intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mất ngủ ở trẻ nhỏ

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ mang tính chất của một nhịp sinh học. Trong những tháng đầu của trẻ, nhịp thức - ngủ là nhịp sinh hoạt cơ bản. Giấc ngủ ngon đối với trẻ là một bảo đảm cho sức khỏe vì đó là khoảng thời gian để phục hồi năng lượng cho hoạt động, để thuần thục hệ thần kinh, để xúc tiến các chức năng nội tiết, đặc biệt nội tiết tăng trưởng. Tuy không phức tạp (có nhiều giai đoạn) như giấc ngủ ở người lớn, giấc ngủ ở trẻ nhỏ cũng không đơn thuần,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mất ngủ ở trẻ nhỏ

  1. Mất ngủ ở trẻ nhỏ Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ mang tính chất của một nhịp sinh học. Trong những tháng đầu của trẻ, nhịp thức - ngủ là nhịp sinh hoạt cơ bản. Giấc ngủ ngon đối với trẻ là một bảo đảm cho sức khỏe vì đó là khoảng thời gian để phục hồi năng lượng cho hoạt động, để thuần thục hệ thần kinh, để xúc tiến các chức năng nội tiết, đặc biệt nội tiết tăng trưởng. Tuy không phức tạp (có nhiều giai đoạn) như giấc ngủ ở người lớn, giấc ngủ ở trẻ nhỏ cũng không đơn thuần, vì trong mỗi đêm ngủ cũng thường xen kẽ nhiều chu kỳ ngủ với hai giai đoạn: giai đoạn ngủ yên tĩnh (với nhịp thở đều đặn, tương ứng với giai đoạn ngủ sâu ở người lớn) và giai đoạn ngủ xáo động (với
  2. cử động vật vã của chân tay cùng nét mặt cười, mếu vv..., tương ứng với giai đoạn ngủ nghịch đảo ở người lớn). Các nhà nghiên cứu cho rằng mỗi giai đoạn đó có những ý nghĩa khác nhau:  Giai đoạn ngủ yên tĩnh giúp trẻ phục hồi năng lượng thể chất và đặc biệt ở giai đoạn này, cơ thể tiết nhiều các hormon kích thích tăng trưởng.  Giai đoạn ngủ xáo động giúp trẻ tái tạo các hình ảnh nhìn thấy lúc thức để bắt đầu có mộng mị và manh nha các hoạt động tâm trí cũng như tiềm thức nội tâm - Có người nhấn mạnh tác dụng thuần thục hóa hệ thần kinh của trẻ ở giai đoạn này (chương trình hóa lại có chu kỳ của hệ thần kinh trung ương từ các thông tin di truyền). Đối với giấc ngủ đêm, thức giấc sinh lý của trẻ xảy ra vào khoảng nửa đêm tới 5 giờ sáng với nhịp độ cứ một tiếng rưỡi tới 2 tiếng một lần. Người ta nói tới trẻ bị mất ngủ khi trẻ chậm đi vào giấc ngủ hoặc chậm trở lại giấc ngủ sau khi thức giấc. Nỗi sợ hãi đêm tối và mộng mị có thể làm trẻ sợ hãi mà kêu khóc, vật vã
  3. khi tỉnh giấc và vào những lúc ấy rất cần thiết có người lớn bên cạnh ôm ấp, vỗ về, trấn an để trẻ ngủ lại - Việc quá lo lắng, vội vàng cho thuốc an thần mỗi khi trẻ mất ngủ nhiều khi lại gây tai hại do làm rối loạn nhịp sinh lý của trẻ - Tốt nhất là nên quan sát ghi chép thời gian của nhịp sinh học "thức ngủ" trong 24 giờ trong vài ngày, để giúp thầy thuốc khi khám trẻ nhận định được đúng tình huống: bên cạnh cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ chưa tốt và các nguyên nhân tâm lý, thầy thuốc có thể tìm ra một nguyên nhân thực thể gây mất ngủ cho trẻ như: viêm họng, chàm ngứa, rối loạn tiêu hóa vv... Phải dè chừng các biểu hiện ban đêm như vật vã nhiều, không chịu bú, nôn trớ vv... Tình trạng thức đêm kéo dài sẽ gây ra bù trừ làm trẻ thức dậy muộn, từ đó gây ra so le các giấc ngủ ngày và ngủ tối của trẻ. Chu kỳ sinh học giữa ngủ và thức ở trẻ nhỏ như sau: Trẻ mới đẻ ra có nhu cầu ngủ tới 16 -17 giờ mỗi ngày rồi giảm dần cho tới 6 tháng tuổi thì tỷ lệ thời gian
  4. thức - ngủ bằng nhau (12 tiếng/12tiếng) duy trì cho tới 1 năm tuổi. Trẻ từ 3 -5 tuổi vẫn cần ngủ tới 11 giờ và trẻ từ 6 -12 tuổi cần ngủ từ 9 -10 giờ trong ngày. Về nhịp độ của các giấc ngủ thì đối với trẻ sơ sinh lúc đầu được phân bố theo từng khoảng thời gian 4 tiếng (nên không ảnh hưởng đến các lần cho trẻ bú) và bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi, các giấc ngủ đêm mới kéo dài hơn (tuy nhiên ban đêm trẻ vẫn còn tồn tại những lúc thức giấc bằng khoảng 10% thời gian ngủ cho tới 1 năm tuổi). Nếu như trẻ từ 1-2 tuổi có 2 chu kỳ ngủ trong 1 đêm (nghĩa là có 1 lần thức giấc ban đêm) thì trẻ lên 4 hầu như không còn ngủ ngày nữa. Lên 5 tuổi, dỗ được cho trẻ ngủ ngày rất khó nhưng khả năng này được tăng lên vào tuổi dậy thì. Hiểu biết về nhịp độ sinh học của giấc ngủ ở trẻ nhỏ là cần thiết để đánh giá đúng mỗi khi trẻ mất ngủ, mà không căn cứ chủ quan vào nhịp độ sinh học của giấc ngủ ở trẻ lớn và người lớn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2