intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹo vặt và hỏi đáp

Chia sẻ: Bibi_1 Bibi_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

112
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kinh nghiệm chụp cho người mới bắt đầu Không phải lúc nào trên những chặng đường bất chợt bạn dều có người quen đi cùng để…chụp ảnh cho nhau. Và cũng không phải lúc nào bạn chụp ảnh cảnh đẹp nhưng chụp người với cảnh cũng đẹp. Vấn đề là đơn giản so với những người nhiều kinh nghiệm nhưng lại là khó khăn với những bạn ít chụp ảnh. Không ít lần bạn đã kêu than vì nhân vật trong ảnh sai nét, bị tối mặt…hay khi thể hiện rõ ràng nhân vật thì cảnh lại tối thui hoặc…trắng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹo vặt và hỏi đáp

  1. Mẹo vặt và hỏi đáp Kinh nghiệm chụp cho người mới bắt đầu Không phải lúc nào trên những chặng đường bất chợt bạn dều có người quen đi cùng để…chụp ảnh cho nhau. Và cũng không phải lúc nào bạn chụp ảnh cảnh đẹp nhưng chụp người với cảnh cũng đẹp. Vấn đề là đơn giản so với những người nhiều kinh nghiệm nhưng lại là khó khăn với những bạn ít chụp ảnh. Không ít lần bạn đã kêu than vì nhân vật trong ảnh sai nét, bị tối mặt…hay khi thể hiện rõ ràng nhân vật thì cảnh lại tối thui hoặc…trắng xóa! Làm thế nào bây giờ ? Không có gì khó cả, NTL xin được tìm hiểu và giải quyết vấn đề cùng bạn và vẫn chỉ với chiếc dCam. Điều quan trọng đầu tiên là quan sát ánh sáng Kỹ thuật nhiếp ảnh có những giới hạn của nó và không phải lúc nào bạn cũng có thể đạt được đầy đủ các chi tiết trong bóng tối và vùng ánh sáng cao. Chính vì thế nên khi đứng trước một cảnh đẹp, một công trình nổi tiếng…bạn muốn có hình kỷ niệm với chúng thì việc quan sát hướng chiếu sáng là rất quan trọng. Bạn nên tránh chụp những cảnh ngược sáng hay đơn giản hơn là người được chụp đứng trong vùng bóng râm còn phông nền lại sáng rực rỡ. Khi mặt trời ở ngay sau lưng nhân vật hay ở chếch 45° phái sau thì bạn khó có thể chụp ảnh đẹp với dCam. Giải pháp : thay đổi góc nhìn, đổi vị trí của nhân vật hay chụp cận cảnh theo kiểu chân dung và dùng thêm flash « Fill-in » (đồng nghĩa với việc phong cảnh sẽ bị hẹp lại). Bạn cũng
  2. nên tránh ánh sáng thẳng trên đỉnh đầu vì nó sẽ làm tối các hốc mắt. Chụp ảnh người với phong cảnh thì nên tránh đội mũ lưỡi trai vì nó sẽ làm mặt bị tối. Hướng sáng đẹp là chếch 45° theo nhiều ngang và chiều thẳng đứng về phía trước mặt. NTL thích thứ ánh sáng dịu hắt lên từ mặt sân hay một bức tường nào đó gần với nhân vật. Như thế nếu bạn đi du lịch vào một ngày trời râm mát thì lại chính là điều kiện lý tưởng để chụp được nhiều ảnh đẹp đấy. Điều quan trọng thứ hai là đo sáng Máy dCam có những hạn chế không thể vượt qua của nó (không thể thao tác theo ý muốn, tầm đèn flash yếu…) nhưng lại rất « thông minh » trong việc ghi lại các chi tiết trong vùng ánh sáng yếu. Như thế nguyên tắc đo sáng chung của dCam là ưu tiên các vùng ánh sáng cao. Nếu ta gọi vùng ánh sáng kém nhất là « Tối », ánh sáng đủ cho