intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mẹo vặt y khoa thực dụng - Phần 35

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

103
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'mẹo vặt y khoa thực dụng - phần 35', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mẹo vặt y khoa thực dụng - Phần 35

  1. Mẹo vặt y khoa thực dụng Bệnh tiêu chảy Hiện tượng tiêu chảy chẳng qua là một hình thức tự bảo vệ của cơ thể chống lại những chất mà nó không thích, bằng cách tống những chất này ra ngoài. Và đây cũng là lý do khiến đa số bác sĩ thường không cho thuốc men gì cả khi bạn đến khám về bệnh tiêu chảy. Hãy để cơ thể tự đề kháng, vậy sẽ tốt hơn. Đó là lý luận của đa số bác sĩ tại châu Âu trong kỷ nguyên y khoa hiện đại (khác với việc cho thuốc chống tiêu chảy của các bác sĩ ở thế hệ trước). Các bác sĩ hiện đại còn nói thêm rằng, việc dùng thuốc chống tiêu chảy có thể làm bệnh kéo dài lâu hơn. Chỉ nên dùng thuốc trong những trường hợp bất khả kháng như đang bận việc quan trọng. Dù theo trường phái nào, cũ hay mới, các phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn ứng phó một cách hữu hiệu với bệnh tiêu chảy. Bạn có bị phản ứng với sữa không? Đau bụng và tiêu chảy vì sữa là một trong những lý do phổ thông nhất. Vì thế, nếu bạn đang uống sữa mà bị tiêu chảy, hãy ngưng uống, bệnh sẽ tự động hết.
  2. Bệnh tiêu chảy có thể bắt nguồn từ thuốc đau dạ dày Các thuốc trị bệnh về dạ dày hoặc chống lại sình bụng (antigas) thường có magiê, chất này có tác dụng kích thích tiêu chảy sau khi uống. Hai loại thuốc thông dụng nhất là Mylanta và Maalox đều có magiê. Nếu bạn thường bị tiêu chảy vì lý do trên, hãy đọc kỹ nhãn hiệu của thuốc dạ dày, antacid hoặc antigas mà mình thường mua, tránh mua loại chứa magiê hydroxide. Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh và ký ninh cũng có thể gây tiêu chảy. Nên ăn uống như thế nào trong thời gian bị tiêu chảy? 1. Uống nhiều nước: Đây là việc quan trọng nhất trong thời gian này. Cơ thể bạn tống ra quá nhiều nước do tiêu chảy, cần được bồi đắp lại. Nếu không đủ lượng nước cần thiết, cơ thể có thể bị khô đi và dẫn đến những bệnh khác. Ngoài ra, nước có tác dụng như một chất súc rửa chất độc ra khỏi cơ thể bạn. Việc uống nước nhiều có thể sẽ làm bạn tiêu chảy nhiều hơn, nhưng bệnh sẽ mau khỏi hơn. Chứng tiêu chảy cũng làm bạn mất đi một số đường và muối khoáng trong cơ thể. Song song với nước, bạn nên bồi bổ những chất này bằng cách pha một thìa cà phê đường cùng một chút xíu muối (cỡ bằng đầu đũa) trong một lít nước lọc. Dĩ nhiên, bạn có thể pha thêm nước cam hay nước chanh nếu cần hương vị thơm ngon.
  3. Có một loại chất lỏng tuyệt đối không nên uống là sữa. Dù bạn có bị nhạy cảm với sữa hay không, chất này vẫn thường làm tiêu chảy nặng hơn. Các loại nước ngọt có hơi cũng không nên uống nhiều. 2. Tránh một số thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá... Nên tránh những loại trái cây có bột như lê, đào, mận... cùng những loại cám, khoai, ngũ cốc; ngay cả lúa gạo cũng không nên ăn nhiều quá . Nhìn chung, khi bị tiêu chảy, bạn nên ăn ít và uống nhiều. Trường hợp sợ đuối sức vì không có chất bổ, có thể ăn những loại canh, súp có màu trong như xúp gà, nước phở; tránh những loại súp mầu đục như súp đậu hay khoai tây. Nên uống thuốc gì? Như đã nói ở trên, bạn không nên dùng bất cứ loại thuốc gì để chống lại cơn tiêu chảy, vì nó sẽ làm chất độc nán lại trong cơ thể lâu hơn và có thể gây những tác hại khác. Dù sao, có đôi lúc bạn cần ngừng cơn tiêu chảy vì quá mệt hoặc quá bận rộn, có thể dùng các loại sau đây: - Pepto-Bismol hoặc Kaopectate: tiêu chảy từ nhẹ đến trung bình. - Imodium: tiêu chảy nặng. Những thuốc này đều có bán tự do trong các tiệm thuốc tây.
  4. Ngoài ra, những thực phẩm có khuynh hướng tạo bệnh táo bón như trà đậm, chuối... cũng có kết quả tương đối tốt với chứng tiêu chảy nhẹ. Lưu ý: Bệnh tiêu chảy rất hay lây. Người bị tiêu chảy không nên nấu nướng vì vi trùng, vi khuẩn hoặc chất độc có thể bám vào thức ăn, gây truyền nhiễm cho người khác. Hãy rửa tay thật kỹ trước khi ăn và sau khi đi cầu. Bệnh tiêu chảy khi đu du lịch Bệnh tiêu chảy du lịch thường do vi khuẩn E.E.coli gây ra. Vi khuẩn này hiện diện ở mọi nơi, thậm chí trong ruột già của chúng ta. Tương tự như việc loài người với nhiều màu da, vi khuẩn này tuy cùng mang tên E.E.coli nhưng tính chất của chúng khác nhau tùy theo từng nơi trên thế giới. Khi hệ thống tiêu hóa của bạn bị một loại E.E.coli "ngoại quốc" xâm nhập, loại này tiết ra một chất có khả năng ngăn chặn sự hút nước của thành ruột già, làm phân lỏng hơn và gây tiêu chảy. Nếu bạn làm nghề bán vé máy bay quốc tế, bạn sẽ thường nghe du khách bàn luận về chứng tiêu chảy du lịch này. Chứng tiêu chảy tại Hong Kong được gọi là "Hong Kong Dog", tại Ấn Độ là "Delhi Belly", tại Nam Mỹ là "Casablanca Crud"... Khi bị chứng này, bạn thường không có cảm giác mệt lả hay đau bụng như với chứng tiêu chảy thông thường. Bạn có cảm giác muốn đi cầu thường xuyên, và mỗi lần đi chỉ phần nhiều là nước. Bệnh thường kéo dài từ một đến năm ngày. Đối với đa số người, triệu chứng chỉ rất nhẹ và hạn hẹp trong việc tiêu chảy mà thôi. Trường hợp nặng, bệnh có thể đi đôi với chứng muốn nôn mửa hoặc sốt nhẹ.
  5. Dù nặng hay nhẹ, những kiến thức căn bản bên dưới sẽ giúp bạn kiểm soát được nó, cũng như ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Uống nhiều nước Bạn có thể lấy làm lạ vì chuyện này ngược với lối suy luận thông thường. Nhưng chính vì lối suy luận này mà mỗi năm, hàng trăm ngàn trẻ em trên thế giới đã chết vì cơ thể bị khô cạn nước (do cha mẹ chúng nghĩ rằng cho uống nước làm bệnh nặng hơn). Bác sĩ Thomas tại Đại học y khoa Ohio nhận định rằng, việc uống nhiều nước thật sự sẽ làm bạn đi tiêu chảy nhiều hơn. Nhưng cuối cùng, hệ thống tiêu hóa sẽ đạt đến một điểm bão hòa và cơn tiêu chảy ngưng lại sau điểm này. Ngược lại, nếu không uống nước, cơ thể bạn sẽ bị khô kiệt trong vòng một hai ngày. Dĩ nhiên, bạn nên uống loại nước đã được lọc kỹ (bán trong chai hoặc lọc qua các hệ thống reverse osmosis hay distiled) và được đun sôi. Nhớ để nước sôi trên bếp trong 5 phút mới giết hết vi khuẩn gây bệnh. Trường hợp không thể tìm ra nước lọc thì sao? Vẫn cứ uống nhiều nước, cơ thể bạn sẽ tự phản ứng được, còn hơn là để nó bị khô kiệt. Triệu chứng khô kiệt nước có thể nhận thấy được khi bạn đứng lên mà thấy hơi xây xẩm hoặc chóng mặt. Uống thuốc Pepto-Bismol
  6. Thuốc này được bán rộng rãi ở mọi tiệm thuốc tây, có thể giảm bớt chứng tiêu chảy hơn phân nửa, làm phân đặc lại, và có thể giết vi khuẩn. Các thuốc trị tiêu chảy khác là Kaopectate, Quiagel và Donnagel cũng có hiệu quả tương tự (theo kinh nghiệm của nhiều người thì thuốc Kaopectate có công hiệu rõ nhất). Chỉ cần một viên kháng sinh Điều này dễ hiểu vì kháng sinh có thể giết chết vi khuẩn. Thường thì kháng sinh loại nào cũng có công dụng này, nhưng tốt nhất là các loại doxycylin hoặc vibramycin, TMP/SMZ. Thông thường, chỉ cần một hai viên là đủ chặn đứng chứng tiêu chảy. Hãy ăn sữa chua Tại Đại học Nebraska, các bác sĩ khám phá ra rằng vi khuẩn lactobacillus trong sữa chua có khả năng tiết ra một chất có thể ngăn chặn sự sinh sản của các vi khuẩn gây bệnh. Với khả năng này, sữa chua có công hiệu ngang với thuốc kháng sinh trong việc chữa tiêu chảy. Mẹo vặt: Uống một tách nước trà có pha vào một nhúm tro lấy từ bếp hay từ lửa trại... Công hiệu rất nhanh chóng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2