nhân tố ảnh hưởng tới tình hình đầu tư đa quốc gia của các doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Trong một báo cáo năm 2012, hai nhà kinh tế Steve Hanke và Nicholas Krus đã phân tích dữ liệu của 55 trường hợp siêu lạm phát trong lịch sử thế giới, mà dưới đây là 9 vụ việc tiêu biểu : Hungary (tháng 8 năm 1945 - tháng 7 năm 1946), tốc độ lạm phát: 207 %/ngày, Zimbabwe (tháng 3 năm 2007 – tháng 11 năm 2008) tỷ lệ lạm phát: 98 %/ngày, Cộng hòa Liên bang Đức (tháng 8 năm 1922 –tháng 12 năm 1923) với tốc độ lạm phát: 21%/ngày (Những cuộc siêu lạm phát nổi tiếng trong lịch sử,2014) Với xu hướng đầu tư và phát triển ngày càng gia tăng, nhu cầu người sử dụng thông tin kế toán không chỉ thông tin của doanh nghiệp tại Việt Nam, mà cần thông tin trên báo cáo tài chính hợp nhất từ tất cả các công ty con có trụ sở trong và ngoài nước. Điều gì sẽ xảy ra nếu với báo cáo tài chính nếu như công ty con đặt tại quốc gia diễn ra lạm phát đáng kể? Để làm rõ vấn đề này, bài viết khái quát hóa quy định kế toán Việt Nam hiện nay về lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty mẹ có công ty con tại nước ngoài, đồng thời chỉ ra ảnh hưởng của lạm phát tới báo cáo tài chính của công ty con trước khi chuyển đối sang báo cáo công ty mẹ thông qua việc xây dựng mô hình công ty mẫu với các giả định nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 34
- 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tổng quan quy định kế toán về lập các báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty mẹ có công ty con tại nước ngoài - Chuẩn mực kế toán số 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái. Bộ tài chính (2002), các doanh nghiệp phải sử dụng Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ kế toán thống nhất, chuẩn mực này đưa ra các quy định và hướng dẫn nguyên tắc và phương pháp kế toán những ảnh hưởng do thay đổi tỷ giá hối đoái trong trường hợp doanh nghiệp có các giao dịch bằng ngoại tệ hoặc có các hoạt động ở nước ngoài. Chuẩn mực đồng thời đưa ra hai phương pháp để chuyển đổi báo cáo tài chính: phương pháp hợp nhất hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu. Khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo phải tuân theo những quy định sau: +Tài sản và nợ phải trả (cả khoản mục tiền tệ và phi tiền tệ) của báo cáo tài chính công ty cơ sở nước ngoài được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ. + Các khoản mục doanh thu, chi phí quy đổi theo tỷ giá tại ngày giao dịch. Trường hợp báo cáo của cơ sở ở nước ngoài được báo cáo bằng đồng tiền của một nền kinh tế siêu lạm phát thì doanh thu, thu nhập khác và chi phí được quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ; - Chuẩn mực kế toán số 25: Chuẩn mực kế toán "Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản vốn góp vào các công ty con" Bộ Tài chính (2003), theo quy định tất cả Công ty mẹ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất phải hợp nhất các báo cáo tài chính của tất cả các công ty con ở trong và ngoài nước. Chuẩn mực quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của một tập đoàn gồm nhiều công ty chịu sự kiểm soát của một công ty mẹ và kế toán khoản đầu tư vào công ty con trên báo cáo tài chính. Khi hợp nhất báo cáo tài chính, báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con sẽ được hợp nhất theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản tương đương của tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác và chi phí. - Hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất trong Thông tư số 202/2014 Bộ tài chính (2014), Công ty mẹ là tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty đại chúng quy mô lớn và công ty mẹ thuộc sở hữu Nhà nước phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm và Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên dạng đầy đủ, Báo 35
