intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam: Phần 1

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:232

1.160
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Một số mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản và hệ thống, có tính học thuật về công nghiệp hóa. Phần 1 Tài liệu trình bày các nội dung: Những vấn đề lý luận về mô hình công nghiệp hóa, một số mô hình công nghiệp hóa trên thế giới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam: Phần 1

  1. GT.0000025852
  2. MỘT s ố MÒ iiiN ii CÒNG NGHIỆP nòA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
  3. MAI T H Ị T H A N H X U Â N (Chủ biên) MỘT SỐ MỒ nìNti CÔNG NGHIỆP nóA ■ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
  4. Tập thể tác giả 1. PGS. TS. Mai Thị Thanh Xuân (Chủ biên) 2. PGS. TS. Đỗ Đức Định 3 ệ ThS. Ngô Đăng Thành
  5. nục LỤC Lời mở đầu 17 Chương 1 Những vấn đề lý luận về mô hình công nghiệp hóa 1 10 Chương 3 Một số mô hình công nghiệp hóa trên thế giới 1 130 Chương 3 Mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam 1 233 Chương 4 Lựa chọn mô hình công nghiệp hóa cho Việt Nam giai đoạn 2011-2020 1 326 Tài liệu tham khảo 1417
  6. LỜI n ở Dâu Lịch sử công nghiệp hóa thế giới mà nước Anh mở đầu đã có chiều dài gần 300 năm, kê’ từ khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào giữa thế kỷ XVIII. Đến giữa thế kỷ XX, đã có trên 30 nước đã kết thúc quá trình công nghiệp hóa và bước tiếp vào giai đoạn mới - giai đoạn hiện đại hóa nền kinh tế; một số nước khác thì mới bắt đầu đi vào thực hiện công nghiệp hóa; và hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do bối cảnh, thời gian và cách thức thực hiện công nghiệp hóa khác nhau nên các nước cũng hoàn thành công nghiệp hóa ở các mức độ khác nhau. Đối với một số nước đi trước, công nghiệp hóa đã là quá khứ và trở thành nước phát triển; một số nước khác sắp hoàn thành và trở thành nước công nghiệp hóa mới; còn đại đa số nước còn lại đang nỗ lực thực hiện công nghiệp hóa, nằm trong nhóm các nước đang phát triển. Kinh nghiệm các nước đi trước cho thấy, sự thành công của công nghiệp hóa mỗi nước phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó việc xác định mô hình cùng cách thức thực hiện mô hình đó như thế nào có tác động rất lớn. Thực tiễn đã chứng minh, những nước biết lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp, vừa cho phép khai thác lợi thế bên trong, vừa tranh thủ được lợi thế bên ngoài đều đạt được những bước tiến khá dài, rút ngắn đáng kể thời kỳ công nghiệp hóa; trong đó phần lớn đều tiến hành công nghiệp hóa muộn. Đó là vì các nước công nghiệp hóa muộn có được ưu thế mà các nước đi trước không có - "lợi thế của người đi sau". Tại Việt Nam, sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước được Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo thực hiện tử những
  7. 8 MỘT s ó MÔ HlNH CONG n g h i ệ p h ỏ a t r ê n t h ế g i ớ i v à v i ệ t n a m năm 1960 (Đại hội lần thứ III). Qua nửa thế kỷ, với nhiều lần điều chinh mô hình và theo đó là điều chinh mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện công nghiệp hóa, đến nay Việt Nam đã tạo được những tiền đề cơ bản để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Đ ể đạt được mục tiêu đó, việc nghiên cứu, tổng kết các mô hình và quá trình công nghiệp hóa đã và đang diễn ra trên thế giới, làm rõ những ưu thế, hạn chế của mỗi mô hình; đánh giá các tác động của yếu tố bên trong và bên ngoài đối với việc chọn lựa và thực thi mô hình công nghiệp hóa; đúc rút những kinh nghiệm thành bại của các nước trên con đường công nghiệp hóa... là hết sức cần thiết. Được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng tôi biên soạn cuốn Một s ố mô hình công nghiệp hóa trên thế giới và Việt Nam. Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống, có tính học thuật về công nghiệp hóa, trong đó tập trung vào ba nhóm vấn đề lớn: 1. Những vấn đề lý luận chung về công nghiệp hóa và mô hình công nghiệp hóa; 2. Một số mô hình công nghiệp hóa điển hình đã và đang được thực hiện trên thế giới; 3. Mô hình công nghiệp hóa ở Việt Nam từ năm 1960 đến nay và trong thập kỷ tới. Đây là cuốn sách chuyên khảo được sử dựng để giảng dạy cho sinh viên đại học và học viên cao học Trường Đại học Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế Chính trị. Trong quá trình biên soạn cuốn sách này, chúng tôi vừa có nhiều thuận lợi song củng gặp không ít khó khăn. Thuận lợi là, vấn đề công nghiệp hóa đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đã có nhiều công trình được công bố để chúng tôi kế thừa; và hơn thế, bản thân những người biên soạn đều đã có nhiều công trình nghiên cứu và trực tiếp tham gia giảng dạy nhiều năm về vấn đề này. Còn về khó khăn, nội dung vấn đề rộng lớn và
