Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến Tiểu học
lượt xem 27
download
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến trình bày nội dung, hình thức để viết một mẫu đơn công nhận sáng kiến hoàn chỉnh. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến Tiểu học
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Trường Tiểu học Cồn Thoi. Tôi ghi tên dưới đây: Trình Tỷ lệ (%) Ngày tháng độ đóng góp vào TT Họ và tên Nơi công tác Chức vụ năm sinh chuyên việc tạo ra môn sáng kiến Trường Tiểu học Cồn 1 Trần Văn Công 16/10/1979 Giáo viên Thạc sĩ 100% Thoi 1. TÊN SÁNG KIẾN, LĨNH VỰC ÁP DỤNG Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Nâng cao kết quả công tác chủ nhiệm và dạy học thông qua việc xây dựng mô hình Lớp học tự quản tại Lớp 5A Trường Tiểu học Cồn Thoi; Lĩnh vực áp dụng: Việc xây dựng mô hình Lớp học tự quản trong Công tác chủ nhiệm lớp và công tác dạy học trong trường Tiểu học. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN Việc xây dựng Lớp học tự quản là việc làm cần thiết của bất kì giáo viên nào, nhất là giáo viên tiểu học, cùng với việc chủ nhiệm lớp là công tác giảng dạy đa số các môn học của lớp đó. Khi làm công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên không thể ôm đồm làm thay mọi việc của học sinh và không phải lúc nào chủ nhiệm lớp giáo viên cũng có mặt trên lớp để chỉ đạo những công việc thường ngày của lớp. Mặt khác, sự quá nhiệt tình của giáo viên lúc nào cũng hiện diện ở lớp sẽ khiến cho học sinh nảy sinh tâm lí ỷ lại, trông chờ ở giáo viên, thiếu trách nhiệm với bản thân và với tập thể, làm lu mờ vị trí, vai trò của chính các em ngay tại tập thể lớp mà các em là chủ nhân đang sống và gắn bó. Vì vậy, không có con đường nào khác, giáo viên phải hướng tới xây dựng Lớp học tự quản. Và xây dựng Lớp học tự quản được xem là khâu đột phá trong nội dung đổi mới công tác chủ nhiệm, công tác dạy học. 2.1. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM Đa số giáo viên tiểu học nói chung, giáo viên Trường Tiểu học Cồn Thoi nói riêng đã quan tâm đến giải pháp xây dựng mô hình Lớp học tự quản để nâng cao kết quả công tác chủ nhiệm và giảng dạy. Các biện pháp thường làm là: Biện pháp 1: Giáo viên chỉ định Ban cán sự lớp vào mỗi đầu năm học dựa trên danh sách Ban cán sự lớp của năm trước 1
- Vào đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm thường dựa vào danh sách Ban cán sự lớp năm học trước hoặc hỏi thông tin từ các giáo viên chủ nhiệm các năm học trước kết hợp với quan sát chủ quan của mình để chọn ban cán sự lớp của lớp mình. Do vậy với biện pháp này có các ưu nhược điểm sau: Ưu điểm: Chọn được Ban cán sự lớp là những học sinh đã có kinh nghiệm. Tiết kiệm được thời gian khi chọn Ban cán sự lớp. Nhược điểm: Ban cán sự lớp chỉ được tập trung vào một số học sinh đó mà những học sinh khác không được “làm”. Không phát hiện ra được nhân tố mới có khă năng lãnh đạo lớp tốt. Chưa thể hiện được tính dân chủ của lớp, giáo viên còn áp đặt. Biện pháp 2: Ban cán sự lớp ít được thay đổi trong 1 năm học, có khi cả năm không thay đổi hoặc thay đổi 2 đến 4 lần trong năm học Ban cán sự được giáo viên chủ nhiệm chỉ định vào đầu mỗi năm học lại ít được thay đổi do giáo viên cho rằng khi thay bằng em khác sẽ khó khăn cho bản thân em đó khi thực hiện các nhiệm vụ của mình, hơn nữa giáo viên ngại tập huấn, hướng dẫn các em mới hoặc có thay đổi ban cán sự lớp thì một năm học cũng chỉ thay đổi 2 đến 4 lần. Ưu điểm: Giáo viên không phải mất thời gian tập huấn cho Ban cán sự lớp. Không/ ít phải bầu/ chọn ban cán sự lớp trong cả năm học. Nhược điểm: Ban cán sự lớp chỉ tập trung vào một số học sinh mà không phải học sinh nào cũng được làm “cán bộ”. Chưa phát huy được sức mạnh đoàn kết của tập thể. Biện pháp 3: Giáo viên mới chỉ chú trọng đến tự quản trong công tác chủ nhiệm lớp mà chưa quan tâm đến tự quản trong các hoạt động dạy học Đa số giáo viên cho rằng, chỉ trong công tác chủ nhiệm lớp mới quan quan tâm đến tính tự quản của học sinh mà ít hoặc rất ít giáo viên quan tâm đến khả năng tự quản của học sinh trong các hoạt động dạy học. Ưu điểm: Học sinh có khả năng tự quản tốt trong công tác chủ nhiệm lớp. Nhược điểm: Học sinh chưa có khả năng tự quản trong các tiết học. 2
- Tiết sinh hoạt cuối tuần còn mang hình thức, giáo viên nhận xét và thông báo kế hoạch cho tuần tới. Giáo viên đánh giá học sinh chỉ dựa trên ý chủ quan của mình mà chưa được căn cứ trên sự đánh giá của học sinh khác. Tóm lại, việc xây dựng mô hình Lớp học tự quản đã đạt được những kết quả nhất định song cũng còn một số hạn chế nữa như: Phần lớn học sinh vẫn còn mang tính thụ động chưa có tính tự giác, tính năng động và sáng tạo, còn tâm lí ỷ lại và trông chờ vào giáo viên; ban cán sự lớp chưa thật sự hiểu rõ được nhiệm vụ của mình và cũng chưa được bồi dưỡng khả năng tự quản lớp;... Do vậy, việc xây dựng mô hình Lớp học tự quản phải phát huy tính tự giác, tính năng động của mỗi cá nhân trong tập thể; xây dựng và hình thành cho ban cán sự lớp tất cả học sinh của lớp kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp; hình thành ở học sinh ý thức làm chủ bản thân và làm chủ tập thể, tránh dựa dẫm, thói quen ỷ lại vào người khác; giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tính phê và tự phê tốt để mỗi ngày học sinh thêm tiến bộ, biết vươn lên trong cuộc sống; phát huy sức mạnh cá nhân và sức mạnh tập thể nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục mà giáo viên đặt ra. Đồng thời, tiết kiệm về mặt thời gian cho giáo viên nhưng vẫn thu được hiệu quả giáo dục mong muốn. 2.2. GIẢI PHÁP MỚI CẢI TIẾN Thực tế, để nâng cao kết quả trong công tác chủ nhiệm nhiều giáo viên đã xây dựng mô hình Lớp học tự quản song kết quả đạt được chưa như mong muốn. Vì vậy, để phát huy những ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của các biện pháp cũ thường làm, tôi đề xuất giải pháp: Nâng cao kết quả công tác chủ nhiệm và dạy học thông qua việc xây dựng mô hình Lớp học tự quản tại Lớp 5A Trường Tiểu học Cồn Thoi . Để thực hiện giải pháp này, cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Biện pháp 1: Kiện toàn cơ cấu tổ chức lớp, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh trong Ban cán sự lớp a. Thu thập thông tin cá nhân của từng học sinh, phân tổ trong lớp và bầu Tổ trưởng, tổ phó Vào đầu năm học, khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên trao đổi ngay với giáo viên chủ nhiệm năm ngoái để tìm hiểu kỹ tình hình học tập của lớp mình như: số lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, học sinh nhanh nhẹn, mạnh dạn, nói to… Kết hợp với việc nghiên cứu học bạ, sơ yếu lí lịch trích ngang để biết kết quả học tập, sở trường, năng khiếu, tính cách của học sinh. Trên cơ sở thu thập thông tin, giáo viên tiến hành phân học sinh theo tổ ngẫu nhiên bằng hình thức bốc thăm nhưng phải dảm bảo giữa các tổ có sự đồng đều về số lượng, tương đương về giới tính, kết quả học tập cũng như nơi ở. Sau đó các thành viên trong tổ họp, bầu tổ trưởng và tổ phó. 3
- b. Bầu Ban cán sự lớp Đây là một việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc xây dựng Lớp học tự quản. Để làm công việc này không thể không nghiên cứu kĩ lí lịch trích ngang, thăm dò ý kiến học sinh trong lớp, tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn. Trên cơ sở đó, chọn ra 05 “hạt nhân” tích cực nhất hội tụ đầy đủ cả đức và tài cho 5 chức danh làm nên bộ khung Ban cán sự lớp gồm 01 lớp trưởng và 04 lớp phó phụ trách các mảng hoạt động của lớp. Phải chọn những học sinh có học lực khá, hạnh kiểm tốt, biết diễn đạt mạch lạc một vấn đề hơn những học sinh khác. Giáo viên giao công việc cụ thể gắn với trách nhiệm từng học sinh. Ban cán sự lớp chịu trách nhiệm trước giáo viên về công việc được giao. Trong quá trình bầu ban cán sự lớp, giáo viên phải tạo cho học sinh có cơ hội được tự tranh cử vào các vị trí lớp trưởng và lớp phó, đây là một trong những bước phát hiện học sinh mạnh dạn, dám nói trước đám đông. Sau khi việc đăng kí hoàn tất, các ứng cử viên nên trình bày các đề xuất có liên quan đến những hoạt động mà các em có thể sẽ thực hiện khi trúng cử. Những hứa hẹn này phải khả thi trong vòng 2 tuần thử nghiệm. Việc lựa chọn lớp trưởng và lớp phó là vô cùng quan trọng, đây chính là những người giúp giáo viên rất nhiều trong việc tự quản tất cả các hoạt động của lớp cũng như trong tiết học. Những tiêu chí để lớp lựa chọn học sinh trong Ban cán sự lớp là: Phải nhanh nhẹn, năng nổ; Mạnh dạn, tự tin; Có năng khiếu; Có năng lực học tập tốt. * Lớp trưởng Lớp trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp; theo dõi chung các hoạt động của lớp, tổng hợp kết quả thi đua; tổ chức lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện; theo dõi đôn đốc các thành viên trong lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm túc quy chế, quy định của nhà trường, của Đội; chủ trì các buổi sinh hoạt lớp, đánh giá và phổ biến các hoạt động của lớp. Lớp trưởng là linh hồn của lớp, là người điều hành Ban cán sự lớp, quản lí mọi mặt của lớp khi không có giáo viên. Thành viên nào không chấp hành mệnh lệnh của lớp trưởng được xem như không chấp hành mệnh lệnh của giáo viên và đương nhiên phải được xem xét đánh giá về mặt đạo đức. * Lớp phó học tập Lớp phó học tập phụ trách quản lý nhiệm vụ học tập của lớp như: chữa bài tập, theo dõi tình hình học tập; điểm danh sĩ số lớp hằng ngày; theo dõi và chỉ đạo cán sự bộ môn hoạt động truy bài trong các buổi sinh hoạt đầu giờ; thường xuyên tìm hiểu nguyên nhân các bạn có học lực bị giảm sút từ đó có kế hoạch tham mưu cùng giáo viên tìm cách khắc phục hoặc có biện pháp giúp đỡ kịp thời; tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần. 4
- * Lớp phó lao động Theo dõi, quản lý công việc lao động, đôn đốc, nhắc nhở các tổ trực nhật làm vệ sinh hàng ngày trong lớp học, trong khuôn viên trường theo qui định; nhận nhiệm vụ, phổ biến kế hoạch lao động và phân công lao động cho từng thành viên; phân công bảo quản cơ sở vật chất, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần. * Lớp phó văn thể mỹ Phụ trách công tác văn nghệ, thể dục thể thao, trang trí lớp; tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần. * Lớp phó đời sống Phụ trách thu, chi quỹ lớp. * Tổ trưởng Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó. Theo dõi điểm của các bạn qua phiếu điểm, ký và trả phiếu điểm vào thứ 6 và thu vào thứ 2 hàng tuần. Tổ trưởng có trách nhiệm quản lý theo dõi các thành viên trong tổ của mình; theo dõi việc thực hiện nề nếp, nội quy, đôn đốc thành viên của tổ đi học đúng giờ, đầy đủ, đảm bảo học tập nghiêm túc; triển khai công việc cho từng thành viên trong tổ; phân công, theo dõi trực nhật của tổ; đánh giá, xếp loại hạnh kiểm các thành viên trong tổ. * Tổ phó Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ trưởng vắng. * Bàn trưởng Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn trong bàn mình, đồ dùng học tập, đồng phục phục của bàn. * Những cá nhân khác Theo dõi giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của Ban cán sự lớp, báo cáo với giáo viên nếu phát hiện Ban cán sự lớp làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, che dấu khuyết điểm bạn khác; có trách nhiệm và nghĩa vụ chấp hành các quy định của nhà trường, Đội, lớp và chịu sự quản lý điều hành của Ban cán sự lớp. Mỗi thành viên trong Ban cán sự lớp đều phải có một cuốn sổ ghi chép cẩn thận các hoạt động do mình phụ trách. Cuối tuần giáo viên có kiểm tra, theo dõi, đánh giá. Biện pháp 2: Xây dựng nội quy lớp và thay đổi vị trí lãnh đạo của ban cán sự lớp, tập huấn cho ban cán sự lớp Để có thể xây dựng được Lớp học tự quản có hiệu quả không thể không nói tới việc xây dựng nội quy lớp. Nội quy này được xây dựng trên cơ sở của nội 5
- quy Bộ GD&ĐT và nội quy nhà trường và được tập thể lớp nhất trí thông qua. Trên cơ sở đó, giáo viên và Ban cán sự lớp thành lập bảng điểm thi đua của từng cá nhân. Bảng nội quy của lớp và bảng điểm thi đua của từng học sinh được sự đồng ý của phụ huynh học sinh. Học sinh được phân công làm cán sự lớp sẽ có khả năng lãnh đạo, mạnh dạn hơn, linh hoạt hơn, tự tin hơn, có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân đó cũng chính là các em đã được rèn luyện kỹ năng sống, sau này trong cuộc sống học sinh đó có bản lĩnh, phát huy khả năng đó hơn các học sinh cùng lớp khác. Do vậy, việc thay đổi vị trí lãnh đạo của Ban cán sự lớp được mạnh dạn đổi mới ngay tại lớp mình chủ nhiệm. Lớp 5A có 30 học sinh, được tổ chức thành 4 tổ ngồi 10 bàn với các chức danh: 1 lớp trưởng, 1 lớp phó phụ trách học tập, 1 lớp phó phụ trách lao động, 1 lớp phó phụ trách VănThểMĩ, 1 lớp phó phụ trách đời sống, 4 tổ trưởng, 4 tổ phó, 10 bàn trưởng. Mỗi học sinh đều có thể tham gia làm cán sự lớp từ lớp trưởng đến bàn trưởng, trong thời gian 1,5 đến 2 tháng, sau đó lại đổi nhiệm vụ ở các vị trí khác. Với 23 vị trí từ lớp trưởng đến bàn trưởng trong 1 năm học giáo viên có thể đảo vị trí 5 lần và tất cả các học sinh trong lớp đều được tham gia làm cán sự lớp đến 3 lần ở những vị trí khác nhau. Sau mỗi lần đảo nhiệm vụ của các em ở các vị trí cán sự lớp khác nhau, giáo viên chủ nhiệm cùng cả lớp đánh giá việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của từng em và rút kinh nghiệm. Trong quá trình thực hiện các học sinh nhận nhiệm vụ làm cán sự lớp luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình, các em phấn khởi hơn, hứng thú hơn, có trách nhiệm hơn với công việc vì luôn nghĩ rằng đây là dịp để thể hiện vai trò của bản thân trong các hoạt động của lớp .Cuối tuần giáo viên chủ nhiệm cùng Ban cán sự lớp đánh giá và rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời. Sau một thời gian thực hiện, tôi nhận thấy lớp đã có những chuyển biến tích cực. Mỗi học sinh nhận nhiệm vụ có một cách riêng để điều hành lớp, tổ, bàn. Các em biết chia sẻ, học tập lẫn nhau, tinh thần tập thể, đoàn kết, thân thiện được nâng cao. Một số học sinh nhút nhát, chưa bao giờ làm cán sự lớp cũng có cảm giác lo lắng, khó khăn, bước đầu giáo viên phân công các em làm bàn trưởng hoặc các nhiệm vụ đơn giản hơn để các em tự tin và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở mức cao hơn. Cứ môi cuôi tuân, giao viên lai tô ch ̃ ́ ̀ ́ ̣ ̉ ức môt cuôc “đôi thoai nong” v ̣ ̣ ́ ̣ ́ ơi can bô ́ ́ ̣ lơp, v ́ ưa đê năm đ ̀ ̉ ́ ược môt cach cu thê chi tiêt h ̣ ́ ̣ ̉ ́ ơn tinh hinh cua t ̀ ̀ ̉ ưng hoc sinh trên ̀ ̣ lơp, v ́ ưa tao c ̀ ̣ ơ hôi đê t ̣ ̉ ập huấn cho đội ngũ can bô l ́ ̣ ớp. Những buổi đối thoại kéo gần khoảng cách giữa thầy và trò, thoạt nghe tưởng dễ. Nhưng khi làm điều này, người thầy phải tạo được sự gần gũi và niềm tin của học sinh. Sau đó, việc tạo không khí gợi mở, tự nhiên, để cuộc nói chuyện không trở nên khô cứng, hình thức 6
- cũng đòi hỏi không ít trí lực, sự khéo léo của người thầy với mục đích là làm sao để phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh tự quản trong mọi hoạt động của lớp a. Tự quản khi truy bài đầu giờ Tổ trưởng, trưởng bàn tập trung các tổ viên, kiểm tra chéo việc chuẩn bị bài ở nhà, xem các bài tập, bài làm được thầy cô giáo yêu cầu của các bạn tổ khác xem đủ hay thiếu, lí do... Tổ trưởng yêu cầu các tổ viên kiểm tra lẫn nhau. Kết quả sẽ được ghi vào sổ theo dõi của tổ. b. Tự quản các giờ học trên lớp Giữ trật tự và tham gia phát biểu xây dựng bài. Lớp trưởng nhắc các bạn trong lớp, tổ trưởng kịp thời nhắc nhở các bạn trong tổ mình theo dõi vi phạm, thông qua đó chấm điểm thi đua các tổ và cá nhân. c. Tự quản khi hoạt động tập thể (Chào cờ đầu tuần, Sinh hoạt Đội, hoạt động giữa giờ, hoạt động ngoại khóa, lao động) Đối với