- cáo tài chính hợp nhất quý dạng tóm lược. Nếu báo cáo tài chính Công ty con được lập bằng đồng tiền khác với báo cáo tài chính công ty mẹ, thì công ty mẹ phải chuyển đổi báo cáo tài chính công ty con sang đồng tiền báo cáo của công ty mẹ, và cần phải xác định tỷ giá hối đoái được sử dụng để chuyển đổi báo cáo của công ty con bằng cách lựa chọn một ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch làm căn cứ xác định tỷ giá chuyển đổi báo cáo tài chính. Thông tư đưa ra cụ thể tỷ giá giao dịch thực tế được sử dụng khi chuyển đổi báo cáo tài chính của Công ty con với các hạng mục tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, doanh thu, chi phí. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế tại quốc gia nơi công ty con hoạt động diễn ra lạm phát cao hơn so với Việt Nam, khi đó lạm phát có thể ảnh hưởng tới các khoản mục báo cáo tài chính, các quy định tại Việt Nam hiện nay không đề cập tới vấn đề này, mặc dù trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 có đề cập tới ảnh hưởng tỷ giá trong nền kinh tế siêu lạm phát, nhưng lại không giải thích được thế nào thì được coi là siêu lạm phát. 2.2. Quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS 29 Financial Reporting in Hyperinflationary Economies Hiện nay, theo hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế số IAS 29: Báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát. Chuẩn mực này có đề cập tới, trong nền kinh tế có lạm phát cao, việc lập báo cáo hoạt động và báo cáo tình hình tài chính bằng đồng tiền địa phương nếu không điều chỉnh báo cáo thì không hữu ích. Siêu lạm phát được nhận biết bởi các đặc điểm của môi trường kinh tế của một quốc gia bao gồm, nhưng không giới hạn,: + Người dân của quốc gia đó nói chung thích giữ của cải bằng tài sản phi tiền tệ hoặc bằng một đồng ngoại tệ tương đối ổn định. Giá trị của đồng nội tệ đã nắm giữ ngay lập tức được đầu tư nhằm duy trì sức mua; + Người dân nói chung liên quan đến các giá trị tiền tệ không phải bằng đồng nội tệ mà bằng một đồng ngoại tệ tương đối ổn định. Giá cả có thể được niên yết bằng đồng tiền đó; +Bán hàng và mua hàng bằng tín dụng diễn ra tại các mức giá mà bù cho khoản lỗ dự tính của sức mua trong thời gian tín dụng, thậm chí nếu trong thời gian ngắn; + Lãi suất, tiền lương và giá cả đều quan hệ với chỉ số giá; + Tỷ lệ lạm phát lũy kế trong 3 năm xấp xỉ bằng, hoặc vượt 100%; Tuy nhiên, chuẩn mực không xây dựng chính xác tỷ lệ mức siêu lạm phát là bao nhiêu để khi đánh giá lại báo cáo tài chính là cần thiết. Điều ngược lại cho thấy, trong 36
- lịch sử khi giá dầu mỏ tăng cao làm cho tình hình lạm phát lại là vấn đề đáng lo ngại tại quốc gia đang phát triển, như Zimbabwe làm một ví dụ, Zimbabwe (tháng 3 năm 2007 – tháng 11 năm 2008) tỷ lệ lạm phát: 98 %/ngày, nhưng trước đó lạm phát lũy kế 3 năm của quốc gia này chỉ là 9,34%. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp của nghiên cứu này không dựa trên số liệu thu thập, mà đo lường ảnh hưởng của lạm phát trên báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh), một công ty mẫu do tác giả tự xây dựng, công ty con hoạt động tại Lào, và công ty mẹ đặt trụ sở ở Việt Nam. Công ty con trong năm có rất nhiều nghiệp vụ, dưới đây là các sự kiện và giả định: Thứ nhất: Giả sử công ty con hoạt động tại quốc gia tại Lào có nền kinh tế lạm phát, các nghiệp vụ được ghi chép trên sổ sách kế toán bằng tiền nội tệ tại giá gốc (Lak) và cuối năm tài chính số dư trên sổ cái được lấy và sau đó trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, điều này phải thực hiện trước bởi theo quy định của nước sở tại yêu cầu các giao dịch cần phải được ghi chép trên sổ sách theo đúng quy định. Thứ hai: Các bút toán điều chỉnh như khấu hao, giá vốn hàng bán được thực hiện vào cuối năm tài chính tức 31/12. Thứ ba: Các tài khoản trên sổ cái được xác định là tiền tệ và phi tiền tệ, Các khoản mục tiền tệ: Là tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, các khoản phải thu, hoặc nợ bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể xác định được, các khoản mục này không chịu ảnh hưởng bởi lạm phát như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thuế GTGT đầu vào, thuế phải nộp nhà nước. Các khoản mục phi tiền tệ và công nợ thì ngược lại, chúng lại chịu ảnh hưởng bởi lạm phát như hàng tồn kho, tài sản cố định, vốn đã góp, lợi nhuận chưa phân phối, tất cả hạng mục trên báo cáo thu nhập,… các hạng mục phi tiền tệ đều được báo cáo lại. Điều đó có nghĩa số dư các hạng mục tại thời điểm cuối năm sẽ được nhân với tỷ lệ lạm phát vào ngày giao dịch. Tất cả các hạng mục trên báo cáo thu nhập bao gồm khấu hao, giá vốn hàng bán sẽ được tính toán lại tại cuối năm. Tại cuối năm chi phí thuế hoãn lại tại đồng nội tệ sẽ được tính toán và giảm trừ phần thuế thu nhập doanh nghiệp. Máy móc, vốn góp là khoản mục phi tiền được sẽ được trình bày lại tại cuối năm theo sức mua. Thứ tư: Giả định mọi nghiệp vụ mua và bán không có hoạt động xuất khẩu hay nhập khẩu, bởi tỷ giá hối đoái thay đổi có thể dẫn tới ảnh hưởng tới báo cáo tài chính. 37
- 4. Mô hình công ty mẫu Nghiệp vụ tại Công ty mẫu là công ty con đặt chi nhánh tại Lào. Các nghiệp vụ công ty mẫu đơn vị: 1000 Lak 1. Công ty XUZ được thành lập với số vốn góp là 4.000.000 bằng tiền vào 31/1 2. Mua 100 lô hàng chưa thanh toán với giá 1000 và thuế GTGT 10% vào 28/02 3. Mua thiết bị sản xuất đã thanh toán bằng tiền 500.000 + thuế GTGT 10% 4. Mua một 100 lô hàng chưa thanh toán 1100LC + 10% thuế GTGT vào 30/04 5. 100 lô hàng được bán cho khách hàng A chưa thanh toán 2500 LC/1 lô + thuế GTGT 10% vào 31/05 6. thanh toán cho nhà cung cấp tại nghiệp vụ số 2 vào 30/07 7. 50 lô hàng được bán cho khách hàng B chưa thanh toán 2500LC/1 lô + 10% thuế GTGT vào 31/07 8. 25 lô hàng được bán cho khách hàng C chưa thanh toán 2400 LC/1l lô + 10% thuế GTGT vào 31/08 9. Nhận được ½ số tiền của khách hàng A thanh toán ở nghiệp vụ 5 vào ngày 30/09 10. Nhận được số tiền thann toán của khách hàng B nghiệp vụ 7 vào ngày 31/10 11. Nhận được tiền thanh toán của khach hàng C (nghiệp vụ 8) vào 30/11 Giả sử rằng trong năm tài chính đó, tại Lào đã trải qua cuộc lạm phát lịch sử như năm 2008 lên tới 10% và 20%, trong khi tại Việt nam thì lạm phát ổn định 5. Kết quả Bảng 1. Chỉ ra báo cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh theo đồng tiền LAK Báo cáo kết quả kinh doanh 1. Doanh thu 435,000 2. Giá vốn hàng bán 182,500 3. Lợi nhuận gộp 252,500 4. Chi phí khấu hao 41,667 38