  8. Lời m ở đáu 9 phức tạp, trong đó nhiều vấn đề học thuật đang còn tranh luận; các nghiên cứu về mô hình công nghiệp hóa còn rất ít. Do đó, dù các tác giả đã có nhiều cố gắng song vẫn không ưánh khỏi những thiếu khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến trao đổi và chi dẫn của các đồng nghiệp và những người quan tâm đến cuốn sách này. Nhân đây, chúng tôi xin được cám ơn các tác giả đi trước đã giúp chúng tôi có thêm nguồn tư liệu phong phú và những đánh giá xác đáng về vấn đề này; xin cám ơn các đồng nghiệp trong Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những ý kiến đóng góp giá trị về nội dung và kết cấu nhằm giúp cuốn sách đạt chất lượng tốt hơn. Đặc biệt, chúng tôi xin trân trọng cám ơn GS. TS. Trần Ngọc Hiên - nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và GS. TS. Đỗ Thế Tùng - nguyên Trưởng Khoa Kinh tế Chính trị đã đọc và có những gợi ý khoa học rất quý báu; xùi trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu và Bộ phận Tạp chí - Xuất bản thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện để cuốn sách được xuất bản. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Các tác giả
  9. Chương 1 nttOnc vân í t Lĩ Luận vt n ô nlntt c ô n c ncttiệp ttó fl MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VẾ CÔNG NGHIỆP HÓA Quan niệm và bản chất công nghiệp hóa Quan niệm công nghiệp hóa Quá trình công nghiệp hóa diễn ra trên thế giới đã có chiều dài gần 300 năm, nhưng đến nay người ta vẫn chưa có một sự thống nhất trong cách hiếu về công nghiệp hóa. Điều đó là do, một mặt, bản thân công nghiệp hóa là một quá trình rộng lớn, có một nội hàm sâu sắc và một ngoại diên phong phú; mặt khác, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và thời đại tiến hành công nghiệp hóa tại mỗi nước là không giống nhau. Quan niệm cổ điển về công nghiệp hóa Vào giữa thế kỷ XVIII, nước Anh đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, mở đầu tiến trình công nghiệp hóa của thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX khái niệm công nghiệp hóa mới được sử
  10. N hững vân đ ể /ý luận vể m ô hình côn g nghiệp hóa dụng đế thay thế cho khái niệm cách mạng công nghiệp, cho dù sau cách mạng công nghiệp ở Anh, công nghiệp hóa đã diễn ra ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Hầu hết các quan niệm cổ điển đều hiểu công nghiệp hóa một cách phiến diện, thường đồng nhất công nghiệp hóa với phát triển công nghiệp. Chẳng hạn, có người coi công nghiệp hóa là việc đưa các đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, mà thực chất là trang bị các nhà máy, các loại công nghiệp... cho một vùng hay một nước1; có người lại coi công nghiệp hóa là giai đoạn phát triển kinh tế của một nước, trong đó công nghiệp tăng trưởng nhanh hom nông nghiệp và dần dần đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế2; hay công nghiệp hóa là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên đê’ phát triển một cơ cấu kinh tế nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại3; thậm chí Liên Xô quan niệm công nghiệp hóa là phát triến đại công nghiệp, trước hết là phát triển công nghiệp nặng4. Đó là những quan niệm giản đơn về công nghiệp hóa, chi mới thấy được mặt kỹ thuật của công nghiệp hóa mà chưa thấy mặt xã hội, môi trường của quá trình này; chi coi đối tượng của công nghiệp hóa là ngành công nghiệp, còn sự phát triển của nông nghiệp và các ngành khác chỉ như là hệ quả của quá trình phát triển công nghiệp, chứ không phải là đối tượng trực tiếp của công nghiệp hóa. Vì vậy, những người tán thành quan niệm này đều chủ trương tập trung đầu tư phát triêh ngành công nghiệp là chủ yếu. Tại Việt Nam, các cuốn sách giáo khoa về Kinh tế chính trị Mác- Lênin trước những năm 1990 đều cho rằng công nghiệp hóa là quá trình thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật, nhằm biến một nưóc nông 1 Phan Khiêm ích, N guyễn Đình Phan, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực, NXB. Thống kê, H., 1995. 2 Tatyana p. Soubbotina, Không chi là tăng trường kinh tế, NXB. Văn hóa - Thông tin, H v 2005. 3 Phan Khiêm ích, N guyễn Đình Phan, sđd. 4 G. A. Cu-dơ-lốp và S. p. Pe-rơ-vu-sin (Chú biên), Từ điền Kinh tẽ, NXB. Sự thật H., 1976.
  11. 12 MỘT só MO h ì n h C ồ n g n g h i ệ p HỒA t r ê n t h ế g i ớ i V à VIÊT n a m nghiệp thành một nước công nghiệp bằng cách phát triên công nghiệp nhanh hơn nông nghiệp và ưu tiên phát triẽn các ngành sản xuất tư liệu sản xuất. Cách hiểu này đã đồng nhất công nghiệp hóa với cách mạng kỹ thuật, tức không chú ý đến mặt xã hội của công nghiệp hóa. Tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ ba (I960), Đảng Lao động Việt Nam xác định công nghiệp hóa "là quá trình thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện sự phân công mới về lao động xã hội và là quá trình tích lũy xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng"5. Đây được coi là quan niệm chính thống về công nghiệp hóa ở nước ta lúc bấy giờ. Quan niệm này thê’ hiện cụ thể hơn về nội dung và mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa, đó không chỉ là thực hiện những cải biến về kỹ thuật, mà còn bao hàm cả vấn đề phân công lao động và tích lũy xã hội. Tuy vậy, quan điểm này vẫn chưa thoát khỏi tư duy đồng nhất công nghiệp hóa vói cách mạng kỹ thuật. Dù còn những điểm khác nhau, nhưng các quan niệm của tác giả cả trong và ngoài nước vẫn có điểm chung. Trên cơ sở các quan niệm đó, có thể thống nhất cách hiếu cổ điển về công nghiệp hóa như sau: Công nghiệp hóa là quá trình tạo sự chuyển biến từ rỉên kinh tế nông nghiệp với cơ cấu kinh t ế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang ìiên kinh t ế công nghiệp với cơ cấu kinh t ế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng bằng máy móc, tạo ra năng suất lao động cao. Quan niệm hiện đại về công nghiệp hóa Từ giữa thế kỷ XX, công nghiệp hóa trên thế giới diễn ra trong những điều kiện mới, trong đó quan trọng nhất là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, xu thế toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức. Các nước phát triển đã khai thác lợi thế mới đó để đi vào hiện đại hóa nền kinh tế, còn các nước đang phát triển tận dụng nó để rút ngắn thời kỳ công nghiệp hóa. Theo đó, trong 5 Đảng Lao động Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lán thứ III, NXB. Sự thật, H„ 1960.
  12. N hữ n g vân đ ề lý luận về m ô hình c ô n g nghiệp hóa 13 thời đại mới, quan niệm về công nghiệp hóa cũng có những thay đổi, người ta đặc biệt nhẩn mạnh yếu tố hiện đại của quá trình phát triển. Chẳng hạn, A. Sullivan và M. Sheffrin (2003) quan niệm "công nghiệp hóa là một quá trình kinh tế - xã hội nhằm chuyển đổi một nhóm người tà xã hội tiền công nghiệp sang hậu công nghiệp"6ỂTheo đó, công nghiệp hóa là một bộ phận của quá trình hiện đại hóa, trong đó những phát triển về kinh tế - xã hội liên quan chặt chẽ tói các phát minh về công nghệ, đặc biệt là sự phát triển trên diện rộng của việc sản xuất năng lượng và luyện kim, tức quá trình phát triển của xã hội hướng tới công nghệ chế tạo. về thực chất, quan niệm này là một cách nói khác của công nghiệp hóa rút ngắn hiện đại (gọi tắt là công nghiệp hóa hiện đại), bởi nó đề cập đến một vấn đề cốt lõi của công nghiệp hóa là đưa một xã hội tiền công nghiệp tiến thẳng lên xã hội hậu công nghiệp. Tại Trung Quốc, từ khoảng cuối thập niên 1970 người ta củng đã không nhắc đến công nghiệp hóa như một chủ trương độc lập (theo kiểu truyền thống) nữa, mà họ thường coi công nghiệp hóa như một giai đoạn của cả quá trình hiện đại hóa. Vì vậy, các văn kiện chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đều dùng thuật ngữ hiện đại hóa (ví dụ: Chương trình bốn hiện đại hóa; phấn đấu xây dựng một nước hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh - Văn kiện Đại hội XIII; hay xây dựng hiện đại hóa cần nắm chắc thời cơ - Đại hội XIV)7. Tại Việt Nam, bước chuyến từ cơ chế kinh tế chi huy sang cơ chế kinh tế thị trường, mở cửa với bên ngoài vào những năm 1980 đã dẫn đến những đổi mới trong quan niệm về công nghiệp hóa. Tác giả Trần Đình Thiên (và cộng sự) coi công nghiệp hóa là quá trình cải biên nên kinh t ế nông nghiệp dựa trên rìên tảng kỹ thuật thủ công, mang tính hiện vật, tự cung - tự câp thành rìên kinh t ế công nghiệp - thị 6 A. Sullivan và M. Sheffrin, Economics: Principles in Action, Upper Saddle River, New Jersey 07458: Pearson Prentice Hall, 2003. 7 Phạm Thái Quốc, Trung Quốc - Quá trình công nghiệp hóa trong 20 nảm cuôi the kỷ XX, NXB. Khoa học Xã hội, H., 2001.
  13. 14 MỘT s ó MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HÓA TRÊN THẾ GIỚI VA VIỆT NAM trường8. Quan niệm này coi công nghiệp hóa là một quá trình cải biến toàn diện nền kinh tế, là quá trình cải biến các phương thức sản xuất tiền tư bản thành phương thức sản xuất dựa trên nguyên tắc thị trường chứ không chi là quá trình thay thế các phương thức sản xuất dựa vào kỹ thuật thủ công sang kỹ thuật cơ khí như quan niệm truyền thống. Còn tác giả Đỗ Quốc Sam coi công nghiệp hóa (theo nghĩa rộng) là quá trình chuyển dịch từ kinh t ế nông nghiệp (hay tiên công nghiệp) sang kinh t ế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp9. Như vậy, theo quan niệm này công nghiệp hóa không chi giới hạn ờ khía canh kinh tế, mà còn cả về mặt xã hội và văn hóa, tức là đã bao hàm cả một phần nội dung của hiện đại hóa. Trên thực tế, mọi sự biến đổi về đời sống vật chất (từ sản xuất đến tiêu dùng) hay đời sống tính thần (việc đề cao lý trí con người, óc khoa học, sự khẳng định con người cá nhân...) đều đưa tới một phương thức văn minh, lấy việc tăng năng suất làm cốt lõi (người ta gọi là "kỷ nguyên năng suất"). Những biến đổi đó chính là kết quả của việc biến những thành tựu khoa học thành kỹ thuật và công nghệ. Vì vậy, công nghiệp hóa hiện đại không chi giải quyết vần đề chuyển kinh tế từ làn sóng nông nghiệp sang làn sóng công nghiệp, mà còn phải giải quyết vấn đề chuyển kinh tế lên giai đoạn phát triên hậu công nghiệp hay giai đoạn phát triển hiện đại (tức giải quyết vấn đề công nghiệp hóa với nội dung và phương thức của sự phát triển hiện đại). Từ các quan niệm trên, có thê’ khái quát công nghiệp hóa hiện đại là quá trình ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật và phưcmg pháp quản lý tiên tiến, hiện đại vào mọi hoạt động kinh t ế - xã hội đ ể chuyển từ xã hội truỳên thông sang xã hội hiện đại và hậu hiện đại trên cơ sở không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và châì lượng cuộc sông. 8 Trần Đình Thiên (Chủ biên), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam - phác thào lộ trình, NXB. Chính trị Quốc gia, H., 2004. 9 http://w ww .tapchicongsan.org.vn/details.asp?O bject=4&new s_ID =28542086.
  14. Những vân đ ể lý luận về m ô hình c ô n g nghiệp hóa 15 Nhận thức được tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa và kinh tế tri thức đến tiến trình công nghiệp hóa tại các nước đi sau, Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là "quá trình chuyển đổi một cách căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh t ế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách p h ố biến sức lao động cùng với phưcmg tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao"10. Đây là quan niệm chính thống về công nghiệp hóa trong điều kiện mới, nó vừa thể hiện được tính chất toàn diện của công nghiệp hóa, lại vừa thể hiện được tính hiện đại, rút ngắn của quá trình đó. Điều này phản ánh một thực tế là, trong thời đại văn minh hậu công nghiệp, mọi quốc gia đều cần phải và có thê’ áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến đê’ tạo ra những sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ cao thay thế cho những sản phẩm truyền thống có hàm lượng nguyên vật liệu và lao động cao. Từ các quan niệm về công nghiệp hóa như đã nêu trên, có thể rút ra một số kết luận chính: Thứ nhất, công nghiệp hóa là một quá trình có tính lịch sử. Quá trình công nghiệp hóa được thực hiện gắn với từng quốc gia, trong từng thời kỳ nhất định, nó biến đổi cùng vói sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Do đó, một khi các điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì quan niệm về công nghiệp hóa cũng như nội dung, phương pháp thực hiện sẽ thay đổi theo. Trong thời đại cổ điển, công nghiệp hóa diễn ra gắn liền với quá trình chuyến nền kinh tế từ nông nghiệp chậm phát triển sang kinh tế công nghiệp phát triển, do vậy khi một đất nước đã xây dựng được nền công nghiệp hùng mạnh thì công nghiệp hóa kết thúc. Tuy nhiên, công nghiệp hóa hiện đại lại là một quá 10 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chop hành Trung ương Khóa V II NXB. Chính trị Quốc gia, H„ 1994.
  15. 16 MỘT s ó MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HỔA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM trình lâu dài, nhằm cải biến một xã hội cổ truyền thành xã hội hiện đại, có trình độ văn minh cao hom, thê’ hiện đầy đủ hom những giá trị chung của nhân loại (những giá trị này lại thay đổi theo hướng ngày càng cao hơn) nên công nghiệp hóa hiện đại là một cuộc cách mạng thường trực không có mục tiêu cuối cùng (nhưng có thê’ bao gồm nhiều giai đoạn từ thấp lên cao, từ "kiêu cũ" đẽrt "kiểu mới", có giai đoạn trung gian mang tính chất “chuyển tiếp"). Theo nghĩa đó, công nghiệp hóa hiện đại sẽ tạo nên một xã hội công nghiệp đối lập với xã hội nông nghiệp, rồi tiến đến xã hội hậu công nghiệp và từng bước hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. Thứ hai, công nghiệp hóa là một quá trình kinh tế khách quan, nhưng con người có thê’ nhận thức và vận dụng nó vào thực tiễn mỗi nước. Vì vậy, sự thành bại của công nghiệp hóa phụ thuộc rất lớn vào trình độ nhận thức và năng lực vận dụng, tổ chức thực hiện của các nhà nước. Thực tiễn đã chi ra, do trình độ và năng lực của các nhà nước khác nhau nên mặc dù nhiều nước cùng tiến hành công nghiệp hóa trong những thời điếm và điều kiện giống nhau, song chi có một số nước thành công, còn nhiều nước khác lại không thành công, nếu không muốn nói là thất bại. Thứ ba, ngay cả công nghiệp hóa cổ điêh cũng không phải chi là sự phát triển công nghiệp thuần túy để cung cấp các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại, mà còn là một quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo lập phương pháp sản xuất tiên tiến đê’ từ đó khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế. Nói cách khác, công nghiệp hóa không chi là sự phát triển của công nghiệp, mà còn bao hàm sự phát triến của các ngành khác, các lĩnh vực khác có liên quan đến công nghiệp trong toàn bộ cơ cấu kinh tế, chịu tác động từ công nghiệp và tác động trở lại công nghiệp. Do đó, kết quả của quá trình này không chỉ là tăng tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế, mà còn là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn với đổi mói căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trường nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp hóa hiện đại không dừng lại ò đó, mà
  16. N hững vân đ ể lý luận vé m ô hình c ô n g nghiệp hóa 17 còn là quá trình ứng dụng công nghệ hiện đại vào tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, nhờ đó các nước đang phát triển tiến hành những cải cách về chính trị và củng cố cơ cấu xã hội, nhằm tiến tới một xã hội ngày càng văn minh, hiện đại. Thứ tư, thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức, với sự phát triển manh mẽ của hệ thống Internet và trao đổi thông tin toàn cầu, khái niệm công nghiệp hóa cũng như nội dung của nó không còn cứng nhắc, bó hẹp theo kiểu truyền thống nữa, mà ngược lại đó là một quá trình năng động và có thê’ chuyến đổi. Sự phát triển của kinh tế tri thức cho phép các nước đang công nghiệp hóa dù không tự sáng chế được công nghệ hiện đại vẫn có thể sử dụng công nghệ hiện đại do các nước đi trước tạo ra, hay không có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thê’ thuê chuyên gia của các nước phát triển... Còn toàn cầu hóa lại cho phép thực hiện việc chuyển giao công nghệ giữa nước phát triển và đang phát triển một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bản chất công nghiệp hóa Công nghiệp hóa tuy diễn ra tại nhiều nước khác nhau, vào những thời điểm khác nhau và với các cách thức khác nhau, song xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, công nghiệp hóa là một quá trình có bản chất giống nhau. Thứ nhất, công nghiệp hóa là quá trình thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật đ ể xây dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại cho nen kinh tế. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một chế độ xã hội là tổng thể các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, bao gồm tư liệu lao động, đối tượng lao động, quy trình công nghệ và tri thức khoa học đã được vật chất hóa, trong đó các thành phần này được sừ dụng theo một sự kết hợp xã hội nhất định nhằm sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần. Nghiên cứu quá trình phát triển của lực lượng sản xuất trong xã hội tư bản, c. Mác đã chi ra rằng, với tính cách là một phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối, nền đại
  17. 18 MỘT S ố MÔ HlNH CÔNG NGHIỆP HOA t r ê n t h ế g i ớ i v à v i ệ t n a m công nghiệp cơ khí, trong đó máy móc được sản xuất ra bằng chính máy móc là cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng của phương thức sản xuất đó. Hay nói cách khác, con đường duy nhất đê các nước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế là thực hiện công nghiệp hóa. Quá trình công nghiệp hóa sẽ đảm bảo cho nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, cải thiện đời sống vật chất và tình thần của các tầng lớp dân cư, thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về trình độ so với các nước phát triển. Đây cũng là quá trình xây dựng xã hội văn minh công nghiệp. Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mà mỗi nước, trong mỗi thời kỳ, sẽ có những cách thức thực hiện công nghiệp hóa khác nhau. Nhưng dù thế nào chăng nữa, đối với tất cả các nước đang phát triển, công nghiệp hóa nền kinh tế là quá trình tất yếu đê’ xây dựng cơ sỏ vật chất - kỹ thuật, đưa nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hiện đại. Trong xu thế phát triến nhanh chóng của cách mạng khoa học - công nghệ thế giới và tuổi thọ của công nghệ ngày càng ngắn lại thì việc đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa là yêu cầu cấp thiết đối với mọi nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế kém phát triển. Như vậy có nghĩa là các nước đang phát triến phải phấn đấu đây nhanh trình độ khoa học - công nghệ của đất nước theo kịp với trình độ hiện đại chung của thế giới. Điều này lại đòi hỏi các nước phải lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm đê’ đi thẳng vào ứng dụng những công nghệ hiện đại nhất. Thứ hai, công nghiệp hóa là quá trình bao trùm toàn bộ mọi ngành, mọi lĩnh vực của nên kinh tế. Nền kinh tế của mỗi quốc gia là một thể thống nhất, bao gồm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều vùng hoạt động trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Bất kỳ sự thay đổi trong một ngành hay lĩnh vực nào đó cũng đều kéo theo sự thay đổi của các ngành hay lĩnh vực khác, do đó làm thay đổi cà cấu trúc của nền kinh tế. Theo đó, công nghiệp hóa không chi là việc trang thiết bị kỹ thuật và công
  18. N hững vân đ ề lý luận về m ô hình c ôn g nghiệp hóa 19 nghệ hiện đại, phương pháp sản xuất tiên tiến, tạo khả năng khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế, mà đó còn là quá trình thực hiện bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó các ngành, lĩnh vực được phát triển hợp lý (tức làm thay đổi vị trí của các ngành, lĩnh vực trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân). Nói cách khác, công nghiệp hóa không đơn thuần là sự phát triển công nghiệp, mà còn bao hàm cả sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác liên quan đến công nghiệp trong toàn-bộ cơ cấu kinh tế (các ngành chịu tác động từ công nghiệp và tác động trở lại đối với công nghiệp). Kết quả của quá trình này vừa làm tăng tốc độ và tỷ trọng của ngành công nghiệp trong nền kinh tế, vừa tạo sự chuyến dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới căn bản về công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, do điều kiện thiếu thốn nhiều mặt (vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ...), nên khi tiến hành công nghiệp hóa các nước đều phải lựa chọn những điểm có tính đột phá phủ hợp với tiềm năng của mình để ưu tiên phát triển. Chẳng hạn, có nước lấy các ngành có thê’ khai thác được lợi thế so sánh về tài nguyên và lao động làm điếm xuất phát, có nước chọn các ngành thuộc cơ sở hạ tầng, hoặc có nước lại chọn các ngành có khả năng bứt phá nhanh... nhằm làm cho các ngành, lĩnh vực này trở thành "đầu tàu" cho sự phát triến của các ngành, lĩnh vực khác, cuối cùng dẫn tới toàn bộ nền kinh tế sẽ phát triến. Thứ ba, công nghiệp hóa là quá trình mở rộng quan hệ CJU0C tế. Trong thời đại kinh tế tri thức, quá trình phát triển ngày càng dựa trên những cơ sở và lợi thế mới (lợi thế động) trong khi các quá trinh vận động ngày càng mang tính toàn cầu, dựa trên những nguyên tắc mới và nhũng khuôn khổ thế chế mới, do vậy công nghiệp hóa phải được gắn với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Ạ/ _ , Ạ/ quốc te.
  19. 20 MỘT S ố MÔ HÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA TRÊN THỂ GIỚI VÀ VIÊT NAM Sự xuất hiện của những lực lượng sản xuất mới dựa ngàv càng nhiều vào công nghệ, kỹ thuật mói, hiện đại như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano..., trong khi tại các nước tiến hành công nghiệp hóa muộn lại không thể tạo ra những điều đó. Do vậy, để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các nước cần thiết phải mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế để tranh thủ công nghệ từ các nước phát triển, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Nói cách khác, muốn vươn lên đạt trình độ quốc tế về mọi mặt (tổ chức sản xuất, trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và giá cả của hàng hóa và dịch vụ), những nước đi sau cần thiết và phải mở rộng quan hệ với nước khác. Vì vậy, ranh giới giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế ngày càng mờ nhạt và sự canh tranh quốc tế diễn ra ngay tại thị trường nội địa chứ không phải chi ở thị trường nước ngoài. Điều đó đòi hỏi sự nghiệp công nghiệp hóa tại các nước đang phát triển phải đón đầu được những cơ hội và thách thức do thòi đại tạo ra đế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả nhất. Như vậy, mở rộng quan hệ quốc tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa là điều kiện đê’ các nước công nghiệp hóa muộn "nhập cuộc" nhanh, trên quy mô lớn và với tốc độ cao vào hệ thống phân công lao động quốc tế hiện đại, là yếu tố tiên quyết để xác định mô hình công nghiệp hóa và các giải pháp thực hiện. Thứ tư, công nghiệp hóa không chỉ là quả trình kinh t ế - k ỹ thuật, mà còn là quá trình kinh t ế - xã hội. Công nghiệp hóa có nội dung cơ bản là ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật để-tăng nhanh năng suất lao động xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do vậy, công nghiệp hóa là một quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận của cải quốc dân được huy động ngày càng tăng đế phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành với kỹ thuật hiện đại, nhờ đó đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân phát triển với nhịp độ cao, bảo đàm đạt tói sự tiến bộ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2