intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mách bạn trị một số bệnh tại nhà

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

105
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mách bạn trị một số bệnh tại nhà Nhiều người Việt kiêng kỵ tới bệnh viện đầu năm vì ngại sẽ "có huông" bị bệnh cả năm. Do vậy, không ít gia đình chọn cách tự điều trị một số bệnh trong ngày Tết. * Phỏng nhẹ Làm bếp rất dễ bị phỏng do dầu mỡ bắn khi chiên thức ăn. Vì thế, bạn hãy "thủ” sẵn thuốc trị phỏng trong tủ thuốc gia đình. Cấp cứu ngay sau khi bị phỏng là rửa bằng nước lạnh (để hạ nhiệt độ vết phỏng, tránh bị phỏng sâu) rồi thoa thuốc. Theo bác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mách bạn trị một số bệnh tại nhà

  1. Mách bạn trị một số bệnh tại nhà Nhiều người Việt kiêng kỵ tới bệnh viện đầu năm vì ngại sẽ "có huông" bị bệnh cả năm. Do vậy, không ít gia đình chọn cách tự điều trị một số bệnh trong ngày Tết. * Phỏng nhẹ Làm bếp rất dễ bị phỏng do dầu mỡ bắn khi chiên thức ăn. Vì thế, bạn hãy "thủ” sẵn thuốc trị phỏng trong tủ thuốc gia đình. Cấp cứu ngay sau khi bị phỏng là rửa bằng nước lạnh (để hạ nhiệt độ vết phỏng, tránh bị phỏng sâu) rồi thoa thuốc. Theo bác sĩ Nguyễn Bảo Tường - Khoa phỏng BV Nhi Đồng 1 TP.HCM, không nên bôi nước mắm, kem đánh răng lên chỗ bị phỏng, vì những chất này dễ làm nhiễm trùng và hoại tử tế bào da. Cần đến cơ sở y tế khi vết phỏng lớn, gây đau nhức. * Côn trùng chích, chui vào tai Ong chích làm sao đây? Việc cần làm ngay sau khi bị chích là lấy vòi ong, bởi càng để lâu, nọc độc càng tiết nhiều hơn. Dùng nhíp là nhanh nhất, nếu không có nhíp thì lấy thẻ tín dụng kê làm "đế”, kết hợp dùng móng tay để kẹp vòi ong ra. Bác sĩ Lê Thiện Anh Tuấn - Hội Y học khuyên, "Không nên nặn, chích lể mà nên đắp nước đá vào chỗ sưng". Nếu thấy có bất thường (sốt, sưng đỏ...) thì đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Đi chơi xa, về thăm quê, chẳng may bị côn trùng chui vào tai, hãy bình tĩnh dùng nước sạch, nước muối sinh lý nhỏ vào tai để côn trùng chui ra. * Nổi mụn Nổi mụn trong những ngày lễ tết là chuyện thường xảy ra, vì lịch sinh hoạt, cách ăn uống thay đổi. Điều cần ghi nhớ khi bị mụn là không dùng tay nặn mụn, vì sẽ làm tình trạng viêm nhiễm thêm nặng. Thay vào đó, hãy rửa mặt sạch và làm theo lời hướng dẫn của bác sĩ Phạm Thị Kim Anh - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM: "Nếu mụn sưng đỏ thì dùng
  2. Benzoyl Peroxide 5% hoặc 10% bôi mỗi ngày một lần. Nếu mụn sưng đỏ, có mủ thì bôi Erythromycin dạng gel tại chỗ ngày hai lần". Sau khi bôi sẽ thấy mụn "rút lui" có trật tự. Nếu hết tết mà vẫn không hết mụn, bạn cần đi khám để điều trị. * Đau chân Tiết xuân hanh lạnh, vui chơi đi nhiều, chân sẽ bị đau nhức khó chịu, nhất là vào buổi sáng sớm. Lúc này, hãy ngâm chân vào chậu nước ấm, và xoa bóp huyệt đạo bàn chân. Nếu không nắm rõ các huyệt thì day ấn lần lượt lòng bàn chân từ trên xuống dưới, sẽ thấy cơn đau giảm rất nhanh. Buổi sáng thức dậy, nên ngồi trên giường, dùng hai bàn tay miết, xoa, day ấn lòng bàn chân trước khi bước xuống giường, sẽ thấy rất dễ chịu. Nếu thừa cân, béo phì, bạn nên nghĩ đến chế độ ăn thấp năng lượng, để chân bớt phải "gánh vác" nặng nề. Cơn đau nhức chân này thường báo động rằng khớp bắt đầu thoái hóa. * Đau đầu Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu, phải qua chẩn đoán mới xác định được bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp người đang khỏe mạnh nhưng đi chơi nhiều, đi nắng nhiều thì khoan dùng thuốc giảm đau, mà hãy thử xoa bóp, day ấn huyệt. Lương Y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM hướng dẫn: "Dùng ngón tay day đi day lại huyệt ở hai bên thái dương, tránh đến những nơi có ánh sáng chói chang và dùng khăn lạnh chườm đầu cũng có tác dụng tích cực". * Nhức răng Đây là bệnh thuộc diện... ai cũng ghét và sợ nhưng khó tránh. Nếu lỡ bị đau răng trong lúc không khí vui chơi đang tưng bừng thì... làm theo hướng dẫn của bác sĩ Ngô Đồng Khanh - Phó Viện trưởng Viện Răng Hàm Mặt TƯ TP.HCM: "Chải sạch răng, súc miệng, sau đó vê bông gòn có kích cỡ bằng xoang sâu, chấm dầu có chứa chất giảm đau Eucalyptine như: dầu gió xanh, dầu Nhị thiên đường để làm dịu cơn đau. Cần nhớ: không dùng kháng sinh, vì bệnh sẽ không hết. Phương pháp này chỉ giúp xoa dịu cơn đau một thời gian, sau đó nên đi chữa răng, vì răng đau nhức chứng tỏ tủy đã viêm". * Hăm loét ở người cao tuổi Người cao tuổi bị tai biến mạch máu não rất dễ bị hăm loét các vùng lưng, mông... Nếu mặc tã giấy thì dễ bị loét bộ phận sinh dục. Chị Phương Trang - cư ngụ ở Tôn Thất Thuyết, Q.4, TP.HCM có kinh nghiệm trong chăm sóc người cao tuổi nói: "Cha tôi mặc tã giấy, vài ngày đầu rất ổn, nhưng sau đó bắt đầu đỏ da và loét. Tôi đã mua loại thuốc bột của Pháp giá gần 200.000đ để trị cho cha nhưng bôi thuốc đến đâu, nước mô tế bào chảy ra trôi hết thuốc đến đó. Thuốc tây không xong, tôi sực nhớ có lần mình trị vết thương bằng dầu mù u. Từ đó, mỗi lần làm vệ sinh cho cha là tôi bôi dầu mù u. Dầu nhờn bám chặt trên da, vết thương bắt đầu khô mặt không chảy nước, bớt đỏ. Sau hai ngày da khô, vết thương lành. Tổng "chi phí” điều trị chỉ vài ngàn".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2