- Báo cáo kết quả kinh doanh 5. Lợi nhuận thuần trước thuế 210,833 6. Thuế TNDN phải nộp 52,708 7. LN sau thuế 158,125 Bảng cân đối kế toán A. Tài sản ngắn hạn 3,873,500 A. Nợ phải trả 173,708 1. Tiền 3,681,000 1. Phải trả người bán 121,000 2. Thuế GTGT được khấu 2. Thuế TNDN phải trừ 27,500 nộp 52,708 3. Phải thu khách hàng 137,500 4. Hàng tồn kho 27,500 B. Tài sản dài hạn 458,333.3 B. Vốn chủ sở hữu 4,158,125 1. Thiết bị sản xuất 500,000.0 1. Vốn góp 4,000,000 2. Khấu hao lũy kế (41,666.7) 2. Lợi nhuận 158,125 Tổng tài sản 4,331,833 Tổng nguồn vốn 4,331,833 Bảng 1 là bảng phản ánh tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo đồng tiền LAK, đấy là kết quả kinh doanh được phản ánh theo quy định không có ảnh hưởng của lạm phát. Bảng 2. Giả sử nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát 10% Số trước điều Báo cáo kết quả kinh doanh Số sau điều chỉnh lạm phát 10% chỉnh lạm phát 1. Doanh thu 435,000 456,294 2. Giá vốn hàng bán 182,500 196,179 3. Lợi nhuận gộp 252,500 260,115 4. Chi phí khấu hao 41,667 44,754 39
- Số trước điều Báo cáo kết quả kinh doanh Số sau điều chỉnh lạm phát 10% chỉnh lạm phát 5. Lợi nhuận thuần trước thuế 210,833 215,361 6. Lãi/lỗ do điều chỉnh lạm phát - 333,953 7. Thuế TNDN phải nộp 52,708 61,650 8. LN sau thuế 158,125 (180,242) Bảng cân đối kế toán Số liệu Số liệu Số liệu Số liệu sau điều sau điều trước trước chỉnh chỉnh điều điều lạm phát lạm phát chỉnh chỉnh 10% 10% A. Tài sản ngắn hạn 3,873,500 3,875,304 A. Nợ phải trả 173,708 182,650 1. Tiền 3,681,000 3,681,000 1. Phải trả người bán 121,000 121,000 2. Thuế GTGT được khấu trừ 27,500 27,500 2. Thuế TNDN phải nộp 52,708 61,650 3. Phải thu khách hàng 137,500 137,500 4. Hàng tồn kho 27,500 29,304 B. Tài sản dài hạn 458,333.3 492,295.6 B. Vốn chủ sở hữu 4,158,125 4,184,950 1. Thiết bị sản xuất 500,000.0 537,049.7 1. Vốn góp 4,000,000 4,365,191 2. Khấu hao lũy kế (41,666.7) (44,754.1) 2. Lợi nhuận 158,125 -180,242 Tổng tài sản 4,331,833 4,367,600 Tổng nguồn vốn 4,331,833 4,367,600 Số liệu Bảng 2, đánh giá lại các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính khi nền kinh tế lạm phát với tỷ lệ 10%. Trong khi các chỉ tiêu tiền tệ không ảnh hưởng bởi lạm phát như: tiền, thuế GTGT được khấu trừ, phải thu khách hàng, phải trả người bán. Các chỉ tiêu còn lại sẽ đánh giá theo sự ảnh hưởng của lạm phát 10%, khi có sự ảnh hưởng lạm phát thay vì lợi nhuận trước đó là lãi, thì trở thành lỗ do đánh giá lại theo lạm phát. 40
- Bảng 3. Giả sử khi nền kinh tế lạm phát 20% Số trước điều Số sau điều chỉnh lạm Báo cáo kết quả kinh doanh chỉnh lạm phát phát 20% 1. Doanh thu 435,000 476,681 2. Giá vốn hàng bán 182,500 209,572 3. Lợi nhuận gộp 252,500 267,109 4. Chi phí khấu hao 41,667 47,772 5. Lợi nhuận thuần trước thuế 210,833 219,337 6. Lãi/lỗ do điều chỉnh lạm phát - 665,436 7. Thuế TNDN phải nộp 52,708 70,388 8. LN sau thuế 158,125 (516,487) Bảng cân đối kế toán Số liệu Số liệu Số liệu sau Số liệu sau điều trước điều điều chỉnh trước điều chỉnh lạm chỉnh lạm phát chỉnh phát A. Tài sản ngắn hạn 3,873,500 3,877,054 A. Nợ phải trả 173,708 191,388 1. Phải trả 1. Tiền 3,681,000 3,681,000 người bán 121,000 121,000 2. Thuế GTGT được 2. Thuế TNDN khấu trừ 27,500 27,500 phải nộp 52,708 70,388 3. Phải thu khách hàng 137,500 137,500 4. Hàng tồn kho 27,500 31,054 B. Tài sản dài hạn 458,333.3 525,496.0 B. Vốn chủ sở 4,158,125 4,211,163 hữu 1. Thiết bị sản xuất 500,000.0 573,268.4 1. Vốn góp 4,000,000 4,727,650 2. Khấu hao lũy kế (41,666.7) (47,772.4) 2. Lợi nhuận 158,125 -516,487 Tổng tài sản 4,331,833 4,402,550 Tổng nguồn vốn 4,331,833 4,402,550 41