tiết sinh hoạt tập thể: Đây là tiết sinh hoạt hoàn toàn do lớp tự quản. giáo viên chủ nhiệm chỉ giữ vai trò cố vấn và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết để học sinh giải quyết tình huống phức tạp mà các em lúng túng. Đối với các hoạt động lao động, vui chơi, thể thao và các hoạt động ngoài giờ lên lớp: Trong các loại hình hoạt động này đều có thể khai thác được những tiềm năng, khả năng tự quản và hình thành các kĩ năng thuần thục cho các em. d. Tự quản trong tiết sinh hoạt lớp Tổ chức các giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, qua đó thấy được vai trò tự quản của Ban cán sự lớp và không khí dân chủ của các thành viên trong lớp. Với tinh thần tự quản, nội dung sinh hoạt một giờ chủ nhiệm thường diễn ra như sau: lớp phó bắt nhịp, cả lớp vui vẻ mở đầu bằng bài đồng ca thật khí thế; lớp trưởng giới thiệu rồi mời giáo viên chủ nhiệm cùng Ban cán sự lớp lên ngồi ở bàn danh dự (có trang trí lịch sự); lớp trưởng mời các tổ trưởng và các lớp phó lần lượt báo cáo. Giáo giao quyền cho Ban cán sự lớp tiến hành nhận xét, tuyên dương kịp thời, phê bình đối với các thành viên trong tổ, trong lớp một cách công khai. Trên cơ sở việc theo dõi thực hiện nội quy, tổ trưởng tiến hành xếp loại hạnh kiểm, thi đua của từng bạn trong tổ. Lớp sẽ có phần thưởng để động viên đối với những học sinh có thành tích cao. Để tạo động lực cho thi đua, giáo viên chỉ đạo Ban cán sự lớp cho xếp loại thi đua giữa các tổ. Làm như vậy sẽ phát huy được sở trường và khả năng của các thành viên trong tổ và nhận được sự đồng thuận hưởng ứng cao. Từ đó học sinh nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với tổ, đối với lớp, qua đó mà hình thành và phát triển lòng tự tin, niềm phấn khởi hứng thú trong mỗi một cá nhân học sinh. 7
- Sau khi các tổ trưởng và các lớp phó lần lượt báo cáo, lớp trưởng cho các thành viên trong lớp tự do góp ý và Ban cán sự lớp trả lời thắc mắc của các thành viên. Lớp trưởng mời giáo viên nhận xét, đánh giá về tình hình học tập, nề nếp, ... của lớp trong tuần học vừa qua. Giáo viên cần có sự khen ngợi, biểu dương những học sinh có thành tích tốt để kích thích sự hứng thú phấn đấu. Đối với những học sinh bị khuyết điểm thì giáo viên cần phải phê bình đúng mức để cho học sinh nhận thấy khuyết điểm của mình và tạo cơ hội cho các em sửa chữa khuyết điểm. Không để cho học sinh bị khuyết điểm kéo dài. Lớp trưởng tổng kết kết quả thi đua trong tuần, rồi công bố trọng tâm công việc tuần tới trên cơ sở nắm bắt kế hoạch hành động của Đội hàng tuần/ tháng, Ban cán sự lớp tiến hành xây dựng kế hoạch hành động thích ứng, cụ thể. Những kế hoạch này được thảo luận dân chủ, cởi mở, được đông đảo thành viên trong lớp tích cực góp ý, đề xuất nội dung lẫn giải pháp thực hiện và được biểu quyết nhất trí thông qua với tỉ lệ tuyệt đối. Hễ còn có điều gì băn khoăn thì cả lớp phải tìm cách giải quyết nốt băn khoăn đó để đạt được sự đồng thuận cao. Để thay đổi không khí lớp sau những lời nhận xét căn thẳng cần tạo các hoạt động vui chơi có thưởng để khích lệ tư tưởng phấn chấn học tập của học sinh. Gắn kết sự gần gũi giữa thầy và trò. Hướng dẫn học sinh cách tổ chức điều hành các buổi sinh hoạt, lớp trưởng nắm bắt tình hình sĩ số lớp, số bạn vắng học, nghỉ học có lí do, không có lí do; Sau đó nêu nội dung của buổi sinh hoạt và yêu cầu tổ trưởng lên điều hành; Những buổi đầu tiên người giáo viên có thể làm mẫu cách làm này để học sinh quan sát. Trong các buổi sinh hoạt tiếp theo giáo viên cần đến sớm để theo dõi cách tổ chức sinh hoạt của học sinh, giúp đỡ các em từ từ hoàn thiện, có kỹ năng thành thạo hơn trong từng lần sinh hoạt. Khi hết giờ sinh hoạt 15 phút, giáo viên cần tuyên dương khích lệ những học sinh tổ chức tốt, thực hiện nhiệm vụ tốt để các em tự tin hơn trong những buổi tiếp theo. Nhiều lần như thế, dần dần học sinh có kỹ năng tổ chức sinh hoạt thì giáo viên có thể tự để các em điều hành và tổ chức tiết sinh hoạt một cách tự nhiên theo từng nội dung quy định. e. Tự quản khi trống giờ giáo viên Vì một lý do nào đó mà giáo viên bộ môn vắng mặt, lớp vẫn phải giữ gìn kỉ luật trật tự để không làm ảnh hưởng đến các lớp khác và không được ra khỏi lớp. Lớp trưởng hội ý với cán sự lớp sử dụng giờ trống để chữa bài tập khó cho lớp. Biện pháp 4: Đẩy mạnh bồi dưỡng và nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Ban cán sự lớp Trước hết giúp học sinh hiểu vai trò, việc làm của từng thành viên trong Ban cán sự lớp tự quản lớp học, vai trò của mỗi thành viên tự quản. 8
- Phải có quá trình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ các em từ thấp đến cao, để các em tự giải quyết công việc từ đơn giản đến phức tạp. Biện pháp trong giai đoạn đầu là bắt tay chỉ việc, sau đó để các em từng bước tự lực giải quyết những công việc cụ thể trong toàn bộ tiến trình tổ chức hoạt động có sự theo dõi, uốn nắn của giáo viên. Phương hướng chung là tăng dần khả năng tự quản của HS đi đôi với việc giảm dần sự tham gia cụ thể của giáo viên trong từng hoạt động cho đến khi các em có thể chủ động hoàn toàn trong công việc. Giáo viên luôn giữ vai trò là người cố vấn, hướng dẫn chứ không phải là người làm thay. Xây dựng uy tín cho cán bộ lớp, giáo viên phải công khai chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng các bộ lớp. Như vậy, phải thường xuyên trao đổi và hướng dẫn cho các em theo từng nhiệm vụ mà chúng ta đã phân công, không nên giao khoán cho các em mà cần có sự trợ giúp; cũng không nên tham gia quá sâu, để các em độc lập hoạt động và giáo viên sẽ tư vấn cho các em, giúp các em giải quyết tình huống. Biện pháp 5: Giáo viên tích cực theo dõi, kiểm tra đánh giá hoạt động tự quản của lớp Có rất nhiều cách theo dõi hoạt động tự quản của học sinh. Đôi khi cần có sự kiểm tra trực tiếp các hoạt động trên lớp nhưng đôi khi chỉ cần kiểm tra gián tiếp qua sổ ghi đầu bài, qua giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy sổ ghi chép của Ban cán sự lớp. Hàng tuần giáo viên có gặp gỡ, trao đổi với Ban cán sự lớp để nắm thông tin, làm công tác cố vấn, tháo gỡ những vướng mắc cho Ban cán sự lớp. Nhìn chung, giáo viên chỉ nên điều hành từ xa trừ những công việc học sinh không thể làm thay giáo viên được. Thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu mỗi thành viên trong Ban cán sự lớp phải thực sự gương mẫu trong mọi hoạt động. Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ của một người học sinh, cán bộ lớp phải xung phong, đứng mũi chịu sào trong các hoạt động chung của lớp, của trường và của Đội. Thường xuyên theo dõi, động viên đội ngũ cán bộ lớp, tuyên dương các em làm tốt. Đối với những Ban cán sự lớp chưa gương mẫu, thiếu trách nhiệm, giáo viên cũng khéo léo tế nhị, phê bình, uốn nắn những lệch lạc của các em nhưng không làm các em mất uy tín, mất tự tin trong tập thể lớp, song cũng không vì thế mà nuông chiều, ưu tiên, dành đặc ân cho Ban cán sự lớp, làm cho các em ngộ nhận về vai trò, uy danh của mình, sớm nhiễm tính ham quyền chức, hách dịch, coi thường người khác. Đồng thời tiến hành phê bình những học sinh có thái độ coi thường, không chấp hành lệnh của Ban cán sự lớp. Tóm lại, để thực hiện được giải pháp trên đòi hỏi người giáo viên phải thực hiện đồng bộ 5 biện pháp đã nêu, trong đó quan tâm phát huy vai trò tự quản của 9
