intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mâm cỗ ngày tết của dân tộc Khơ mú

Chia sẻ: Sunshine_3 Sunshine_3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

145
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngày tết Mạz chiêng truyền thống, người Khơ mú dâng lên tổ tiên mâm cổ đặc sắc với nhiều món ăn truyền thống mang đậm hương vị ẩm thực vùng cao. Mâm cỗ ngày tết của dân tộc Khơ mú Vào khoảng ngày 27-28 tháng chạp, khi công việc đồng áng đã xong, thóc lúa đầy bồ, những cành đào phai cổ thụ khoe sắc tô điểm cho bản làng Khơ Mú cũng là lúc đồng bào Khơ mú chuẩn bị đón Tết cổ truyền Mạz chiêng. Với mong muốn, có được một năm mới vui vẻ, may mắn, gia đình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mâm cỗ ngày tết của dân tộc Khơ mú

  1. Mâm cỗ ngày tết của dân tộc Khơ mú
  2. Ngày tết Mạz chiêng truyền thống, người Khơ mú dâng lên tổ tiên mâm cổ đặc sắc với nhiều món ăn truyền thống mang đậm hương vị ẩm thực vùng cao. Mâm cỗ ngày tết của dân tộc Khơ mú Vào khoảng ngày 27-28 tháng chạp, khi công việc đồng áng đã xong, thóc lúa đầy bồ, những cành đào phai cổ thụ khoe sắc tô điểm cho bản làng Khơ Mú cũng là lúc đồng bào Khơ mú chuẩn bị đón Tết cổ truyền Mạz chiêng. Với mong muốn, có được một năm mới vui vẻ, may mắn, gia đình hạnh phúc, các gia đình người Khơ mú luôn chu tất trong việc chuẩn bị mâm cổ dâng cúng tổ tiên.Việc chuẩn bị cho ăn Tết tuy không cầu kỳ nhưng cũng đầy đủ các sản vật, đủ món gia truyền. Đã thành truyền thống, trong ngày tết cổ truyền, mỗi gia đình Khơ mú đều phải mổ một con lợn dù to hay nhỏ để cúng tổ tiên. Lợn cúng tổ tiên và ma nhà của đồng bào Khơ Mú không mổ trước tết mà tùy thuộc vào từng gia đình và những kiêng kị mà họ sẽ mổ lợn cúng vào ngày mồng một, mồng hai hay mồng ba tết. Khi mổ lợn, gia chủ mời dân làng tới dự và ăn tết cùng gia đình. Đây là dịp gia chủ cảm ơn bà con lối xóm trong một năm đã giúp đỡ gia đình và là dịp để mời dân làng uống rượu. Bên cạnh đó, bánh đồng bào Khơ mú thường gói rất nhiều bánh chưng (ma gựp) để dâng lên tổ tiên và đây cũng là món quà đầu năm ông bà mừng tuổi cho con cháu. Ma gựp bằng gạo nếp, nhân thịt lợn với đỗ nho nhe. Ma gựp gói lá dong buộc bốn lạt, hình khum khum dài. Bánh chưng của đồng bào thường được gói từ sau ngày
  3. mồng một tết khi đã mổ lợn cúng để lấy thịt lợn làm nhân bánh. Đồng bào ăn tết cho tới rằm tháng giêng nên bánh chưng được gói liên tục nếu trong nhà hết bánh. Người Khơ Mú quây quần bên mâm cổ ngày tết Bên cạnh đó, tô điểm trên mâm cổ ngày tết của người Khơ mú còn có đầy đủ các món ngon truyền thống như: món A cơ nẹp - là món thịt lợn băm nhỏ lẫn gia vị hạt xẻn, gừng, hành, nhiều loại rau thơm, ớt tươi..., đem gói lá dong, rồi nướng trên than hồng. Món a lăm bót - món toàn xương sụn băm nhỏ lẫn với các loại gia vị giống món a cơ nẹp, rồi nhồi vào ống nứa, lam trên than hồng; Món Or cun - giống như một món súp, nấu lẫn các loại rau bí, quả bí non, rau bon, ớt non, bì trâu, thịt chim, thịt sóc, cá, thịt nai, gạo tấm, tất cả cho vào ống nứa đem lam chín, sau đó được đem ra ăn với các loại rau thơm, rau cải non và các loại rau sống. Món lạ sơ rạ - món rau gai thối được xôi chín ăn với cá nướng. Để thêm phần trọn vẹn, ngày tết của người Khơ Mú không thể thiếu được món canh Mọ, được chế biến từ các loại thịt chuột, chim, sóc sấy khô băm nhỏ trộn với hoa chuối, các loại rau thơm, ớt chỉ thiên, mắc khén, tấm gạo nếp cho vào ống tre, bương bánh tẻ, đổ nước vào đem đốt (như đốt cơm lam). Khi sôi lấy que tre vót
  4. nhọn sọc liên tục đến khi nhuyễn. Khi đổ ra bát nó sền sệt, sánh dùng xôi nếp nắm chấm quệt ăn rất thơm ngon. Các món ăn truyền thống đều lấy nguyên liệu được từ cây rừng, từ ao vườn, ruộng đồng và thơm ngon hơn dưới những bàn tay khéo léo của các bà nội trợ chế biến thành món ăn đặc sản. Đến thăm đồng bào Khơ mú trong ngày tết Mạz chiêng mà không thưởng thức những món ăn độc đáo nơi đây thì chưa thấm hết tinh người Khơ mú, chưa hiểu hết cái độc đáo của ẩm thực nơi đây.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0