- Bảng 3 cho thấy khi nền kinh tế lạm phát cao gấp 2 tại 20%, các chỉ tiêu đánh giá lại như lợi nhuận đã giảm khá nhiều. Đồng thời như các chỉ tiêu tổng tài sản và tổng nguồn vốn tăng một lượng đáng kể. Điều này cho thấy báo cáo tài chính nếu không phản ánh lạm phát, khi đó báo cáo tài chính tại công ty con không phản ánh tình hình tài chính thực tế, ví dụ trên là khoản mục hàng tồn kho trong tình huồng công ty mẹ thanh lý công ty con, khi đó mức mong muốn công ty mẹ nhận được sẽ là 27.500 Lak, tuy nhiên thực tế giá trị sẽ là 29,304 lak nếu mức lạm phát 10% và là 31,054 lak nếu lạm phát ở mức 20%. 6. Kết luận Lạm phát là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới báo cáo tài chính, là một nhân tố bên ngoài khó có thể kiếm soát. Nếu công ty mẹ có công ty con hoạt động tại quốc gia có chỉ số lạm phát cao hơn tại quốc gia mà công ty đóng trụ sở, trong mô hình công ty mẫu trên tác giả đã giải thích và tính toán ảnh hưởng lạm phát tới báo cáo tài chính với mục đích các nhà quản lý có thể thấy được ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của họ. Tuy nhiên thì các quy định của Việt Nam hiện nay chưa đề cập tới vấn đề này. Theo phân tích trên, tác giả xin được đưa ra khuyến nghị trong ngắn hạn với Bộ Tài chính nên đưa ra các quy định và hướng dẫn việc lập báo cáo tài chính với các Công ty mẹ có Công ty con đặt trụ sở tại quốc gia có lạm phát khác biệt lớn so với công ty mẹ. Trong các quy định có thể tham khảo theo IAS 29, tuy nhiên cần phải cân nhắc các tiêu chí mức tỷ lệ lạm phát bao nhiêu cho phù hợp, bởi theo quy định của Chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS 29 khi lạm phát lũy kế 3 năm dưới 100% không yêu cầu công ty phải đáng giá lại báo cáo tài chính, vì theo số liệu mẫu ở trên đã chỉ ra khi mức lạm phát chỉ ở mức 10% và 20% thì đã có ảnh hưởng đáng kể với báo cáo tài chính. Hiện nay, các quốc gia đang áp dụng IAS 29 cũng gặp phải vấn đề ảnh hưởng của lạm phát tới báo cáo tài chính hợp nhất của mình, trên thế giới đã có một số nghiên cứu để đưa ra các giải pháp cho vấn đề ảnh hưởng của lạm phát tới kế toán, điển hình tác giả đã đưa ra đề xuất lâu dài là xây dựng một đơn vị tiền tệ toàn cầu, đơn vị này có thể đảm bảo các quốc gia có cùng tỷ lệ lạm phát (nếu có), và tất cả các báo cáo tài chính sẽ được đo lường bằng cùng một đơn vị tiền tệ. Đây là giải pháp vĩnh viễn cho vấn đề lạm phát trong kế toán (Alagiah, 2009), với cơ chế đồng tiền chung này có thể xóa bỏ gần như sự khác nhau về lạm phát giữa các quốc gia. Bản chất là một cơ chế tương tự cũng đã được hình thành tại một số khu vực trên thế giới như khu vực châu Âu có đồng tiền Euro chung, hay Ngân Hàng Trung Đông Eastern Caribbean có đồng tiền tệ chung của nhóm sáu các quốc gia Caribbean độc lập, đồng tiền chung của họ là Đồng Caribbean dollar (EC$) (www.wikipedia.org/wiki/Eastern_Caribbean_Central_Bank). 42
- Như vậy một giải pháp dài hạn cho các quốc gia trong đó có Việt Nam đó là cần xây một cơ chế tương tự có thể thiết lập cho các khu vực còn lại trên thế giới để có thể giải quyết vấn đề này một cách triệt để như khu vực Đông Nam Á hoặc các liên minh kinh tế các quốc gia …. Giải pháp này để thực hiện được cần có sự tham gia và nỗ lực của nhiều quốc gia trong thời gian dài. Tài liệu tham khảo 1. Alagiah (2009), Writing the Future: A TheoreticalJustification for a Uniform and Universal System of Currency in Accounting for Inflation, Journal of Modern Accounting and Auditing, vol.5, issue 7, p. 43 2. Bộ Tài chính (2002), Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố sáu chuẩn mực kế toán việt nam (đợt 2), ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2002. 