- học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự quản tốt, tin tưởng vào khả năng tự quản của tập thể lớp và cá nhân học sinh. 3. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI ĐẠT ĐƯỢC 3.1. Hiệu quả kinh tế Qua một thời gian áp dụng giải pháp trên, bản thân tôi nhận thấy công tác tự quản trong lớp học mang lại những lợi ích cụ thể, sát thực như sau: Phát huy tính tự giác, tính năng động của mỗi cá nhân trong tập thể. Nền nếp lớp học ngày một tốt hơn, có quy củ hơn. Học sinh tự giác trong học tập, công tác vệ sinh trường lớp, trình bày bài trong vở. Lớp nhận được Cờ luân lưu liên tục trong việc thực hiện các quy định, nề nếp của Đội. Xây dựng và hình thành cho học sinh kỷ năng sống, kỷ năng giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp của các em trôi chảy, lưu loát hơn; các em tự tin hơn trong giao tiếp, học tập. Hình thành ý thức làm chủ bản thân và làm chủ tập thể, tránh dựa dẫm, thói quen ỷ lại vào người khác. Giáo dục các em ý thức tổ chức kỉ luật phê và tự phê, để mỗi ngày tiến bộ, biết vươn lên trong cuộc sống. Phát huy sức mạnh cá nhân và sức mạnh tập thể nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đặt ra. Học sinh ý thức được tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động, phong trào thi đua của lớp; tinh thần đoàn kết, kĩ năng hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm hiệu quả cao hơn. Tiết kiệm về mặt thời gian cho giáo viên nhưng vẫn thu được hiệu quả giáo dục cao. 3.2. Hiệu quả xã hội Như vậy xây dựng lớp học tự quản là việc làm cần thiết của bất cứ giáo viên nào, người giáo viên cần chủ động đóng vai trò là người cố vấn, hướng dẫn, điều khiển từ xa trợ giúp học sinh nuôi dưỡng ý thức, tạo dựng môi trường tự quản. Bởi vì chỉ có học sinh, chính các em chứ không phải ai khác mới là người có quyền lợi và trách nhiệm gắn bó, xây dựng, điểm tô cho lớp học ngôi nhà thứ hai của mình trở lên thân thiện, gần gũi và đẹp hơn trong mắt mọi người. 4. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 4.1. Điều kiện áp dụng Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của người giáo viên, từ tình yêu đối với học trò của mình. Tôi không những dạy cho học sinh tri thức mà còn rèn cho cách em những kỹ năng sống cần thiết. Thành công tôi đạt được phần lớn là do sự nỗ lực của bản thân. Song bên cạnh sự thành công đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của các đồng chí trong Ban giám hiệu 10
- nhà trường, sự chia sẻ đóng góp từ các giáo viên, sự quan tâm nhiệt tình từ phía các phụ huynh học sinh. 4.2. Khả năng áp dụng Tôi thiết nghĩ việc thực hiện các biện pháp trong sáng kiến kinh nghiệm của tôi có thể áp dụng cho tất cả mọi giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng; áp dụng cho mọi giáo viên ở các vùng miền khác nhau trên đất nước; áp dụng cho mọi đối tượng học sinh khác nhau cũng như mọi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học khác nhau. Để có những mầm non thực sự là chủ nhân tương lai của đất nước cần có những người thầy thật sự tâm huyết và có trách nhiệm với nghề, song bên cạnh đó rất cần có sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT huyện, của Ban giám hiệu nhà trường và sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Kính mong các thầy cô làm tốt công tác của mình đạt được kết quả như mong muốn mà tốn ít nhất công sức của mình. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cồn Thoi, ngày 10 tháng 4 năm 2017 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN Người nộp đơn VỊ CƠ SỞ (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Văn Công PHỤ LỤC Phụ lục 1. Một số hình ảnh về hoạt động của mô hình Lớp học tự quản (Lớp 5A Trường Tiểu học Cồn Thoi) 11
- Ảnh 1: Quá trình tiến hành thành lập Ban cán sự lớp nhất thiết phải có sự tham gia của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh với vai trò là người cố vấn khích lệ, hỗ trợ, giám sát và cung cấp nguồn lực cho các em. Ảnh 2: Những buổi đầu giáo viên có thể làm mẫu cho học sinh quan sát. Trong các buổi tiếp theo giáo viên có thể đến sớm theo dõi cách tổ chức lớp học tự quản của học sinh, giúp đỡ các em mạnh dạn tự tin và có kĩ năng thành thạo hơn. 12
- Ảnh 3: Đây là tiết sinh hoạt hoàn toàn do lớp tự quản. giáo viên chủ nhiệm chỉ giữ vai trò cố vấn và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết để học sinh giải quyết tình huống phức tạp mà các em lúng túng. Ảnh 4: Luôn thường trực trên lớp cộng với sự lo lắng thái quá của giáo viên chỉ khiến học sinh nảy sinh tâm lý ỷ lại, trông chờ vào giáo viên lâu dần khiến học sinh trở lên thụ động, thiếu trách nhiệm với bản thân. 13
- Ảnh 5: Bài tập hôm qua làm, nay đến lớp, có học sinh chưa hiểu, Lớp phó học tập chữa bài ngay cho cả lớp. 14
- Ảnh 6: Khi nghe thấy tiếng trống tập hợp thể dục giữa giờ là học sinh đã xếp hàng ngay ngắn theo vị trí và sẵn sàng tập. Ảnh 7: Thiếu sự có mặt của giáo viên, học sinh vẫn hoàn toàn có thể chủ động, luân phiên điều hành các hoạt động tập thể. 15
- Ảnh 8: Học sinh được phân công làm cán sự lớp sẽ có khả năng lãnh đạo, mạnh dạn hơn, linh hoạt hơn, tự tin hơn, có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân đó cũng chính là các em đã được rèn luyện kỹ năng sống. Ảnh 9: Vì một lý do nào đó mà giáo viên bộ môn vắng mặt, lớp vẫn phải giữ gìn kỉ luật trật tự để không làm ảnh hưởng đến các lớp khác và không được ra khỏi lớp. Lớp trưởng hội ý với cán sự lớp sử dụng giờ trống để chữa bài tập khó cho lớp. 16
- Ảnh 10: Mỗi học sinh nhận nhiệm vụ có một cách riêng để điều hành lớp, tổ, bàn. Các em biết chia sẻ, học tập lẫn nhau, tinh thần tập thể, đoàn kết, thân thiện được nâng cao. 17
- Ảnh 11: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh để tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi của chính các em đồng thời quản lí, giám sát, điều chỉnh các hoạt động đó; bảo đảm cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường. Ảnh 12: Học sinh sẽ có những tiến bộ rõ rệt về khả năng tự ý thức, lòng tự trọng, 18
- tính tự tin, các hành vi cư xử tôn trọng và bình đẳng giữa học sinh nam và học sinh nữ. Ảnh 13: Phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. 19
- Ảnh 14: Khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển lòng khoan dung, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết cho học sinh. Phụ lục 2. Nội quy lớp học Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc Cồn Thoi, ngày 16 tháng 8 năm 2016 NỘI QUY LỚP 5A 1. Trang phục: Nam/ nữ mặc quần xanh/đen, áo sơ mi trắng (không may chèn các vải màu khác), tất cả đều bỏ áo vào quần. Đeo khăn quàng đỏ. Đi giày hoặc dép có quai hậu. Không thay đổi màu tóc (do nhuộm). 2. Đi học chuyên cần, đúng giờ, không được bỏ tiết học, nghỉ học phải có giấy phép và phải có chữ kí của phụ huynh. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN, NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN
3 p | 140 | 98
-
Mẫu đơn yêu cầu đăng ký việc cử giám hộ đương nhiên
2 p | 777 | 54
-
Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
19 p | 1446 | 45
-
Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến năm 2018
6 p | 752 | 27
-
BIỂU MẪU: 'TỜ KHAI YÊU CẦU GHI NHẬN CHUYỂN GIAO ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP"
3 p | 340 | 21
-
Mẫu Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp
3 p | 135 | 9
-
Mẫu đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp, bảo lãnh đã đăng ký
4 p | 123 | 7
-
Mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký bảo lãnh quyền sử dụng đất , tài sản gắn liền với đất
3 p | 114 | 7
-
MẪU ĐƠN YÊU CẦU TÒA ÁN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI (đối với cá nhân bị thiệt hại)
3 p | 163 | 5
-
Mẫu Đơn yêu cầu giám định tâm thần
2 p | 23 | 5
-
Mẫu Đơn yêu cầu sao chụp tài liệu, hồ sơ
1 p | 28 | 4
-
Mẫu Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến cá nhân
2 p | 34 | 4
-
Mẫu Tờ khai yêu cầu ghi nhận chuyển nhượng đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp (Mẫu số 02-CGD)
4 p | 29 | 4
-
Biểu mẫu Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
1 p | 28 | 4
-
Mẫu Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
10 p | 124 | 4
-
Mẫu đơn yêu cầu đăng ký bảo lãnh quyền sử dụng đất , tài sản gắn liền với đất
4 p | 117 | 3
-
Mẫu Đơn yêu cầu thanh toán lương đúng hạn
2 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn