intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹ ơi! Đừng quên con!

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đa số trẻ em đều thích nhà mình có thêm em bé. Các bé gái thích ở nhà có thêm em bé nhỏ xíu, xinh xắn như búp bê. Còn các bé trai lại thích mẹ sinh một em bé trai giống hệt mình để tha hồ đùa nghịch. Tuy nhiên, có rất nhiều trạng thái tinh thần khác nhau khi cha mẹ đưa em bé mới sinh về nhà. Thậm chí, có trẻ còn bị “sốc”. Nhiều trẻ lúc đầu rất ngoan, dễ ăn, dễ ngủ nhưng khi em bé chào đời thì trở nên khó bảo, ương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹ ơi! Đừng quên con!

  1. Mẹ ơi! Đừng quên con!
  2. Đa số trẻ em đều thích nhà mình có thêm em bé. Các bé gái thích ở nhà có thêm em bé nhỏ xíu, xinh xắn như búp bê. Còn các bé trai lại thích mẹ sinh một em bé trai giống hệt mình để tha hồ đùa nghịch. Tuy nhiên, có rất nhiều trạng thái tinh thần khác nhau khi cha mẹ đưa em bé mới sinh về nhà. Thậm chí, có trẻ còn bị “sốc”. Nhiều trẻ lúc đầu rất ngoan, dễ ăn, dễ ngủ nhưng khi em bé chào đời thì trở nên khó bảo, ương bướng, không chịu nghe lời cha mẹ, quậy phá. Cũng có những trường hợp biểu hiện tâm lý khác thường như la hét ầm ĩ không nguyên nhân, cố tình tè hoặc vệ sinh lung tung… Tất cả những việc làm tưởng như vô thức đó của trẻ chỉ thể hiện một mong muốn duy nhất là gây sự chú ý của mọi người, bắt mọi người phải quan tâm đến mình hơn nữa. Bé cảm thấy mình bị ra rìa Ngay từ độ tuổi lên 3, nhận thức của trẻ đã tương đối phát triển. Trí nhớ, óc tưởng tượng và nhất là khả năng nhận xét của trẻ trở nên tinh tế hơn, đặc biệt là sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ. Trong thời gian mẹ chưa sinh em bé, trẻ luôn thấy mình là trung tâm của gia đình. Khi ngủ luôn
  3. được cha mẹ âu yếm, vuốt ve, ru ngủ,… Trẻ có những thói quen được mẹ “chiều” như “bú tí” hoặc “”sờ ti” … Cho nên từ khi có em bé, trẻ rất có thể không có được những thói quen như thế nữa, từ đó trẻ cảm thấy mình đang bị ra rìa, vì thấy những gì mình được hưởng từ trước đến nay bị biến mất. Tất cả mọi người trong gia đình đều tập trung lo lắng cho em bé. Suốt cả ngày mẹ chỉ tập trung chăm sóc cho em bé làm trẻ tưởng là mẹ quên luôn sự có mặt của mình trong gia đình. Chính vì vậy mà trẻ tự nảy sinh tính đố kỵ, ghen tức với em bé. Thực ra đó chỉ là biểu hiện tâm lý tự nhiên của con người, đặc biệt là trẻ em. Thậm chí cả người lớn, đã có 9 tháng chuẩn bị mà khi trẻ ra đời vẫn gặp phải những tình huống khó xử, huống hồ là đứa trẻ mấy tuổi. Gia đình chị Hiếu chuẩn bị đón em bé thứ hai chào đời, chị cũng đã chuẩn bị rất kỹ về mặt tâm lý cho bé Linh nhưng bé vẫn bị sốc khi em bé ra đời. Khi chị Hiếu mang bầu, thỉnh thoảng bé Linh áp sát vào bụng mẹ để trò chuyện với em bé bắng giọng nói rất đáng yêu như: “Bé ra với chị nhanh lên nào!”, “Chị thương em bé lắm!”.
  4. Đi mua đồ đạc chuẩn bị đón em bé ra đời, chi Hiếu cũng cho bé Linh đi cùng để chọn lựa cho em bé và cũng không quên chọn thêm cả bộ cho bé Linh nữa. Thế nhưng lúc chị sinh em bé, ít có thời gian chú ý đến bé Linh như trước đây khiến tâm tính bé Linh thay đổi đến mức bất thường. Khi ở nhà thì bé rất hay cắn bà, khi đến trường học thì trở nên lầm lì, ít nói và hay tranh giành với các bạn. Tối ngủ hay giật mình thức giấc, có khi còn khóc hét rất to “cần mẹ, không cần em bé”… và một số biểu hiện tâm lý bất thường khác. Phòng tránh "sốc" tâm lý trẻ thơ  Ngay từ khi mang thai hoặc chuẩn bị mang thai em bé thứ hai, cha mẹ nên trò chuyện cùng trẻ về hình ảnh em bé tương lai của trẻ. Điều cần thiết là phải gợi mở về tìnhc ảm gia đình, sự nhường nhịn, quan tâm giúp đỡ tất cả các thành viên trong gia đình. Đọc truyện hoặc kể chuyện cho con nghe đều là những biện pháp thích hợp  Tập cho trẻ có thói quen ngủ riêng giường hoặc có điều kiện luyện cho trẻ ngủ phòng riêng là tốt nhất. Khi trẻ
  5. chưa quen thì thỉnh thoảng để trẻ ngủ với bố hay với ông bà, dần dần trẻ sẽ quen với việc xa hơi của mẹ.  Sự tế nhị của người mẹ trong cách cư xử với con trẻ rất là quan trọng. Người mẹ cần biết dành cho con một khoảng thời gian chăm sóc nhất định. Dù bận rộn chăm sóc trẻ sơ sinh đến đâu cũng không được quên những cử chỉ chăm sóc, âu yếm, vuốt ve, an ủi trẻ lớn. Khi người mẹ cư xử với các con như vậy cũng là dạy cho ter3 bài học đầu đời về lòng nhân ái và công bằng của tình người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2