3. Bộ tài chính (2003), Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC về việc ban hành và công bố sáu chuẩn mực kế toán việt nam (đợt 3), ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2003. 4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 202/2014/TT-BTC hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất, ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014. 5. IAS 29 — Financial Reporting in Hyperinflationary Economies, truy cập ngày 10/10/2015 từ http://www.iasplus.com/en/standards/ias/ias29 6. Nhìn lại chặng đường 20 năm đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam (2010), truy cập ngày 10/10/2015 từ http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/nhinlaichangduong20nam-nd-15631.html 7. Những cuộc siêu lạm phát nổi tiếng trong lịch sử (2014), truy cập ngày 10/10/2015 từ http://www.baomoi.com/Nhung-cuoc-sieu-lam-phat-noi-tieng-trong-lich-su-Phan- 1/c/14549383.epi 8. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong năm 2014 (2015), truy cập ngày 10/10/2015 từ http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/2573/Tinh-hinh-dau-tu-ra-nuoc-ngoai- cua-Viet-Nam-trong-nam-2014 9. www.wikipedia.org/wiki/Eastern_Caribbean_Central_Bank 43
- 44
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lý thuyết động viên của Maslow: Chúng ta đã hiểu đúng hay chưa?
6 p | 126 | 12
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm mỹ phẩm trực tuyến của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
14 p | 74 | 10
-
Các xu hướng nghiên cứu Marketing xanh: Lý thuyết và vận dụng thực tiễn
15 p | 165 | 8
-
Các yếu tố tác động tới kỳ vọng về hiệu quả và sự hài lòng của người dùng sách điện tử: Nghiên cứu điển hình tại Hà Nội
16 p | 18 | 7
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của các công cụ marketing trực tuyến đến giá trị cảm nhận khách hàng tại các NHTMCP Việt Nam
15 p | 53 | 6
-
Ảnh hưởng của nắm giữ tiền mặt đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam – cách tiếp cận mô hình động
11 p | 10 | 3
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn xã hội đến đổi mới và hiệu quả chuỗi cung ứng
7 p | 89 | 3
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng chatbot của khách hàng: Góc nhìn tại Việt Nam
15 p | 7 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 12 | 3
-
Tác động của người ảnh hưởng đến ý định mua mỹ phẩm của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 10 | 3
-
Ảnh hưởng hệ sinh thái Fintech đến dự định khởi nghiệp kinh doanh số của sinh viên Việt Nam
12 p | 9 | 2
-
Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến hành vi tiêu dùng từ tiếp cận lý thuyết văn hóa của Hofstede
8 p | 12 | 2
-
Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi nghiệp của sinh viên
11 p | 8 | 2
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của gắn kết công việc tới hiệu suất làm việc của nhân viên nhân sự
21 p | 18 | 2
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh theo cảm nhận của sinh viên: Cơ sở lý luận
9 p | 4 | 1
-
Tác động ý thức thời trang và người có ảnh hưởng truyền thông xã hội đến ý định mua thời trang trực tuyến
9 p | 2 | 1
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tiếp thị kỹ thuật số ở các doanh nghiệp Việt Nam
9 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn