Máy khởi động P2
lượt xem 182
download
Cấu tạo của công tắc từ của máy khởi động loại đồng trục về cơ bản giống nh¬ư công tắc từ của máy khởi động loại giảm tốc
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Máy khởi động P2
- 4. MỘT SỐ LOẠI MÁY KHỞI ĐỘNG KHÁC 4.1 Máy khởi động đồng trục Hình 40. Máy khởi động đồng trục Hình 41. Cơ cấu phanh 4.1.2 Công tắc từ Cấu tạo của công tắc từ của máy khởi động loại đồng trục về cơ bản giống như công tắc từ của máy khởi động loại giảm tốc. Tuy nhiên loại này kéo piston để đưa bánh răng bendix vào ăn khớp và nhả khớp trong khi máy khởi động loại giảm tốc đẩy piston để thực hiện thao tác này. 4.1.3Cần đẩy dẫn động Cần đẩy bendix truyền chuyển động của công tắc từ tới bánh răng bendix. Nhờ chuyển động này bánh răng bendix được đưa vào ăn khớp và nhả khớp với vành răng. 4.1.4 Lò xo dẫn động
- Lò xo dẫn động được đặt trong cần đẩy dẫn động hoặc trong công tắc từ. Lò xo dẫn động của máy khởi động loại đồng trục hoạt động giống như lò xo hồi về của máy khởi động loại giảm tốc. 4.1.5 Cơ cấu giảm tốc Vì máy khởi động loại đồng trục có thể tạo ra moment đủ lớn để có thể khởi động động cơ nhờ phần ứng lớn, nên loại này không cần cơ cấu giảm h tốc. Vì lí do này nên phần ứng được nối trực tiếp với bánh răng bendix. 4.1.6 Cơ cấu phanh Một số máy khởi động loại đồng trục được trang bị một cơ cấu phanh để dừng motor lại nếu động cơ không khởi động được. Cơ cấu phanh cũng được dùng để điều khiển tốc độ cao của motor ngay sau khi động cơ khởi động. Hình 42. Máy khởi động loại hành tinh Một số máy khởi động loại đồng trục và loại giảm tốc khác không có cơ cấu phanh là vì những lí do sau đây: - Phần ứng có khối lượng nhỏ và lực quán tính nhỏ. - Lực ép của chổi than lớn. - Bộ truyền giảm tốc tạo ra lực ma sát. Hoạt động: Lò xo phanh và và đĩa phanh hãm đẩy phần ứng tỳ vào khung ở đầu cổ góp để tạo ra lực hãm. 4.2 Máy khởi động loại hành tinh: 4.2.1 Sự ăn khớp / nhả khớp của bánh răng chủ động Lò xo dẫn động được đặt trong công tắc từ. Lò xo dẫn động hoạt động giống như lò xo dẫn động của máy khởi động loại giảm tốc và máy khởi động loại đồng trục. Công tắc từ và cần đẩy dẫn động hoạt động giống như công tắc từ và cần đẩy dẫn động của máy khởi động loại đồng trục.
- 4.2.2. Cơ cấu giảm tốc Hình 43. Bộ bánh răng hành tinh Cần dẫn của bộ truyền hành tinh có ba bánh răng hành tinh. Các bánh răng hành tinh ăn khớp với bánh răng mặt trời ở phía trong và bánh răng hành tinh ăn khớp với bánh răng bao ở phía ngoài. Thông thường bánh răng bao được cố định. Tỉ số truyền giảm của bộ truyền hành tinh là 1:5, phần ứng nhỏ hơn và tốc độ của nó nhanh hơn so với máy khởi động loại giảm tốc. Để bộ truyền hoạt động êm người ta thường chế tạo bánh răng bao bằng chất dẻo. Máy khởi động loại hành tinh có thiết bị hấp thụ moment thừa để tránh cho bánh răng bao bị hỏng. Khi bánh răng mặt trời được phần ứng dẫn động, bánh răng hành tinh quay xung quanh bánh răng bao và làm cho cần dẫn quay. Kết quả là tốc độ của cần dẫn cùng với các bánh răng hành tinh giảm xuống làm cho moment xoắn truyền tới bánh răng bendix tăng lên. 4.2.3Thiết bị hấp thụ moment:
- Bằng cách làm quay bánh răng bao, đĩa ly hợp ăn khớp với bánh răng bao bị trượt và do đó hấp thụ moment thừa. Hình 44. Thiết bị hấp thụ moment 4.3 Máy khởi động PS (Motor giảm tốc hành tinh- rotor thanh dẫn) 4.3.1. Phần cảm Thay vì sử dụng các cuộn cảm như trong máy khởi động đồng trục, máy khởi động loại PS sử dụng hai loại nam châm vĩnh cửu: Nam châm chính và nam châm đặt giữa các cực. Nam châm chính và nam châm đặt giữa các cực được xắp xếp xen kẽ nhau trong vỏ máy khởi động. Từ cách sắp đặt này làm cho từ thông được tạo ra giữa các nam châm chính và Hình 45. Cuộn cảm - Máy khởi động PS nam châm đặt giữa các cực bổ sung cho nhau tạo nên từ thông tổng lớn hơn. Ngoài việc tăng lượng từ thông, cấu trúc này còn rút ngắn được chiều dài tổng cộng của vỏ máy khởi động. 4.3.2. Phần ứng Thay vì sử dụng dây dẫn dạng tròn như trong máy khởi động loại đồng trục máy khởi động loại PS sử dụng dây dẫn hình vuông.Ở cấu trúc này các dây dẫn hình vuông có thể đạt được các điều kiện giống như khi quấn các dây dẫn hình tròn nhưng không làm tăng khối lượng. Kết quả là moment xoắn cao lên đồng thời cuộn ứng cũng trở nên gọn hơn. Vì bề mặt của dây dẫn hình vuông làm cổ góp nên chiều dài tổng cộng của loại PS được rút ngắn.
- Hình 46. Phần ứng - Máy khởi động PS 5. KIỂM TRA, SỬA CHỮA 5.1 Tháo rã máy khởi động 5.1.1 Tháo động cơ điện Hình 47. Tháo rã động cơ điện
- 5.1.2 Tháo rã công tắc từ Hình 48. Tháo rã công tắc từ 5.1.3 Tháo bánh răng bendix Hình 41. Tháo rã bánh răng bendix 5.2 Kiểm tra từng chi tiết 5.2.1 Kiểm tra Rotor
- 5.2.1.1Kiểm tra chạm mạch các khung dây rotor Đặt rotor lên máy kiểm tra chạm mạch, đặt lưỡi cưa song song với lõi và quay rotor bằng tay. Nếu khung dây bị chạm mạch thì sẽ làm cho lưỡi cưa hút xuống. Khung dây bị chạm là hiện tượng các lớp cách điện bị bong ra làm các khung dây chạm nhau. điều này sẽ làm thành một mạch kín. Trong một rotor, các khung dây được quấn ở rìa ngoài của rotor. Nhờ cấu tạo của máy kiểm tra, số đường sức đi vào lõi rotor bằng số đường sức đi ra. Do vậy trên các khung dây sinh ra sức điện động thuận và sức điện động ngược, tổng của chúng bằng không nên không có dòng điện đi qua khung. Nếu có các khung bị chạm, một mạch kín hình thành làm mất trạng thái cân bằng, tạo dòng điện chạy qua khung. Từ trường của dòng này sẽ hút lưỡi cưa dính vào rotor. Hình 42. Hiện tượng chạm mạch Hình 43. Kiểm tra chạm mạch 5.2.1.2 Kiểm tra thông mạch cuộn rotor Đo điện trở lớp cách điện từ cổ góp đến lõi rotor.
- Hình 44. Kiểm tra thông mạch rotor Hình 45. Kiểm tra cổ góp Hình 45. Kiểm tra cổ góp Hình 46. Kiểm tra ổ bi 5.2.1.3 Kiểm tra cổ góp Sử dụng thước kẹp để đo đường kính ngoài của cổ góp. Mài nhẵn bề mặt ngoài của cổ góp nếu có lồi lõm. Kiểm tra độ mòn của cổ góp: Đặt rotor lên khối chữ V, dùng tay quay rotor, đọc giá trị so kế. 5.2.1.4 Kiểm tra ổ bi Dùng tay quay ổ bi, lắng nghe và cảm nhận tiếng kêu và sự đảo
- Hình 47. Kiểm tra thông mạch stator Hình 48. Kiểm tra cách điện stator 5.2.2 Kiểm tra stator 5.2.2.1 Kiểm tra thông mạch cuộn Stator Dùng VOM kiểm tra thông mạch cuộn stator. 5.2.2.2 Kiểm tra cách điện stator Đo cách điện của stator bằng cách đo điện trở từ chổi than đến vỏ máy khởi động
- Hình 49. Kiểm tra chổi than Hình 50. Kiểm tra giá giữ chổi than 5.2.3 Kiểm tra chổi than Sử dụng thước kẹp đo chiều dài dọc tâm chổi than. Thay mới chổi than nếu kết quả đo nhỏ hơn giới hạn, kiểm tra vị trí nứt, vỡ và thay thế nếu cần thiết. Kiểm tra cách điện giá giữ chổi than: Đo điện trở cách điện giữa chổi than dương và chổi than âm trên giá giữ chổi than Kiểm tra lò xo của chổi than: Nhìn bằng mắt kiểm tra lò xo không bị yếu hoặc rỉ sét. 5.2.4 Kiểm tra ly hợp Nhìn bằng mắt xem bánh răng có bị hỏng hoặc mòn. Quay bằng tay để kiểm tra ly hợp chỉ quay theo một chiều. Hình 50. Kiểm tra giá giữ chổi than Hình 51. Kiểm tra li hợp 5.2.5 Kiểm tra cuộn hút, cuộn giữ 5.2.5.1 Thử chế độ hút Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix bật ra khi dây 3 được nối.
- Hình 52. Kiểm tra cuộn hút, cuộn giữ 5.2.5.2 Thử chế độ giữ Giữ nguyên tình trạng như khi thử chế độ hút. Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix còn giữ còn được đẩy ra ngoài khi tháo dây thử số 1. 5.3 Ráp máy khởi động Các điểm bôi mỡ và bảng giá trị lực siết của máy khởi động. Hình 53. Ráp máy khởi động 5.4 Kiểm tra điện áp 5.4.1 Kiểm tra điện áp của accu
- Hình 54. Kiểm tra điện áp accu Khi máy khởi động hoạt động điện áp ở cực của accu giảm xuống do cường độ dòng điện ở trong mạch lớn. Thậm chí ngay cả khi điện áp accu bình thường trước khi động cơ khởi động, mà máy không thể khởi động bình thường trừ khi một lượng điện áp accu nhất định tồn tại khi máy khởi động bắt đầu làm việc. Do đó cần phải đo điện áp cực của accu sau đây khi động cơ đang quay khởi động. Thực hiện theo các bước sau: Bật khoá điện đón vị trí START và tiến hành đo điện áp giữa các cực của accu. - Điện áp tiêu chuẩn: 9.6 V hoặc cao hơn - Nếu điện áp đo được thấp hơn 9.6 V thì phải thay thế accu. - - Nếu máy khởi động không hoạt động hoặc quay chậm, thì trước hết phải kiểm tra xem accu có bình thường không. Hình 55. Kiểm tra điện áp cực 30 - Thậm chí ngay cả khi điện áp ở cực của accu đo được là bình thường, thì nếu các cực của accu bị mòn hoặc rỉ cũng có thể làm cho việc khởi động khó khăn vì điện trở tăng lên làm giảm điện áp đặt vào motor khởi động khi bật khoá điện đón vị trí START. 4.2 Kiểm tra điện áp ở cực 30 Bật khoá điện đón vị trí START tiến hành đo điện áp giữa cực 30 và điểm tiếp mát. Điện áp tiêu chuẩn: 8.0 V hoặc cao hơn Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V, thì phải sửa chữa hoặc thay thế cáp của máy khởi động. Vị trí và kiểu dáng của cực 30 có thể khác nhau tuỳ theo loại motor khởi động nên phải kiểm tra và xác định đúng cực này theo tài liệu hướng dẫn sửa chữa.
- 4.3.Kiểm tra điện áp cực 50 Hình 56. Kiểm tra điện áp cực 50 Bật khoá điện đến vị trí START, tiến hành đo điện áp giữa cực 50 của máy khởi động với điểm tiếp mát. Điện áp tiêu chuẩn 8.0 V hoặc cao hơn. Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V phải kiểm tra cầu chì , khoá điện, công tắc khởi động số trung gian, relay máy khởi động, relay khởi động ly hợp,...ngay lúc đó. Tham khảo sơ đồ mạch điện, sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết hỏng hóc. - Máy khởi động của xe có công tắc khởi động ly hợp không hoạt động trừ khi bàn đạp ly hợp được đạp hết hành trình. - Trong các xe có hệ thống chống trộm, nếu hệ thống bị kích hoạt thì máy khởi động sẽ không hoạt động, vì relay của máy khởi động ở trạng thái ngắt ngay cả khi khoá điện ở vị trí START.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hệ thống điện và điện tử ô tô P2
15 p | 392 | 216
-
Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô P2
8 p | 332 | 204
-
Hệ thống điện động cơ P2
20 p | 266 | 132
-
Giáo trình bơm quạt máy nén P2
20 p | 285 | 115
-
Lập trình mạng P2
37 p | 296 | 113
-
Vật liệu kỹ thuật học P2
20 p | 237 | 112
-
thi công chân đế công trình biển bằng thép, chương 7
15 p | 204 | 81
-
Báo cáo - Thí nghiệm cấu kiện điện tử P2
11 p | 193 | 59
-
Nguyên lý ô tô - Máy kéo P2
20 p | 192 | 47
-
Điện tử - Máy gia công kim loại P2
20 p | 72 | 11
-
Quá trình hình thành giáo trình giới thiệu về softimage và phương pháp sử dụng p2
5 p | 68 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn