intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mạng xã hội có bị khai tử?

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

117
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mạng xã hội có bị khai tử? Cuối tháng 7/2009, tỷ phú phần mềm Bill Gates tuyên bố, ông phải ngưng sử dụng Facebook bởi vì “có quá nhiều người muốn làm bạn” với ông. Điều này có vẻ trái ngược với tính chất của một mạng xã hội như Facebook và ... "Quá nhiều bạn" Phát biểu trước các thính giả tại New Delhi (Ấn Độ) ngày 25/7, Bill Gates tiết lộ rằng, có khoảng 10.000 người muốn làm bạn với ông trên Facebook, và ông gặp khó khăn trong việc suy nghĩ xem ông biết những ai trong số họ. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mạng xã hội có bị khai tử?

  1. Mạng xã hội có bị khai tử? Cuối tháng 7/2009, tỷ phú phần mềm Bill Gates tuyên bố, ông phải ngưng sử dụng Facebook bởi vì “có quá nhiều người muốn làm bạn” với ông. Điều này có vẻ trái ngược với tính chất của một mạng xã hội như Facebook và ... "Quá nhiều bạn" Phát biểu trước các thính giả tại New Delhi (Ấn Độ) ngày 25/7, Bill Gates tiết lộ rằng, có khoảng 10.000 người muốn
  2. làm bạn với ông trên Facebook, và ông gặp khó khăn trong việc suy nghĩ xem ông biết những ai trong số họ. Mặc dù tự khẳng định “không phải là con người của công nghệ 24 giờ mỗi ngày”, nhưng rõ ràng là Gates có lý do chính đáng cho hành động và tuyên bố của mình, điều có thể có tác động không nhỏ tới thế giới công nghệ. Người đồng tình với quan điểm của Bill Gates là Rod Beckstrom - Chủ tịch Tổ chức quản lý tên miền ICANN. Bản thân trường hợp của Gates cũng là một ví dụ minh họa cho lý thuyết của Beckstrom. Mô hình “định giá trang mạng internet” do Beckstrom xây dựng (còn được gọi là “Beckstrom's Law”) cho rằng, giá trị của một trang mạng là tổng giá trị ròng các giao dịch của mỗi người sử dụng. Cốt lõi của mô hình này là các giao dịch: giá trị cho những người sử dụng là tổng lợi ích từ tất cả các giao dịch trong trang mạng, trừ đi tổng chi phí của các giao dịch đó. Cây viết Taylor Buley (Forbes) lấy một ví dụ minh họa: Giả sử trong suốt một năm, mỗi tháng bạn bỏ ra 100 đô la để mua hàng trên mạng Amazon. Bạn vẫn có thể mua món hàng tương tự như thế mà không cần thông qua mạng với
  3. cùng mức giá, nhưng bạn có thể sẽ phải trả những khoản chi phí phụ trội như chi phí đi lại để mua hàng, chi phí cơ hội của việc bỏ nhiều thời gian hơn cho giao dịch. Nếu chi phí cho việc sử dụng phương thức thương mại điện tử này là 50 đôla/tháng, tính trên giá trị sổ sách của khoản chi tiêu 100 đô la, thì giá trị của mạng Amazon với bạn sẽ là 600 đô la/năm. Giả định tiếp, chi phí kết nối internet và máy tính là 40 đô la/tháng, tính cho 1 năm sẽ là 480 đô la. Do vậy, giá trị mà bạn nhận được từ Amazon còn là 600 - 480 = 120 đô la. Còn giá trị chung của Amazon sẽ được tính bằng tổng các giá trị mà mỗi người dùng mạng này nhận được. Mô hình của Beckstrom không chỉ được áp dụng với mạng internet, mà còn hợp lý với xã hội thực tế. Buley dẫn chứng: Hãy coi mạng xã hội như là một câu lạc bộ golf, càng nhiều thành viên càng tốt, vì điều đó giúp cắt giảm chi phí, nhưng ở điểm nào đó, bất lợi là số lượng “tee” sẽ không đủ cho quá nhiều thành viên. Beckstrom cho rằng, giá trị mạng là một vấn đề đau đầu mà các mạng xã hội như Facebook và Twitter - vốn muốn phát triển tới số lượng cực lớn thành viên, phải đối mặt. Một khi người dùng bắt đầu quan tâm tới việc mạng xã hội đem lại giá trị đến đâu cho
  4. họ, sẽ có thể có một biến tố mà theo đó, thêm một thành viên mới là thêm bất tiện cho những thành viên cũ. Rod Beckstrom và Bill Gates gặp nhau ở điểm này. Theo Gates, giá trị của Facebook giảm xuống khi mỗi thành viên mới gửi đi một yêu cầu kết bạn. Kinh tế chuyên môn còn thích hợp? Quan điểm của Rod Beckstrom có vẻ trái ngược với sự thừa nhận rộng rãi lý thuyết “Metcalfe's Law” - vốn đánh giá giá trị của một mạng dựa trên số lượng thành viên tham gia. Beckstrom nói: “Nếu Metcalfe's Law là đúng, thì Bill Gates sẽ nghĩ càng nhiều bạn càng tốt. Nhưng thực tế lại không như thế”. Tương tự, mô hình kinh tế quy mô (nếu sản xuất với quy mô càng lớn thì chi phí và giá thành trên một đơn vị sản phẩm sẽ càng giảm, làm gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh) cũng có thể không còn là cơ sở hợp lý cho các mạng xã hội định hướng phát triển cho chính mình. Beckstrom đã mở ra một cách tiếp cận mới với mạng xã hội, và có lẽ cần phải có thời gian để cộng đồng làm quen với nó. Tuy nhiên, theo ông, lý thuyết này không đơn giản
  5. là giá trị sẽ bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Bạn kiểm lại số lượng giao dịch, và bạn sẽ định giá được chúng. Trên giác độ tính kinh tế (hiệu quả), lý thuyết của Beckstrom và hành động của Gates đem đến cho những công dân mạng một bài học căn bản: mạng xã hội là một công cụ tiện ích, nhưng đồng thời là địa chỉ tiêu tốn thời gian và là guồng quay mang nặng chi phí cơ hội nếu người dùng không biết sử dụng sao cho thiết thực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0