nhân vật là « Trung bình », vùng có ánh sáng cao hơn là « Sáng » và điểm sáng nhất là « Cực sáng » thì với máy ảnh dCam bạn nên đo sáng vào vùng « Sáng ». Để có thể ghi lại được chi tiết phong cảnh cũng như nhân vật thì ánh sáng phải cân bằng giữa chủ thể và phông, hay độ chênh lệch không vượt quá 2 khẩu độ ống kính với ảnh mầu. Làm sao để biết được điều ấy ? rất đơn giản : bạn chỉ việc chọn chế độ chụp ở Av hay Tv (đa phần các máy dCam hiện hành đều cho phép làm việc này), chẳng hạn ta chọn Av và đặt khẩu độ ở f/5,6, rồi tiến hành đo sáng trên khuôn mặt của nhân vật bằng chế độ « Spot » (chẳng hạn kết quả đạt được là 1/125 với ISO 100) sau đó đo sáng vào một vài chi tiết quan trọng ở phông (chẳng hạn kết quả đạt được là 1/250 ở ISO 100, 1/500…). Dựa trên những thông số này bạn có thể biết được là mình có cần dùng thêm flash hay hiệu chỉnh kết quả đo sáng hay không ? Nguyên tắc căn bản của việc Hiệu chỉnh kết quả đo sáng (Exposure Compensation) như sau :
  3. - Khi người sáng hơn phông thì –Ev - Khi người tối hơn phông thì +Ev Nếu máy ảnh của bạn không cho phép thao tác như NTL đã trình bày ở trên thì bạn hoàn toàn có thể chụp hai kiểu ảnh : một với đo sáng vào nhân vật và một với đo sáng vào phông rồi so sánh kết quả trên màn hình LCD. Lợi thế của máy ảnh số là ở chỗ này. Nếu bạn thấy đồ thị « Histograms » dồn về bên trái thì có nghĩa là ảnh của bạn bị tối, đồ thị dồn về tận cùng bên phải nghĩa là ảnh của bạn bị thừa sáng. Một hình ảnh có ánh sáng đúng sẽ có đồ thị hình một quả đồi nhỏ ở chính giữa, có một chút khoảng cách với hai đầu của trục X. Đồ thị này cang cao theo trục Y thì có nghĩa là tấm ảnh của bạn càng có nhiều chi tiết. Điều quan trọng thứ ba là độ nét sâu Lẽ dĩ nhiên là bạn muốn có một tấm ảnh nét cả nhân vật và phong cảnh. Điều này rất dễ thực hiện khi chụp với dCam vì các máy này có độ nét sâu rất lớn (do tiêu cự của ống kính rất ngắn) Thông thường bạn sẽ canh nét vào nhân vật, lý tưởng nhất là chọn điểm canh nét trên khuôn mặt, chỗ nằm giữa hai mắt (nếu cự ly chụp đủ gần để quan sát) như thế để đạt được độ nét sâu từ nhân vật cho tới tận vô cùng bạn phải chọn khẩu độ ống kính nhỏ nhất, với máy dCam là f/8. Tuy nhiên trong đa số các trường hợp khi khoảng cách giữa người chụp và nhân vật đủ xa thì chỉ với f/5,6 bạn đã có thể làm được điều này rồi. Thế nhưng máy dCam lại khóa luôn cả điểm canh nét lẫn kết quả đo sáng đồng thời cùng một lúc và bạn lại muốn chọn một kết quả đo sáng trên một vùng ánh sáng khác. Làm thế nào đây ? Cũng rất dơn giản, với dCam bạn vẫn có thể sử dụng khả năng của « Hyper-focal » tức là chọn một điểm canh nét (không nằm trên nhân vật) mà từ đó đạt được độ nét sâu lớn
  4. nhất. Thực nghiệm với máy dCam cho thấy bạn hoàn toàn có thể chọn điểm canh nét vào 1/3 chiều sâu của ảnh với khẩu độ ống kính tối thiểu là f/5,6. Sau khi chụp bạn nên dùng chức năng zoom của màn hình LCD để kiểm tra xem nhân vật có nét hay không ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2